CPL là gì? Cách tính CPL (Cost per lead) chuẩn nhất

20/07/2022
3016

CPL là một trong những loại hình quảng cáo phổ biến hiện nay trong Marketing. Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu chi tiết quảng cáo CPL là gì, cách tính CPL chuẩn nhất và cách tối ưu quảng cáo CPL hiệu quả trong bài viết dưới đây.

CPL là gì?

CPL (Cost per lead) được dịch là chi phí trên mỗi một khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp có được. Đây cũng phương pháp quảng cáo/ Marketing tính chi phí theo số lead thu về. Lead ở đây có thể là lead đơn thuần, những người quan tâm đến sản phẩm và điền thông tin (tên, số điện thoại, email…) vào form, hoặc cao hơn là warm lead, qualified lead, những lead có sự quan tâm và họ có nhu cầu chắc chắn sẽ mua sản phẩm, dịch vụ.

CPL là gì?
CPL là gì?

Khác với các mô hình quảng cáo CPM (chi phí cho mỗi nghìn lượt nhấp) và CPC (chi phí cho mỗi lần nhấp chuột), theo đó các nhà quảng cáo sẽ được tính phí cho mỗi lần hiển thị (hay còn được gọi là “lượt xem”).

Trong mô hình định giá CPL, nhà quảng cáo chỉ cần trả tiền cho những đăng ký đủ điều kiện về số lần hiển thị hoặc số lần nhấp mà quảng cáo của họ nhận được. Mô hình CPL cho phép các nhà quảng cáo tạo ra lợi nhuận được đảm bảo dựa trên chi phí mà họ bỏ ra.

Sự khác biệt giữa CPL và CPA

Thông thường, quảng cáo CPL và CPA (Cost per Action) thường xuyên bị nhầm lẫn. Tuy nhiên, 2 loại hình quảng cáo này vẫn có những điểm khác biệt lớn như sau:

CPL CPA
Các chiến dịch CPL lấy quảng cáo làm trung tâm. CPA và các chiến dịch liên kết tiếp thị sẽ lấy các đối tác làm trung tâm.
Nhà quảng cáo vẫn kiểm soát thương hiệu của họ, chọn những đối tác đáng tin cậy và phân phối phù hợp với những ưu đãi của họ Với 1 cộng đồng rộng mở, nhà quảng cáo có thể không nắm hết các chiến dịch của họ được chạy ở những đâu. Vì vậy, quyền kiểm soát của nhà quảng cáo không được mạnh như CPL.
Các chiến dịch CPL thường có mức độ ảnh hưởng lớn nhưng không phải lúc nào cũng hiệu quả. Người tiêu dùng sẽ chỉ gửi những thông tin liên hệ cơ bản, thậm chí chỉ là một email. Các chiến dịch CPA sẽ có mức độ ảnh hưởng thấp cũng như phức tạp hơn. Người dùng sẽ phải cung cấp số thẻ tín dụng và những thông tin chi tiết khác.
Sự khác biệt giữa CPL và CPA
Sự khác biệt giữa CPL và CPA

Ưu và nhược điểm của quảng cáo CPL là gì?

CPL là loại hình quảng cáo phổ biến trong doanh nghiệp. Vậy ưu và nhược điểm của quảng cáo CPL là gì?

Nhìn chung, quảng cáo CPL có những ưu và nhược điểm sau:

Ưu điểm

Về ưu điểm, quảng cáo CPL đem lại những lợi ích sau cho doanh nghiệp.

  • Tỷ lệ chia sẻ hoa hồng đối với quảng cáo CPL cao hơn

Chỉ số CPL không hề phụ thuộc vào trang của bạn có số người xem hay số người nhấp vào nhiều hay ít. Mà CPL yêu cầu người xem cung cấp thông tin theo mục đích của doanh nghiệp. Dù yêu cầu đó cao hơn nhưng bù lại thì nó không hề phức tạp. Do đó tỉ lệ chia sẻ hoa hồng CPL cao hẳn hơn các hình thức như CPC (Cost per click) hay CPA (Cost per Acquisition).

  • Nhận hoa hồng 1 cách đơn giản

CPL thì không cần nhất thiết đơn hàng phải thành công. Thành công của CPL tính bằng việc người xem điền thông tin theo đúng yêu cầu của nhà cung cấp. Như thế thì các Publisher đã nhận được hoa hồng rồi.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm thì quảng cáo CPL còn có những nhược điểm sau.

  • Không dễ dàng chuyển đổi lead thành khách hàng

Một nhược điểm của quảng cáo Cost per lead là khi thiếu nhân lực hay nhân lực chưa đủ trình độ thì Lead sẽ khó có thể chuyển đổi thành khách hàng doanh nghiệp.

  • Rủi ro Lead về không chất lượng

CPL là một đích đến khó với nhãn hàng nào hạn chế về tài khoản quảng cáo, ngân sách. Thậm chí, sẽ là rủi ro lớn nếu như Lead thu về không chất lượng, khách hàng khai sai thông tin. Landing Page của doanh nghiệp nếu không đạt chuẩn thì tỉ lệ chuyển đổi sẽ càng thấp hơn nữa đó.

Doanh nghiệp với sản phẩm như thế nào sẽ phù hợp với chạy quảng cáo CPL

Với những ưu, nhược điểm trên, vậy lĩnh vực nào là phù hợp với quảng cáo CPL?

Doanh nghiệp với sản phẩm như thế nào sẽ phù hợp với chạy quảng cáo CPL
Doanh nghiệp với sản phẩm như thế nào sẽ phù hợp với chạy quảng cáo CPL

Đích đến của CPL là tạo ra các Lead, tức là thu về thông tin những khách hàng tiềm năng quan tâm đến sản phẩm và có nhu cầu mua hàng chứ không phải những người sẵn sàng 100% bỏ tiền mua hàng. Vì thế quảng cáo CPL thích hợp cho những ngành nghề, cho những doanh nghiệp có sản phẩm mang giá trị cao. Những sản phẩm này thì khách hàng cần được tư vấn bởi đội ngũ rõ ràng. Một số lĩnh vực nổi bật có thể được kể đến như:

  • Lĩnh vực bất động sản

Một trong những lĩnh vực phù hợp với hình thức quảng cáo CPL có thể kể đến ngành bất động sản, khi mà khách hàng chưa đủ về mặt tài chính có nhu cầu sở hữu nhà đất.

  • Lĩnh vực du học

Bên cạnh đó, còn phải kể đến lĩnh vực du học khi mà khách hàng họ muốn được hỗ trợ tư vấn về tài chính và những vấn đề pháp lý liên quan.

  • Lĩnh vực bảo hiểm

Không thể nào không nhắc đến lĩnh vực bảo hiểm khi nhắc đến hình thức quảng cáo CPL bởi hình thức này sẽ giúp các khách hàng có nhu cầu tìm hiểu thêm về những điều khoản cũng như các vấn đề về mặt pháp lý trước khi kí kết hợp đồng.

Cách tính CPL chuẩn nhất

CPL là một trong những chỉ số quan trọng đo lường KPI của một Marketer. Tuỳ vào loại chiến dịch đang chạy và kênh đang chạy ví dụ như kênh Google hay facebook, chạy hiển thị hay tìm kiếm…. CPL sẽ khác nhau.

Cách tính CPL chuẩn nhất
Cách tính CPL chuẩn nhất

CPL (Cost per lead) =  Tổng chi phí dành cho chiến dịch / cho tổng số Leads sinh ra từ kênh đó do campaign đó tạo ra trong 1 khoảng thời gian xác định.

Ví dụ : Nếu bạn sử dụng 1000$ trong 1 chiến dịch quảng cáo (Cost) trong thời gian 1 tháng và bạn đạt được tổng cộng 20 chuyển đổi (Leads). Trong cùng thời gian đó, CPL = Cost/Leads = 1000/20 = 50$

Làm thế nào để chạy quảng cáo CPL tối ưu nhất

Để có thể xây dựng chiến dịch quảng cáo CPL tối ưu nhất, bạn cần làm theo 3 bước sau.

Bước 1: Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu là một nhóm đối tượng khách hàng trong phân khúc thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp đang hướng tới. Nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu này là nhóm khách hàng thật sự có nhu cầu và có khả năng chi trả cho sản phẩm / dịch vụ của doanh nghiệp.

Đây là nhóm khách hàng có khả năng quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp hơn là với những nhóm khách hàng khác. Đối với nhóm khách hàng mục tiêu, họ có chung những đặc điểm như: nhân khẩu học, trình độ học vấn, thu nhập, tâm lý và hành vi,…

Khi tiếp cận nhóm khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp sẽ không cần phải cố gắng thuyết phục họ quá nhiều để mua sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, bởi họ đã có nhu cầu sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp từ trước đó rồi.

Bước 2: Xây dựng landing page

Sau khi đã xác định chính xác đối tượng khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp cần xây dựng Landing page hiệu quả.

Landing page (hay còn gọi là trang đích) là một trang web độc lập, được tạo riêng cho một chiến dịch tiếp thị hoặc quảng cáo có nội dung tập trung nhằm thu hút và dẫn dắt người đọc thực hiện mục tiêu chuyển đổi cụ thể theo ý muốn của marketer.

Xây dựng landing page
Xây dựng landing page

Trang đích có khả năng thuyết phục khách hàng tiềm năng thực hiện hành động chuyển đổi cao vì nó nhắm tới nhóm đối tượng cụ thể và cung cấp nội dung/thông điệp được cá nhân hóa phù hợp với đối tượng mục tiêu. Bởi vì landing page được thiết kế để chuyển đổi cho nên nó được sử dụng để tối ưu cho các chiến dịch quảng cáo trả phí.

Đọc chi tiết về cách xây dựng landing page tại đây: Landing page là gì? 3 loại Landing page phổ biến nhất hiện nay

Bước 3: Tối ưu landing page và kiểm tra kết quả

Sau khi xây dựng landing page, doanh nghiệp cần testing thử và tối ưu landing page.

Tối ưu hóa landing page thường chú trọng vào việc cải thiện và thử nghiệm các yếu tố khác nhau như:

  • Tiêu đề
  • Nội dung
  • Hình ảnh
  • Video
  • CTA
  • Thiết kế, màu sắc, vv..vv…

Một thực tế dễ nhận thấy là rất khó để bạn có thể tạo ra một trang landing page hoàn hảo ngay trong lần thử nghiệm đầu tiên. Do đó bạn cần cải thiện và tối ưu landing page theo thời gian để có được một trang đích thu về kết quả như mong muốn.

Tổng kết

CPL là 1 loại hình quảng cáo phổ biến hiện nay. Hy vọng qua bài viết này, anh/chị có thể hiểu rõ hơn về CPL là gì cũng như cách tính và cách tối ưu quảng cáo CPL 1 cách hiệu quả nhất.

Tối ưu hiệu quả chiến dịch Marketing với MISA AMIS aiMarketing

Làm Marketing mà không có công cụ, muôn vàn vấn đề khó khăn:

  • Nhà quản lý khó theo dõi hiệu quả các hoạt động Marketing, khó đo đếm kết quả của từng kênh, hiệu suất nhân viên
  • Nhân viên thì không có công cụ hỗ trợ triển khai các chiến dịch: vật lộn dựng Landing page, không thể bắn chiến dịch Email Marketing với data lớn, ngày ngày làm báo cáo thủ công…

Bộ giải pháp MISA AMIS aiMarketing được phát triển nhằm giúp các doanh nghiệp có đầy đủ bộ công cụ để làm Marketing hiệu quả. Tính năng nổi bật trên AiMarketing bao gồm:

  1. Báo cáo doanh thu, chi phí marketing
  2. Gửi email marketing hàng loạt
  3. Dựng landing page
  4. Workflow
  5. Lưu trữ data tập trung và chuyển tự động cho sale

ĐĂNG KÝ TRẢI NGHIỆM NGAY 15 NGÀY MIỄN PHÍ

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Hà Nguyễn
Tác giả
Trưởng phòng Inbound Marketing viện MIBI MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả