Khách hàng Quản lý cấp cao là gì? Trách nhiệm, kỹ năng và định...

Việc hiểu rõ các cấp quản lý khác nhau trong công ty có thể giúp bạn xác định mục tiêu thăng tiến rõ ràng hơn. Vậy làm thế nào để hướng đến những mục tiêu thăng tiến này. Trong bài viết này, MISA AMIS sẽ giới thiệu về quản lý cấp cao là gì? Sự khác biệt và vai trò của một quản lý cấp cao trong doanh nghiệp. 

MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY TÀI LIỆU MIỄN PHÍ: QUẢN LÝ VÀ TĂNG NĂNG SUẤT CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN DƯỚI QUYỀN

I. Quản lý cấp cao là gì? 

Quản lý cấp cao là nhân sự của một công ty, doanh nghiệp và tổ chức. Họ là thành viên của đội ngũ quản lý cốt lõi nhưng không nằm trong Hội đồng quản trị.

Quản lý cấp cao thường có từ 5 đến 10 năm kinh nghiệm quản lý và chuyên về một lĩnh vực kinh doanh cụ thể như tiếp thị hoặc kế toán. Họ phụ trách một phòng ban với vai trò lập kế hoạch công việc và chỉ đạo đội nhóm hoặc cá nhân làm nhiệm vụ. 

quản lý cấp cao và trách nhiệm trong doanh nghiệp
Quản lý cấp cao có vai trò định hướng quan trọng trong doanh nghiệp

Quản lý cấp cao cũng giám sát những cá nhân đó để đảm bảo rằng hoạt động kinh doanh đang hoạt động hiệu quả. Đồng thời, họ đánh giá hiệu suất của mỗi cá nhân nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn của công ty. 

Dù bạn làm ở cấp bậc vị trí quản lý nào, việc theo dõi, đánh giá chính xác nhân viên vẫn là yêu cầu thiết yếu. Nó giúp bạn thúc đẩy năng suất của đội nhóm, hoàn thành mục tiêu đề ra nhanh chóng và hiệu quả hơn. Thấu hiểu những vai trò trên, MISA AMIS trân trọng gửi đến bạn bộ tài liệu chuyên sâu:

Mời bạn nhận eBook miễn phí: Quản lý và tăng năng suất công việc của nhân viên dưới quyền

II. Phân biệt quản lý và quản lý cấp cao

1. Quản lý 

Các nhà quản lý thường đảm nhận vai trò giám sát đối với một nhóm cụ thể trong bộ phận để thúc đẩy đội ngũ đạt được các mục tiêu. Họ sẽ có từ một đến bốn năm kinh nghiệm quản lý nhóm. 

Người quản lý báo cáo công việc cho quản lý cấp cao, giám đốc, phó chủ tịch hoặc chủ sở hữu của công ty. Họ có thể có nhiều vai trò và trách nhiệm khác nhau, tùy thuộc vào quy mô của công ty. Một số trách nhiệm chung của quản lý là:

  • Giám sát một nhóm nhỏ nhân viên
  • Tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới
  • Hỗ trợ và huấn luyện nhân viên hiện tại
  • Đặt mục tiêu cho từng cá nhân và cả nhóm
  • Theo dõi hiệu suất và tiến hành đánh giá kết quả 
  • Xem xét chi phí và ngân sách
  • Cộng tác với nhiều phòng ban
  • Tiến hành các cuộc họp của bộ phận

2. Quản lý cấp cao

Dựa trên khái niệm quản lý cấp cao là gì có thể thấy vị trí này yêu cầu nhiều kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn, kỹ năng lãnh đạo hơn. Bởi lẽ, nếu quản lý chỉ tập trung vào một nhóm nhỏ nhân viên thì quản lý cấp cao đứng đầu một bộ phận. Họ có mức độ trách nhiệm cao, bao quát một phạm vi rộng hơn. 

>> Xem thêm: Quản lý là gì? Chức năng và vai trò của quản lý trong doanh nghiệp

III. Trách nhiệm của một quản lý cấp cao trong doanh nghiệp

Trách nhiệm của người quản lý cấp cao là gì phụ thuộc vào loại hình kinh doanh và cấu trúc của công ty. Tuy nhiên có một số trách nhiệm chính đặc trưng cho hầu hết các vị trí quản lý cấp cao. 

1. Giám sát hiệu suất của nhân viên

Các nhà quản lý cấp cao cần đảm bảo năng suất của nhân viên. Họ liên lạc với các cấp quản lý thấp hơn để thu thập thông tin và phản hồi về các báo cáo của nhân viên. 

quản lý cấp cao giám sát hiệu suất của nhân viên
Quản lý cấp cao phục trách theo dõi hiệu suất công việc

Nhà quản lý cấp cao cũng giám sát công việc của quản lý bộ phận để quan sát cách giải quyết vấn đề, ra quyết định tức thời. Từ đó, với vai trò lãnh đạo quản lý cấp cao sẽ điều chỉnh các hoạt động sao cho hiệu quả hơn. 

2. Quản lý ngân sách

Các nhà quản lý cấp cao làm việc với các trưởng bộ phận để xây dựng và thực hiện kế hoạch ngân sách. Họ xác định và phân chia ngân sách tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh hay năng suất của bộ phận. Điều này giúp đảm bảo sự ngân sách của các dự án được tính toán hợp lý và tối ưu. 

3. Thực hiện KPI và các mục tiêu hiệu suất khác

KPI là viết tắt của chỉ báo hiệu suất chính. Đây là những mục tiêu được phát triển từ dữ liệu trong quá khứ của doanh nghiệp. Nó được đặt ra trong từng nhiệm vụ để nhân viên có động lực và hiểu rõ mục tiêu cần đạt được. 

Một trong các nhiệm vụ quan trọng của quản lý cấp cao chính là giám sát, tạo động lực cho các phòng ban hoàn thành KPI. Như vậy, họ không chỉ tăng hiệu suất công việc mà còn tạo nên thành công về doanh thu và danh tiếng cho công ty. 

4. Phê duyệt các yêu cầu tuyển dụng và sa thải

Các nhà quản lý cấp cao có kiến ​​thức sâu rộng về văn hóa và sứ mệnh tổng thể của công ty. Điều này khiến họ hình thành một thước đo chính xác trong việc tuyển dụng hay sa thải nhân sự.

Khi quản lý cấp cao đưa ra các đánh giá khách quan về hiệu quả công việc của nhân viên, họ sẽ quyết định điều chuyển, bổ nhiệm hoặc loại bỏ các nhân tố. Sự sắp xếp nhân sự đúng đắn sẽ giúp bộ máy hoạt động đồng bộ, tích cực hơn. 

QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN VỚI BỘ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH MISA AMIS

5. Đóng góp vào các quyết định kinh doanh quan trọng

Các nhà quản lý cấp cao có thể thay đổi chính sách và kế hoạch kinh doanh. Dựa trên chuyên môn và nhiều năm kinh nghiệm, họ thường có cái nhìn rất nhanh nhạy về các cơ hội mới. 

quản lý cấp cao quyết định các chiến lược kinh doanh
Một trong những trách nhiệm chính của quản lý cấp cao là quyết định các chiến lược kinh doanh

Họ sẽ thảo luận với các nhân viên cấp cao khác và ban điều hành để đưa ra quyết định cuối cùng. Do đó, các nhà quản lý cấp cao chính là người định hình chiến lược của công ty. Họ đóng góp vào quá trình thúc đẩy bán hàng, tăng năng suất của nhân viên và tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh tổng thể.

QUẢN LÝ TOÀN DIỆN, CHÍNH XÁC, TỨC THỜI với AMIS Công việc

CTA MGM 02

IV. Các kỹ năng cần có của quản lý cấp cao

Các nhà quản lý cấp cao được yêu cầu học hỏi và nâng cao nhiều kỹ năng để có thể thành công trong vai trò lãnh đạo. Vậy những kỹ năng cần có của quản lý cấp cao là gì

  • Khả năng lãnh đạo: Để đạt được năng suất và tổ chức, điều quan trọng là quản lý cấp cao phải có kỹ năng lãnh đạo xuất sắc.
  • Giao tiếp: Các nhà quản lý cấp cao luôn phải trao đổi thông tin cùng các bộ phận khác nhau. Do đó việc giao tiếp hiệu quả và nhanh chóng là yếu tố thiết yếu để nâng cao nghệ thuật quản lý nhân viên.
  • Công nghệ máy tính: Ngày càng nhiều doanh nghiệp đang chuyển sang giám sát hiệu suất bằng các phần mềm quản lý công việc. Vì vậy các nhà quản lý cấp cao phải am hiểu về kỹ thuật công nghệ mới.
  • Ra quyết định: Các nhà quản lý cấp cao phải đưa ra các quyết định nhanh chóng, chính xác như một phần của quá trình giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp. 
  • Trí tuệ cảm xúc: Các nhà quản lý cấp cao sẽ phải ứng biến với nhiều tình huống bất ngờ. Do đó trí tuệ cảm xúc mạnh mẽ rất quan trọng để duy trì sự khách quan. Như vậy, quản lý cấp cao mới có thể tối đa hóa thành công của công ty.

>> Tìm hiểu ngay: Training là gì? Các phương pháp Training người quản lý cần biết

V. Hành trình trở thành quản lý cấp cao 

Hầu hết các nhà quản lý cấp cao thường bắt đầu từ vị trí thấp hơn và tiến bộ không ngừng trong quá trình làm việc. Nếu bạn có những định hướng cụ thể như trở thành quản lý cấp cao trong tương lai, hãy tham khảo các tiêu chí sau: 

1. Chứng minh kiến thức và năng lực qua chứng chỉ 

Không thể phủ nhận việc rất nhiều cá nhân tài năng thăng tiến bằng kiến thức, kinh nghiệm mà không cần đến bằng cấp. Tuy nhiên quá trình này yêu cầu sự nỗ lực và quyết tâm vượt trội trong thời gian dài. 

Thông thường, các quản lý cấp cao sẽ có ít nhất một bằng cử nhân. Đây cũng đang là yêu cầu bắt buộc khi bạn ứng tuyển vào các doanh nghiệp. Khi ban lãnh đạo chưa có sự tiếp xúc trực tiếp thì những bằng cấp này là cách tạo ấn tượng đầu tiên. 

Nhìn chung, các chứng chỉ về ngành học càng cao càng cho thấy bạn có nền tảng kỹ năng, sự kỷ luật và ý thức phấn đấu tốt.

2. Phát triển kỹ năng mềm 

Một nhà quản lý cấp cao có kinh nghiệm về nhiều kỹ năng là cần thiết cho công việc. Hãy thử phát triển khả năng lãnh đạo và kỹ năng giao tiếp của bạn bằng cách tham gia các hoạt động ngoại khóa. 

các kỹ năng cần có của quản lý cấp cao
Nâng cao kỹ năng mềm sẽ giúp nhà quản lý xử lý công việc tốt hơn

Đảm nhận vai trò lãnh đạo trong các câu lạc bộ hoặc hiệp hội đại học có thể giúp bạn cải thiện kỹ năng một cách tự nhiên mà không quá áp lực. Điều này mang lại cho bạn cơ hội để chuẩn bị tốt hơn cho sự nghiệp tương lai.

3. Tìm kiếm môi trường phù hợp

Cách hiệu quả nhất để trở thành quản lý cấp cao là tích lũy kinh nghiệm trong một công ty cụ thể. Khi bạn có được kỹ năng và kiến ​​thức, bạn có thể lựa chọn gắn bó và phát triển cùng công ty. 

Việc này tăng cơ hội được thăng chức, tăng lương và trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của mình. Tuy rằng việc tìm được một công ty lý tưởng không hề dễ dàng nhưng một môi trường làm việc thú vị và hiệu quả mới duy trì được động lực của bạn.

4. Thể hiện năng lực bản thân

Các quản lý cấp cao không bao giờ e ngại trong việc thể hiện mong muốn, quan điểm về các nhiệm vụ cụ thể. Việc cố gắng chứng minh chuyên môn bằng cách hoàn thành công việc xuất sắc sẽ khiến bạn được đánh giá cao. 

Hiện nay, các doanh nghiệp cũng có xu hướng ưu tiên đào tạo và bổ nhiệm nhân sự lâu năm lên vị trí quản lý. Cùng với khả năng nghiệp vụ tốt, tinh thần trách nhiệm và sự thấu hiểu doanh nghiệp của bạn là điểm cộng rất lớn. 

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VÀ KHÁM PHÁ SỨC MẠNH CỦA AMIS CÔNG VIỆC – HỖ TRỢ TỐI ƯU CHO NHÀ LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ

Phần mềm AMIS Công việc là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà quản lý trong việc phân công giao việc, theo dõi tiến độ và đo lường năng suất nhân viên trên một nền tảng hợp nhất. Doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm thời gian tổng hợp báo cáo, cắt giảm chi phí mà còn tối ưu quy trình làm việc để tăng hiệu quả kinh doanh.

CTA MGM 01

VI. Kết luận

Có thể nói, quản lý cấp cao là gì đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của một doanh nghiệp. Họ là những người đưa ra mục tiêu và kế hoạch hành động để doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh của mình. Hy vọng bài viết về quản lý cấp cao mà chúng tôi chia sẻ ở trên đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan và định hướng rõ ràng hơn trên con đường sự nghiệp trong tương lai của mình. 

.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]