Gross sales – Net sales là gì? Cách tính Gross sales và Net sales

14/02/2023
8997

Gross sales và Net sales là 2 chỉ số quan trọng giúp doanh nghiệp có thể xác định được hiệu quả của các hoạt động kinh doanh cũng như giúp tạo động lực đội ngũ kinh doanh. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về Gross sales và Net sales tại bài viết dưới đây.

gross sales và net sales
Tìm hiểu về Gross sales và Net sales

Gross sales và Net sales là gì?

Trước khi tìm hiểu về cách tính Gross sales và Net sales, hãy cùng tìm hiểu Gross sales và Net sales là gì.

Gross sales là gì?

Gross sales là tổng doanh thu mà doanh nghiệp sở hữu nhờ việc bán sản phẩm / dịch vụ của mình cho khách hàng. Gross sales một chỉ số về tổng doanh số bán hàng của doanh nghiệp mà không bao gồm các chi phí liên quan đến việc tạo ra doanh số bán hàng này (Ví dụ như chi phí nhập hàng, chi phí sản xuất, chi phí triển khai các hoạt động Marketing và kinh doanh,…). 

Nói một cách dễ hiểu hơn, Gross sales là tổng doanh thu mà doanh nghiệp có được khi không tính đến bất cứ chi phí nào. Tổng doanh thu chưa trừ đi các chi phí trong quá trình sản xuất và vận hành để doanh nghiệp có thể cung cấp sản phẩm / dịch vụ của mình tới khách hàng.

Net sales là gì?

Net sales (hay còn gọi là doanh thu thuần) là tổng doanh thu mà doanh nghiệp sở hữu sau khi đã thực hiện khấu trừ đi hết các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm các khoản đổi trả, chiết khấu, giảm giá hay khuyến mại.

Net sales không bao gồm các khoản giảm trừ doanh thu hàng hóa được bán ra, các khoản chi tiêu thông thường và chi phí quản lý. Các khoản giảm trừ doanh thu này thường được phân tích và tính toán dựa trên các ảnh hưởng khác nhau của từng khoản giảm trừ doanh thu tới tỷ suất lợi nhuận cuối cùng.

AMIS CRM – Bộ công cụ tối ưu hoạt động kinh doanh

AMIS CRM là giải pháp phần mềm hỗ trợ các nghiệp vụ bán hàng, giúp doanh nghiệp chăm sóc khách hàng tốt hơn, nâng cao năng suất cho sale, tối ưu hoạt động kinh doanh và bứt phá doanh thu.

Nhứng tính năng nổi bật của AMIS CRM bao gồm:

  • Quản lý chiết khấu, khuyến mại
  • Lưu trữ, quản lý mọi thông tin khách hàng
  • Quản lý nhân viên sale
  • Quản lý nhân viên đi thị trường
  • Tối ưu quy trình bán hàng, phê duyệt
  • Liên thông dữ liệu về tồn kho, công nợ, đơn hàng… với Kế toán
  • Báo cáo doanh số, hiệu suất nhân viên…

Sự khác biệt giữa Gross sales và Net sales

Khi đã nắm được định nghĩa của Gross sales và Net sales là gì, vậy làm thế nào để phân biệt được Gross sales và Net sales? Sự khác biệt giữa Gross sales và Net sales là gì?

Sự khác biệt giữa Gross sales và Net sales có thể được tóm tắt qua bảng dưới đây.

Gross sales Net sales 
Định nghĩa Gross Sales là tổng doanh thu bán hàng mà doanh nghiệp sở hữu qua việc bán sản phẩm / dịch vụ của mình trong một khoảng thời gian nhất định khi chưa trừ đi bất cứ khoản chi phí nào. Net sales là tổng doanh thu mà doanh nghiệp sở hữu qua các hoạt động kinh doanh, bán hàng sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: chiết khấu, giảm giá hay khuyến mại.
Mục đích đo lường Tổng doanh thu (Gross sales) chỉ xem xét đến tổng số tiền bán hàng được doanh nghiệp thực hiện trong một thời kỳ cụ thể. Đây là số tiền liên quan đến việc khách hàng mua hàng tại cửa hàng và giao dịch trực tuyến. Net sales tính đến những thay đổi trong doanh thu do sự ảnh hưởng của các khoản giảm trừ doanh thu như chiết khấu, phụ cấp và lợi nhuận. Số tiền doanh thu bán hàng thuần (Net sales) thường xuất hiện ở đầu báo cáo thu nhập của doanh nghiệp. 

Lợi ích của việc đo lường Gross sales và Net sales

lợi ích của gross sales và net sales
Đo lường Gross sales và Net sales

Khi đo lường Gross sales và Net sales, doanh nghiệp sẽ có thể sở hữu những lợi ích gì?

Về cơ bản, có 3 lợi ích chính của việc đo lường Gross sales và Net sales như sau.

Giúp xây dựng được kế hoạch kinh doanh hiệu quả

Lợi ích đầu tiên của việc đo lường Gross sales và Net sales chính là giúp doanh nghiệp xây dựng được kế hoạch kinh doanh hiệu quả hơn, từ đó tối ưu hoạt động kinh doanh để đạt tăng lợi nhuận bán hàng.

Viết một kế hoạch kinh doanh là một bước quan trọng trong việc tạo nên nền tảng cho quá trình thực hiện mục tiêu có tính thực tế của doanh nghiệp. Người ta có thể sử dụng nó để đánh giá ý tưởng, có thể dùng nó để vay vốn tại ngân hàng, tìm kiếm cơ hội từ các nhà đầu tư.

Khi đo lường tổng doanh thu và doanh thu thuần, doanh nghiệp có thể biết được kế hoạch kinh doanh mà mình đang áp dụng có giúp tiết kiệm chi phí và tăng doanh thu bán hàng hay không, từ đó xây dựng được kế hoạch kinh doanh hiệu quả hơn nếu Gross sales và Net sales thấp. 

>> Đọc thêm: [Hướng dẫn] Cách xây dựng kế hoạch kinh doanh chi tiết nhất cho doanh nghiệp

Giúp phân tích được đối thủ cạnh tranh

Lợi ích tiếp theo mà việc đo lường Gross salesNet sales đem lại đó chính là giúp doanh nghiệp phân tích được đối thủ cạnh tranh.

Nếu chỉ số Gross sales và Net sales của doanh nghiệp thấp hơn đối thủ, doanh nghiệp nên xem lại chiến lược kinh doanh của mình và tìm lý do tại sao đối thủ cạnh tranh lại có thể đạt được mức tổng doanh thu và doanh thu thuần lớn hơn. Phân tích kỹ các chiến lược mà đối thủ sử dụng để từ đó rút kinh nghiệm và xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn. 

Giúp tạo động lực cho đội ngũ nhân viên kinh doanh

Tạo động lực cho đội ngũ nhân viên kinh doanh cũng là một trong những lợi ích chính mà việc đo lường Gross sales và Net sales đem lại cho doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp xác định được Gross salesNet sales đối với toàn nhóm và từng cá nhân, doanh nghiệp có thể đo lường và phân tích hiệu suất làm việc của đội ngũ nhân viên kinh doanh của mình một cách chính xác.

Mặc dù tổng doanh thu và doanh thu thuần có thể không phải là chỉ số đo lường hiệu suất (KPI) phổ biến nhất mà đội ngũ nhân viên kinh doanh phải chịu trách nghiệm, nhưng Gross sales và Net sales vẫn là chỉ số quan trọng giúp nhân viên kinh doanh có thêm động lực làm việc để đem lại lợi nhuận về cho doanh nghiệp.

Cách tính Gross sales và Net sales chuẩn nhất 

Sau khi đã biết được lợi ích của việc đo lường Gross sales và Net sales, vậy làm thế nào để doanh nghiệp có thể tính được tổng doanh thu và doanh thu thuần hiệu quả?

Để đo lường được Gross sales và Net sales, doanh nghiệp có thể áp dụng công thức dưới đây. 

Cách tính Gross sales

Tổng doanh thu (Gross sales) = Số đơn vị mặt hàng (Number of units) x Giá của một đơn vị (Unit price / cost).

công thức tính
Cách tính Gross sales

Ví dụ, một doanh nghiệp sản xuất 100 hộp bánh quy trên thị trường, giá của mỗi hộp bánh quy là 50.000 đồng. Vậy tổng doanh thu mà doanh nghiệp sở hữu sẽ là 100 x 50.000 = 500.000 đồng. 

Cách tính Net sales

Doanh thu thuần (Net sales) = Tổng doanh thu (Gross sales) – Các khoản giảm trừ doanh thu

công thức tính net sales
Cách tính Net sales

 Khi tính toán Net sales, các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: 

  •  Hoàn trả hàng 

Các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ thường cho phép khách hàng hoàn trả một sản phẩm nào đó trong một khoảng thời gian nhất định sau khi mua hàng.

Khi khách hàng trả lại hàng, doanh nghiệp phải trả lại toàn bộ hoặc một phần tiền cho khách hàng. Khoản tiền hoàn trả này được tính là một khoản giảm trừ doanh thu. 

  • Chiết khấu thương mại

Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn.

Thông thường, để thu hút khách hàng, doanh nghiệp thường cung cấp chiết khấu thương mại để khuyến khích khách hàng lựa chọn mua sản phẩm / dịch vụ của mình với số lượng lớn. Chiết khấu thương mại cũng là khoản giảm trừ doanh thu của doanh nghiệp 

  • Các khoản bồi thường 

Khi nhận hàng, nếu có bất cứ sai sót hay hỏng hóc nào liên quan đến chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp cần phải bồi thường cho khách hàng.

Đối với ví dụ về doanh nghiệp sản xuất bánh quy ở trên, tổng doanh thu 1 tháng của doanh nghiệp này là 500.000 đồng, tuy nhiên, có 1 hộp bánh quy đã quá hạn nên khách hàng đã hoàn trả lại ngay sau khi nhận được hàng. Doanh nghiệp cần hoàn lại toàn bộ tiền cho khách hàng là 50.000 đồng. Vậy Net sales của doanh nghiệp sẽ là 500.000 – 50.000 = 450.000 đồng. 

3 cách tăng Gross sales và Net sales hiệu quả

Doanh nghiệp cần phải làm gì để tăng Gross sales và Net sales hiệu quả? 

Nhìn chung, doanh nghiệp có thể áp dụng 4 cách sau để cải thiện Gross sales và Net sales. 

Cách 1: Tăng giá trị trung bình của một đơn hàng (Average order value)

Cách đầu tiên để tăng tổng doanh thu và doanh thu thuần đó là tăng giá trị trung bình của một đơn hàng (Average order value).

Chỉ số AOV hay còn được biết đến là chỉ số đo lường giá trị trung bình của một đơn hàng trong một lần giao dịch, là một chỉ số quan trọng giúp doanh nghiệp có thể đánh giá được hiệu quả của các chiến dịch marketing và bán hàng của mình, từ đó xây dựng được những chiến lược hiệu quả hơn để khuyến khích khách hàng mua thêm sản phẩm trong tương lai.

Nếu AOV của doanh nghiệp tăng, điều đó có nghĩa là khách hàng đang mua các sản phẩm đắt tiền hơn hoặc họ đang mua thêm nhiều sản phẩm khác của doanh nghiệp trong một lần giao dịch. Vì vậy, việc cải thiện chỉ số AOV là điều quan trọng mà doanh nghiệp cần làm vì chỉ số này có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thúc đẩy doanh thu bán hàng. 

Việc theo dõi chỉ số AOV cũng cho phép doanh nghiệp đưa ra những quyết định hiệu quả hơn trong các lĩnh vực chính như marketing, định giá sản phẩm và dịch vụ khách hàng.

Khi giá trị trung bình của một đơn hàng tăng thì 2 chỉ số Gross sales và Net sales cũng sẽ tăng.

Có 6 cách để doanh nghiệp có thể tăng chỉ số Average Order Value như sau:

  1. Cải thiện chỉ số AOV bằng cách cung cấp chiết khấu bán hàng
  2. Cải thiện chỉ số AOV bằng cách đặt ra ngưỡng vận chuyển miễn phí
  3. Cải thiện chỉ số AOV bằng cách giảm giá theo gói sản phẩm
  4. Cải thiện chỉ số AOV bằng phương pháp up-sell & cross selling
  5. Cải thiện chỉ số AOV bằng cách cung cấp thẻ khách hàng thân thiết (Loyalty card)
  6. Cải thiện chỉ số AOV bằng hiệu ứng chim mồi

Đọc chi tiết hơn về 6 cách để cải thiện chỉ số AOV tại bài viết: AOV là gì? 6 cách cải thiện chỉ số AOV hiệu quả để tối ưu doanh thu

Cách 2: Sử dụng chiến lược định giá sản phẩm phù hợp

Cách tiếp theo mà doanh nghiệp có thể áp dụng là sử dụng chiến lược định giá sản phẩm phù hợp.

Định giá sản phẩm là quy trình mà doanh nghiệp áp dụng để có thể lên được giá bán cho sản phẩm. Định giá sản phẩm cũng là một phần quan trọng trong các bản kế hoạch marketing của doanh nghiệp.

Việc định giá phụ thuộc vào chi phí trung bình, giá trị của sản phẩm đối với khách hàng và giá trị của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, trong khi định giá sản phẩm, doanh nghiệp sẽ cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố như: chi phí mua hàng, chi phí sản xuất, thị trường mục tiêu, đối thủ cạnh tranh, thương hiệu cũng như chất lượng của sản phẩm.

Nhu cầu của khách hàng chỉ có thể được chuyển đổi thành mua hàng nếu khách hàng sẵn lòng và có khả năng chi trả cho sản phẩm. Vì thế, định giá sản phẩm hiệu quả là việc quan trọng trong các hoạt động marketing và bán hàng của doanh nghiệp. Định giá sẽ được sử dụng như một quyết định chiến thuật nhằm giải quyết các tình huống cạnh tranh với đối thủ, các tình huống đối với thị trường mục tiêu cũng như liên quan đến doanh nghiệp.  

Đối với chiến lược định giá sản phẩm, có 10 chiến lược định giá chính mà doanh nghiệp có thể sử dụng:

  • Định giá sản phẩm theo đối thủ cạnh tranh (Competition-Based Pricing Strategy)
  • Định giá sản phẩm theo chi phí (Cost-Based Pricing)
  • Định giá sản phẩm theo khả năng xâm nhập thị trường (Penetration Pricing Strategy)
  • Định giá sản phẩm để tiết kiệm chi phí (Economy Pricing Strategy)
  • Định giá sản phẩm Premium (Premium Pricing Strategy)
  • Định giá sản phẩm Freemium (Freemium Pricing Strategy)
  • Định giá sản phẩm theo tâm lý khách hàng (Psychology Pricing Strategy)
  • Định giá sản phẩm theo gói sản phẩm (Bundle Pricing Strategy)
  • Định giá sản phẩm theo giá trị (Value-Based Pricing Strategy)
  • Định giá sản phẩm linh động (Dynamic Pricing Strategy)

Anh/chị có thể tìm hiểu chi tiết hơn về các chiến lược định giá sản phẩm tại bài viết: Định giá sản phẩm là gì? 10 chiến lược định giá sản phẩm phổ biến trong marketing

Cách 3: Cải thiện chất lượng sản phẩm

Khi cải thiện chất lượng sản phẩm, khách hàng sẽ cảm thấy lợi ích và những giá trị mà họ nhận được xứng đáng với những gì họ đầu tư. Vì vậy, khách hàng cũng sẽ có động lực quay trở lại mua hàng trong tương lai, từ đó tăng Gross sales và Net sales hiệu quả.

Bên cạnh đó, với sự phát triển của Internet, khách hàng càng được tiếp cận với nhiều nguồn thông tin và có xu hướng cân nhắc kỹ lưỡng về lợi ích cũng như giá trị mà sản phẩm đem lại trước khi đưa ra quyết định mua hàng. Do đó, không chỉ yếu tố về giá cả mà yếu tố về chất lượng ngày càng được nhiều khách hàng quan tâm hơn. Hãy tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt để thuyết phục khách hàng mua nhiều sản phẩm hơn cũng như tăng giá trị trung bình của một đơn hàng. 

Tổng kết

Gross sales và Net sales là 2 chỉ số quan trọng giúp doanh nghiệp xây dựng được kế hoạch kinh doanh hiệu quả và giúp tạo động lực giúp đội ngũ nhân viên kinh doanh làm việc năng suất hơn.

Hy vọng thông qua bài viết này, anh/chị sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về 2 chỉ số Gross sales và Net sales. Cảm ơn anh/chị! 

Tham khảo thêm một số bài viết quan trọng khác:

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Tuyến Phạm
Tác giả
Giám đốc Kinh doanh tại MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả