ASM là gì? Mô tả công việc của Area Sales Manager từ A-Z

11/09/2023
615

Vị trí ASM – Quản lý bán hàng khu vực là vị trí quan trọng, chịu trách nhiệm trực tiếp tới doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp trong một khu vực nhất định. Vậy ASM là gì ? Chức năng và nhiệm vụ của ASM trong kinh doanh? Hãy cùng MISA AMIS HRM tìm hiểu công việc của một Area Sales Manager ngay sau đây:

1. ASM là gì?

ASM là viết tắt của thuật ngữ Tiếng Anh “Area Sales Manager” – Quản lý bán hàng khu vực. Đây là vị trí có trách nhiệm quản lý và điều hành tất cả các hoạt động bán hàng trong một khu vực địa lÝ cụ thể. Người quản lý trực tiếp ASM thường là “National Manager” – Giám đốc kinh doanh toàn quốc hoặc “Regional Sales Manager” – Giám đốc kinh doanh cấp vùng.

Tìm hiểu khái niệm ASM là gì
Tìm hiểu khái niệm ASM là gì

Vị trí này sẽ chịu trách nhiệm chính cho những mục tiêu về doanh số và lợi nhuận của doanh nghiệp trong một khu vực nhất định. Đây cũng là người điều phối chính cho các hoạt động bán hàng và các chiến lược xúc tiến của công ty, nhằm gia tăng doanh thu cho tổ chức.

Một Area Sales Manager (ASM) xuất sắc cần có kiến thức sâu về ngành hàng đang phụ trách cũng như tích lũy kinh nghiệm giao tiếp đáng kể. Quản lý bán hàng khu vực là nhân tố tác động trực tiếp đến sự thành công trong kinh doanh và hoạt động bán hàng tại vùng hoặc khu vực tương ứng.

Để đạt đến vị trí quản lý bân hàng khu vực cấp cao, nhân viên kinh doanh phải đi qua một lộ trình thăng tiến dài hơi. Cán bộ nhân viên cần đầu tư vào việc phát triển năng lực, kinh nghiệm và kỹ năng một cách nghiêm túc và tỉ mỉ. Một số người có thể đạt được vị trí ASM chỉ sau vài năm. Một số người khác có thể mất đến 10 năm hoặc thậm chí lâu hơn.

2. Mô tả công việc cho vị trí nhân viên ASM

Trong quá trình tuyển dụng vị trí nhân viên ASM, nhà tuyển dụng cần lưu ý ghi đầy đủ những nội dung sau vào Mô tả công việc để có thể nhận được những hồ sơ ứng tuyển phù hợp nhất:

  • Dự đoán và thực hiện mục tiêu doanh thu cụ thể cho từng khu vực phụ trách.
  • Mở rộng phạm vi kinh doanh và tệp khách hàng mới bằng việc nghiên cứu và theo dõi nhóm khách hàng mục tiêu.
  • Quản lý sát sao dữ liệu bán hàng, theo dõi doanh thu theo tuần và theo tháng.
  • Bắt kịp những xu hướng mua hàng trên thị trường, từ đó thấu hiểu nhu cầu mới của khách hàng.
  • Cập nhật thường xuyên chỉ số doanh thu và lãi – lỗ cho ban lãnh đạo của công ty.
  • Nghiên cứu tính chất khu vực để xây dựng chiến lược kinh doanh theo phương hướng phát triển dài hạn của công ty.
  • Đóng góp về chiến lược giá cho sản phẩm của doanh nghiệp.
  • Tham gia trực tiếp vào hoạt động tư vấn khách hàng cũng như các sự kiện thúc đẩy mua hàng của doanh nghiệp.
  • Quản lý mối quan hệ thân thiết với các đơn vị / tổ chức cung ứng sản phẩm.
  • Nghiên cứu đặc tính sản phẩm, giá cả và chiến lược kinh doanh của đối thủ cạnh tranh để nâng cao doanh thu.
  • Tuyển chọn và đào tạo trau dồi nghiệp vụ thường xuyên của đội ngũ nhân viên bán hàng dưới quyền.
asm là gì
Tìm hiểu những hạng mục thường gặp trong bản mô tả công việc ASM

3. Chức năng và nhiệm vụ của một ASM tại doanh nghiệp

3.1 Chức năng của vị trí ASM

Nhân viên ASM có 4 chức năng chính và xuyên suốt, bao gồm:

asm là gì
Những nhiệm vụ chính mà ASM đảm nhận
  • Đảm bảo rằng toàn bộ hoạt động trong quá trình bán hàng khu vực được tối ưu hóa để tạo ra doanh thu cao nhất có thể.
  • Đào tạo và huấn luyện liên tục đội ngũ bán hàng: ASM phải tuyển dụng, đào tạo, và quản lý nhóm bán hàng của họ. Trong đó việc đào tạo là cần thiết nhằm đảm bảo nhân viên bán hàng dưới quyền có đủ kiến thức và kỹ năng để tư vấn và giới thiệu sản phẩm cho khách hàng hiệu quả.
  • Thực hiện việc lập báo cáo bán hàng định kỳ: Bao gồm báo cáo tuần và tháng, để đánh giá hiệu suất hoạt động, tình trạng bán hàng và các vấn đề đang đối mặt. Sau đó, kịp thời chỉnh sửa kế hoạch chiến lược cũ như phân chia lại nguồn nhân lực, cải thiện các khía cạnh của quá trình bán hàng và nhiều hơn nữa.
  • Phát triển và xây dựng văn hóa bán hàng: Để nhân viên kinh doanh hoạt động với tác phong chuyên nghiệp đây cũng là đại diện hoàn hảo giúp người dùng gia tăng nhận biết thương hiệu và để lại ấn tượng cho khách hàng.

>>> Xem thêm: Top phần mềm chấm công miễn phí tốt nhất hiện nay

3.2 Nhiệm vụ của vị trí ASM

Nhiệm vụ chính của một Area Sales Manager là đảm bảo rằng khu vực bán hàng của họ đạt được mục tiêu doanh số và lợi nhuận của công ty. Điều này đòi hỏi họ phải:

Vị trí ASM đòi hỏi tương tác với khách hàng và đối tác
Vị trí ASM đòi hỏi tương tác với khách hàng và đối tác
  • Duy trì một sự tập trung không ngừng trong việc giám sát, theo dõi, và cập nhật thông tin liên quan đến hệ thống phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ, khách hàng, doanh số, tình hình kinh doanh, và nhân sự. Từ đó có cái nhìn tổng thể về tình hình kinh doanh và bán hàng trong vùng và khu vực được phụ trách.
  • Từ việc thu thập thông tin, ASM có khả năng đưa ra ý kiến và đóng góp sát tình hình thực tế giúp cải thiện hiệu quả hoạt động của bộ phận bán hàng và kinh doanh. Họ cũng có nhiệm vụ đề xuất chương trình đào tạo và huấn luyện định kỳ để nâng cao năng lực.

>>> Xem thêm: Top phần mềm quản lý KPI miễn phí hiệu quả nhất

5. Kỹ năng của một nhân viên ASM

Muốn phát triển lên vị trí ASM, cán bộ nhân viên cần có kiến thức sản phẩm vững chãi và biết ứng dụng kỹ năng mềm vào trong công việc thực tiễn. Dưới đây là một số kỹ năng quan trọng mà ứng viên cần thể hiện trong buổi phỏng vấn:

5.1 Kỹ năng lãnh đạo

Một nhân viên ASM cần phải có khả năng lãnh đạo mạnh mẽ để có thể hướng dẫn và quản lý nhóm bán hàng của họ. Họ phải thúc đẩy nhóm làm việc hiệu quả và đạt được mục tiêu. Kỹ năng lãnh đạo tốt thể hiện ở sự tin tưởng và tín nhiệm mà cấp dưới dành cho ASM của mình. Ứng viên sẽ cần trau dồi sự quyết đoán và khéo léo trong thời gian dài.

Những vị trí dưới quyền của ASM thường có: Giám sát kinh doanh, quản lý bán hàng chi nhánh, nhân viên bán hàng.

Một nhân viên ASM cần phải có khả năng lãnh đạo mạnh mẽ để có thể hướng dẫn và quản lý nhóm bán hàng của họ
Một nhân viên ASM cần phải có khả năng lãnh đạo mạnh mẽ để có thể hướng dẫn và quản lý nhóm bán hàng của họ

5.2 Kỹ năng chọn lọc và phân tích

ASM cần phải có khả năng phân tích dữ liệu và thông tin để đưa ra quyết định thông minh về chiến lược bán hàng và kế hoạch tiếp thị. Để đánh giá kỹ năng này nhà tuyển dụng có thể sử dụng bài kiểm tra để xem kế hoạch kinh doanh mà ứng viên lên có bám sát tình hình tiêu thụ thực tế và phù hợp với nhu cầu người dùng hay không.

Sự nhạy bén và khả năng tư duy logic sẽ là điểm cộng cho vị trí này. Hội đồng tuyển dụng có thể hỏi thêm về nguồn thu thập dữ liệu và cách thức phân tích dữ liệu để đánh giá ứng viên sát nhất.

5.3 Kỹ năng lập kế hoạch

Lập kế hoạch là một phần quan trọng trong công việc của ASM. Họ phải xây dựng kế hoạch chi tiết cho hoạt động bán hàng trong khu vực của họ và đảm bảo rằng nhóm luôn theo sát kế hoạch đó.

Một bản kế hoạch tốt cần biết tận dụng thế mạnh của từng thành viên trong nhóm, đồng thời ước lượng được thời gian hoàn thành công việc phù hợp với năng lực của các thành viên.

5.4 Kỹ năng nắm bắt nhanh

ASM cần phải có khả năng nắm bắt thông tin nhanh chóng và phản ứng linh hoạt khi có thay đổi trong thị trường hoặc tình hình bán hàng. Xu hướng mới trên thị trường hay bất cứ tác động nào từ môi trường bên ngoài cũng có thể khiến doanh thu của tổ chức xuống dốc.

Một ASM tài năng sẽ biết cách lợi dụng những xu hướng đang lên để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, đồng thời có những chiến lược kịp thời để ứng phó với những biến đổi xấu.

5.5 Khả năng giao tiếp và truyền đạt

Khả năng giao tiếp và truyền đạt cần thiết trong quá trình trao đổi với cấp dưới và báo cáo với cấp trên. Nếu ASM không có kỹ năng này sẽ gây mất kết nối trong nội bộ, người nghe không thể nắm được đầy đủ kế hoạch và mục tiêu dẫn đến thực hiện sai.

Khả năng giao tiếp và truyền đạt cần thiết trong quá trình trao đổi với cấp dưới và báo cáo với cấp trên
Khả năng giao tiếp và truyền đạt cần thiết trong quá trình trao đổi với cấp dưới và báo cáo với cấp trên

5.6 Kỹ năng ứng dụng công nghệ

Với sự phát triển của công nghệ 4.0, việc biết tận dụng công nghệ để tối ưu hiệu suất sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp. Vậy nên nhiều doanh nghiệp đòi hỏi ASM cần phải biết sử dụng công nghệ hiện đại trong việc quản lý thông tin, theo dõi doanh số bán hàng và tương tác với khách hàng.

5.7 Kỹ năng tuyển dụng

Kỹ năng tuyển dụng giúp ASM có thể xây dựng và duy trì đội ngũ bán hàng tài năng nhất. Họ cần phải chọn lọc và tuyển dụng những nhân viên có kỹ năng và tiềm năng. Mặc dù sẽ có sự hỗ trợ từ phía Phòng Nhân sự, tuy nhiên ASM cũng cần phải đánh giá được mức độ phù hợp của ứng viên với đội nhóm của mình.

Điều này để hạn chế việc doanh nghiệp mất công đào tạo nhân viên mới nhưng không thể gắn bó cũng như giảm lãng phí tiền bạc cho doanh nghiệp khi phải tuyển lại một nhân viên mới.

6. Mức lương của nhân viên ASM hiện nay

Mức lương của một nhân viên ASM có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như ngành công nghiệp, khu vực địa lý và kinh nghiệm làm việc. Thông thường, lương cứng của vị trí ASM trong cùng một ngành sẽ không có nhiều sự chênh lệch, chủ yếu đến từ mức thưởng doanh số theo quy định của công ty.

Theo dữ liệu thống kê mới nhất, mức lương trung bình của nhân viên ASM tại Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2023 giao động trong khoảng từ 15 triệu đến 30 triệu VNĐ mỗi tháng. Tuy nhiên, ở các khu vực thành thị lớn hoặc trong các ngành công nghiệp có độ cạnh tranh cao, mức lương có thể cao hơn khảo sát nhiều, có thể lên tới 70 triệu VNĐ/tháng.

7. Lộ trình thăng tiến của vị trí ASM

Lộ trình thăng tiến của vị trí ASM không cố định mà thay đổi tùy theo từng công ty và sự phát triển của lĩnh vực kinh doanh đó, thời gian thăng tiến trung bình cho mỗi cấp bậc là 2 năm. Một số bước thường thấy trong lộ trình thăng tiến của ASM bao gồm:

Lộ trình thăng tiến của vị trí ASM
Lộ trình thăng tiến của vị trí ASM
  • Nhân viên bán hàng – Đây là bước đầu tiên giúp một người lao động trau dồi thêm kiến thức về sản phẩm và dịch vụ của công ty cũng như tích lũy kinh nghiệm giao tiếp với tệp khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.
  • Quản lý bán hàng khu vực (ASM) – Sau khi có đủ kinh nghiệm và kiến thức, người lao động có thể được đề bạt lên vị trí ASM để quản lý một nhóm nhân viên kinh doanh ở khu vực đó.
  • Giám đốc kinh doanh cấp vùng – Một ASM có thể thăng tiến lên vị trí giám đốc cấp vùng, nơi họ quản lý nhiều ASM khác trong một khu vực lớn hơn.
  • Giám đốc kinh doanh toàn quốc – Vị trí cao nhất tương đương với việc điều hành và quyết định chiến lược cho toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

8. Tìm việc làm Area Sales Manager ở đâu? Nhà tuyển dụng nên tìm ở kênh nào?

Cách tốt nhất để tìm việc ASM hoặc tuyển dụng vị trí ASM là trên trang web tuyển dụng trực tuyến uy tín tại Việt Nam như Top CV, Vietnamworks, Careerbuilder, … hoặc các trang web tuyển dụng chính thức của các công ty tập đoàn. Ngoài ra LinkedIn cũng là một trang mạng xã hội tuyển dụng hiệu quả, nơi mà ứng viên thường đăng tải hồ sơ và chủ động tìm kiếm các vị trí ASM phù hợp với khả năng và mong muốn.

Để có thể nhận được những hồ sơ ứng tuyển vị trí ASM chất lượng và giành chiến thắng trong cuộc đua tuyển chọn nhân tài nói chung, doanh nghiệp cần nâng cao trải nghiệm ứng viên và chuyên nghiệp hóa quy trình tuyển dụng.

AMIS Tuyển dụng là phần mềm tuyển dụng chuyên sâu do Công ty Cổ phần MISA (1994) nghiên cứu và phát triển thành công. Công cụ giúp HR tối ưu năng suất tuyển dụng nhờ thao tác toàn bộ các bước ngay trên phần mềm.

Một số tính năng tuyệt vời của AMIS Tuyển dụng bao gồm:

Quản lý tỷ lệ chuyển đổi ứng viên theo nguồn
Quản lý tỷ lệ chuyển đổi ứng viên theo nguồn

Dùng ngay miễn phí

(1) Tự nhập liệu hồ sơ ứng viên Trích xuất thông tin ứng viên ở mọi định dạng: PDF, word, ảnh, …
(2) Quản lý ứng viên tài năng Gợi ý ứng viên phù hợp với nhu cầu tuyển dụng từ kho lưu trữ Talents của doanh nghiệp
(3) Lọc hồ sơ tự động Tự sàng lọc theo tiêu chí được cài đặt sẵn và gửi kết quả từng vòng cho ứng viên
(4) Hệ thống nhắc việc Đảm bảo quy trình tuyển dụng diễn ra đầy đủ các bước theo quy định
(5) Báo cáo tự động Giúp quản lý HR phân tích hiệu quả tuyển dụng và chi phí theo kênh.

9. Kết luận

ASM đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý bán hàng và đóng góp vào sự phát triển của công ty. Việc hiểu rõ ASM là gì cũng như nhiệm vụ, vai trò của một ASM trong doanh nghiệp sẽ giúp quản lý HR phỏng vấn thành công và tìm ra ứng viên xứng đáng đảm nhận vị trí ASM cho doanh nghiệp.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 2 Trung bình: 5]
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả