Giám đốc nhân sự là gì? Nhiệm vụ chính của giám đốc nhân sự

09/11/2022
1893

Một doanh nghiệp thành công điều tiên quyết là phải đáp ứng được các yếu tố con người. Trong đó, Giám đốc nhân sự là người đóng góp to lớn trong việc hoàn thiện đội ngũ vững mạnh cho công ty. Vậy vai trò và công việc của giám đốc nhân sự là gì? Tất cả những câu hỏi liên quan đến vị trí này, sẽ được MISA AMIS HRM giải đáp trong phần mô tả ở bên dưới. 

mindmap nhân sự

TẢI NGAY MIỄN PHÍ – MINDMAP BIỂU MẪU CHO NHÂN SỰ TỪ A-Z

1. Giám đốc nhân sự là gì?

Giám đốc nhân sự (CRHO) là người đứng đầu phòng nhân sự trong tổ chức. Họ là người chịu trách nhiệm về nhân sự tổng thể của công ty như việc lên kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, kiểm soát các số liệu liên quan tới vấn đề tuyển dụng, chấm công, quy chế thưởng phạt,… 

Giám đốc nhân sự được biết đến là CHRO là một vị trí quan trọng trong doanh nghiệp
CHRO là một vị trí rất quan trọng trong doanh nghiệp

Có thể nói, CRHO là cầu nối các nhân viên và lãnh đạo trong tổ chức. Giám đốc nhân sự sẽ được ban lãnh đạo các cấp cập nhât tình hình kinh doanh hiện tại. Từ đó, Giám đốc nhân sự sẽ tư vấn và đề ra giải pháp quản lý nhân sự hiệu quả. Tất cả giải pháp đều phải hướng đến mục tiêu chung của công ty.

2. Vai trò của CRHO trong công ty

Giám đốc nhân sự phải đảm bảo làm tốt việc điều hành, điều phối, đề xuất chiến lược, quản lí nhân lực, thấu hiểu con người. Từ đó nhân viên trong công ty mới có thể phát triển các kỹ năng, hiểu biết cá nhân và tăng năng suất làm việc để đạt được hiệu quả cao, giúp công ty có thể trở thành một doanh nghiệp vững mạnh ở thị trường trong nước, thậm chí vươn lên tầm quốc tế. 

Trách nhiệm chính trong công việc của giám đốc nhân sự bao gồm:

  • Lập kế hoạch, xây dựng quy trình quản lý nhân sự của công ty.
  • Lập kế hoạch và giám sát mọi hoạt động triển khai của phòng nhân sự.
  • Hỗ trợ và thúc đẩy phòng nhân sự đạt được các mục tiêu.

Ngoài ra, tại Việt Nam, giám đốc nhân sự đa nhiệm hơn nữa. Nhiệm vụ chính vẫn là 3 công việc kể trên nhằm chiêu mộ nhân sự tài năng phù hợp với văn hóa công ty. Hơn nữa, Doanh nghiệp cần quản lý con người hiệu quả để duy và phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

>>> Xem thêm: Top phần mềm quản lý KPI miễn phí hiệu quả nhất

3. Mô tả công việc của giám đốc nhân sự là gì?

3.1 Nhiệm vụ phải làm của một Giám đốc nhân sự

Công việc chính của người đứng đầu bộ phận nhân sự là quản lý con người, thực hiện tốt các nhiệm vụ khác về nhân sự mà Ban quản trị đưa ra. Ngoài ra, họ chính là người phải lập ra các chiến lược tuyển dụng, chính sách thu hút nhân tài về làm việc cho công ty, giúp công ty có thể vươn lên và bỏ xa các đối thủ cạnh tranh.

Công việc chính của người đứng đầu bộ phận nhân sự là quản lý con người
Công việc chính của người đứng đầu bộ phận nhân sự là quản lý con người

Công việc của giám đốc nhân sự là gì? Sau đây là một số nhiệm vụ chính của giám đốc bộ phận nhân sự: 

  • Lập chiến lược, kế hoạch tuyển dụng nhân sự: Giám đốc nhân sự sẽ là người nắm bắt, thu thập các ý kiến từ các thành viên của bộ phận nhân sự, từ đó đưa ra quyết định đúng đắn, hợp lý để chiến lược có thể thành công, kết nạp được nhiều người tài giỏi và có ích cho công ty. 
  • Trực tiếp quản lý, kiểm tra, theo dõi các bộ phận nhỏ trong nhân sự như: C&B- lương và phúc lợi, tuyển dụng, đào tạo – phát triển, công việc hành chính, phân tích – báo cáo dữ liệu nhân sự.
  • Lập kế hoạch quản lý nhân sự nội bộ: Giám đốc nhân sự là người chịu trách nhiệm đưa ra các kế hoạch nhân sự tổng thể cả cho doanh nghiệp- làm sao để phát triển nguồn nhân lực và gắn kết các thành viên của công ty; đồng thời, trình bày kế hoạch đó với Ban quản trị và toàn thể công ty.
  • Điều hành và quản lý đội nhóm: Để đảm bảo cả doanh nghiệp được vận hành tốt. Giám đốc nhân sự phải chịu trách nhiệm trong việc điều phối hợp lý công việc cho các đội nhóm và phòng ban. 
  • Phân tích và sắp xếp các số liệu, đánh giá nhân viên: Tổng hợp KPIs liên quan đến nhân sự như: chỉ tiêu tuyển dụng, tỷ lệ nghỉ việc, các chỉ tiêu thuộc chính sách của nhân sự tương ứng với kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Xử lý công việc liên quan: Phân tích, theo dõi và tìm ra những mặt hạn chế, về vấn đề nhân sự ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp như: Thái độ và hành vi chưa đúng mực của nhân viên, năng lực làm việc, thiếu nhân lực hay thừa nhân lực,.. Từ đó đề ra các giải pháp phù hợp nhất để có thể giúp công ty vận hành hiệu quả hơn, năng suất hơn.

>>> Xem thêm: Định biên nhân sự là gì? Nguyên tắc định biên nhân sự hiệu quả

3.2 Yêu cầu công việc 

Giám đốc nhân sự trong 1 doanh nghiệp sẽ thực hiện những công việc sau đây:

  • Tốt nghiệp cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành quản trị nhân sự- hành chính, quản trị kinh doanh.
  • Cần có tối thiểu 5-6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Quản trị nhân sự với các vị trí tương đương Giám đốc, Trưởng phòng nhân sự, …
  • Có khả năng dẫn dắt, lãnh đạo đội nhóm.
  • Có tầm nhìn logic, thấu hiểu con người để có thể chọn lọc ứng viên hiệu quả.
  • Giỏi ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, có thêm ngôn ngữ khác là một lợi thế.
  • Có kinh nghiệm triển khai các kế hoạch, chiến lược Nhân sự ngắn hoặc dài hạn.
  • Có khả năng thuyết trình, phản biện và làm việc nhóm tốt.
  • Có kinh nghiệm và nhạy bén trong việc giải quyết các vấn đề nội bộ của công ty.
  • Có khả năng nắm bắt xu thế kinh doanh để đề xuất ra những chiến lược độc đáo về nhân sự cho doanh nghiệp.
  • Am hiểu về văn hóa của doanh nghiệp và yêu thích công việc liên quan đến con người.
  • Thái độ làm việc tích cực, chủ động, tập trung,  có trách nhiệm.
  • Trung thực, chăm chỉ, nhanh nhẹn và chịu được áp lực công việc cao.
Giám đốc nhân sự cần có tầm nhìn, có kỹ năng lãnh đạo
Giám đốc nhân sự cần có tầm nhìn, có kỹ năng lãnh đạo

3.3 Yêu cầu về KPI của giám đốc nhân sự

  • Tỷ lệ các ứng cử viên/ chi phí bỏ ra cho các hoạt động tuyển dụng.
  • Tỷ lệ của tổng tất cả các CV được nộp vào của một đợt tuyển dụng.
  • Chỉ tiêu tuyển dụng số lượng ứng cử viên đạt yêu cầu cho các phòng ban.
  • Tỷ lệ phần trăm tổng chi phí cho lương của công nhân viên trên doanh thu.
  • Chỉ số thành công của các kế hoạch/ dự án của phòng nhân sự.
  • Tỷ lệ phần trăm các hoạt động quản lý rủi ro thành công.
  • Tỷ lệ phần trăm các nhân viên thực hiện tốt các công việc và nghĩa vụ đối với công ty.
  • Chỉ số thành công của các kế hoạch/dự án của phòng nhân sự.
  • Tỷ lệ cả mức độ hiệu quả đối với nhân viên trên các đợt đào tạo.

3.4 Yêu cầu về kỹ năng

  • Nhạy bén cả trong trí tuệ lẫn cảm xúc: Bạn phải biết quan sát, nhìn nhận sự việc đúng sai, phải biết cách nhìn người khi tuyển dụng, để có thể tuyển được những “nhân tài” có ích cho công ty. 
  • Kỹ năng giao tiếp: Giám đốc cần biết đối đáp nhạy bén, giao tiếp, ứng xử khéo léo
  • Có tầm ảnh hưởng quan trọng: Khi tạo ra được tầm ảnh hưởng đối với nhân viên thì bạn mới có thể lãnh đạo tốt và phát triển tốt đội ngũ nhân viên của chính mình. Không những vậy, bạn sẽ được ban quản trị tín nhiệm.
  • Có tầm nhìn chiến lược: Bạn phải có cái nhìn rộng hơn về xu hướng của nguồn nhân lực, từ đó đề xuất ra những chiến lược tuyển dụng và quản trị nhân lực nhạy bén, phù hợp với doanh nghiệp.
  • Biết cách gắn kết mọi người: Bạn phải là người biết lắng nghe nhân viên xung quanh mình, từ đó tìm ra những hạn chế về nhân lực của công ty hay những mâu thuẫn trong mối quan hệ của các thành viên trong tổng thể doanh nghiệp. Qua đó, tìm ra các giải pháp để có thể giải quyết kịp thời, gắn bó mọi người lại với nhau – Tập thể đoàn kết là một tập thể vững mạnh. 
Giám đốc nhân sự cần gắn kết mọi người trong tổ chức
Giám đốc nhân sự cần gắn kết mọi người trong tổ chức

4. Mức lương của giám đốc nhân sự khoảng bao nhiêu?

  • Giám đốc nhân sự cấp trung: Mức lương trung bình từ 15-25 triệu/tháng.
  • Giám đốc nhân sự cấp cao: Mức lương khoảng từ 20 đến 50 triệu đồng/tháng.

Ngoài ra, mức lương còn tùy thuộc vào quy mô của công ty và loại hình doanh nghiệp. Theo khảo sát, lương thấp nhất cho vị trí giám đốc nhân sự ở Việt Nam rơi vào khoảng 20-30 triệu một tháng công thêm các khoản phúc lợi và tiền thưởng khác. Mức trung bình tiền thưởng đối với vị trí Giám đốc nhân ở thời điểm hiện tại dao động từ 40 – 50 triệu đồng /năm. 

Đối với các công ty có quy mô lớn đa quốc gia hay các tập đoàn quốc tế trên thế giới. Mức lương của một giám đốc nhân sự có thể lên đến trên 100 triệu đồng.  Đây là một con số mơ ước đối với nhiều người, nhưng để đạt được mức lương như thế, những người làm ở vị trí giám đốc nhân sự phải thật sự là một người tài năng, có khả năng chịu áp lực cao bởi khối lượng công việc rất lớn.

5. Cách hiệu quả để tuyển dụng giám đốc nhân sự là gì?

Có rất nhiều cách để có thể tuyển dụng giám đốc nhân sự. Nhưng làm sao để có thể tuyển chọn được một giám đốc tài giỏi, để có thể quản lý, kiểm soát tất các hoạt động của bộ phận nhân sự và mang lại nhiều giá trị cho công ty. Dưới đây là một số cách thức phổ biến, để có thể giúp doanh nghiệp tuyển dụng một cách hiệu quả nhất:

Tuyển dụng trong nội bộ công ty là một cách tuyển dụng khá phổ biến của các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nhanh chóng tìm được người phù hợp với vị trí quan trọng này và tiết kiệm nhiều chi phí. Bạn có thể cân nhắc những nhân viên nhân sự làm tốt lên quản lý và giám đốc nhân sự.

  • Tuyển dụng qua mạng xã hội:

Ngày nay mạng lưới xã hội vô cùng phát triển, thế nên việc tuyển dụng qua các trang mạng xã hội là một cách để khiến các ứng viên có thể dễ dàng bị thu hút bởi các bài đăng tuyển dụng của công ty. Bạn có thể tuyển dụng qua các trang mạng phổ biến như Linkedin, Facebook, Twitter, Instagram,…

Nguồn nội bộ được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để tuyển CRHO
Nguồn nội bộ được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để tuyển CRHO
  • Tuyển dụng bằng các kênh tuyển dụng uy tín:

Đây có thể được coi là cách, mà nhiều công ty hiện nay lựa chọn để tuyển dụng một cách hiệu quả. Việc kết nối với các kênh tuyển dụng uy tín giúp các công ty, doanh nghiệp giảm thiểu gánh nặng về mặt thời gian. Một số các kênh tuyển dụng uy tín như: Ybox, Topcv, Vieclam24h,…

Tuyển dụng giám đốc nhân sự chuyên nghiệp và hiệu quả với AMIS Tuyển dụng

Để nâng cao sự chuyên nghiệp cũng như tăng tỷ lệ tuyển dụng thành công, doanh nghiệp có thể tham khảo và sử dụng phần mềm AMIS Tuyển dụng. Đây là giải pháp được được phát triển bởi công ty MISA với nhiều tính năng hiện đại.

Những lý do nên sử dụng AMIS Tuyển dụng

1. Phần mềm có nhiều tính năng

  • Hỗ trợ đăng tin tuyển dụng lên nhiều kênh, hồ sơ được tổng hợp trên phần mềm, tự động lọc những CV phù hợp với vị trí đang tuyển dụng.
  • Tăng trải nghiệm của ứng viên nhờ tính năng tự động gửi email mời phỏng vấn, thông báo kết quả phỏng vấn.
  • Hỗ trợ tổ chức thi tuyển online chuyên nghiệp, tăng sự hài lòng của ứng viên.
  • Làm thương hiệu tuyển dụng tốt hơn với website miễn phí, dễ dàng tùy chỉnh trên mọi giao diện.
Demo về tính năng báo cáo tuyển dụng trên phần mềm
Demo về tính năng báo cáo tuyển dụng trên phần mềm

AMIS Tuyển dụng cũng giúp HR, Giám đốc theo dõi được kết quả tuyển dụng, đánh giá hiệu quả và có những quyết định phù hợp nhất.

2. Phần mềm thuộc nền tảng quản trị nhân sự toàn diện MISA AMIS HRM

MISA AMIS HRM là giải pháp quản trị nhân sự hợp nhất với nhiều tính năng. Bên cạnh tuyển dụng, phần mềm hỗ trợ chấm công, tính lương và lưu trữ hồ sơ nhân viên số lượng lớn. Từ đó giúp HR tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức mà vẫn đảm bảo hiệu quả công việc.

AMIS HRM đã được hàng ngàn doanh nghiệp tại Việt Nam tin dùng, trong đó không thể không kể đến IVY Moda (hơn 40 cửa hàng trên toàn quốc) và Trống Đồng Palace (hơn 1000 nhân sự).

Chia sẻ của chị Thu - Phòng nhân sự của Trống Đồng Palace
Chia sẻ của chị Thu – Phòng nhân sự của Trống Đồng Palace

3. AMIS Tuyển dụng được MISA phát triển

MISA là công ty công nghệ hàng đầu hiện nay với 28 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất phần mềm. Trong suốt 28 năm qua, công ty vinh dự nhận được nhiều giải thưởng danh giá và được Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định “Đất nước có được một công ty như Misa là điều rất quí, rất đáng trân trọng!”

Xem toàn bộ phát biểu của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng

Ngoài AMIS Tuyển dụng, MISA còn cung cấp phần mềm Kế toán, phần mềm Bán hàng, phần mềm Chữ ký số,…. tất cả dữ liệu liên kết với nhau giúp doanh nghiệp quản trị nhân sự toàn diện và hiệu quả.

Để được tư vấn cụ thể hơn về phần mềm, bạn có thể liên hệ 0904 885 833 hotline hoặc đăng ký dùng thử miễn phí 14 ngày dưới đây.

Dùng ngay miễn phí

14-ngày dùng thử, 100% tính năng

6. 3 mẫu mô tả công việc giám đốc nhân sự

  • Mẫu 1:
Tham khảo mẫu 1
Tham khảo mẫu 1
Tải toàn bộ mẫu mô tả công việc số 1 TẠI ĐÂY
  • Mẫu 2:

Tải chi tiết mẫu mô tả công việc số 2 TẠI ĐÂY
  • Mẫu 3:

Tải chi tiết mẫu mô tả công việc số 3 TẠI ĐÂY

7. Kết luận

Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã hiểu được những công việc cũng như yêu cầu tuyển dụng vị trí giám đốc nhân sự. Hi vọng bạn sẽ trở thành một giám đốc nhân sự giỏi, có khả năng lãnh đạo con người và tầm nhìn chiến lược cao. 

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 7 Trung bình: 5]
Ngọc Ánh
Tác giả
Chuyên gia phát triển nguồn nhân lực
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả