Chi phí phân phối và độ phủ thị trường là hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chiến lược marketing – bán hàng và lợi nhuận của doanh nghiệp. Làm thế nào để các nhà quản trị tìm ra được điểm cân bằng giữa hai yếu tố này?
Trong bài viết này, hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu về một số gợi ý giúp các nhà quản trị đưa ra quyết định tối ưu về quản lý, chi phí phân phối và độ phủ của thị trường.
Chi phí phân phối và độ phủ thị trường là gì?
Chi phí phân phối là các khoản chi phí mà doanh nghiệp phải chi trả để đưa sản phẩm hoặc dịch vụ đến khách hàng. Chi phí này bao gồm: phí vận chuyển, kho bãi, đóng gói, tồn kho và các bên trung gian.
Độ phủ thị trường là mức độ mà sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp có sẵn và dễ tiếp cận đối với thị trường mục tiêu. Điều này phụ thuộc vào chiến lược phân phối, số lượng, vị trí và loại hình kênh phân phối mà doanh nghiệp sử dụng, chẳng hạn như các nhà phân phối: nhà bán buôn, nhà bán lẻ, môi giới và đại lý…
Vì sao chi phí phân phối và độ phủ thị trường quan trọng đối với chiến lược marketing – bán hàng của doanh nghiệp?
Chi phí phân phối và độ phủ ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng của khách hàng, lợi thế cạnh tranh và lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu chi phí phân phối của doanh nghiệp quá cao, có thể mất tiền hoặc phải tăng giá sản phẩm, điều này có thể giảm nhu cầu và sự trung thành của khách hàng.
Nếu độ phủ thị trường quá thấp, doanh nghiệp có thể bỏ lỡ cơ hội tiềm năng hoặc để mất khách hàng cho đối thủ. Do đó, nhà quản trị cần cân nhắc giữa chi phí phân phối và độ phủ thị trường dựa trên mục tiêu phân phối, nhu cầu khách hàng và điều kiện thị trường.
Để cân nhắc giữa chi phí phân phối và độ phủ thị trường, việc đo lường và so sánh với các chỉ số và mục tiêu của toàn doanh nghiệp là điều quan trọng.
Có nhiều chỉ số và phương pháp doanh nghiệp có thể sử dụng để đánh giá như chi phí trên mỗi sản phẩm, chi phí trên mỗi khách hàng, tỷ lệ độ phủ thị trường, sự hài lòng của khách hàng và sự trung thành của khách hàng.
- Chi phí trên mỗi sản phẩm đề cập đến chi phí trung bình để phân phối một đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.
- Chi phí trên mỗi khách hàng là số tiền trung bình doanh nghiệp tiêu để phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ đến một khách hàng.
- Tỷ lệ phủ thị trường là phần trăm thị trường mục tiêu có thể tiếp cận sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp thông qua các kênh phân phối.
- Khoảng cách phủ thị trường là sự khác biệt giữa tỷ lệ phủ thị trường mà doanh nghiệp mong muốn và tỷ lệ phủ thị trường thực tế.
- Sự hài lòng của khách hàng là mức độ khách hàng hài lòng về chất lượng, tốc độ và quá trình phân phối.
- Sự trung thành của khách hàng là phần trăm khách hàng quay lại mua sắm hoặc duy trì sự trung thành với thương hiệu của doanh nghiệp.
Tối ưu hóa chi phí phân phối cho doanh nghiệp
Giảm chi phí phân phối có thể giúp doanh nghiệp tăng biên lợi nhuận, giảm giá sản phẩm hoặc đầu tư nhiều hơn vào các hoạt động tiếp thị khác. Tuy nhiên, điều quan trọng là duy trì chất lượng, tốc độ và độ tin cậy để đảm bảo sự hài lòng và của khách hàng. Để giảm chi phí, nhà quản trị có thể thương lượng để có được các giao dịch tốt hơn với nhà cung cấp, trung gian và đơn vị vận chuyển.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn cần tối ưu hóa chi phí quản lý tồn kho, tinh gọn quy trình đóng gói; sử dụng tự động hóa và công nghệ để cải thiện hiệu suất trong phân phối.
Bên cạnh đó, theo dõi và kiểm soát kỹ lưỡng các chi phí giao hàng là phương án hiệu quả để loại bỏ bất kỳ tổn thất đáng tiếc hoặc hành động gian lận nào đó.
Cải thiện khả năng tăng độ phủ thị trường
Tăng cường khả năng phủ thị trường phân phối có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận nhiều khách hàng hơn, mở rộng thị phần hoặc gia nhập các thị trường mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là không nên mở rộng mạng lưới phân phối quá mức, vì điều này có thể làm gia tăng chi phí và sự phức tạp trong hoạt động quản trị kênh.
Để tăng cường khả năng phủ thị trường, hãy phân tích tiềm năng thị trường mục tiêu và xác định các phân đoạn và khu vực có lợi nhuận nhất. Tiếp theo, hãy chọn các kênh và phương pháp tốt nhất cho loại sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp, giá cả và vị trí. Sau đó, xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ và hỗ trợ trung gian xuyên suốt quá trình phân phối sản phẩm.
Ngày nay, phần mềm DMS (hệ thống quản lý phân phối) được áp dụng nhiều trong các doanh nghiệp phân phối để hỗ trợ hiệu quả trong việc xây dựng mối quan hệ với đối tác và các trung gian phân phối. Phần mềm DMS tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng và duy trì mối quan hệ bền vững với các trung gian phân phối thông qua việc cung cấp thông tin đáng tin cậy và tối ưu hóa quy trình làm việc.
Cùng với đó, phần mềm DMS cho phép doanh nghiệp quản lý phân phối dễ dàng bằng việc:
- Quản lý thông tin khách hàng 360: DMS cho phép lưu trữ thông tin chi tiết về khách hàng và trung gian phân phối, bao gồm thông tin liên hệ, lịch sử mua hàng, yêu cầu đặc biệt và các ghi chú quan trọng. Điều này giúp nắm bắt được nhu cầu của từng đối tác phân phối và tạo một cơ sở thông tin đáng tin cậy.
- Quản lý hàng hóa, danh mục sản phẩm: DMS giúp hiển thị và quản lý danh mục sản phẩm một cách chi tiết, bao gồm thông tin về giá, số lượng, đơn vị tính, nhà sản xuất, hạn sử dụng,…. Điều này giúp đảm bảo rằng doanh nghiệp có thông tin cụ thể về sản phẩm để lên kế hoạch bán hàng phù hợp.
- Quản lý tồn kho, đơn hàng, công nợ: DMS hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả trong việc theo dõi, tra cứu dữ liệu về số lượng tồn kho; quá trình tiếp nhận, xử lý và theo dõi đơn hàng hay công nợ đang tồn đọng của các trung gian phân phối. Điều này giúp doanh nghiệp nắm được toàn cảnh quá trình bán hàng cho các trung gian phân phối.
- Quản lý sales đi tuyến dễ dàng: Một phần quan trọng của DMS là tích hợp các tính năng định tuyến để tối ưu hóa quá trình đi tuyến cho nhân viên sales. Sales có thể thể thiết kế lộ trình đi tuyến tối ưu ngay trên phần mềm, check in/check out hay lên đơn ngay tại điểm bán để ghi nhận hiệu quả đi tuyến.
- Quản lý giá và khuyến mãi: DMS giúp doanh nghiệp thiết lập giá và chương trình khuyến mãi hiệu quả để nhân viên kinh doanh có thể áp dụng linh hoạt chương trình bán hàng cho nhà phân phối, đại lý của mình thay vì phải nhớ chi tiết hàng chục chương trình cùng lúc. Đồng thời nhà quản lý cũng như sales có thể theo dõi hiệu quả của từng chương trình để đánh giá các chính sách có lợi trong việc kinh doanh của doanh nghiệp.
- Báo cáo bán hàng và theo dõi hiệu quả sản xuất kinh doanh: DMS cung cấp các báo cáo linh hoạt như doanh số, số lượng đơn hàng, số lượng khách hàng mới, và các thông số khác. Điều này giúp nhà quản lý doanh nghiệp theo dõi và đánh giá mối quan hệ với từng đối tác phân phối cũng như đánh giá hiệu quả sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp thông qua việc phân phối sản phẩm đến từng thị trường.
Đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản lý phân phối, phần mềm DMS từ MISA hiện nay là phần mềm quản lý phân phối & bán hàng hàng đầu được nhiều doanh nghiệp phân phối lựa chọn.
Với hơn 40 tính năng chính được thiết kế theo đúng nhu cầu thực tế của của các doanh nghiệp phân phối trên thị trường. Giao diện thân thiện, tính năng thực tế, chi phí phù hợp, phần mềm DMS từ MISA đáp ứng mọi nhu cầu của các doanh nghiệp phân phối trong nhiều lĩnh vực: thực phẩm, dược phẩm, hóa chất, mỹ phẩm, máy móc,…
Tính năng nổi bật:
✔️ Quản trị dữ liệu khách hàng 360: Thông tin liên hệ, lịch sử giao dịch, mua hàng, công nợ,…
✔️ Quản lý đội ngũ sale: Giao và thực hiện KPIs, hoạt động chăm sóc khách hàng, nhiệm vụ thực hiện,…
✔️ Quản lý sales đi tuyến: Lên lộ trình đi tuyến tối ưu, check in/check out điểm bán theo GPS, lên đơn tại điểm bán,…
✔️ Quản lý hàng hóa, giá bán, khuyến mại theo danh mục hàng hóa, đơn vị tính, số lô, số date,…
✔️ Tối ưu quy trình bán hàng: Lên đơn hàng, phê duyệt báo giá, tra cứu tồn kho, công nợ…
✔️ 40+ báo cáo bán hàng real-time: Doanh thu, năng suất nhân viên, độ phủ thị trường, hàng hóa bán tốt, nguồn doanh số
✔️ Liên thông, kết nối dữ liệu Marketing – Bán hàng – Kế toán
Ngoài ra, đa dạng hóa hình thức phân phối bằng cách sử dụng nhiều kênh và phương pháp khác nhau để tiếp cận các khách hàng. Doanh nghiệp cũng có thể cải thiện độ nhận diện thương hiệu trực tuyến của mình bằng cách sử dụng các nền tảng thương mại điện tử, mạng xã hội và tiếp thị số.
Cân nhắc giữa chi phí và khả năng phủ thị trường trong việc phân phối là quá trình liên tục đòi hỏi sự đánh giá và điều chỉnh liên tục. Bằng cách tuân theo các kỹ thuật và phương pháp này, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa chiến lược phân phối của mình, thúc đẩy tăng trưởng doanh thu.
Tạm kết
Như vậy, chi phí phân phối và độ phủ thị trường đóng vai trò quan trọng trong chiến lược marketing – bán hàng. Để đảm bảo sự hài lòng cho khách hàng và đạt được mục tiêu tăng trưởng của doanh nghiệp, các nhà quản trị cần tìm kiếm sự cân bằng giữa chi phí phân phối và độ phủ của thị trường.
Việc đo lường, so sánh và tối ưu hóa chi phí, đồng thời tăng cường độ phủ thị trường đều là những bước chủ chốt trong toàn bộ quá trình phân phối. Bằng việc thực hiện các biện pháp này một cách linh hoạt và hợp lý, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tối ưu hóa được chiến lược phân phối của mình.
Để giúp các doanh nghiệp gia tăng hiệu quả quản lý phân phối, MISA gửi tặng anh/chị bộ ebook quản lý kênh phân phối đội ngũ MISA AMIS với 3 nội dung chính:
Phần 1: Bản chất và tầm quan trọng của kênh phân phối
Phần 2: Cấu trúc kênh phân phối
Phần 3: Lựa chọn và quản lý kênh phân phối
Bản tóm tắt tài liệu:
>>TẢI EBOOK QUẢN LÝ KÊNH PHÂN PHỐI TẠI ĐÂY<<