Mô hình CRM (Customer Relationship Management Model) – mô hình quản lý quan hệ khách hàng được các doanh nghiệp đang chuyển đổi số hoạt động sale – marketing đặc biệt chú trọng. MISA AMIS sẽ phân tích chi tiết thông tin liên quan đến mô hình CRM, các mô hình CRM phổ biến đạt hiệu quả cao nhất giúp cho doanh nghiệp lựa chọn dễ dàng hệ thống tương thích.
I – Mô hình CRM là gì?
Mô hình CRM (Customer Relationship Management model) có thể được hiểu là khung lý thuyết hoặc chiến lược mà doanh nghiệp sử dụng để quản lý và cải thiện mối quan hệ với khách hàng.
Mục tiêu của các mô hình CRM là tối ưu hóa các tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng, từ đó tăng sự hài lòng, lòng trung thành và giá trị lâu dài của khách hàng.
II – Đặc điểm của mô hình CRM
Tập trung vào khách hàng
Các mô hình CRM thường bắt đầu từ việc hiểu nhu cầu, sở thích, và hành vi của khách hàng để thiết kế các chiến lược tương tác phù hợp.
Cấu trúc quy trình rõ ràng
Một mô hình CRM thường bao gồm các bước hoặc quy trình cụ thể như:
- Thu hút khách hàng mới.
- Quản lý dữ liệu và tương tác với khách hàng hiện tại.
- Tăng cường giá trị thông qua các chiến dịch cá nhân hóa.
Ứng dụng công nghệ
Nhiều mô hình CRM hiện đại sử dụng các công cụ phần mềm như phần mềm CRM để tự động hóa, theo dõi và phân tích dữ liệu khách hàng nhằm hỗ trợ ra quyết định.
III – Lợi ích của việc sử dụng mô hình CRM
Tăng cường lòng trung thành
Hiểu rõ khách hàng giúp doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tốt hơn và xây dựng mối quan hệ lâu dài.
Nâng cao hiệu quả hoạt động
Các quy trình rõ ràng và được tự động hóa giúp tiết kiệm thời gian, giảm sai sót và tăng năng suất.
Tối ưu hóa doanh thu
Dữ liệu khách hàng chi tiết cho phép các chiến dịch bán hàng và tiếp thị hiệu quả hơn, dẫn đến tăng trưởng doanh thu.
IV – Top 6 mô hình CRM áp dụng tốt nhất cho doanh nghiệp
Hầu hết mô hình CRM đều có chung mục tiêu: hiểu khách hàng trong giai đoạn thu hút, nuôi dưỡng tiềm năng và sử dụng thông tin này để tạo ra những trải nghiệm tuyệt vời trong suốt hành trình của khách hàng (customer journey).
MISA AMIS đã tổng hợp 4 mô hình CRM phổ biến nhất mà doanh nghiệp có thể tham khảo để lựa chọn, áp dụng cho doanh nghiệp một cách hiệu quả:
- Mô hình CRM IDIC.
- Mô hình CRM QCI.
- Mô hình chuỗi giá trị CRM.
- Mô hình CRM Quy trình năm bước của Payne & Frow.
1. Mô hình CRM IDIC
Mô hình IDIC là một mô hình quản lý quan hệ khách hàng được phát triển bởi Peppers và Rogers vào năm 2024.
Mô hình IDIC tập trung vào việc xây dựng và duy trì mối quan hệ 1-1 lâu dài với khách hàng bởi 4 bước Identify (Xác định), Differentiate (Phân loại), Interact (Tương tác), và Customize (Cá nhân hóa).
Identify – Nhận diện khách hàng
Doanh nghiệp có thể nhận diện khách hàng qua các dữ liệu đang có hoặc thu thập được như: thông tin về tổ chức, cá nhân (chân dung khách hàng, thông tin liên hệ…), lịch sử tương tác, giao dịch (mua hàng) .
Bạn càng rõ về khách hàng bao nhiêu, bạn sẽ biết cách làm thế nào để mang đến những giá trị phù hợp và làm hài lòng họ.
Differentiate – Phân biệt (giá trị, nhu cầu) khách hàng
Sau khi nhận diện được khách hàng, doanh nghiệp nên phân loại họ dựa trên hai cở sở: giá trị và nhu cầu.
Giá trị: xác định nhóm khách hàng sẽ tạo ra giá trị (doanh thu, doanh số, mức độ lan tỏa cho thương hiệu…) nhiều nhất ở hiện tại và tương lai. Không nên chỉ nhìn vào giá trị trước mắt, hãy xem xét cả giá trị lâu dài từ khách hàng.
Nhu cầu: khách hàng khác nhau có nhu cầu khác nhau, cần xác định đúng nhu cầu của từng khách hàng hoặc nhóm khách hàng.
Qua đây, bạn sẽ biết mình cần phân bổ nguồn lực bán hàng (chi phí, nhân sự, thời gian…) thế nào cho phù hợp.
Interact – Tương tác với khách hàng
Hhãy tương tác với khách hàng tiềm năng và khách hàng trên nhiều kênh khác nhau để ghi nhận, thu thập các dữ liệu, hành vi …về họ.
Customize – Cá nhân hóa khách hàng
Doanh nghiệp cần linh hoạt để điều chỉnh các cách tiếp cận và tương tác của bạn với khách hàng dựa trên những gì bạn đã tìm hiểu về họ. Cung cấp cho họ chính xác giá trị mà họ cần và tiếp cận, phục vụ theo cách phù hợp với họ.
Tóm lại, với mô hình IDIC, bạn sẽ có được những hiểu biết sâu sắc về khách hàng, về mong muốn của khách hàng và cá biệt hóa những thông điệp gửi đến họ.
2. Mô hình CRM QCI
Mô hình CRM QCI (Quality Competitive Index – chỉ số cạnh tranh chất lượng) tập trung nhiều hơn vào quản lý quan hệ khách hàng.
Mô hình QCI (Quality Competitiveness Index) là một khung lý thuyết quản lý mối quan hệ khách hàng xoay quanh việc quản lý vòng đời khách hàng và tối ưu hóa các mối quan hệ. Ngoài là một mô hình CRM, QCI còn là một cách tiếp cận toàn diện cho việc tích hợp các quy trình kinh doanh liên quan đến khách hàng.
Trọng tâm của mô hình QCI mô tả một loạt các hoạt động mà các công ty cần thực hiện để có được và giữ chân khách hàng. Mô hình gồm các yếu tố thành phần trong 3 quy trình chính:
Quy trình | Mục tiêu | Hoạt động chính |
Quy trình khách hàng | Quản lý các tương tác với khách hàng để tối đa hóa giá trị mà họ mang lại cho doanh nghiệp. | 1. Tiếp cận khách hàng mới |
2. Giữ chân khách hàng hiện tại | ||
3. Khuyến khích khách hàng mua lại, mua thêm sản phẩm hoặc dịch vụ | ||
Quy trình quản lý tổ chức | Tạo ra sự liên kết giữa các mục tiêu và chiến lược CRM, đảm bảo doanh nghiệp hoạt động theo hướng tập trung vào khách hàng. | 4. Phân tích và lập kế hoạch kinh doanh |
5. Đề xuất khách hàng phương án phù hợp | ||
6. Đo lường và phát triển | ||
Quy trình hỗ trợ | Đảm bảo doanh nghiệp có các quy trình nội bộ mạnh mẽ để hỗ trợ quản lý khách hàng. | 7. Con người và tổ chức |
8. Cơ sở hạ tầng – Dữ liệu, công nghệ & quy trình |
Chi tiết các thành phần trong mô hình QCI:
Quản lý khách hàng
Khách hàng là tài sản của doanh nghiệp. Do vậy việc quản lý các dữ liệu về khách hàng là 1 trong những ưu tiên cần đặt lên hàng đầu. Quản lý từ thông tin cá nhân đến các dữ liệu về hành vi, sở thích và cả các tương tác, giao dịchcủa khách hàng với doanh nghiệp.
Để tránh thất thoát dữ liệu, bạn cần có 1 hệ thống quản lý chặt chẽ, có quy trình lưu trữ – sử dụng và đặc biệt cần có tính bảo mật nhất định.
Trải nghiệm khách hàng
Trải nghiệm khách là được coi là vấn đề then chốt trong quản lý quan hệ khách hàng (CRM). Trong mô hình hoạt động này đề cập việc tạo ra trải nghiệm tốt cho khách hàng để làm hài lòng họ hơn là tập trung phát triển số lượng khách hàng.
Điều quan trọng đáng chú ý của mô hình này là mỗi hoạt động, con người, tổ chức, quy trình và công nghệ đều có tác động kép và tương quan lẫn nhau.
Trải nghiệm khách hàng
Trải nghiệm khách là được coi là vấn đề then chốt trong quản lý quan hệ khách hàng (CRM). Trong mô hình này đề cập việc tạo ra trải nghiệm tốt cho khách hàng để làm hài lòng họ hơn là tập trung phát triển số lượng khách hàng.
Điều quan trọng đáng chú ý của mô hình công nghệ CRM này là mỗi hoạt động, con người, tổ chức, quy trình và công nghệ đều có tác động kép và tương quan lẫn nhau.
Phân tích và lập kế hoạch
Dựa vào những dữ liệu và hành vi khách hàng, bạn cần phân tích để thấu hiểu những tâm tư, mong muốn của họ và mang đến những giá trị phù hợp, hữu ích.
Đề xuất khách hàng
Lập bản đề xuất nội dung giá trị bạn mang đến cho khách hàng và cách bạn sẽ tiếp cận, tương tác, phục vụ khách hàng.
Đo lường hiệu quả
Việc đo lường hiệu quả là rất quan trọng để nâng cao hiệu suất nhân viên. Doanh nghiệp cần đo đếm số lượng công việc họ làm, giá trị mang về cho doanh nghiệp (doanh thu, doanh số, khách hàng, mức độ hài lòng của khách hàng…). Qua đó, bạn sẽ nhìn thấy những điểm chưa được tối ưu để điều chỉnh.
Con người và tổ chức
Sắp xếp nhân sự đảm nhiệm công việc cho từng vị trí: tiếp nhận và chăm sóc các khách hàng tiềm năng, khách hàng; quản lý tương tác, phản hồi từ khách hàng; nhận xét, đánh giá các tương tác …
Dữ liệu và công nghệ
Thông thường, các doanh nghiệp sử dụng phần mềm CRM để tự động hóa các nghiệp vụ bán hàng và quản lý dữ liệu khách hàng. Một phần mềm CRM chất lượng cũng giúp đảm bảo các quy trình trước – trong và sau bán hoạt động trơn tru và hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng.
Ví dụ 270.000 khách hàng của MISA đã sử dụng MISA AMIS CRM trong mô hình QCI để xây dựng danh sách khách hàng tiềm năng, xác định khách hàng có giá trị cao nhất để giới thiệu các sản phẩm hoặc dịch vụ mới dựa trên lịch sử mua hàng và hành vi tiêu dùng của khách hàng.
>> Dùng thử MISA AMIS CRM để áp dụng mô hình QCI vào quản lý khách hàng
Quản lý quy trình
Thiết lập quy trình chặt chẽ giữa các bộ phận Marketing – bán hàng – chăm sóc khách hàng và giữa các cá nhân. Quy trình cần đảm bảo tối ưu trong từng khâu, từng bước. Gợi ý: bạn nên định kỳ xem xét, đánh giá lại quy trình để tìm ra các nhược điểm, lỗ hổng trong quy trình, từ đó điều chỉnh cho phù hợp.
3. Mô hình CRM chuỗi giá trị
Giáo sư Michael Porter của Trường Kinh doanh Harvard đã giới thiệu mô hình chuỗi giá trị CRM để giúp các công ty xác định và phát triển các giải pháp độc đáo cho khách hàng.
Mô hình chuỗi giá trị CRM lgồm năm bước tập trung vào “những khách hàng quan trọng về mặt chiến lược”. Thông qua mô hình CRM chuỗi giá trị, doanh nghiệp sẽ xác định những giá trị nào nên mang đến cho khách hàng nhất và tinh chỉnh các quy trình của bạn để hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất.
Mô hình chuỗi giá trị CRM gồm 5 bước:
1. Phân tích danh sách khách hàng: xác định nhóm khách hàng nào mang lại nhiều giá trị nhất cho doanh nghiệp. Sau đó, phân bổ nguồn lực (nhân sự, chi phí, thời gian…) hợp lý cho các nhóm khách hàng này.
2. Xác lập mối quan hệ thân thiết với khách hàng: dữ liệu về khách hàng đều được ghi nhận từ mỗi lần nhân viên tương tác với khách hàng và cũng có thể được thu thập từ bất cứ đâu. Điều quan trọng là bạn sẽ sử dụng dữ liệu này như thế nào để giúp cho việc phục vụ khách hàng là tốt nhất.
Thấu hiểu khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp xác lập quan hệ và xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng.
3. Phát triển các liên kết, hợp tác: điều này thể hiện sự khác biệt trong số các mô hình CRM trên ở chỗ nó không bó hẹp phạm vi liên kết nội bộ mà mở rộng kết nối với các bên khác cùng hợp tác cung cấp giá trị cho khách hàng đã chọn, điều này sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn cho doanh nghiệp.
4. Tạo lập giá trị: căn cứ vào 3 bước đã thực hiện, bạn hãy tạo lập các giá trị sẽ mang đến cho khách hàng, trong đó bao gồm giá trị mà bạn đã cùng các bên liên kết tạo ra cho khách hàng (VD: thẻ ưu đãi khi mua sản phẩm bên khác, hoặc đồng tổ chức chương trình tư vấn giải đáp vấn đề của khách hàng, v.v…).
Các nội dung cần chú ý tính cá nhân hóa (có thể cho từng khách hàng của nhóm khách hàng). Trong bước này, bạn cần chú ý tối ưu chi phí để đảm bảo hiệu quả hoạt động chung của mô hình.
5. Quản lý mối quan hệ: Tất cả các bước trên giúp doanh nghiệp tạo dựng mối quan hệ và bắt đầu mối quan hệ với khách hàng.
Ở bước này, xác định những điểm bạn có thể cải thiện hoặc thực hiện thay đổi, sau đó thực hiện chúng. Song song với đó, hãy duy trì thường xuyên, liên tục với khách hàng bằng các cuộc trò chuyện, tương tác thông qua các chương trình chăm sóc. Bằng cách này, bạn có thể thực hiện tốt hơn trong việc giữ chân và phát triển khách hàng.
5 Điều kiện cơ bản để thực thi mô hình
- Lãnh đạo và văn hóa: doanh nghiệp bạn cần có người chỉ đạo các hoạt động theo đường hướng và thiết lập các tiêu chuẩn, văn hóa doanh nghiệp để đồng nhất trong các thông điệp truyền thông hay cách thực phục vụ khách hàng.
- Các quy trình thu thập, chuyển đổi: Bạn cần có một quy trình làm việc, phối hợp rõ ràng, khép kín để biến khách hàng mục tiêu thành khách hàng và khách hàng trung thành.
- Các quy trình quản lý nhân sự: Nhân sự thực thi là yếu tố nòng cốt quyết định sự thành công của mô hình hoạt động CRM, bạn nên xác định đặc điểm nhân sự phù hợp các vị trí và có các tiêu chuẩn đánh giá cùng quy trình làm việc chặt chẽ cho họ.
- Các quy trình quản lý CNTT: Vì CRM được coi là nơi tập trung dữ liệu, nên việc quản lý CNTT một cách chặt chẽ (quy định, phân quyền, bảo mật, …) là cần thiết để mô hình công nghệ CRM thành công.
- Tổ chức: bạn cần mô tả cụ thể công việc cho từng vị trí (ai làm vị trí nào, mục tiêu là gì…) và quy định phản hồi, báo cáo giữa các bộ phận hoặc giữa các nhân sự.
4. Mô hình CRM quy trình 5 bước của Payne & Frow
Mô hình Quy trình Năm bước của Payne & Frow đảm bảo rằng trải nghiệm khách hàng nhất quán trên tất cả kênh, các bộ phận (không chỉ là BP.Bán hàng hay dịch vụ khách hàng).
Dưới đây là 5 bước trong mô hình:
1. Xây dựng chiến lược: Trong mô hình Payne và Frow, việc xây dựng chiến lược bao gồm các chiến lược kinh doanh (sứ mệnh, tầm nhìn; đặc điểm, khác biệt của doanh nghiệp, của sản phẩm – dịch vụ và những cách thức cạnh tranh trong ngành, thị trường) và chiến lược khách hàng (xác định, vẽ ra chân dung khách hàng, cách thức tiếp cận – tương tác với từng nhóm khách hàng trên từng kênh…).
2. Tạo giá trị: Xác định giá trị mà doanh nghiệp mang lại cho khách hàng là gì và ngược lại. Cần chú ý, khách hàng trung thành với những giá trị mà doanh nghiệp mang đến cho họ thay vì điều gì khác, kể cả thương hiệu của bạn lớn mạnh thế nào trên thị trường.
3. Tích hợp đa kênh: Sau khi đã xây dựng được chiến lược và tạo ra giá trị của mình, hãy truyền thông cho các bộ phận khác trong doanh nghiệp (Marketing, Bán hàng, Dịch vụ khách hàng,…)
4. Đánh giá hiệu suất: Sử dụng các chỉ số như CLV, NPS (Net Promoter Score), ROI của các chiến dịch CRM. So sánh kết quả thực tế với mục tiêu để đưa ra các điều chỉnh chiến lược kịp thời.
5. Quản lý thông tin: Thiết lập phần mềm CRM để lưu trữ và quản lý dữ liệu bán hàng. Đảm bảo dữ liệu tạo thành dòng chảy xuyên suốt, liền mạch, hỗ trợ tối đa hoạt động bán hàng của nhân viên kinh doanh cũng như hoạt động quản lý bán hàng của chủ doanh nghiệp, CEO.
Ở bước này, MISA AMIS CRM sẽ phát huy lợi thế khi là nằm trong nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS. Toàn bộ dữ liệu từ kế toán, nhân sự, bán hàng, marketing, quy trình đều được liên kết với nhau tạo thành bức tranh dữ liệu tổng quan về sức khỏe doanh nghiệp.
Cùng với đó, MISA AMIS CRM cũng API với các nền tảng bên ngoài như các sàn thương mại điện tử, đơn vị vận chuyển, mạng xã hội, tổng đài VoiIP,… liên tục cập nhật dữ liệu bán hàng mới nhất.
Lúc này, CEO có thể xem ngay năng lực đội ngũ kinh doanh dựa vào năng suất, nhiệm vụ thực hiện; xu hướng thị trường từ tình hình thực hiện doanh số để đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu phù hợp.
Trải nghiệm dòng chảy dữ liệu từ MISA AMIS CRM
5. Mô hình CRM của Gartner
Mô hình CRM của Gartner được Gartner xây dựng với mục tiêu tạo ra một hệ thống toàn diện để quản lý mối quan hệ khách hàng, đảm bảo rằng mọi khía cạnh của CRM – từ chiến lược, quy trình đến công nghệ – đều được tích hợp và đồng bộ.
Mô hình CRM của Gartner không chỉ đơn thuần là một khung lý thuyết mà thực sự là kim chỉ nam toàn diện để doanh nghiệp định hình và triển khai chiến lược quản lý quan hệ khách hàng.
Điểm cốt lõi của mô hình hoạt động CRM này nằm ở sự kết hợp chặt chẽ giữa các yếu tố chiến lược, công nghệ và trải nghiệm khách hàng, giúp doanh nghiệp duy trì tính cạnh tranh trong một môi trường không ngừng thay đổi.
Mô hình công nghệ CRM của Gartner đề xuất tám khối chính, từ tầm nhìn, chiến lược, trải nghiệm khách hàng, đến công nghệ và đo lường hiệu quả. Điều này cho phép doanh nghiệp không chỉ tập trung vào công cụ CRM mà còn hiểu rõ cách thức vận hành toàn bộ hệ sinh thái quan hệ khách hàng.
Các bước triển khai được sắp xếp theo một logic nhất quán. Doanh nghiệp có thể bắt đầu từ việc xác định tầm nhìn, sau đó xây dựng chiến lược, triển khai công nghệ phù hợp và cuối cùng đo lường hiệu quả. Điều này giúp hạn chế rủi ro khi chỉ chú trọng vào một khía cạnh, ví dụ như chỉ đầu tư vào công nghệ mà thiếu chiến lược rõ ràng.
Mô hình công nghệ CRM này nhấn mạnh rằng CRM không chỉ là quản lý dữ liệu. Đó là việc tạo ra trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng ở mọi điểm chạm, đồng thời sử dụng thông tin để mang lại giá trị thực tế, như tăng CLV (Customer Lifetime Value) hay giảm tỷ lệ rời bỏ khách hàng.
Trong mô hình này, Gartner nhấn mạnh 8 yếu tố quan trọng sau:
- Tầm nhìn CRM: Với tiêu chí lấy khách hàng làm trung tâm, CRM khai thác triệt để cơ hội tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
- Chiến lược CRM: Mang lại chuyển đổi nhờ vào việc phát triển quan hệ, tương tác với khách hàng thông qua những giá trị cung cấp cho họ.
- Tối ưu trải nghiệm khách hàng: Liên tục mang lại giá trị cho khách một cách nhanh nhất, không bị gián đoạn, thiếu sót. Giải quyết nhu cầu của khách hàng thông qua việc thấu hiểu, đưa ra giải pháp đáp ứng.
- Hợp tác tổ chức: Đảm bảo tầm nhìn lấy khách hàng làm trung tâm, mang lại giá trị cho khách hàng. Doanh nghiệp cần thay đổi văn hóa, cấu trúc, đào tạo, khuyến khích nhân viên để cùng nhau mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
- Quy trình CRM: Dựa trên dữ liệu khách hàng tạo ra quy trình phân tích, lập kế hoạch. Đồng thời quản lý hiệu quả hành trình khách hàng.
- Thông tin CRM: Toàn bộ dữ liệu khách hàng được ghi nhận, xử lý thông minh, quản lý chặt chẽ làm tài nguyên để doanh nghiệp khai thác.
- Công nghệ CRM: Khả năng quản lý dữ liệu, các cơ sở hạ tầng liên quan
- Đo lường CRM: Đây là điểm then chốt của mô hình CRM. Các con số nói lên hiệu quả công việc của mọi bộ phận tham gia.
6. Mô hình khái niệm CRM (CRM Conceptual Model)
Mô hình khái niệm CRM được xem là nền tảng tư duy quan trọng giúp doanh nghiệp hiểu rõ về quản lý các mối quan hệ khách hàng thông qua khung lí thuyết tổng quát, làm tiền đề để doanh nghiệp phát triển chiến lược, quy trình và công cụ phù hợp giúp tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng, nâng cao lòng trung thành và tăng giá trị vòng đời khách hàng.
Ở mô hình hoạt động CRM này, quy trình gồm 5 yếu tố chính như sau:
- Đầu tiên là định hướng quan hệ khách hàng: Bản chất của CRM chính là việc quản lý mối quan hệ với khách hàng, chính vì vậy các mô hình hoạt động CRM đều phải hướng đến yếu tố chủ đạo này.
- Thứ hai là công nghệ CRM: bao gồm toàn bộ công nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng đảm bảo cho việc quản lý dữ liệu.
- Thứ ba là các tính năng để tương tác với khách hàng. Để tạo ra giá trị, nuôi dưỡng khách hàng, mô hình công nghệ CRM cần có sáng kiến, quy trình từ khâu tiếp nhận đến xử lý, gắn kết khách hàng.
- Thứ tư là quy trình thông tin: Mô hình CRM đưa ra các hoạt động thu thập, quản lý thông tin để biết 360 về khách hàng, am hiểu khách hàng chi tiết, đầy đủ nhất.
- Thứ năm là kiểm soát hiệu suất tổng thể để nắm được hiệu quả tiếp thị của từng bộ phận, cá nhân trong doanh nghiệp.
MISA tặng bạn ebook triển khai cẩm nang CRM trong doanh nghiệp B2B. Ebook có 42 trang, mục lục gồm các phần:
- Mở đầu
- Phần mềm CRM là gì?
- Lợi ích khi triển khai trong doanh nghiệp
- Ai là người sử dụng phần mềm CRM
- Hướng dẫn lựa chọn phần mềm CRM
- Hướng dẫn triển khai phần mềm CRM
- Hướng dẫn tối ưu dữ liệu CRM để tối ưu hoạt động kinh doanh
- Phần kết
Ảnh chụp 1 vài trang ebook:
V. TRIỂN KHAI MÔ HÌNH CRM THÀNH CÔNG VỚI MISA AMIS CRM
Với hơn 270.000 doanh nghiệp sử dụng, hiện tại MISA AMIS CRM là phần mềm CRM uy tín hàng đầu Việt Nam nhờ:
✔️Quản trị dữ liệu khách hàng 360 | lưu trữ tập trung thông tin liên hệ, lịch sử giao dịch, mua hàng, công nợ |
✔️Quản lý đội ngũ sale | KPIs, hoạt động chăm sóc khách hàng, check-in điểm thị trường |
✔️Quản lý hàng hóa, giá bán, khuyến mại | Danh mục hàng hóa, số lô, theo nhiều đơn vị tính; chính sách khuyến mại cho từng nhóm |
✔️Tối ưu quy trình bán hàng | Lên đơn hàng, phê duyệt báo giá, tra cứu tồn kho, công nợ… |
✔️30+ báo cáo bán hàng | Doanh thu, năng suất nhân viên, độ phủ thị trường, hàng hóa bán tốt, nguồn doanh số |
✔️Liên thông dữ liệu phòng ban | Kết nối dữ liệu Marketing – Bán hàng – Kế toán |
✔️API kết nối | Kết nối với nhiều hệ thống từ hệ sinh thái của MISA AMIS ( Phần mềm Kế toán, AMIS aiMarketing, AMIS Khuyến Mại…) và hệ thống bên ngoài: Voice IP, Mailchimp… |
✔️ Linh hoạt sử dụng | MISA AMIS CRM có 2 phiên bản Desktop và Mobile app dễ dàng sử dụng |
Để hình dung rõ hơn về những tính năng trên, mời anh chị click để xem ảnh minh họa.
Tổng kết
Như vậy, MISA AMIS đã đi qua 6 mô hình CRM phổ biến nhất hiện nay. Ngày càng nhiều doanh nghiệp đầu từ vào CRM. Các thống kê cho thấy, 91% doanh nghiệp có hơn 11 nhân viên đang sử dụng CRM. 74% người dùng đồng ý rằng nhờ có CRM mà họ đã cải thiện được khả năng tiếp cận khách hàng.
Để cải thiện doanh số và bắt kịp đối thủ cạnh tranh, nâng cao trải nghiệm khách hàng, hãy bắt đầu với MISA AMIS CRM ngay hôm nay!
