Tải mẫu hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa mới nhất 2024

28/03/2023
3773

Trong kinh doanh, việc soạn thảo hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa được xem là một khâu vô cùng quan trọng. Hợp đồng cần đảm bảo tính minh bạch cũng như thống nhất giữa các bên trong quá trình thực hiện giao dịch mua bán hàng hóa. Hãy cùng tham khảo và tải các mẫu hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa thông dụng nhất hiện nay nhé!

Hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa có những lợi ích gì? Cùng khám phá nhé!
Hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa có những lợi ích gì? Cùng khám phá nhé!

I. Hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa gồm những gì?

Hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa là một biên bản ghi chép các thỏa thuận mua bán, trao đổi hàng hóa giữa các bên tham gia. Bản hợp đồng này cung cấp các thông tin về điều kiện, quy định cũng như cam kết để thực hiện các giao dịch giữa các bên được diễn ra thuận lợi.

Một mẫu hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa thường bao gồm các thông tin cơ bản như:

  • Họ và tên của các bên tham gia.
  • Địa chỉ liên hệ.
  • Mô tả chi tiết hàng hóa cần mua bán.
  • Giá thành sản phẩm.
  • Phương thức thanh toán và các điều khoản liên quan đến giao dịch.
Hợp đồng mua bán hàng hóa là biên bản thỏa thuận giao dịch giữa các bên tham gia
Hợp đồng mua bán hàng hóa là biên bản thỏa thuận giao dịch giữa các bên tham gia

II. Vì sao cần soạn thảo hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa?

Trong các hoạt động mua bán hàng hóa, việc ký kết hợp đồng là bước vô cùng quan trọng để đảm bảo lợi ích đôi bên. Một mẫu hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa chi tiết, rõ ràng sẽ mang lại những lợi ích sau:

1. Đảm bảo tính minh bạch và thống nhất

Trong các giao dịch mua bán hàng hóa, các bên tham gia thường sẽ có những điều kiện cũng như quy định nhất định về các sản phẩm được mua bán. Do đó, việc soạn thảo hợp đồng sẽ ghi chép rõ những quy định, điều kiện của giao dịch.

Quá trình ký kết hợp đồng cần có sự thống nhất giữa các bên. Nên sau khi ký kết, các bên sẽ hiểu rõ được những nghĩa vụ cũng như quyền lợi của mình, quá trình giao dịch được diễn ra suôn sẻ hơn. Đồng thời, hạn chế tối đa sự tranh chấp xảy ra trong hoặc sau khi thực hiện giao dịch.

2. Đảm bảo quyền lợi của các bên

Bên cạnh sự chuyên nghiệp và hiệu quả, thì việc sử dụng hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa giúp đảm bảo tối đa quyền lợi cho các bên sau khi ký kết. Trong bản hợp đồng đã nêu rõ những quy định cũng như điều kiện giao dịch mua bán hàng hóa giữa các bên, nếu một trong số các bên không tuân thủ theo hợp đồng, thì các bên còn lại sẽ được pháp luật bảo vệ.

III. Những lưu ý khi soạn thảo mẫu hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa

Trên thực tế, hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa cũng được xem như là một giao dịch dân sự. Vì thế, khi soạn thảo bản hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa cần lưu ý rất nhiều thông tin quan trọng, để đảm bảo tính chính xác cao, hợp đồng không bị vô hiệu hóa đảm bảo được lợi ích cho các bên trong giao dịch. Vậy soạn thảo mẫu hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa cần lưu ý những gì?

1. Về các chủ thể tham gia

Trong hợp đồng mua bán hàng hóa, các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng cần đảm bảo năng lực pháp luật và năng lực hành vi thương mại.

Trong trường hợp ký kết hợp đồng, các bên tham gia không tự mình ký kết thì cần cử đại diện tham gia đúng thẩm quyền. Nếu người đại diện không có thẩm quyền thì hợp đồng đó sẽ không có hiệu lực (trừ trường hợp người giao đại diện chấp thuận).

2. Về hàng hóa

Để đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia, đối với hàng hóa mua bán cần đảm bảo là mặt hàng được phép lưu thông trên thị trường. Trường hợp mua bán những hàng hóa bị cấm lưu thông, cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật, thì bản hợp đồng đó sẽ bị vô hiệu hóa. Khi xảy ra tranh chấp sẽ không được luật pháp bảo vệ.

Hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành
Hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành

3. Về nội dung của bản hợp đồng mua bán hàng hóa

Trong quá trình soạn thảo nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa, doanh nghiệp cần chú ý đến các điều khoản và quy định quan trọng. Cụ thể.

3.1 Mục đích việc soạn thảo hợp đồng

Doanh nghiệp cần nêu rõ những mục đích soạn thảo hợp đồng như tên hàng hóa mua bán là gì? Số lượng hàng hóa cụ thể là bao nhiêu? Giá cả của tổng các sản phẩm? Xuất xứ của sản phẩm và chứng nhận hàng hóa đạt chất lượng. Càng rõ ràng, cụ thể thì sẽ càng đảm bảo lợi ích lâu dài về sau.

3.2 Giá cả và phương thức giao dịch

Trong phần này, doanh nghiệp cần xác định rõ giá mua bán hàng hóa cụ thể và các chi phí liên quan đến bảo hiểm, vận chuyển và tháo dỡ hàng hóa. Thống nhất phương thức thanh toán theo hình thức trả tiền mặt hay chuyển khoản, thanh toán một lần hay nhiều lần.

3.3 Điều kiện giao nhận hàng

Doanh nghiệp cần nêu rõ thời gian, địa điểm giao nhận hàng hóa. Phương tiện vận chuyển hàng hóa.

Cần ghi rõ điều kiện chấp nhận hoặc từ chối nhận hàng hóa, tránh việc xảy ra tranh chấp trong quá trình giao dịch, hàng hóa không đảm bảo chất lượng hay số lượng như khi ký kết hợp đồng.

3.4 Điều kiện bảo hành

Đối với một số hàng hóa có quy định về bảo hành, bảo trì, thì cần ghi chú rõ về các điều kiện, thời hạn bảo hành.

3.5 Kiểm soát rủi ro

Doanh nghiệp cần xác định thời điểm chịu trách nhiệm rủi ro cho hàng hóa từ bên bán sang bên mua, khi quá trình giao dịch, thanh toán hoàn tất.

Cần ghi chú rõ những quy định khi soạn thảo hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa
Cần ghi chú rõ những quy định khi soạn thảo hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa

3.6 Các quy định khác

Tùy theo từng doanh nghiệp mà sẽ có những quy định khác nhau. Dựa trên những thỏa thuận ban đầu mà có những cam kết, bảo đảm về việc mua bán hàng hóa. Doanh nghiệp cần ghi chú những quy định cũng như cam kết đã thống nhất trước đó. Tránh xảy ra tranh chấp về sau.

IV. Tải mẫu hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa

Để có bản hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa tối ưu, bạn có thể tải và sửa đổi thông tin hàng hóa dựa trên mẫu có sẵn dưới đây. 

Tải ngay mẫu hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa đầy đủ tại

V. Tự động hóa quy trình ký kết hợp đồng với MISA AMIS CRM

Bước vào kỷ nguyên công nghệ số, việc ứng dụng hợp đồng điện tử vào hoạt động kinh doanh là giải pháp tối ưu giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí, thời gian và đơn giản hóa quy trình ký kết hợp đồng.

Để giúp các doanh nghiệp xây dựng môi trường làm việc số toàn diện, hạn chế các công việc thủ công MISA giới thiệu bộ giải pháp quản lý bán hàng MISA AMIS CRM. Nhằm cải thiện quá trình giao dịch, chốt sale với khách hàng nhanh nhất, phần mềm có sẵn các mẫu báo giá, thông tin hàng hóa… giúp nhân viên lên đơn nhanh chóng. 

Doanh nghiệp cũng có thể tải lên trực tiếp các mẫu hợp đồng để sử dụng. Từ đó tối ưu công việc soạn thảo. Phần mềm tập trung lưu trữ toàn bộ data đơn hàng hàng, thông tin khách hàng, tiện lợi cho việc tra cứu hợp đồng, công nợ khách hàng.

Đặc biệt, MISA AMIS CRM liên thông dữ liệu với phần mềm AMIS KẾ TOÁN nên toàn bộ dữ liệu khách hàng được đồng bộ. Sales có thể tra cứu thông tin hàng hóa, tồn kho để báo giá, lên đơn cho khách ngay lập tức. Kế toán phê duyệt, nhận đơn ngay trên phần mềm mà không cần thông qua nhiều bước xác nhận thủ công.

Phân hệ quản lý đơn hàng/ hợp đồng trên phần mềm MISA AMIS CRM
Phân hệ quản lý đơn hàng/ hợp đồng trên phần mềm MISA AMIS CRM

Doanh nghiệp cần lên đơn, báo giá hợp đồng nhanh chóng?Dùng ngay miễn phí MISA AMIS CRM - Giải pháp quản lý bán hàng toàn diện

VI. Tổng kết

Qua bài viết trên, MISA AMIS đã tổng hợp các thông tin cần thiết để có thể soạn thảo một mẫu hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa an toàn, chính xác, đảm bảo quyền lợi tối đa cho các bên tham gia.

Mong rằng với những chia sẻ trên sẽ giúp doanh nghiệp của bạn tìm được giải pháp phần mềm công nghệ số phù hợp, để tối ưu hóa toàn bộ các quy trình soạn thảo, ký kết và quản trị tốt nhất. Để tìm hiểu thêm các giải pháp kinh doanh toàn diện, có thể bắt kịp được xu hướng kinh doanh hiện đại hóa, đừng quên theo dõi website MISA AMIS để cập nhật kiến thức bổ ích mỗi ngày nhé.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 3 Trung bình: 3.7]
Tuyến Phạm
Tác giả
Giám đốc Kinh doanh tại MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả