Marketing Inbound Marketing Relationship marketing: Bí quyết xây dựng chiến lược tối ưu

Relationship marketing là một trong những chiến lược tiếp thị hiệu quả giúp doanh nghiệp có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi mà vẫn tiết kiệm được chi phí. Vậy relationship marketing là gì? Làm thế nào để xây dựng mối quan hệ với khách hàng hiệu quả? Hãy cùng MISA AMIS đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Relationship marketing là gì?

Relationship marketing trong tiếng Việt có nghĩa là tiếp thị dựa trên các mối quan hệ với khách hàng. Nó là một khía cạnh quan trọng của việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng, tập trung vào lòng trung thành và sự gắn bó với doanh nghiệp lâu dài. Qua relationship marketing, doanh nghiệp có thể tăng số lượng khách hàng trung thành một cách hiệu quả.

relationship marketing

Mục tiêu chính của relationship marketing (tiếp thị dựa trên mối quan hệ với khách hàng) là xây dựng những kết nối mạnh mẽ với khách hàng về mặt cảm xúc. Từ đó tạo động lực để khách hàng luôn lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp thay vì của đối thủ cạnh tranh.

Dựa vào relationship marketing, doanh nghiệp có thể quảng cáo sản phẩm của mình một cách hiệu quả mà không tốn quá nhiều chi phí. Thông thường, trước bối cảnh các doanh nghiệp cạnh tranh khốc liệt, việc tận dụng relationship marketing sẽ giúp doanh nghiệp giữ chân khách hàng hiệu quả mà có thể tiết kiệm được đến 5-6% chi phí so với việc có khách hàng mới.

Relationship Marketing quan trọng như nào đối với doanh nghiệp?

Để có được khách hàng mới, doanh nghiệp có thể cần rất nhiều chiến lược marketing trả phí. Điều này là một thách thức và gây tốn kém. Do đó, với relationship marketing, doanh nghiệp có thể giữ chân được khách hàng, tăng số lượng khách hàng trung thành một cách hiệu quả mà không cần tốn quá nhiều chi phí

Bên cạnh đó, ngoài việc tiết kiệm chi phí, relationship marketing cũng là cách để doanh nghiệp tăng khả năng thu hút được khách hàng tiềm năng đúng chân dung. Những khách hàng trung thành của doanh nghiệp có thể đóng vai trò là đại sứ thương hiệu, giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, dịch vụ đến những khách hàng khác có cùng nhu cầu. 

Việc tăng số lượng khách hàng trung thành thông qua relationship marketing cũng giúp doanh nghiệp hiểu rõ được khách hàng của mình hơn, hiểu rõ nhu cầu, vấn đề mà họ đang gặp phải để từ đó cải thiện sản phẩm sao cho phù hợp nhất với nhu cầu của khách hàng.

Vậy nếu bạn có quá nhiều data cần chăm sóc, làm sao để có thể quản lý hết? Phần mềm quản lý bán hàng MISA AMIS CRM sẽ là giải pháp cấp cứu lúc này. Với MISA AMIS CRM, bạn có thể lưu trữ toàn bộ data khách hàng trên hệ thống, từ nhân khẩu học đến tất cả hành trình khách hàng. 

Mọi phản hồi của khách đều được ghi nhận tức thời. Nhờ đó tính cá nhân hóa được phát huy giúp khách hàng thấy được sự quan tâm của doanh nghiệp và gia tăng uy tín của doanh nghiệp hơn. Việc kiểm soát nhu cầu của khách cũng là cách để doanh nghiệp tung ra các chương trình sale kịp thời, tăng doanh số.

Bạn có thể trải nghiệm để áp dụng vào doanh nghiệp mình ngay tại đây!

Các giai đoạn chính của Relationship Marketing

Về cơ bản, relationship marketing bao gồm 4 giai đoạn chính như sau:

Thu hút khách hàng (Attract Customers)

Giai đoạn 1 của relationship marketing là thu hút khách hàng.

Ở giai đoạn này, doanh nghiệp cần thu hút sự chú ý của khách hàng thông qua các chiến dịch marketing qua mạng xã hội, email marketing hay chiến dịch quảng cáo để thu hút và tiếp cận được tới nhiều khách hàng mục tiêu nhất có thể.

Chuyển đổi khách hàng (Convert Customers)

Sau khi thu hút khách hàng, doanh nghiệp cần tập trung chuyển đổi khách hàng. Đối với giai đoạn chuyển đổi, doanh nghiệp cần thấu hiểu nhu cầu, mục tiêu và các vấn đề mà khách hàng gặp phải để từ đó thuyết phục, đưa ra những đề xuất & lợi ích mà khách hàng sẽ nhận được khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp cung cấp.

Giữ chân khách hàng (Retain Customers)

Khi khách hàng đã đưa ra quyết định mua hàng và trở thành khách hàng chính thức của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần giữ chân khách hàng để họ trở thành những khách hàng trung thành của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cũng nên cung cấp những dịch vụ chăm sóc khách hàng sau khi mua để khách hàng có ấn tượng tốt với doanh nghiệp và có động lực quay trở lại mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp trong tương lai.

Làm hài lòng khách hàng (Delight/Satisfy Customers)

Giai đoạn cuối cùng của relationship marketing là làm hài lòng khách hàng. Ở giai đoạn này, doanh nghiệp có thể xây dựng những chính sách ưu đãi, đãi ngộ hay khuyến mãi riêng dành cho nhóm đối tượng khách hàng trung thành để họ tiếp tục ở lại với doanh nghiệp. 

Các chiến lược xây dựng mối quan hệ với khách hàng

Để áp dụng relationship marketing, doanh nghiệp có thể tham khảo các chiến lược xây dựng mối quan hệ với khách hàng như sau:

relationship marketing

Cá nhân hoá sản phẩm/dịch vụ

Việc cá nhân hoá sản phẩm/dịch vụ sẽ tạo ấn tượng tốt đối với khách hàng, khiến họ nghĩ doanh nghiệp thực sự hiểu mình và hiểu về những nhu cầu hay vấn đề mà mình gặp phải.

Với chiến lược này, doanh nghiệp có thể tự đặt ra những câu hỏi như:

  • Quảng cáo này có phù hợp với khách hàng không?
  • Khách hàng có đang quan tâm đến nội dung này không?
  • Khách hàng có hài lòng với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp không?

Xây dựng nội dung có giá trị

Nội dung giá trị cũng là chiến lược quan trọng để xây dựng relationship marketing.

Khi đã cảm nhận được giá trị mà doanh nghiệp có thể đem lại, chắc chắn khách hàng sẽ lại tiếp tục tin tưởng và quay trở lại mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp trong thời gian tiếp theo. Khách hàng cần cảm nhận được giá trị mà doanh nghiệp mang lại bất kể mục đích mua hàng của họ là gì.

Đưa ra chính sách khuyến mại hấp dẫn

Khi khách hàng tiềm năng đã trở thành khách hàng thực sự của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần xây dựng chính sách khuyến mãi hấp dẫn sau khi mua hàng. Những khuyến mãi ở đây có thể là được giảm giá khi mua sản phẩm thứ 3, hoặc ưu đãi khi là khách hàng lâu năm của doanh nghiệp.

Bằng những ưu đãi khi mua nhiều sản phẩm, doanh nghiệp có thể xây dựng relationship marketing hiệu quả và thúc đẩy khách hàng mua nhiều sản phẩm và các sản phẩm đi kèm khác, từ đó tăng được số lượng sản phẩm bán ra.

Thu nhận feedback khách hàng một cách tích cực

Việc thu nhận feedback khách hàng một cách tích cực cũng rất quan trọng. Để làm được điều này, doanh nghiệp có thể trả lời những câu hỏi sau:

  • Khách hàng có hài lòng với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp không?
  • Khách hàng thích gì ở sản phẩm?
  • Khách hàng đang không hài lòng điều gì?

Những thông tin này sẽ giúp doanh nghiệp hiểu được cảm nhận của khách hàng hơn để từ đó cải thiện sản phẩm một cách hiệu quả.

relationship marketing

Ví dụ về relationship marketing

Relationship marketing cũng được sử dụng phổ biến và là chiến lược tiếp thị của nhiều doanh nghiệp trên thế giới. Hãy cùng tìm hiểu về 1 số ví dụ của relationship marketing nhé!

Panera

Panera là thương hiệu thực phẩm nổi tiếng. Cam kết của Panera là luôn đảm bảo sức khoẻ và sự tiện lợi tới cho khách hàng. Cam kết này đã giúp Panera thu hút được hơn 40 triệu khách hàng trung thành cho doanh nghiệp.

Vào năm 2014, thương hiệu này đã tuyên bố loại bỏ hết những chất tạo ngọt và chất bảo quản khỏi tất cả những sản phẩm của mình. Cuối năm 2016, tuyên bố này chính thực được đưa vào vận hành.

Đây là một quyết định táo bạo của Panera vì trước đây thương hiệu này đã từng sử dụng những thành phần không tốt cho sức khỏe trong sản phẩm của mình. Tuy nhiên, vào năm 2016, thương hiệu này đã hoàn toàn thành công trong tuyên bố: “100% sản phẩm của chúng tôi là sạch, không chất bảo quản và không chất tạo ngọt”.

Ngoài ra, thương hiệu này cũng đưa ra 1 số những chiến lược relationship marketing như:

  • Cá nhân hoá sản phẩm dựa trên khẩu vị của khách hàng
  • Luôn tích cực ghi nhận góp ý của khách hàng
  • Đưa ra lời hứa cam kết về dịch vụ

Fairway

Fairway Independent Mortgage Corporation là một trong những ví dụ điển hình cho chiến lược relationship marketing.

Các chiến lược nổi bật của Fairway có thể được kể đến như:

  • Thể hiện sự quan tâm đến khách hàng qua email marketing
  • Cung cấp những nội dung, tài liệu giá trị tới khách hàng
  • Luôn tích cực tương tác với khách hàng và giải quyết những vấn đề mà họ gặp phải

Tổng kết

Relationship marketing là một trong những chiến lược tiếp thị hiệu quả giúp doanh nghiệp có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi mà vẫn tiết kiệm được chi phí. Hy vọng qua bài viết này, anh/chị có thể hiểu rõ hơn về chiến lược relationship marketing hiệu quả để áp dụng vào cho doanh nghiệp.

Có được mối quan hệ tốt với khách hàng là cả một quá trình, hãy dùng thử phần mềm MISA AMIS CRM để trải nghiệm những tính năng ưu việt trong việc hỗ trợ xây dựng, nuôi dưỡng khách hàng nhé!


Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]