9+ Mẫu quyết định tăng lương cho người lao động mới nhất 2024

22/10/2024
6346

Cập nhật ngay mẫu quyết định tăng lương mới nhất cho nhân viên, tập thể, cán bộ, công chức, cho cá nhân người lao động… Mời các nhà quản trị cùng tìm hiểu biểu mẫu chuẩn để áp dụng trong kỳ tăng lương, đảm bảo phúc lợi cho cán bộ công nhân viên.

Tải ngay mẫu quyết định tăng lương 2024

1. Mẫu quyết định tăng lương, nâng lương là gì?

Mẫu quyết định tăng lương là văn bản chính thức do người có thẩm quyền trong doanh nghiệp hoặc tổ chức ban hành, nhằm thông báo về việc điều chỉnh tăng mức lương cho một hoặc một nhóm người lao động.

Lưu ý: Hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ thể nào về biểu mẫu liên quan đến tăng lương cho người lao động. Do đó các doanh nghiệp có thể tự soạn thảo văn bản này sao cho phù hợp với tính chất đặc thù của tổ chức.

Tìm hiểu về quyết định tăng lương cho doanh nghiệp, cơ quan
Tìm hiểu về quyết định tăng lương cho doanh nghiệp, cơ quan

Trong mẫu quyết định nâng lương nên trình bày đầy đủ những nội dung như sau:

  • Tên công ty, tổ chức ra quyết định: Viết in hoa, dùng kiểu chữ đứng và in đậm.
  • Quốc hiệu “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” viết in hoa, kiểu chữ đứng đậm.
  • Tiêu ngữ “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” dưới quốc hiệu, căn giữa. Các chữ cái đầu cụm từ viết hoa, giữa các cụm từ có gạch nối.
  • Căn cứ và lý do điều chỉnh lương: Liệt kê các căn cứ dựa vào điều lệ, nội quy công ty, nghị định, nghị quyết do nhà nước ban hành, tình hình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp.
  • Tên quyết định: Ghi rõ quyết định tăng lương, nâng lương hoặc điều chỉnh lương, viết in hoa toàn bộ và in đậm.
  • Thông tin người lao động được tăng lương: Nêu rõ họ tên, ngày sinh, chức vụ, vị trí. Có thể liệt kê thêm số hợp đồng lao động của người này. Nếu lập quyết định nâng lương dành cho tập thể, cần đính kèm danh sách với đầy đủ thông tin cá nhân của mỗi người lao động. Trong bản quyết định sử dụng cụm từ “các cá nhân có trong danh sách đính kèm quyết định này”.
  • Nội dung tăng lương: Đối với doanh nghiệp, ghi rõ mức lương hiện tại từ bao nhiêu tăng lên mức lương mới là bao nhiêu. Phía dưới có ghi mức lương bằng chữ. Đối với cơ quan nhà nước, ghi rõ bậc lương, hệ số lương hiện tại và bậc lương, hệ số lương mới.
  • Thời gian bắt đầu điều chỉnh lương: Ghi chi tiết ngày, tháng, năm mà mức lương mới được áp dụng.
  • Bộ phận căn cứ thi hành quyết định: Mục này còn tùy thuộc vào cơ cấu, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận trong tổ chức ra quyết định. Thông thường bộ phận Nhân sự, Tài chính kế toán và người được tăng lương sẽ được liệt kê trong phần này. Đối với cơ quan nhà nước sẽ là phòng Hành chính, Tài chính kế toán. Văn thư, người được nâng lương.
  • Nơi nhận: Từ “Nơi nhận” được trình bày ở góc dưới bên trái của văn bản, in đậm và để nghiêng. Tại đây liệt kê các bộ phận căn cứ thi hành quyết định, lưu văn phòng nếu quyết định tăng lương trong doanh nghiệp, lưu văn thư nếu quyết định nâng lương cho cán bộ, công chức nhà nước.
  • Chữ ký và đóng dấu: Người đại diện trước pháp luật của doanh nghiệp hoặc lãnh đạo cơ quan có thẩm quyền ra quyết định sẽ ký tên, đóng dấu tại đây. Phần này được đặt ở góc dưới bên phải của văn bản, in hoa toàn bộ và dùng chữ đứng đậm.

2. Các mẫu quyết định tăng lương, nâng lương mới nhất 

2.1 Mẫu quyết định tăng lương cho nhân viên/ người lao động trong doanh nghiệp

Người lao động trong doanh nghiệp nếu có thành tích vượt trội hoặc đến kỳ tăng lương sẽ được ghi nhận và nâng lương.

Điều này còn được xem xét dựa vào thỏa thuận trong hợp đồng lao động, những đóng góp khác của người lao động và và đề nghị của trưởng phòng nhân sự.

Mẫu quyết định tăng lương dành cho người lao động
Mẫu quyết định nâng lương dành cho người lao động

<<<TẢI MIỄN PHÍ quyết định nâng lương số 1 TẠI ĐÂY >>>

2.2 Mẫu quyết định tăng lương cho tập thể

Một số doanh nghiệp sẽ có những quy định riêng về việc điều chỉnh lương, nâng lương cho một tập thể hoặc một đội nhóm.

Mẫu quyết định tăng lương dành cho tập thể
Mẫu quyết định tăng lương dành cho tập thể

<<<TẢI MIỄN PHÍ quyết định điều chỉnh lương số 2 TẠI ĐÂY >>>

2.3 Mẫu quyết định tăng lương đóng BHXH

Doanh nghiệp cần làm hồ sơ điều chỉnh thu nhập và khai báo với cơ quan Bảo hiểm xã hội khi lương cơ bản của người lao động được điều chỉnh. Bởi vậy, mẫu quyết định nâng lương đóng BHXH cần phải được thực hiện một cách chính xác

<<<TẢI MIỄN PHÍ quyết định tăng lương số 3 TẠI ĐÂY >>>

2.4 Mẫu quyết định nâng lương dành cho Tổng giám đốc

Doanh nghiệp tăng lương cho giám đốc hay không còn phụ thuộc vào đóng góp của người giữ vị trí này đối với tổ chức.

Người được nâng lương phải sở hữu năng lực tốt, có thâm niên làm việc, đạt thành tích xuất sắc trong nhiệm vụ được giao. Mẫu nâng lương cho giám đốc công ty sẽ có những nội dung khác so với tăng lương cho người lao động.

Mẫu quyết định tăng lương dành cho tổng giám đốc
Văn bản tăng lương dành cho tổng giám đốc

<<<TẢI MIỄN PHÍ quyết định nâng lương số 4 TẠI ĐÂY >>>

2.5 Mẫu quyết định nâng lương dành cho cán bộ, công chức

Cán bộ công chức, viên chức, người lao động được xét nâng bậc lương hàng năm nếu họ được đánh giá là hoàn thành nhiệm vụ tốt và không vi phạm kỷ luật trong đơn vị.

Mẫu dưới đây được sử dụng trong các Tổ chức, Nhà nước, nhằm tăng lương và ghi nhận đóng góp của cán bộ công nhân viên chức.

<<<TẢI MIỄN PHÍ quyết định điều chỉnh lương số 5 TẠI ĐÂY>>>

2.6 Các mẫu quyết định tăng lương khác

(1) Mẫu quyết định tăng lương số 6

Mẫu quyết định tăng lương

(2) Mẫu quyết định tăng lương số 7

Mẫu quyết định tăng lương

(3) Mẫu quyết định tăng lương số 8

Mẫu quyết định tăng lương

(4) Mẫu quyết định tăng lương số 9

Mẫu quyết định tăng lương

TẢI TOÀN BỘ MẪU QUYẾT ĐỊNH TĂNG LƯƠNG TẠI ĐÂY

3. Hướng dẫn cách làm quyết định nâng lương cho nhân viên 

Khi lập bảng đề xuất, người lập cần chú ý những nội dung như sau:

  • Cần có tên quyết định, ban hành theo số bao nhiêu, thời gian như thế nào?
  • Có đầy đủ các cột Tên nhân viên, bộ phận làm việc, mức lương thay đổi, lý do tăng lương,…
  • Các thông tin đầy đủ, rõ ràng, cần trình duyệt ban lãnh đạo ký tên và đóng dấu.

Dưới đây là một mẫu bảng điều chỉnh mức lương anh/chị có thể tham khảo:

Bảng đề xuất tăng lương hay điều chỉnh mức lương
Bảng đề xuất tăng lương hay điều chỉnh mức lương

4. Lưu ý khi soạn thảo quyết định điều chỉnh lương cho nhân viên

Để cấp trên hiểu đúng những nguyện vọng bạn muốn truyền tải, khi soạn thảo văn bản quyết định tăng lương, bộ phận nhân sự/hành chính cần chú ý: 

  • Các thông tin, quyết định phải rõ ràng, chính xác, đặc biệt là mức lương được điều chỉnh.
  • Ngôn ngữ, cách diễn đạt phải chuẩn, trang trọng, nghiêm túc.
  • Việc nâng lương đảm bảo phù hợp với hợp đồng ký kết giữa 2 bên.
  • Việc tăng lương cũng ảnh hưởng đến mức đóng BHXH nên cần chú ý thật kỹ.

5. Ý nghĩa của việc tăng lương, nâng lương

5.1 Với doanh nghiệp

  • Giúp giữ chân nhân tài: Người lao động luôn mong muốn được trả lương tương xứng với năng lực và trách nhiệm của mình. Do đó việc tăng lương định kỳ hoặc nâng lương sau đánh giá là một cách để thuyết phục người lao động gắn bó với tổ chức hơn, đặc biệt là với những người có năng lực cao, giàu kinh nghiệm.
  • Thu hút lao động: Một doanh nghiệp xây dựng được chế độ lương thưởng minh bạch, có lộ trình tăng lương rõ ràng sẽ thu hút được nhiều ứng viên giỏi. Đồng thời các chính sách lương tiến bộ giúp công ty nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường tuyển dụng. 

5.2 Với người lao động

  • Nâng lương giúp người lao động tăng thêm thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống.
  • Điều chỉnh lương chính là động lực khuyến khích người lao động hăng say làm việc và cống hiến hơn cho tổ chức.
  • Tăng lương cho một cá nhân cũng khuyến khích những các nhân khác cố gắng phấn đấu để được tăng lương.

>>> Xem thêm: Top 10 phần mềm quản lý nhân sự tiền lương được sử dụng nhiều nhất hiện nay, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tính lương, lập dự toán và cải cách tiền lương,….

6. Quy định của pháp luật về tăng lương

Hiện nay, trong các văn bản quy phạm pháp luật về lao động – tiền lương chỉ ghi nguyên tắc xây dựng một thang lương, bảng lương nhất định. Theo đó, việc điều chỉnh lương sẽ do cơ quan có thẩm quyền lập bảng lương quyết định và tổ chức quy định về điều kiện nâng lương.

Quyết định tăng lương
Tăng lương sẽ do cơ quan có thẩm quyền lập bảng lương quyết định và tổ chức

Trong đó, quy định chi tiết về việc xây dựng thang lương, bảng lương như sau: 

  • Tùy theo tình hình sản xuất, lao động mà quyết định thang lương và bảng lương người lao động.
  • Bội số thang lương là hệ số thể hiện sự chênh lệch giữa mức lương của công việc, tùy vị trí yêu cầu trình độ kỹ thuật cao nhất so với mức lương của vị trí yêu cầu trình độ kỹ thuật ở trình độ thấp hơn.

Như vậy, số bậc trong thang lương, bảng lương sẽ phụ thuộc vào mức độ phức tạp yêu cầu của vị trí, công việc. Nhưng hãy đảm bảo rằng mức chênh lệch giữa hai mức lương liền kề ít nhất là 5% – điều này khuyến khích nhân viên nâng cao kỹ năng chuyên môn, trình độ và kinh nghiệm, từ đó phát triển tài năng của mình. 

Mức lương khởi điểm thấp nhất về công việc, chức danh phải đảm bảo không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Tùy vào tình hình kinh tế của đất nước cũng như lạm phát, Chính phủ sẽ có những sự điều chỉnh trong mức lương tối thiếu mỗi vùng sao cho phù hợp hơn. 

Trong đó, mức lương tối thiểu vùng được quy định tại điều 3 nghị định số 90/2019/NĐ-CP nêu rõ như sau: 

  • Doanh nghiệp thuộc địa bàn ở vùng I, Nhà nước quy định mức lương tối thiểu là: 4.420000 đồng/tháng 
  • Doanh nghiệp thuộc địa bàn ở vùng II, Nhà nước quy định mức lương tối thiểu là: 3.920000 đồng/tháng 
  • Doanh nghiệp thuộc địa bàn ở vùng III, Nhà nước quy định mức lương tối thiểu là: 3.430000 đồng/tháng 
  • Doanh nghiệp thuộc địa bàn ở vùng IV, Nhà nước quy định mức lương tối thiểu là: 3.070000 đồng/tháng
Chi tiết mức lương tối thiểu vùng
Chi tiết sự thay đổi trong mức lương tối thiểu vùng từ năm 2019 đến năm 2020

Trong đó, người sử dụng lao động cần chú ý những vấn đề như sau:

  • Mức lương ít nhất yêu cầu cho công việc, vị trí đã được đào tạo hoặc học nghề phải cao hơn tối thiểu là 7% so với mức của lương tối thiểu vùng. 
  • Mức lương ít nhất yêu cầu công việc, vị trí thuộc điều kiện làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm, nặng nhọc thì phải cao hơn ít nhất 5%. Các công việc, vị trí có điều kiện làm việc trong môi trường đặc biệt độc hại, nguy hiểm, nặng nhọc phải cao hơn tối thiểu là 7% so với mức lương công việc phức tạp và ở điều kiện lao động bình thường. 
  • Khi lập thang lương, bảng lương phải đảm bảo tiêu chí công bằng, không phân biệt đối xử giới tính, màu da, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, HIV,…. Đồng thời nên xây dựng một tiêu chuẩn cụ thể để nâng lương cho nhân viên. 
  • Định kỳ rà soát, bổ sung và sửa đổi sao cho phù hợp về điều kiện của công ty và tuân thủ theo đúng quy định pháp luật của nhà nước. 
  • Thời điểm xây dựng, bổ sung, thay đổi về thang lương, bảng lương phải được tham khảo các ý kiến từ bên tổ chức đại diện tập thể của người lao động trong doanh nghiệp. 

Ngoài ra, cần thông báo công khai trực tiếp, minh bạch tại nơi làm việc thì mới thực hiện được, gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi phát hiện cơ sở sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. 

Nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu thì phải khai báo cho chủ sở hữu và nộp các ý kiến ​​của mình trước thời hạn thực hiện. Trường hợp là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của công ty hạng đặc biệt thì phải đồng thời có ý kiến ​​gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để kiểm tra, kiểm soát.

7. Một số câu hỏi thường gặp 

Câu 1: Người sử dụng lao động có bắt buộc phải tăng lương hằng năm không?

Trả lời:

Việc điều chỉnh lương hằng năm cho người lao động không bắt buộc mà phụ thuộc vào thỏa thuận của 2 bên hoặc thỏa ước lao động tập thể của người sử dụng lao động (thời gian nâng lương, mức lương sau tăng thêm, điều kiện được nâng lương).

Tuy nhiên, mức lương bắt buộc phải cao hơn mức tối thiểu vùng. Nếu Nhà Nước cải cách mức lương tối thiểu vùng thì mức lương của người lao động bắt buộc tăng lên bằng hoặc hơn mức tối thiểu.

Câu 2: Nếu công ty không nâng lương cho người lao động theo thỏa thuận thì có bị phạt không?

Trả lời:

Công ty không nâng lương cho người lao động như đã thỏa thuận trong hợp đồng, điều này đồng nghĩa với việc công ty trả thiếu lương cho người lao động. Căn cứ vào khoản 2 Điều 17 Nghị Định 12/2022/NĐ-CP, công ty này sẽ bị xử phạt từ 20.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng tùy theo mức độ vi phạm.

Câu 3: Điều chỉnh lương cho nhân viên có phải làm lại hợp đồng lao động?

Trả lời:

Căn cứ Điều 22 Bộ luật Lao động năm 2019, nếu hợp đồng lao động của bạn quy định mức lương khác thì sau khi công ty điều chỉnh lại hệ số lương theo mức lương tối thiểu vùng của nhà nước thì mức lương của bạn sẽ khác so với hợp đồng lao động, bạn sẽ ký lại phụ lục hợp đồng lao động để sửa đổi quy định trả lương của hợp đồng lao động trước đó.

Câu 4: Khi nào công ty cần tăng lương cho người lao động? 

Trả lời:

Các công ty thường điều chỉnh lương cho người lao động khi: 

  • Nâng lương định kỳ theo thỏa thuận giữa công ty và người lao động. 
  • Tăng lương đột xuất để thưởng cho nhân viên. 
  • Tăng lương dựa trên năng suất làm việc của nhân viên. 
  • Tăng đột xuất khi nhận được yêu cầu nâng lương từ nhân viên. 
  • Một số trường hợp khác.

Quản lý chính sách lương tự động trên AMIS Tiền Lương

  • Theo dõi lương thưởng của từng nhân sự theo từng tháng, năm.
  • Theo dõi cơ cấu lương của từng bộ phận, phòng ban, chi nhánh.
  • Biết được nhân sự nào được thưởng nhiều, nhân sự nào có mức lương thấp…
  • Theo dõi biến động về lương thưởng theo từng giai đoạn khác nhau để có chính sách điều chỉnh phù hợp.
  • Báo cáo quỹ lương trong doanh nghiệp giúp ban lãnh đạo có cái nhìn tổng quan nhất.
  • Nâng cao hiệu quả quản trị nhân sự nhờ chính sách lương thưởng rõ ràng, chuyên nghiệp.
  • Phần mềm cũng hỗ trợ làm lương đơn giản hơn cho HR, thay vì dùng công thức thủ công trên Excel.

misa amis tiền lương hỗ trợ tính lương hiệu quả 1 

Dùng ngay miễn phí

Phần mềm AMIS Tiền Lương đã được rất nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam tin dùng như: Đại học Hoa Sen, IVY moda, Trồng Đồng Palace…. và được đánh giá là giải pháp tối ưu cho công tác làm lương, chấm công cho toàn thể nhân viên trong công ty, đặc biệt là những công ty có quy mô nhân sự trên 100 người.

8. Kết luận

Trên đây là một số mẫu quyết định tăng lương cho nhân viên/ tập thể hay mẫu quyết định tăng lương đóng BHXH mà nhà quản trị có thể tham khảo và áp dụng trong doanh nghiệp của mình. Nâng lương lương là yếu tố quan trọng để giữ chân người lao động gắn bó với tổ chức. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần lưu tâm tới vấn đề này và có những chính sách phù hợp với nhân sự của mình.


Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 2 Trung bình: 5]
Ngọc Ánh
Tác giả
Chuyên gia phát triển nguồn nhân lực
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả