Chiến lược marketing của Oreo – Bí quyết thành công toàn cầu

04/11/2024
460

Chiến lược marketing của Oreo là yếu tố quan trọng góp phần vào thành công của thương hiệu. Bằng cách nhạy bén nắm bắt xu hướng và thấu hiểu tâm lý khách hàng, Oreo đã xây dựng hình ảnh thương hiệu gần gũi và ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng người tiêu dùng trên toàn thế giới.

I. Giới thiệu về thương hiệu Oreo

Oreo là một trong những thương hiệu bánh quy mang tính biểu tượng nhất thế giới với lớp kem ngọt bùi được kẹp bởi hai chiếc bánh quy sô-cô-la. Với sự kết hợp độc đáo giữa hai lớp bánh quy socola giòn rụm và lớp nhân kem ngọt đã tạo nên hương vị đặc trưng và trải nghiệm thú vị cho người dùng.

Oreo được giới thiệu lần đầu vào năm 1912. Sau đó, Oreo nhanh chóng trở thành món bánh được ưa chuộng trên toàn cầu. Đến năm 1928, Oreo đạt dấu mốc đặc biệt khi chính thức vươn tầm quốc tế, với doanh thu tăng trưởng vượt bậc.

gioi-thieu-ve-cong-ty-oreo
Oreo ra mắt được ra mắt năm 1912 và nhanh chóng được cả thế giới ưa chuộng

Vào năm 2012, Oreo được ghi nhận tại hơn 100 quốc gia trên thế giới. Đến nay, đã có hơn 500 tỷ chiếc bánh Oreo đã được sản xuất và tiêu thụ. Theo công bố từ Mondelez International, đã có tới hơn 92 triệu chiếc bánh Oreo được bán ra mỗi ngày, trên hơn 100 quốc gia.

Hiện nay, Oreo được bộ phận Nabisco (thuộc tập đoàn Mondelēz International) sản xuất. Tại thị trường Việt Nam, Oreo do công ty Mondelēz Kinh Đô Việt Nam phụ trách.

Mang tinh thần sáng tạo, tính độc đáo và khả năng kết nối mọi người qua những trải nghiệm thưởng thức bánh vui nhộn, Mondelēz đã không ngừng đổi mới về hình ảnh và hương vị trong hơn 100 năm qua cho loại bánh quy này.

II. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược Oreo marketing

1. Mô hình 3C

Khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu của Oreo trong Oreo marketing tập trung vào gia đình và người nhỏ tuổi.

Mục tiêu của thương hiệu là cung cấp sản phẩm phù hợp với mọi tầng lớp thu nhập, mang đến một sản phẩm phù hợp cho mọi tầng lớp, với mong muốn gắn kết mọi người thông qua những trải nghiệm vui nhộn và thú vị khi sử dụng bánh.

Đối thủ cạnh tranh của Oreo

  • Đối thủ cạnh tranh của Oreo trực tiếp: Các thương hiệu bánh quy nổi tiếng như Chips Ahoy!, Lotus Biscoff, và Pepperidge Farm đều là những đối thủ cạnh tranh của Oreo trực tiếp.
    Đặc biệt đây là những đối thủ cạnh tranh của Oreo trong phân khúc bánh quy ngọt và có nhân kem. Các đối thủ cạnh tranh này cũng mang đến sản phẩm đa dạng về hương vị và trải nghiệm thú vị nhằm thu hút khách hàng tương tự như Oreo.
  • Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: Các loại bánh snack và sản phẩm ăn vặt như KitKat, M&M’s, hoặc các dòng bánh quy hạt từ các thương hiệu địa phương cũng là đối thủ cạnh tranh gián tiếp của Oreo, đặc biệt khi các sản phẩm này nhắm đến nhóm khách hàng yêu thích ăn vặt và có trải nghiệm sáng tạo khi thưởng thức.
  • Đối thủ cạnh tranh của Oreo tiềm ẩn: Các thương hiệu mới nổi trên thị trường với các sản phẩm bánh quy đặc sản hoặc bánh ăn vặt nhập khẩu từ nước ngoài cũng có thể trở thành đối thủ tiềm ẩn của Oreo. Những sản phẩm này thường nhắm đến khách hàng ưa chuộng sự độc đáo và khác biệt, đồng thời là thách thức trong việc giữ vững thị phần của Oreo.

Công ty

Oreo, dưới sự điều hành của công ty mẹ Mondelez, đã xây dựng được danh tiếng toàn cầu nhờ vào sản phẩm chất lượng, chiến lược marketing Oreo linh hoạt, và hệ thống phân phối mạnh mẽ.

Mondelez cung cấp cho Oreo mạng lưới rộng lớn, giúp thương hiệu dễ dàng tiếp cận nhiều thị trường quốc tế, đồng thời tập trung vào đổi mới sản phẩm để phù hợp với thị hiếu từng khu vực.

Với mục tiêu mở rộng không ngừng, Oreo tiếp tục cải tiến và xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng, phát triển các chiến dịch marketing gắn kết nhằm tăng độ nhận diện và sự yêu mến của người tiêu dùng đối với thương hiệu.

2. Phân tích SWOT Oreo trong Oreo marketing

Điểm mạnh

  • Thương hiệu toàn cầu: Oreo là một trong những thương hiệu bánh quy nổi tiếng nhất thế giới, với độ phủ sóng rộng khắp trên nhiều thị trường quốc tế. Điều này tạo cho Oreo lợi thế cạnh tranh vượt trội so với các thương hiệu khác..
  • Chất lượng sản phẩm ổn định: Oreo luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm của mình trên toàn cầu, từ hương vị, kết cấu bánh cho đến bao bì. Điều này tạo niềm tin và sự trung thành từ phía khách hàng.
  • Sự sáng tạo trong cách thức thưởng thức: Oreo không chỉ được ăn trực tiếp mà còn được sử dụng trong nhiều món tráng miệng khác như milkshake, kem, bánh ngọt… Điều này tăng cường khả năng tiêu thụ và giúp Oreo trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực.
  • Tính biểu tượng và sự thân thuộc: Oreo đã trở thành một phần của ký ức tuổi thơ với nhiều người trên toàn thế giới. Tính biểu tượng này giúp Oreo duy trì được sự gắn bó với khách hàng, khiến họ luôn lựa chọn Oreo khi muốn thưởng thức một món bánh quy quen thuộc.
tinh-bieu-tuong-cua-oreo
Tính biểu tượng là một trong những điểm mạnh của Oreo

Điểm yếu

  • Hàm lượng dinh dưỡng không lành mạnh: Mỗi chiếc bánh Oreo chứa khoảng 140 calo, bao gồm đường, fructose, chất béo và xi-rô ngô. Việc tiêu thụ quá nhiều có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như béo phì và tiểu đường.
  • Chi phí cao: Việc sử dụng nguyên liệu chất lượng cao dẫn đến chi phí sản xuất tăng, ảnh hưởng đến giá bán và khả năng cạnh tranh trên thị trường.
  • Khó khăn trong việc tạo ra sự khác biệt: Trong thị trường bánh quy cạnh tranh, việc duy trì và tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm trở nên thách thức, đặc biệt khi nhiều đối thủ cũng tung ra các sản phẩm tương tự.
  • Phụ thuộc vào thị trường quốc tế: Oreo có mặt tại hơn 100 quốc gia, nhưng sự phụ thuộc vào thị trường quốc tế có thể khiến thương hiệu dễ bị ảnh hưởng bởi biến động kinh tế và chính trị ở các khu vực khác nhau.

Cơ hội

  • Thị trường phát triển dành cho bánh quy: Theo Grand View Research dự đoán thị trường bánh quy toàn cầu sẽ đạt 44,01 tỷ đô la vào năm 2025, điều này cho thấy Oreo có nhiều cơ hội trong thị trường thực phẩm.
  • Sáng tạo hương vị độc đáo và giới hạn: Oreo đã thành công với các phiên bản hương vị giới hạn và có thể tiếp tục thử nghiệm thêm các hương vị mới, kết hợp nguyên liệu truyền thống của từng thị trường để tạo sự khác biệt và thu hút sự chú ý.
  • Tăng cường tiếp thị số và truyền thông xã hội: Oreo đã có nhiều chiến dịch quảng bá thành công trên mạng xã hội, và có thể tiếp tục khai thác kênh này để thu hút thế hệ trẻ. Các chiến dịch viral và nội dung do người dùng tạo (user generated content) có thể gia tăng sự tương tác với thương hiệu.
  • Hợp tác với các thương hiệu khác: Oreo marketing có thể tăng cường hợp tác với các thương hiệu lớn trong ngành thực phẩm hoặc các lĩnh vực khác để tạo ra những sản phẩm mới lạ, như kem Oreo, bánh ngọt Oreo, và nhiều sản phẩm khác. Những hợp tác này có thể giúp Oreo tiếp cận thêm nhiều đối tượng khách hàng.
  • Cơ hội phát triển dòng sản phẩm ăn kiêng: Với nhu cầu ngày càng tăng về các sản phẩm có ít đường, ít calo, Oreo có thể phát triển thêm dòng sản phẩm phục vụ nhóm khách hàng đang theo đuổi lối sống lành mạnh nhưng vẫn muốn thưởng thức bánh quy.

Thách thức

  • Cạnh tranh cao: Ngành bánh quy và đồ ăn nhẹ là một thị trường cạnh tranh với sự tham gia của nhiều thương hiệu lớn và các nhãn hiệu địa phương. Các đối thủ như Chips Ahoy, Keebler, và các thương hiệu bánh quy riêng biệt của từng quốc gia đều có khả năng chiếm lĩnh thị phần.
  • Nhận thức về sức khỏe của người tiêu dùng: Xu hướng hướng đến các sản phẩm lành mạnh hơn là thách thức lớn đối với Oreo marketing. Bánh quy Oreo chứa nhiều đường và chất béo, điều này khiến một số người tiêu dùng lo ngại về sức khỏe khi sử dụng sản phẩm này.
  • Áp lực về phát triển bền vững: Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến vấn đề môi trường và yêu cầu các thương hiệu thực hiện các chính sách bền vững. Oreo có thể gặp áp lực trong việc sử dụng bao bì thân thiện với môi trường, giảm lượng khí thải và đảm bảo nguồn cung nguyên liệu bền vững.
  • Sự thay đổi thị hiếu người tiêu dùng: Thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng luôn thay đổi, đặc biệt là giới trẻ có xu hướng yêu thích các sản phẩm mới lạ. Oreo cần liên tục đổi mới sản phẩm để không bị tụt lại và giữ được sự hấp dẫn trong mắt người tiêu dùng.

Tóm tắt ma trận SWOT Oreo

phan-tich-swot-cua-oreo
Ma trận SWOT của Oreo marketing

III. Phân tích chiến lược marketing của oreo theo mô hình 4P

1. Chiến lược marketing của Oreo về sản phẩm

Thương hiệu bánh quy nổi tiếng toàn cầu Oreo đã triển khai chiến lược sản phẩm đa dạng và sáng tạo để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và duy trì vị thế trên thị trường.

Đa dạng hương vị để tạo mới mẻ

Oreo không ngừng giới thiệu các hương vị mới và phiên bản giới hạn để tạo sự mới mẻ và thu hút khách hàng. Các hương vị như trà xanh, dâu tây, sầu riêng, và các phiên bản đặc biệt theo mùa hoặc sự kiện đã được ra mắt tại nhiều thị trường khác nhau.

Địa phương hoá phù hợp thị hiếu từng quốc gia

Ngoài ra, thương hiệu này cũng nắm bắt được tâm lý người tiêu dùng theo từng khu vực để tạo ra những trải nghiệm cá nhân hoá thông qua sự đa dạng trong sản phẩm. Oreo điều chỉnh hương vị và thiết kế sản phẩm để phù hợp với thị hiếu và văn hóa của từng quốc gia.

Ở các thị trường Nhật Bản, Oreo đã phát triển hương vị trà xanh (matcha) để đáp ứng sở thích phổ biến tại khu vực này. Trong khi ở Trung Quốc, Oreo đã phát triển vị caramel muối phù hợp với khẩu vị đặc trưng của họ.

dia-phuong-hoa-san-pham-giup-oreo-chiem-linh-the-gioi
Địa phương hóa sản phẩm giúp Oreo chiếm lĩnh thị trường thế giới

Cùng với đó để thích nghi với văn hóa tiêu thụ khác biệt, Oreo đã thay đổi kích thước và bao bì sản phẩm. Với châu Á, Oreo bán ra các gói bánh nhỏ hơn và tiện lợi để phù hợp với nhu cầu tiêu thụ nhanh và di động. Mặt khác, ở Mỹ và châu Âu, Oreo vẫn giữ kích thước bánh lớn, phục vụ thói quen ăn uống lâu dài hơn.

Chiến lược địa phương hóa sản phẩm cũng được coi là một trong những yếu tố quan trọng giúp Oreo giữ vững được vị thế của mình với sản phẩm mang tính biểu tượng toàn cầu.

Triển khai các chiến dịch Marketing hiệu quả Thử ngay bộ Công cụ MISA AMIS aiMarketing

2. Chiến lược giá của Oreo

Oreo đã thành công trong việc tăng trưởng thị phần nhờ áp dụng chính sách giá thành và chất lượng sản phẩm phù hợp. Sự đồng nhất về giá thành và chất lượng đã giúp Oreo đạt được sự tin tưởng từ người tiêu dùng, đồng thời duy trì được lượng khách hàng trung thành, đảm bảo vị thế cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.

Điều chỉnh linh hoạt theo từng giai đoạn

Khi mới giá nhập thị trường, Oreo lựa chọn chính sách giá trung bình nhằm làm hài lòng người tiêu dùng ở một số quốc giá có các mức nhạy cảm nhất định về giá cả. Với chính sách giá phải chăng cùng sản phẩm chất lượng đã giúp Oreo giành được thị phần và tỉ lệ giữ chân người tiêu dùng cao hơn.

Sau khi đã đạt được độ nhận diện thương hiệu và thị phần nhất định, Oreo điều chỉnh giá bán dựa trên phản ứng của thị trường, bao gồm các yếu tố như nhân khẩu học và mức chi tiêu của khách hàng mục tiêu. Việc này giúp Oreo duy trì biên lợi nhuận phù hợp và đáp ứng kỳ vọng của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm.

chien-luoc-gia-cua-oreo
Chiến lược giá của Oreo khá linh hoạt theo từng giai đoạn

Định giá theo giá trị sản phẩm

Oreo tập trung vào việc cung cấp sản phẩm chất lượng cao với hương vị đa dạng và bao bì hấp dẫn, từ đó định giá dựa trên giá trị mà sản phẩm mang lại cho khách hàng. Chiến lược này giúp Oreo tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng, gia tăng doanh thu và xây dựng hình ảnh thương hiệu cao cấp.

3. Chiến lược marketing của Oreo về phân phối

Tận dụng mạng lưới rộng lớn của công ty mẹ Mondelez, Oreo đã phát triển một hệ thống phân phối linh hoạt và hiệu quả. Các nhà máy sản xuất được đặt ở những vị trí chiến lược trên toàn cầu, cho phép thương hiệu nhanh chóng đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng thị trường.

Để đảm bảo khả năng cung ứng tốt nhất tại từng khu vực, Oreo đã áp dụng đa dạng các kênh phân phối, bao gồm cửa hàng bán lẻ, siêu thị, tạp hóa, và cả nền tảng thương mại điện tử. Sự đa dạng này giúp sản phẩm dễ dàng tiếp cận khách hàng, mang đến sự thuận tiện và nhanh chóng, từ đó đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng đang gia tăng.

Ngoài ra, Oreo đã hợp tác với các thương hiệu lớn và chuỗi cửa hàng để tăng cường điểm chạm qua các kênh phân phối, như McDonald’s, KFC ở Vương quốc Anh, Kraft, Cadbury India tại Ấn Độ để phân phối sản phẩm. Mỗi nơi sẽ có một phiên bản Oreo khác nhau để phù hợp với nhu cầu thị trường, giúp Oreo trở thành sản phẩm được nhiều khách hàng địa phương yêu thích.

Đọc thêm: “Bí mật” chiến lược phân phối sản phẩm “hái ra tiền”

4. Xúc tiến bán

Không thể không kể đến, câu nói đã tạo nên thương hiệu của Oreo “Xoay bánh, nếm kem, chấm sữa” được xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1923 tại Mỹ.

“Câu thần chú” này đã tạo nên thành công vang dội chỉ thông qua một TVC quảng tạo tại Việt Nam trong năm 2010.

chien-luoc-xuc-tien-cua-oreo
“Xoay bánh, nếm kem, chấm sữa” đã trở thành “câu thần chú” quen thuộc

Bên cạnh những chiến dịch TVC, MV cùng những thông điệp viral, Oreo đã tận dụng rất tốt mọi phương tiện để thực hiện các chiến dịch marketing quảng cáo Oreo đầy sáng tạo và liên tục đổi mới.

Các chiến dịch marketing được phát hành với nhiều hành động và slogan khác nhau nhằm kéo gần khoảng cách giữa thương hiệu và người tiêu dùng, tạo ra sự kết nối chặt chẽ với họ.

Gần đây nhất, Oreo kết hợp với Coca Cola trong chiến dịch quảng cáo Oreo – Bestie For A Limited Time.

Oreo-Bestie-For-A-Limited-Time
Oreo kết hợp Coca Cola ra mắt chiến dịch Bestie for a limited time

Ngoài ra, không thể không nhắc đến khả năng “bắt trend” và tận dụng hiệu quả trong việc đổi mới và quảng bá sản phẩm.

Một trong số đó, là sự hợp tác với nhóm nhạc đình đám Black Pink cho ra mắt Oreo BlackPink tại 7 quốc gia Đông Nam Á.

Bên cạnh những đổi mới cho sự hợp tác Oreo BlackPink, người hâm mộ còn có cơ hội nhận được những món quà lưu niệm theo nhiều hình thức khác nhau.

Có thể nói, đội ngũ marketing của Oreo đã cho thấy khả năng “bắt trend” hiệu quả cho việc nâng tầm giá trị cho mỗi chiến dịch được phát hành. Thương hiệu luôn tìm cách đổi mới từ hương vị, hình dáng đến bao bì của sản phẩm để luôn giữ được sự hấp dẫn và mong chờ từ phía người tiêu dùng.

chien-luoc-quang-cao-cua-oreo
Chiến dịch Oreo Blackpink được nhiều khách hàng yêu thích

Tạm kết

Oreo đã thành công chinh phục được trái tim người tiêu dùng toàn cầu nhờ chiến lược marketing sáng tạo, linh hoạt và đầy cảm xúc. Trong suốt hơn một thập kỷ qua, Oreo đã luôn giữ vững được vị thế trên thị trường bánh ngọt.

Đồng thời, thương hiệu cũng liên tục tương tác và nắm bắt xu hướng tâm lý người tiêu dùng cũng như sự tận dụng của mãng xã hội để duy trì sự gắn kết với khách hàng.

Thông qua cách tiếp cận linh hoạt và mang tinh thần học hỏi để đổi mới, các chiến lược marketing của Oreo đã khẳng định vị thế vững chắc của thương hiệu thông qua một lượng lớn khán giả và sự phân bố rộng rãi của người tiêu dùng toàn cầu.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Hà Nguyễn
Tác giả
Trưởng phòng Inbound Marketing viện MIBI MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả