Bối cảnh sống chung với dịch bệnh đặt ra cho doanh nghiệp cần nắm bắt thời cơ, phục hồi tình hình kinh doanh để “tái sinh” và “ngược dòng” phát triển. Bởi vậy, tối ưu hiệu quả hoạt động sales & marketing là yêu cầu tiên quyết cho mọi doanh nghiệp trong giai đoạn này. Nắm bắt bài toán chung đó, MISA đã phối hợp với Vinalink tổ chức Hội thảo trực tuyến “Chuyển đổi số cho Sales và Marketing” vào ngày 16/10/2021. Hội thảo thu hút hàng trăm chủ doanh nghiệp, quản lý bộ phận sales, marketing tham gia.
Chiều ngày 16/10/2021, MISA kết hợp cùng đồng kết hợp cùng Vinalink Academy – Học viện đào tạo Digital Marketing lớn nhất Việt Nam tổ chức thành công chương trình hội thảo trực tuyến “CHUYỂN ĐỔI SỐ CHO SALE & MARKETING”. Với nội dung hữu ích cùng cách tổ chức chuyên nghiệp, hội thảo nhận nhận được sự tán dương của đông đảo khách mời tham dự.
Hội thảo có sự tham gia của:
- Diễn giả Tuấn Hà – Chủ tịch Vinalink Academy – Học viện Đào tạo Digital Marketing lớn nhất Việt Nam.
- Diễn giả Lê Hồng Quang – Phó TGĐ phụ trách Kinh doanh và Marketing – Công ty Cổ phần MISA.
- Diễn giả Nguyễn Trung Anh Phụng – Quản lý Marketing – Công ty Cổ phần MISA.
Cùng sự có mặt của hơn 300 khách mời tham dự qua zoom là các chủ doanh nghiệp, CEO, giám đốc kinh doanh, giám đốc Marketing, Manager và các anh chị quan tâm đến chủ đề chuyển đổi số cho Sale & Marketing.
NHỮNG THÓI QUEN KHÁCH HÀNG THAY ĐỔI SAU COVID
Chia sẻ về những thay đổi trong giai đoạn hiện nay, diễn giả Tuấn Hà nhấn mạnh sự biến chuyển nhanh chóng của hành vi, thói quen, cảm xúc người tiêu dùng.
“Đại dịch đã thay đổi hoàn toàn thói quen của khách hàng, từ offline chuyển sang chủ yếu trên online và xu hướng tiêu dùng tiết kiệm, dành cho những thứ thiết yếu nhiều hơn là vì cảm xúc hưng phấn khi sở hữu một món hàng nào đó.”.
CHIẾN LƯỢC MARKETING TRONG GIAI ĐOẠN “BÌNH THƯỜNG MỚI”
Trước những thay đổi về hành vi và thói quen của khách hàng, vậy doanh nghiệp cần xoay trục sản phẩm hay duy trì cơ hội?
- Theo diễn giả Tuấn Hà thì doanh nghiệp nên xoay trục sản phẩm, sáng tạo mới dựa trên sản phẩm/dịch vụ/năng lực cốt lõi. Trong giai đoạn khó khăn vì dịch bệnh, doanh nghiệp có thể sáng tạo sản phẩm mới / cung cấp dịch vụ mới đúng với nhu cầu của khách hàng trong giai đoạn dịch dựa trên năng lực, hệ thống máy móc, công nghệ hiện có.
- Khi thói quen và nhu cầu của khách hàng thay đổi, doanh nghiệp cần xoay trục sản phẩm thì các hoạt động Marketing & Sale cũng cần thay đổi. Việc chạy quảng cáo bán hàng kém hiệu quả hơn do khách hàng cắt giảm chi tiêu dẫn đến việc Marketing & Sale cần tìm hướng đi mới, đó là chuyển dịch sang mô hình bánh đà (flywheel).
- Để doanh nghiệp ”tăng lực đẩy, giảm ma sát” trong hành trình mua hàng của khách hàng theo mô hình bánh đà flywheel là giảm sự tương tác trực tiếp của khách hàng với nhân viên, đầu tư vào các công cụ automation marketing.
- Cũng theo chia sẻ từ anh Tuấn Hà, trong xu hướng ngày nay, tư duy bán hàng online kiểu mới cũng được hình thành: thay vì tập trung vào bộ phận chiến lược chịu KPI thì giờ đây công tác sale & marketing chuyển sang OKR cho từng nhân tố phân tán và phải sử dụng giải pháp công nghệ số để quản lý và phát triển hoạt động này. Người bán hàng giỏi là người nhờ những người khác bán hàng hàng cho mình.
FULL VIDEO phần chia sẻ của diễn giả Tuấn Hà TẠI ĐÂY.
CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA DOANH NGHIỆP
Những khó khăn trong hoạt động Marketing của Doanh nghiệp
Tiếp nối phần trình bày, diễn giả Nguyễn Trung Anh Phụng – Quản lý Marketing – Công ty Cổ phần MISA nêu bật khó khăn hiện nay mà doanh nghiệp gặp phải trong công tác marketing bao gồm:
- Tỷ lệ chi phí Marketing cao;
- Không mở rộng được quy mô khách hàng tiềm năng;
- Dữ liệu phân mảnh, khó quản lý, kém an toàn, dễ thất thoát;
- Thiếu hệ thống báo cáo, phân tích để đưa ra quyết định
- Hệ thống Sale & Marketing hoạt động rời rạc.
Lợi ích của chuyển đổi số trong Marketing đó là giúp doanh nghiệp:
- Gia tăng được khách hàng tiềm năng, doanh số
- Tối ưu chi phí Marketing
- Quản lý và khai thác hiệu quả data
- Tiết kiệm thời gian, tối ưu năng suất
- Hệ thống báo cáo đa chiều, liên thông Sale & Marketing
XU HƯỚNG MARKETING TRÊN THẾ GIỚI HIỆN NAY
-
Quyết định dựa trên số liệu (data-driven)
-
Marketing cá nhân hóa
-
Xây dựng nền tảng quản trị dữ liệu KH – Customer Data Platform (CDP)
-
Tự động hóa (Marketing Automation)
Để giải quyết khó khăn trong hoạt động marketing, tăng tỷ lệ chuyển đổi, chốt đơn hàng cho doanh nghiệp bối cảnh mới, diễn giả Anh Phụng khuyên doanh nghiệp nên nghiên cứu triển khai mô hình Inbound Marketing – chính là mô hình bánh đà diễn giả Tuấn Hà đã nhắc trong phần I.
“Hành vi khách hàng đang thay đổi một cách đáng kể. Khách hàng giờ đây khó tính hơn, ít bị đánh lừa bởi các chiêu trò Marketing. Những phương thức trong Outbound Marketing như telesales, quảng cáo đang dần không đem lại hiệu quả. Ngược lại, các doanh nghiệp hiện nay đang chuyển sang một cách tiếp thị khác – Inbound Marketing (hình thức tiếp thị dựa trên việc cung cấp nhưng giá trị hữu ích giúp khách hàng tự tìm tới doanh nghiệp).”
Quy trình làm Inbound Marketing bao gồm 4 bước Attract-Convert-Close-Delight. Trong từng bước của quy trình làm Inbound Marketing sẽ cần những công cụ và chiến thuật để hiện thực hóa việc biến một Người lạ thành khách truy cập tới khách hàng tiềm năng, khách hàng và cuối cùng trở thành người ủng hộ các sản phẩm của doanh nghiệp.
Trong đó, công cụ AMIS aiMarketingđược xem là trợ thủ cho doanh nghiệp triển khai Inbound marketing nhờ những tính năng hữu ích như email marketing, landing page, workflow, CTA, form, báo cáo, lưu trữ data, đồng bộ dữ liệu giữa Sale & Marketing… Các tính năng của aiMarketing được phát triển theo đúng nhu cầu của các Marketers để thực hiện các nghiệp vụ về thu hút, chuyển đổi và nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả.
Đăng ký dùng thử để nhận tài khoản trải nghiệm miễn phí công cụ AMIS aiMarketing TẠI ĐÂY.
- FULL VIDEO phần chia sẻ của diễn giả Nguyễn Trung Anh Phụng TẠI ĐÂY.
DOANH NGHIỆP B2B NÊN CHUYỂN ĐỔI SỐ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG NHƯ THẾ NÀO ĐỂ TẠO LỢI THẾ CẠNH TRANH?
Ngay sau khi phần chia sẻ của chị Nguyễn Trung Anh Phụng, anh Lê Hồng Quang – Phó Tổng Giám đốc Thường Trực Công ty Cổ phần MISA đã có những chia sẻ thực tiễn từ chính trải nghiệm của bản thân trong việc chuyển đối số hoạt động sale hiện tại.
Chuyển đổi số trong bán hàng là việc vận dụng, áp dụng công nghệ số để giải quyết những vấn đề và khó khăn trong tổ chức hoạt động bán hàng.
“Mục tiêu của chuyển đổi số hoạt động bán hàng B2B là hướng tới việc gia tăng khách hàng tiềm năng; quản lý dữ liệu tập trung, bảo mật, hệ thống hóa để thấu hiểu khách hàng; gia tăng tỷ lệ thắng; tối ưu hóa quy trình bán hàng để nhân rộng đội ngũ, kinh nghiệm, tăng năng suất làm việc; giải quyết bài toán dữ liệu để chủ doanh nghiệp ra những quyết định điều hành kịp thời; cuối cùng mục đích cao nhất là chuyển đổi số để thay đổi một phần hoặc toàn diện mô hình kinh doanh và tạo ra giá trị mới.”
Doanh nghiệp cần phải xác định rõ ràng rằng chuyển đổi số trong hoạt động bán hàng là tất yếu để tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
- Việc triển khai công cụ CRM vào quản lý bán hàng sẽ giúp doanh nghiệp B2B không còn đau đầu về việc thất thoát data khách hàng. Với CRM, dữ liệu khách hàng sẽ được lưu giữ tập trung, bảo mật, lịch sử giao dịch với khách hàng cũng được lưu trữ giúp doanh nghiệp có thể thấu hiểu khách hàng hơn.
- Phân tích chi tiết phần mềm AMIS CRM giúp doanh nghiệp quản lý dữ liệu thế nào TẠI ĐÂY.
- Phân tích chi tiết cách tối ưu quy trình bán hàng với CRM TẠI ĐÂY.
- Ví dụ phần mềm AMIS CRM của MISA cho phép nhà quản lý yêu cầu nhân viên khai báo danh mục lý do cơ hội thua trong các giao dịch với khách hàng như giá cao, dịch vụ khách hàng không tốt, chưa đáp ứng nhu cầu, phần mềm không phù hợp, kỹ năng thuyết phục của nhân viên kinh doanh chưa tốt…
- Ví dụ với AMIS CRM, hệ thống có hơn 30 loại báo cáo như phân tích doanh số, hiệu quả chương trình khuyến mại, số lượng cơ hội, lý do cơ hội thắng thua, tình hình thực hiện mục tiêu doanh số theo thị trường, bộ phận, nhân viên kinh doanh. Tất cả báo cáo được cập nhật theo thời gian thực giúp nhà quản lý có thể xem báo cáo theo từng giờ, từng ngày, từng tuần, từng tháng, từng quý thay vì phải chờ tới kỳ họp, cuối tháng để được xem báo cáo từ cấp dưới.
- Ví dụ AMIS CRM liên thông dữ liệu về khách hàng tiềm năng với phần mềm AMIS aiMarketing (bộ công cụ làm automation marketing); sau đó các dữ liệu về nhân sự được kết nối với bộ công cụ quản lý nhân sự HRM; thông tin về khách hàng, hóa đơn, đơn hàng, tồn kho, công nợ được liên thông với phần mềm Kế toán; hay kết nối với các giải pháp thanh toán, vận chuyển, ví điện tử…
Tính kết nối và liên thông dữ liệu của CRM cho phép doanh nghiệp vận hành trơn tru hơn, tiết kiệm các công việc nhập liệu chồng chéo, giảm sai sót, khách hàng được chăm sóc nhanh hơn từ đó nâng cao hiệu suất làm việc, gia tăng sự hài lòng của khách hàng.
- FULL VIDEO phần chia sẻ của diễn giả Lê Hồng Quang TẠI ĐÂY.