Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Coca Cola – five forces Coca Cola

03/08/2022
7505

Thách thức lớn đối với một doanh nghiệp nói chung và Coca Cola nói riêng là mô hình 5 áp lực cạnh tranh. Thông qua mô hình, doanh nghiệp thấy được các đối thủ “nặng ký”, những tác động từ thị trường, nguy cơ sản phẩm thay thế,… Để tìm hiểu rõ mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Coca Cola, mời bạn đọc tham khảo ngay bài viết phân tích dưới đây.

I. Giới thiệu tổng quan về Coca Cola

Tập đoàn Coca Cola, hay còn gọi với tên Tiếng Anh là The Coca Cola Company, trụ sử chính được đặt tại Atlanta, Georgia. Coca Cola được biết đến là doanh nghiệp chuyên sản xuất đồ uống, phân phối bán lẻ, quảng bá các sản phẩm đồ uống và siro không cồn đa quốc gia của Mỹ.

Thương hiệu nước giải khát Coca Cola được đăng ký năm 1893 tại Mỹ do dược sĩ John Pemberton sáng tạo và thành lập. Đến năm năm 1892, Asa Griggs Candler mua lại toàn bộ công thức và thương hiệu Coca Cola. Tại thị trường Việt Nam, thương hiệu Coca Cola được du nhập từ rất sớm, vào năm 1960.

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Coca Cola
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Coca Cola

Trải qua quá trình hình thành và phát triển, cho đến nay Coca Cola đã trở thành loại đồ uống có gas được ưa chuộng nhất trên thế giới. Đặc biệt, thương hiệu được phân phối rộng khắp tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Góp phần to lớn vào thành công này, Coca Cola đã thực hiện những chiến lược Marketing thông minh kết hợp với việc phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter thành công.

II. Phân tích chi tiết mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Coca Cola

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh đã xuất hiện từ rất sớm giúp doanh nghiệp định hình và vạch ra phương hướng để vượt qua 5 áp lực cạnh tranh chính của thương hiệu. Áp lực cạnh tranh của Coca Cola bao gồm: đối thủ cạnh tranh trong ngành, khả năng thương lượng của khách hàng và nhà cung ứng, sản phẩm thay thế, mối đe dọa từ những doanh nghiệp mới tham gia.

1. Áp lực từ đối thủ cạnh tranh của Coca Cola trong ngành

Trên thị trường đồ uống nước ngọt có gas, khách hàng sẽ không quá xa lạ khi có sự xuất hiện liên tục của 2 thương hiệu Coca Cola và Pepsi. Chính Pepsi là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Coca Cola. Thậm chí cả 2 còn đối đầu với nhau từ rất sớm, từ thế kỷ 19.

Có thể thấy, thương hiệu Coca Cola và Pepsi có quy mô gần như nhau, thực hiện các chiến lược và phát triển sản phẩm tương tự. Vì vậy, áp lực từ đối thủ cạnh tranh Pepsi với Coca Cola trong ngành nước giải khát về giá và thị phần đối đầu nhau gây gắt. Bên cạnh đó, Coca Cola tranh dành thị trường và trạnh tranh trực tiếp một số đối thủ khác, bao gồm: Keurig Green Mountain Group, Schweppes, RC Cola, Hires Root Beer và Nehi,…

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Coca Cola
Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Coca Cola

Sau khi xác định những áp lực đến từ đối thủ cạnh tranh cùng ngành của Coca Cola, các Markeker có thể nhận ra rằng: Nếu thị hiếu và xu hướng của người tiêu dùng thay đổi thì Coca Cola sẽ đối mặt với áp lực lớn từ những đối thủ.

Tuy nhiên, với tuổi đời dày dặn cũng như nắm bắt tốt nhu cầu người tiêu dùng, áp lực đến từ các đối thủ cạnh tranh của Coca Cola đang ở mức vừa phải. Đặc biệt, với tiềm lực tài chính hùng mạnh, sở hữu lượng khách hàng trung thành lớn đã giúp Coca Cola vượt qua mọi đối thủ cạnh tranh.

>> Đọc thêm: Chiến lược thâm nhập thị trường của Coca-Cola

2. Khả năng thương lượng của khách hàng

Khách hàng trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh là người tiêu dùng cuối cùng, nhà phân phối hoặc nhà mua công nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp vẫn con lấy tiêu chí “khách hàng là thượng đế” để làm kim chỉ nam hoạt động.
Do đó, khách hàng tác động trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp khi có mong muốn doanh nghiệp cung cấp sản phẩm với giá thấp nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Khách hàng chỉ có khả năng “mặc cả” cao trong những trường hợp: mua sản phẩm với số lượng lớn, tồn tại ít người mua, chi phí chuyển đổi sang nhà cung cấp thấp, có nhiều sản phẩm thay thế khác,…

Mô hình five forces model của Coca Cola
Mô hình five forces model của Coca Cola

Trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Coca Cola, quyền thương thượng của khách hàng đối với Coca Cola là rất thấp. Vì khách hàng của Coca Cola thường là những khách hàng cá nhân, mua lẻ nên khả năng thương lượng của họ không cao. Hơn nữa, cả Coca Cola và Pepsi không có quá nhiều sự khác biệt giúp 2 thương hiệu nhận luôn nhận được sự ủng hộ của khách hàng.

Trường hợp khách hàng có khả năng thương lượng giá với Coca Cola chủ yếu là những nhà bán lẻ, người mua với số lượng lớn. Tuy nhiên, nhìn chung, thương hiệu Coca Cola không gặp quá nhiều áp lực đến từ khả năng thương lượng của khách hàng như các ngành hàng đặc thù khác.

3. Quyền thương lượng từ nhà cung cấp

Nhà cung cấp là các tổ chức, cá nhân tham gia cung ứng hàng hóa/ dịch vụ trên thị trường. Các nhà cung cấp thường tạo áp dụng cho doanh nghiệp bằng cách tăng giá sản phẩm/ dịch vụ, giảm chất lượng hàng hóa cung cấp, bán những hàng hóa không đúng thời hạn sử dụng hoặc tại những địa điểm sai quy định,…

Những điều này ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả, chất lượng sản phẩm đầu ra thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Coca Cola
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của thương hiệu Coca Cola

Quyền thương lượng của các nhà cung cấp Coca Cola được cho là rất yếu. Điều này do số lượng nhà cung cấp nhiều với chi phí chuyển đổi đối với Coca Cola thấp. Thực tế, thương hiệu Coca Cola có thể chuyển đổi từ nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác nhưng không phải nhà cung cấp nào cũng có thể chuyển đổi khỏi Coca Cola dễ dàng vì những quy định riêng.

Do vậy, áp lực đến từ những nhà cung cấp của Coca Cola tương đối thấp, do một số nguyên nhân: số lượng nhà cung cấp lớn, quy mô nhà cung cấp riêng lẻ chủ yếu từ nhỏ đến vừa phải, chi phí chuyển đổi thấp,…

>> Đọc thêm: Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Apple

4. Nguy cơ đến từ các sản phẩm thay thế

Sản phẩm thay thế là những hàng hóa/ dịch vụ có thể thay thế các loại hàng hóa/ dịch vụ khác có sự tương đồng về giá trị, công dụng, lợi ích thiết thực. Hầu như, những sản phẩm thay thế thường đa dạng tính năng, chất lượng tốt, giá thành cạnh tranh đồng thời được áp dụng từ cải tiến về công nghệ. Cho nên, sự xuất hiện của các sản phẩm thay thế sẽ làm giảm số lượng sản phẩm tiêu thụ, lợi nhuận, thậm chí có thể xóa bỏ sản phẩm đó ra khỏi thị trường của mỗi doanh nghiệp, trong đó Coca Cola cũng không ngoại lệ.

mô hình 5 lực lượng cạnh tranh coca cola
Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh Coca cola

Nguy cơ đến từ các sản phẩm thay thế trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Coca Cola chính là những đồ uống của Pepsi, nước trái cây, đồ uống đa dạng khác,… Có rất nhiều sản phẩm đồ uống thay thể cho đồ uống Coca Cola để đáp ứng nhu cầu của khách hàng không muốn sử dụng nhiều nước ngọt có gas. Chính vì vậy, Coca Cola cho ra mắt sản phẩm Coca không đường để bắt kịp xu thế.

Quan trọng, những sản phẩm thay thế trên thị trường đều có chất lượng tốt, giá thành cạnh tranh, chi phí chuyển đổi thấp cho khách hàng. Dựa vào những yếu tố phân tích trên, nguy cơ đến từ các sản phẩm thay thế Coca Cola rất lớn.

5. Mối đe dọa từ những doanh nghiệp mới tham gia

Sự cạnh tranh từ đối thủ, doanh nghiệp mới tham gia cùng sản xuất một chủng loại sản phẩm, phục vụ phân khúc khách hàng cũng là một trong mối đe dọa trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Coca Cola.

Khi nhu cầu của thị trường tăng cao, các doanh nghiệp buộc phải cạnh tranh mạnh mẽ để dành thị phần, dẫn đến lợi nhuận thấp. Sự cạnh tranh từ các đối thủ, doanh nghiệp mới tham gia diễn ra mạnh mẽ khi: sản phẩm không có nhiều khác biệt, dễ dàng thay thế, các đối thủ “ngang sức” với nhau, lòng trung thành của khách hàng thấp,…

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Coca Cola
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Coca Cola

Tuy nhiên, khi nhìn nhận vào ngành công nghiệp nước giải khát, các đối thủ mới muốn đặt chân vào thị trường này là điều không đơn giản. Cách thức xây dựng thương hiệu uy tín trong mắt khách hàng không chỉ cần sự đầu tư về tiền bạc mà còn cần đầu tư thời gian, công sức cả một tập thể. Để biến khách hàng trở thành khách hàng trung thành sử dụng sản phẩm nước ngọt có gas, Coca-Cola phải dành hàng trăm năm để phát triển. Do đó, mối đe dọa với những doanh nghiệp mới tham gia không phải áp lực lớn đối với Coca-Cola ở thời điểm hiện tại.

III. Tổng kết

Bài viết trên đã phân tích chi tiết mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Coca-Cola. Bên cạnh chiến lược Marketing khôn khéo, tiềm lực tài chính mạnh mẽ, Coca-Cola còn phân tích thành công 5 lực lượng cạnh tranh để có những biện pháp khắc phục. Từ đó giữ vững vị thế của mình trên thị trường và khó có đối thủ nào vượt mặt.

Tin bài liên quan:

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả