Phụ cấp trách nhiệm là gì? Cách tính phụ cấp trách nhiệm

26/08/2024
1494

Phụ cấp trách nhiệm là gì? Điều kiện để người lao động có thể được hưởng phụ cấp trách nhiệm? Phụ cấp trách nhiệm tính như thế nào? Để giải đáp những câu hỏi này, MISA AMIS HRM mời các bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây.

TẢI MIỄN PHÍ DASBOARD NHÂN SỰ – ĐIỀN SỐ TỰ ĐỘNG NHẢY

1. Phụ cấp trách nhiệm là gì?

Phụ cấp trách nhiệm là loại phụ cấp bổ sung (khoản tiền thêm) dành cho những người vừa làm công việc sản xuất, nghiệp vụ chuyên môn, lại vừa kiêm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức vụ lãnh đạo. Hoặc phụ cấp cho những người làm công việc đòi hỏi trách nhiệm cao, mà những trách nhiệm này chưa được xác định rõ trong mức lương của họ.

phụ cấp trách nhiệm là gì
Những người giữ trọng trách hoặc kiêm nhiệm nhiều việc có thể nhận phụ cấp trách nhiệm

Trong các doanh nghiệp tư nhân hiện nay, mức phụ cấp trách nhiệm sẽ được quy định cụ thể trong hợp đồng lao động và được quyết định dựa trên thỏa thuận chung giữa doanh nghiệp và người lao động, đảm bảo sự minh bạch và công bằng.

Phụ cấp trách nhiệm vô cùng đa dạng và phong phú, từ phụ cấp khu vực, phụ cấp chuyên môn, tới phụ cấp trách nhiệm,… mỗi loại đều có tiêu chí và mức hưởng khác nhau.

  • Mức hưởng phụ cấp thường sẽ do công ty quyết định tùy theo đặc điểm cũng đặc thù của công việc.
  • Những đối tượng đang làm một số công việc thuộc công tác quản lý trong việc điều hành và phát triển đội nhóm sẽ được hưởng phụ cấp trách nhiệm.

Nếu bạn đang tìm kiếm phần mềm quản lý phụ cấp trách nhiệm cho nhân viên, bạn hãy tìm hiểu ngay tính năng hỗ trợ hiệu quả của phần mềm tiền lương MISA AMIS:


2. Điều kiện để người lao động được hưởng phụ cấp trách nhiệm

Công việc của người lao động làm nhiệm vụ quản lý đó là phải nắm bắt toàn bộ nhân sự thuộc quyền của mình, đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm trước các hạng mục quan trọng. Họ có thể phải làm nhiều thời gian hơn, dưới áp lực công việc lớn hơn.

So với các vị trí khác trong công ty, người quản lý thường có nhiều quyền hạn hơn nhưng cũng phải chịu trách nhiệm lớn hơn. Họ không chỉ tập trung vào việc hoàn thành công việc của mình mà còn phải quan tâm đến sự phát triển của đội ngũ và hiệu quả hoạt động của cả bộ phận.

Những công việc liên quan đến quỹ, kế toán, tài chính cần sự trung thực, minh bạch ở mức độ rất cao. Hoặc công việc liên quan đến tài liệu bảo mật cao của công ty, công việc thường xuyên phải làm ngoài thời gian quy định.

phụ cấp trách nhiệm là gì
Điều kiện hưởng phụ cấp trách nhiệm được pháp luật quy định

Lưu ý về phụ cấp trách nhiệm:

  • Phụ cấp trách nhiệm sẽ chỉ được hưởng khi người lao động đang thực hiện công việc được hưởng chế độ phụ cấp này.
  • Mỗi tháng, người lao động sẽ nhận được khoản phụ cấp này cùng với lương

>>> Xem thêm: Cách tính lương giáo viên các cấp theo nghị quyết

3. Những ai được hưởng phụ cấp trách nhiệm?

Những người lao động hiện đang làm công tác quản lý như sau có thể được hưởng phụ cấp:

  • Quản đốc, quản lý
  • Đốc công
  • Trưởng ca – phó trưởng ca
  • Trưởng kíp – phó trưởng kíp
  • Tổ trưởng – tổ phó
  • Đội trưởng – đội phó
  • Nhóm trưởng – nhóm phó

Người lao động làm công việc cần một tinh thần trách nhiệm vô cùng cao so với mức đã tính trong thang – bảng lương:

  • Kiểm ngân
  • Thủ quỹ
  • Thủ kho
phụ cấp trách nhiệm là gì
Người kiêm nhiệm cả chuyên môn và quản lý, người có trách nhiệm cao sẽ được hưởng phụ cấp

Trên đây là ví dụ về các vị trí thường được nhận phụ cấp nhất. Mỗi doanh nghiệp sẽ có quy định khác nhau về vị trí, công việc, vì thế một số vị trí khác cũng được hưởng phụ cấp trách nhiệm, cần căn cứ vào quy định công ty.

4. Cách tính phụ cấp trách nhiệm

Công thức tính phụ cấp trách nhiệm được tính như sau:

 

  • Tính phụ cấp trách nhiệm theo hệ số 0,5

Những thành viên không chuyên trách Hội đồng quản trị sẽ được hưởng một phần phụ cấp với hệ số 0,5

  • Tính phụ cấp trách nhiệm theo hệ số 0,3

Những đối tượng như: Thủ kho quản lý tiền của các ngân hàng thương mại, Trưởng kho, tổ trưởng sản xuất vật liệu nổ, Trưởng ca, đội trưởng công ty hạng I, II, trạm trưởng, trại trưởng các lâm trường, công ty đánh bắt và nuôi trồng chế biến hải sản, thành viên không chuyên trách thuộc trong Hội đồng quản trị của một công ty hạng 1 trở xuống, thành viên Ban kiểm soát Tổng công ty và các vị trí tương đương, Tổng công ty đặc biệt và tương đương sẽ được hưởng một phần phụ cấp với hệ số 0,3

  • Tính phụ cấp trách nhiệm theo hệ 0,2

Những đối tượng như: kiểm ngân, thủ quỹ các chi nhánh ngân hàng thương mại, Phó trưởng kho, tổ phó tổ sản xuất vật liệu nổ, nhân viên vận chuyển vật liệu nổ, Tổ trưởng sản xuất làm việc trong các công ty khai thác các quặng mỏ, khai thác các loại lâm sản, đo đạc, khảo sát, địa chất, trồng rừng… Trạm phó, trại phó các lâm trường, nông trường, công ty đánh bắt – nuôi trồng và chế biến thủy hải sản, trưởng kíp, khó trưởng ca, đội phó công ty hạng I, hạng II; Trưởng ca, đội trưởng công ty hạng III, thành viên Ban kiểm soát công ty hạng I trở xuống sẽ được hưởng một phần phụ cấp với hệ số 0,2

  • Tính phụ cấp trách nhiệm theo hệ số 0,1

Những đối tượng như: thủ quỹ các công ty, thủ kho, nhân viên bảo vệ vật liệu nổ, Trưởng kíp công ty hạng III, tổ trưởng các công ty còn lại sẽ được hưởng một phần phụ cấp với hệ số 0,1

Nhân viên các công ty TNHH do Nhà nước sở hữu sẽ được hưởng phụ cấp trách nhiệm dựa trên tính chất công việc. Mức phụ cấp này sẽ không vượt quả 10% lương.

PHẦN MỀM TỰ ĐỘNG HÓA TÍNH LƯƠNG VÀ PHỤ CẤP

Dùng ngay miễn phí

5. Một số loại phụ cấp trách nhiệm khác

5.1 Phụ cấp kiêm nhiệm

Phụ cấp kiêm nhiệm là khoản tiền mà người lao động được nhận thêm khi họ đảm nhận nhiều công việc hoặc nhiều chức vụ cùng một lúc, nhưng hiện chỉ được hưởng lương theo nghiệp vụ.

Người làm việc tại các tổ chức cơ yếu, phụ trách những vấn đề cơ mật có thể nhận được phụ cấp trách nhiệm. Các công việc và trọng trách cụ thể như thế nào cần được doanh nghiệp hoặc cơ quan quy định rõ ràng để áp dụng đúng đối tượng.

5.2 Phụ cấp thâm niên vượt khung

Là chế độ cho các cán bộ, nhân viên tại các nơi công tác, nhằm khích lệ, giúp cho những nhân viên có thể gắn bó, phát huy các kinh nghiệm của bản thân trong quá trình công tác. Những đối tượng được hưởng phụ cấp này khi đã đạt đến bậc lương cao nhất, ngoài ra người lao động còn phải đáp ứng được các tiêu chuẩn khác như: hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, có đóng góp tích cực cho đơn vị, không vi phạm quy định,…

5.3 Phụ cấp theo khu vực

Những người làm việc tại vùng khí hậu khắc nghiệt, xa xôi hẻo lánh, sinh hoạt khó khăn như: vùng núi cao, hải đảo hay vùng sâu vùng xa sẽ được nhận phụ cấp theo khu vực.

5.4 Phụ cấp lưu động

Các cán bộ, công chức, viên chức thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở vì tính chất công việc sẽ được hưởng phụ cấp lưu động.

5.5 Phụ cấp ưu đãi nghề

Một số đối tượng như nhà giáo, nhân viên y tế, quân nhân, người làm trong ngành kiểm lâm, thú y, kiểm soát đê điều…có thể được hưởng phụ cấp theo nghề. Đây là phụ cấp dành cho các công việc có cần được ưu tiên, theo pháp luật quy định.

5.6 Phụ cấp công tác

Các cán bộ, công chức, viên chức đến làm việc tại các vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn sẽ được hưởng trợ cấp lần đầu khi nhận công tác, nhận phụ cấp thu hút và phụ cấp công tác lâu năm.

>>> Tham khảo: Top 10 phần mềm tính lương tốt nhất hiện nay, giúp doanh nghiệp dễ dàng tính lương cho từng nhân viên theo mức lương cụ thể của từng người. Tính lương phụ cấp, lương theo ca, sản phẩm, lương làm thêm,…

6. Kết luận

Hy vọng những chia sẻ của MISA AMIS HRM đã giúp bạn đọc hiểu rõ phụ cấp trách nhiệm là gì. Bạn cũng có thể xác định những đối tượng nào sẽ nhận được hưởng phụ cấp, cách tính phụ cấp để áp dụng đúng trong doanh nghiệp của mình.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Ngọc Ánh
Tác giả
Chuyên gia phát triển nguồn nhân lực
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả