Market Share là gì? Cách đo lường thị phần chính xác nhất

19/05/2022
4303

Market Share là gì? Market Share là một khái niệm căn bản trong chuỗi chiến lược quản lý và tiếp thị hiện đại. Market Share được sử dụng để đánh giá tiềm năng, sức mạnh phát triển và khả năng cạnh tranh của một công ty trên thị trường.

Vậy cụ thể hơn, Market Share là gì? Nó có vai trò như thế nào và cách đo lường ra sao để có một kế hoạch kinh doanh hiệu quả? Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

I. Market Share là gì?

Market Share được hiểu là thị phần, là một khái niệm quan trọng trong Marketing hiện đại và quản trị chiến lược. Cụ thể, đây là phần trăm thị trường mà một công ty đã chiếm lĩnh, là sự phân chia thị trường của công ty với thị trường của các đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Như vậy, những thương hiệu dẫn đầu thị trường thì thường sẽ có thị phần lớn nhất.

Market Share là gì?
Tìm hiểu Market Share là gì?

Thị phần là một trong những tiêu chí đầu tiên để đánh giá sự thành công của một công ty. Mặc dù thị phần không phải là tiêu chí duy nhất để xác lập vị trí thống lĩnh nhưng giữa thị phần và sức mạnh thị trường có mối tương quan chặt chẽ, tức là thị phần càng lớn thì sức mạnh trên thị trường của doanh nghiệp cũng càng lớn.

Lợi thế của người dẫn đầu thị trường không chỉ là doanh số cao, mà còn là kênh bán hàng chiếm ưu thế, giá cổ phiếu cao hơn, tỷ lệ chiết khấu bán lẻ thấp hơn để tăng lợi nhuận…

II. Cách xác định và đo lường Market Share cho doanh nghiệp

Thị phần là thước đo tỷ lệ phần trăm doanh số bán sản phẩm của một công ty so với các đối thủ cạnh tranh hoặc một thị trường tổng thể, không phải là số lượng khách hàng. Nó được tính bằng tỷ lệ giữa hàng hóa được bán hoặc dịch vụ được cung cấp bởi một công ty trên tổng số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ được cung cấp trên một thị trường nhất định.

Có hai cách tính thị phần Market Share doanh nghiệp:

– Thị phần = Doanh số tổng hàng hoá bán ra/ Tổng doanh số toàn thị trường

– Thị phần = Số lượng sản phẩm bán ra của doanh nghiệp/ Tổng thị trường tiêu thụ.

Theo đó:

  • Thị phần > 1 => lợi thế cạnh tranh thuộc về doanh nghiệp
  • Thị phần < 1 => lợi thế cạnh tranh thuộc về đối thủ trên thị trường
  • Thị phần = 1 => lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp bằng lợi thế cạnh tranh của đối thủ trên thị trường

Bộ công cụ tối ưu hoạt động kinh doanh MISA AMIS CRM

MISA AMIS CRM là giải pháp phần mềm hỗ trợ các nghiệp vụ bán hàng, giúp doanh nghiệp chăm sóc khách hàng tốt hơn, nâng cao năng suất cho sales, tối ưu hoạt động kinh doanh và bứt phá doanh thu.

Những tính năng nổi bật của MISA AMIS CRM bao gồm:

  • Lưu trữ, quản lý thông tin khách hàng tập trung, xuyên suốt.
  • Quản lý, theo dõi, đánh giá nhân viên sales nói chung & nhân viên đi thị trường nói riêng.
  • Tối ưu & tự động quy trình bán hàng, quy trình phê duyệt đơn hàng – báo giá
  • Liên thông dữ liệu về khách hàng tiềm năng với Marketing; thông tin tồn kho, công nợ, đơn hàng… với Kế toán
  • +30 loại báo cáo đa chiều – chính xác – kịp thời: tình hình thực hiện mục tiêu doanh số, hiệu suất nhân viên, hàng hóa, thị trường…

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI KHOẢN TRẢI NGHIỆM THỬ MIỄN PHÍ:

 

III. Làm thế nào để doanh nghiệp mở rộng Market Share?

1. Chăm sóc khách hàng cũ, tìm kiếm khách hàng mới để mở rộng thị phần

Chăm sóc khách hàng cũ, tìm kiếm khách hàng mới
Market Share chăm sóc khách hàng cũ, tìm kiếm khách hàng mới

Việc bán hàng cho khách hàng cũ thường dễ hơn và có lợi hơn nhiều so với việc tìm kiếm tệp khách hàng mới. Doanh nghiệp có thể sử dụng quy tắc 80/20, điều này có nghĩa là tập trung vào nhóm 20% khách hàng mang lại 80% doanh số. Phương pháp này sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để tăng khả năng quay lại mua hàng của nhóm khách hàng cũ, doanh nghiệp cần lưu ý một số nguyên tắc sau:

  • Cung cấp sản phẩm đúng với nhu cầu, nguyện vọng của khách hàng.
  • Đưa ra những lý do dự trù khách hàng có thể không mua hàng kèm theo cách giải quyết phù hợp nhất.
  • Thường xuyên duy trì và kết nối với khách hàng cũ.
  • Sử dụng nhóm khách hàng cũ như một phương tiện hỗ trợ truyền thông, lan tỏa thông điệp của doanh nghiệp.
  • Thông tin đến khách hàng về những nhóm sản phẩm mới.

Đối với những khách hàng doanh nghiệp đã từng chăm sóc nhưng chưa sinh doanh số cho doanh nghiệp, có thể mất thời gian và tiền bạc để tìm ra lý do tại sao khách hàng lại “dừng chân” không sử dụng dịch vụ / sản phẩm của mình để từ đó đưa ra giải pháp khắc phục sự cố đó để đưa họ trở lại.

Chăm sóc khách hàng hiệu quả với MISA AMIS CRM

Phần mềm quản lý bán hàng & chăm sóc khách hàng MISA AMIS CRM tập hợp các tính năng giúp doanh nghiệp chăm sóc hiệu quả & tối ưu các điểm chạm khách hàng. Cụ thể:

  • Thu thập và quản lý mọi thông tin khách hàng tập trung: mọi lịch sử giao dịch,  trao đổi với khách hàng đều được lưu trữ tập trung, giúp đội ngũ có cái nhìn xuyên suốt về khách hàng, thấu hiểu khách hàng 360 độ để chủ động trong các giao dịch. 
  • Liên thông, đồng bộ dữ liệu: liên thông dữ liệu khách hàng tiềm năng giữa bộ phận Marketing – Bán hàng – Chăm sóc khách hàng – Kế toán.
  • Hỗ trợ phân tích khách hàng tiềm năng: phân tích & đánh giá các thương vụ với khách hàng, thương vụ nào cần phải tập trung đẩy mạnh, đang tắc ở khâu nào, khách hàng nào cần chăm sóc “đặc biệt”…
  • Kiểm soát tiến độ công việc: từng hoạt động của nhân viên, đang làm việc gì và tiến độ như thế nào đối với mỗi khách hàng, đều được phần mềm AMIS CRM ghi nhận.

ĐĂNG KÝ TRẢI NGHIỆM THỬ MIỄN PHÍ PHẦN MỀM CSKH MISA AMIS CRM TẠI ĐÂY:

 

2. Đa dạng các kênh tiếp thị và kênh bán hàng để tăng thị phần

Đa dạng các kênh tiếp thị và kênh bán hàng
Đa dạng các kênh tiếp thị và kênh bán hàng

Doanh nghiệp có thể tăng Market Share bằng cách mở rộng các kênh tiếp thị bao gồm các kênh truyền thông quảng cáo và đa dạng các kênh bán hàng. Một số kênh truyền thông phổ biến nhất hiện tại để tiếp cận khách hàng mục tiêu như: TV, báo đài, các trang mạng xã hội, Website… 

Đối với các kênh phân phối, bán hàng, công ty có thể tập trung vào các kênh bán lẻ như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng tạp hóa; các sàn thương mại điện tử hoặc kênh bán buôn… 

>> Đọc thêm: Các kênh bán hàng phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay

3. Thâm nhập thị trường mới để mở rộng thị phần

Để xâm nhập vào thị trường mới hiệu quả nhất, doanh nghiệp cần bắt đầu với một nền tảng vững chắc từ những thành công trên thị trường cũ trước đó và một mạng lưới dày đặc các thông tin thị trường tiềm năng để cân nhắc doanh nghiệp sẽ chiếm lĩnh thị trường nào. Các quyết định chiến lược phải dựa trên những nghiên cứu sâu rộng và phân tích chuyên sâu về ngách thị trường này. Việc phân tích kỹ lưỡng thị trường ngách sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định chính xác nhất về việc sử dụng các kênh truyền thông như quảng cáo trực tuyến, tiếp thị qua email, các kênh Social… 

>> Đọc thêm: Chiến lược thâm nhập thị trường (Market penetration) là gì?

4. Cải tiến, đa dạng hóa sản phẩm và cách thức bán hàng

Hoạt động đa dạng hoá sản phẩm để mở rộng thị phần bao gồm việc phát triển, cải tiến, nghiên cứu và sản phẩm từ các sản phẩm truyền thống hiện có và đưa ra thị trường tiêu thụ. Đây là một trong những chiến lược cơ bản để nâng cao năng lực cạnh tranh và gia tăng Market Share. Việc giới thiệu một sản phẩm mới hoặc cải tiến một sản phẩm cũ hơn có thể giúp doanh nghiệp gia tăng đáng kể thị phần, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ thua lỗ lớn nếu sản phẩm bị lỗi hoặc chưa đánh đúng vào phân khúc. Các công ty phải chuẩn bị cho những thử nghiệm như vậy và giảm thiểu rủi ro bằng cách nghiên cứu thị trường mục tiêu và đánh giá các đối thủ cạnh tranh trước khi tung ra các sản phẩm mới.

Cải tiến, đa dạng hóa sản phẩm và cách thức bán hàng
Cải tiến, đa dạng hóa sản phẩm và cách thức bán hàng để mở rộng market share

IV. Học hỏi cách những thương hiệu nổi tiếng mở rộng thị phần của mình

1. Market Share của Apple

Hiện tại, Apple đang cạnh tranh trực tiếp với các dòng thiết bị công nghệ của Android. Trên thị trường hiện nay, giá các mẫu iPhone có mức giá chênh lệch nhau tới 100 đô la. Với chính sách giá thuộc khổ rộng tạo điều kiện cho iPhone có thể cạnh tranh với tất cả các thiết bị Android mà không làm ảnh hưởng đến doanh số của các mẫu cao cấp. Phiên bản iPhone giá “mềm” cũng giúp Apple có cơ hội thâm nhập vào các thị trường đang phát triển, nơi người dùng ít quan tâm đến các mẫu điện thoại nghìn đô.

Cứ ra mắt một sản phẩm mới, Apple lại điều chỉnh giá của các mẫu tiền nhiệm. Trong những năm trước, mẫu iPhone 11 đã được giảm giá 50 USD so với người tiền nhiệm của nó – iPhone XR. Chính nhờ có những khoảng cách giá hợp lý, Apple ngày càng mở rộng thị phần ở đa dạng các phân khúc.

2. Market Share của TH TrueMilk

TH TrueMilk áp dụng mở rộng thị trường với chiến lược phát triển sản phẩm theo chiều rộng và chiều sâu: trong cùng một nhóm sản phẩm TH True Milk có nhiều biến thể khác nhau như: có đường/ ít đường/ không đường, vị dâu/ sô cô la/ sữa trắng, kem các vị, sữa chua các vị.

TH TrueMilk áp dụng mở rộng thị trường với chiến lược phát triển sản phẩm
TH TrueMilk áp dụng mở rộng thị trường với chiến lược phát triển sản phẩm

Theo phương châm luôn đáp ứng nhu cầu khắt khe hơn của thị trường, tập đoàn TH cam kết xây dựng các điểm bán hàng, kênh bán hàng, phù hợp với mọi đối tượng. Ngoài phân phối tại các siêu thị, cửa hàng tạp hóa… các sản phẩm của TH còn được bày bán tại các siêu thị và cửa hàng của TH True Mart. Đây là một cách làm thông minh để đẩy sản phẩm mới với mục đích chính là thúc đẩy bán hàng cho cho đa dạng tệp khách hàng sau khi người tiêu dùng đã tin tưởng vào thương hiệu TH. 

3. Bamboo Airways áp dụng Market Share như nào?

Nói về chiến lược xâm nhập của Bamboo Airway chúng ta phải nhắc đến mô hình kết hợp hàng không và du lịch, trong đó chú trọng sử dụng các cảng hàng không chưa hoạt động hết công suất đã mang lại “luồng gió mới” cho thị trường hàng không. Tận dụng lợi thế từ công ty mẹ là FLC Group – đơn vị phát triển và khai thác chuỗi khách sạn và khu nghỉ dưỡng FLC 5 sao trên cả nước, Bamboo Airways nhanh chóng xây dựng mạng lưới hơn 50 đường bay với độ phủ rộng khắp, dựa trên điểm đến là những điểm du lịch mới. Dịch vụ bay và các sản phẩm nghỉ dưỡng chơi gôn được đông đảo khách hàng sử dụng vì tính tiện lợi, linh hoạt, giá cả hợp lý và chất lượng cao.

“Bay đúng giờ” là một trong những chìa khóa giúp Bamboo Airways thu hút khách hàng. Kể từ khi ra mắt, hãng hàng không tư nhân này đã liên tục đứng đầu về hiệu suất đúng giờ cao nhất trong toàn ngành hàng không với con số lên đến 95,4%. Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) đã trao cho thương hiệu Bamboo Airways Chứng nhận đánh giá an toàn khai thác IOSA, một trong những chứng chỉ quan trọng nhất về an toàn hàng không. Chính những điều này đã giúp Bamboo có chỗ đứng và cạnh tranh sòng phẳng với các ông lớn trên thị trường.

Marketing Share của Bamboo
Chiến dịch Market Share của Bamboo

V. Bộ công cụ tối ưu hoạt động kinh doanh MISA AMIS CRM

Là nhà quản lý kinh doanh, bạn luôn trăn trở những vấn đề như:

  • Làm thế nào để quản lý lượng lớn dữ liệu khách hàng tập trung, tránh thất thoát?
  • Làm sao để quản lý đội ngũ sales, nhân viên đi thị trường hiệu quả?
  • Làm sao để có báo cáo tình hình kinh doanh tức thì để kịp thời ra quyết định?
  • Làm sao để tối ưu các quy trình, tránh chồng chéo, số liệu không đồng nhất giữa bộ phận Marketing – Kế toán – Bán hàng?

Những vấn đề trên sẽ được giải quyết khi sử dụng công cụ MISA AMIS CRM. Với MISA AMIS CRM:

– Tất cả data khách hàng được lưu trữ tập trung tránh thất thoát

MIsa Amis CRM lữu trữ tập chung thông tin
MISA AMIS CRM giúp lưu trữ tập trung mọi thông tin giao dịch

– Mọi thông tin về khách hàng như liên hệ, thông tin giao dịch, lịch sử mua bán được ghi nhận tại một nơi giúp Sales thấu hiểu khách hàng, tiện chăm sóc từ đó gia tăng doanh số.

Tối ưu các quy trình phê duyệt báo giá, hợp đồng… nhanh chóng giúp chăm sóc khách hàng kịp thời, gia tăng sự hài lòng của khách hàng.

– Nhà quản lý dễ dàng quản lý đội sales nhờ hệ thống báo cáo đa chiều đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu doanh số của từng phòng ban/nhân viên, tỷ lệ chuyển đổi cơ hội sang hợp đồng, lý do thắng thua, vòng đời cơ hội để kịp thời điều chỉnh, đào tạo, động viên giúp gia tăng năng suất đội ngũ bán hàng.

giao diện báo cáo năng lực nhân viên trên AMIS CRM
Giao diện báo cáo năng lực nhân viên trên AMIS CRM

Đăng ký dùng thử để nhận tài khoản trải nghiệm miễn phí trọn bộ công cụ của MISA AMIS CRM TẠI ĐÂY:

– Đối với doanh nghiệp có nhân viên đi thị trường, nhà quản lý dễ dàng theo dõi lộ trình đi tuyến của nhân viên nhờ tính năng Check-in điểm đến.Quản lý nhân viên kinh doanh đi thị trường

– Ngoài báo cáo về hiệu suất nhân viên, MISA AMIS CRM cung cấp hơn 30+ loại báo cáo khác về doanh số, thị trường, đơn hàng, sản phẩm, kênh bán… giúp nhà quản lý nắm bắt tình hình kinh doanh tức thời và ra quyết định chính xác.

Đồng bộ và liên thông dữ liệu về thông tin khách hàng tiềm năng với Bộ phận Marketing, dữ liệu về thông tin khách hàng, tồn kho, công nợ, báo giá, đơn hàng với Kế toán.AMIS CRM liên thông dữ liệu phòng ban

Khi sử dụng MISA AMIS CRM:

  • Khách hàng được chăm sóc tốt hơn từ đó gia tăng sự hài lòng, bứt phá doanh số
  • Các quy trình bán hàng được tối ưu, doanh nghiệp vận hành trơn tru hơn
  • Đội ngũ bán hàng được tổ chức và quản lý hiệu quả hơn, tăng năng suất
  • Nhân viên sale có công cụ hỗ trợ làm việc hiệu quả hơn

Đặc biệt, MISA AMIS CRM có thể tùy chỉnh để doanh nghiệp ở bất cứ quy mô nào cũng đều có thể sử dụng.

>> Xem video demo tính năng chi tiết Tại đây:

Đăng ký dùng thử để nhận tài khoản trải nghiệm miễn phí trọn bộ công cụ của MISA AMIS CRM tại đây:

VI. Tổng kết

Qua bài viết trên, MISA AMIS hi vọng đã giúp bạn đọc hiểu rõ Market Share là gì, ý nghĩa và tầm quan trọng của Market Share cũng như bí quyết gia tăng thị phần của công ty mang lại hiệu quả cao cho hoạt động kinh doanh.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả