Nhân viên bán hàng là bộ phận vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp, họ đóng vai trò cầu nối giữa công ty với khách hàng, là lực lượng trực tiếp mang về doanh thu và đại diện cho hình ảnh doanh nghiệp. Vì vậy, việc triển khai chương trình đào tạo nhân viên bán hàng bài bản là điều cần thiết. Vậy đào tạo nhân viên bán hàng gồm những hoạt động gì? Các kỹ năng cũng như phương pháp đào tạo như thế nào? Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu về chủ đề này qua bài viết dưới đây.
>> Đọc thêm: Quy trình đào tạo nhân viên bán hàng hiệu quả cho mọi doanh nghiệp
I. Đào tạo nhân viên bán hàng gồm những hoạt động gì?
Đào tạo nhân viên bán hàng là chương trình được thiết kế nhằm phát triển và cải thiện các kỹ năng và kiến thức chuyên môn, qua đó nâng cao năng lực của nhân viên bán hàng, giúp họ hoàn thành công việc một cách hiệu quả và thành công hơn.
Mỗi lớp đào tạo chính là công cụ để đảm bảo sự tiến bộ của nhân viên bán hàng thông qua kế hoạch phát triển của doanh nghiệp. Nhìn chung, chương trình đào tạo nhân viên bán hàng gồm những hoạt động như sau:
1. Xác định năng lực của nhân viên bán hàng
Nghiên cứu của Development Dimensions International (DDI) chỉ ra rằng có tới 89% các tổ chức có năng lực hoạt động tốt nhất thường đưa ra đánh giá năng lực của nhân viên thường xuyên.
Vì vậy, trước khi đào tạo nhân viên bán hàng, doanh nghiệp cần xác định kỹ năng, trình độ của hiện tại của họ đang ở đâu. Bởi, các kỹ năng làm việc chính là nhóm năng lực, hành vi, kiến thức đóng góp quan trọng để nhân viên bán hàng có thể đạt được thành công, tăng khả năng đóng góp cho tổ chức.
2. Đào tạo chuyên môn
Sau khi xác định được năng lực của nhân viên bán hàng, các nhà quản lý cần tiến hành đưa ra chương trình đào tạo chuyên môn một cách bài bản. Những kỹ năng được đào tạo không chỉ bao gồm các kỹ năng kinh doanh chung mà còn đào tạo kỹ năng mềm.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần xem xét xem hình thức đào tạo nào phù hợp với nhân viên bán hàng. Đối với nhiều kỹ năng, các khóa học video trực tuyến ngắn hạn sẽ phù hợp hơn, để có thể đảm bảo rằng họ vẫn có thể thực hiện được công việc. Các chương trình đào tạo tốt nhất có xu hướng sử dụng phương pháp học tập kết hợp, thông qua các buổi đào tạo do trainer hướng dẫn cũng như đan xen sử dụng phương tiện kỹ thuật số online.
Phương pháp học tập kết hợp, các khóa học online được xem là giải pháp phù hợp nhất giúp người hướng dẫn linh hoạt về mặt thời gian, đồng thời cho phép họ sử dụng thời gian trên lớp cho các hoạt động hiệu quả hơn, chẳng hạn như thảo luận nhóm, các buổi thực hành hoặc hỏi và đáp.
3. Đánh giá kết quả đào tạo nhân viên bán hàng
Sau khi hoàn tất chương trình đào tạo nhân viên bán hàng, doanh nghiệp cần đưa ra đánh giá và so sánh kiến thức của nhân viên trước và sau khi đào tạo. Qua đó biết được chương trình đạo có hiệu quả không, hãy tự đặt ra những câu hỏi như:
- Nhân viên đã đạt được thành tựu gì trong quá khứ?
- Nhân viên cần được cải thiện những kỹ năng nào?
- Sau chương trình đào tạo, nhân viên sẽ học hỏi được những gì?
- Năng suất và chất lượng công việc sẽ được tăng thêm bao nhiêu sau khi theo học chương trình đào tạo nhân viên?
Để đánh giá kết quả đào tạo nhân viên bán hàng thành công, các nhà quản lý sẽ xây dựng mục tiêu chương trình đào tạo nhân viên ngay từ đầu, qua đó đánh giá được nhân viên sẽ tiếp thu được bao nhiêu kiến thức cần thiết sau khi kết thúc chương trình đào tạo.
II. Tầm quan trọng của việc đào tạo nhân viên bán hàng
1. Tăng doanh số bán hàng
Tăng doanh số bán hàng là mục tiêu cuối cùng của bất cứ doanh nghiệp nào, bởi đây là một trong những yếu tố tiên quyết giúp gia tăng lợi nhuận và giảm thời gian quay vòng vốn, giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển kinh doanh. Chính vì vậy, thông qua các buổi đào tạo, nhân viên bán hàng được nâng cao năng lực và kỹ năng làm việc hiệu quả hơn, từ đó thuyết phục được nhiều khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ, gia tăng doanh số bán hàng cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, tỷ lệ “chốt sales” thành công cao hơn góp phần thu hút được lượng lớn khách hàng trung thành. Qua đó giúp doanh nghiệp tiết kiệm nguồn lực của mình bởi so với việc tìm kiếm một khách hàng mới sẽ tốt nhiều công sức, nhiều chi phí hơn, thì việc chăm sóc một khách hàng cũ sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều.
2. Sở hữu nhân viên bán hàng chất lượng
Sở hữu đội ngũ nhân viên bán hàng chất lượng và chuyên nghiệp là một mục tiêu quan trọng mà rất nhiều doanh nghiệp hướng tới, đặc biệt là bộ phận Kinh doanh. Bởi lẽ đây là lực lượng quan hệ trực tiếp và thường xuyên với khách hàng, quá trình này sẽ tiến hành thu thập trao đổi thông tin nhằm nắm được mong muốn, nguyện vọng của khách hàng đối với sản phẩm của công ty.
Về phía khách hàng, trong quá trình mua bán sản phẩm, tham khảo thông tin hay sử dụng dịch vụ chăm sóc khách hàng… người được khách hàng tìm đến không ai khác ngoài nhân viên bán hàng chứ không phải là công ty.
Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải đẩy mạnh các chương trình đào tạo nhân viên bán hàng để có được một đội ngũ thống nhất về năng lực kinh doanh, qua đó giúp mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng ngày càng bền chặt.
3. Gây dựng thương hiệu uy tín trong mắt khách hàng
Thương hiệu là một trong những yếu tố điều đầu tiên khách hàng cân nhắc khi có nhu cầu mua hàng, và họ có xu hướng ưu tiên lựa chọn một doanh nghiệp có thương hiệu mạnh. Xây dựng được một thương hiệu uy tín sẽ khiến khách hàng dễ dàng nhận được điều mà họ mong đợi được từ doanh nghiệp, làm gia tăng niềm tin và sự uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng đó. Bằng việc xây dựng uy tín, doanh nghiệp sẽ làm bật lên được ưu điểm của họ so với các đối thủ cạnh tranh khác. Đây là một trong số các yếu tố quyết định để giành được khách hàng ngay trong quá trình lựa chọn sản phẩm của họ.
Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều tập trung gây dựng uy tín thông qua các chiến lược Marketing. Tuy nhiên đó không phải là cách duy nhất để chiếm được lòng tin của khách hàng. Tập trung vào đào tạo nhân viên bán hàng được xem là cách nhanh nhất cũng như là cách tiết kiệm chi phí nhất cho các doanh nghiệp để gây dựng uy tín trong mắt khách hàng.
Với kiến thức về sản phẩm và kỹ năng chuyên môn tốt kèm theo sản phẩm có chất lượng thật sự, chắc chắn khách hàng sẽ tiếp tục ủng hộ doanh nghiệp ở các lần mua hàng tiếp theo, thậm chí trung thành với thương hiệu.
>> Đọc thêm: Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp và những điều cần biết
4. Nâng cao năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh được hiểu là những yếu tố giúp doanh nghiệp trở nên nổi bật, vượt trội hơn so với các đối thủ trên thị trường. Vì vậy, việc đào tạo nhân viên bán hàng hiệu quả cũng có thể trở thành một chiến lược tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Cùng một sản phẩm có chất lượng như nhau, người tiêu dùng thường có xu hướng lựa chọn nhãn hàng có dịch vụ tốt hơn, đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp hơn, chăm sóc khách hàng tốt hơn.
Quản lý nhân viên bán hàng hiệu quả với MISA AMIS CRM
Phần mềm quản lý nhân viên sales MISA AMIS CRM là trợ thủ đắc lực giúp nhà quản lý kinh doanh giải quyết bài quản lý đội ngũ Sales hiệu quả, nâng cao hiệu suất làm việc để gia tăng doanh số, cụ thể:
- Giao mục tiêu và theo dõi tình hình thực hiện mục tiêu doanh số dễ dàng kể cả với những đội ngũ kinh doanh số lượng lớn.
- Đánh giá hiệu suất bán hàng của đội ngũ nhân viên để khen thưởng kịp thời nhờ tính năng “đánh giá hiệu suất nhân viên/ nhân viên xuất sắc.
- Giám sát chặt chẽ hoạt động chăm sóc khách hàng của đội ngũ nhân viên giúp khách hàng được chăm sóc kịp thời và nâng cao sự hài lòng của khách hàng.
- Quản lý phễu bán hàng, tăng tỷ lệ thắng của nhân viên kinh doanh.
- Theo dõi lộ trình đi tuyến của nhân viên với tính năng check-in và lịch sử ghé thăm.
III. Khi nào doanh nghiệp cần đào tạo nhân viên bán hàng?
Nhiều doanh nghiệp thường nghĩ rằng việc xây dựng chương trình đào tạo nhân viên bán hàng chỉ cần thiết đối với nhân viên mới để họ nhanh chóng bắt kịp với công việc. Tuy nhiên, công tác đào tạo nhân viên bán hàng cần được tiến hành thường xuyên, theo định kỳ (hàng tuần, hàng tháng, hàng quý,…) để đảm bảo sự phát triển liền mạch và sát sao toàn bộ đội ngũ.
Nhìn chung, việc xác định khi nào cần đào tạo nhân viên sẽ phụ thuộc vào đặc điểm và nhu cầu của mỗi doanh nghiệp. Dựa trên những mục tiêu phát triển của ban lãnh đạo đề ra, cùng với việc khảo sát nhu cầu đào tạo của các thành viên trong công ty, người phụ trách có thể cân nhắc và xây dựng kế hoạch, thời gian đào tạo phù hợp và cần thiết cho doanh nghiệp của mình.
Đọc thêm:
IV. Các kỹ năng quan trọng trong đào tạo nhân viên bán hàng
1. Làm quen và nắm bắt kịch bản Sales
Để bán được hàng, mỗi nhân viên cần có khả năng xây dựng cũng như lên kịch bản bán hàng vững chắc. Một số kịch bản bán hàng phổ biến mà bất kỳ nhân viên bán hàng nào cũng cần chuẩn bị như kịch bản từ chối, chăm sóc khách hàng, chốt đơn… Bằng cách này, họ sẽ không bị bỡ ngỡ khi rơi vào trường hợp tương tự.
>> Đọc thêm: Các bước xây dựng kịch bản nói chuyện với khách hàng chuyên nghiệp
2. Lắng nghe khách hàng
Đối với khách hàng, khi mua sản phẩm họ luôn muốn ý kiến của mình được lắng nghe và chú ý. Nhưng đa số các nhân viên bán hàng chỉ chú trọng đến việc giới thiệu sản phẩm mà vô tình quên đi việc cần lắng nghe ý kiến khách hàng.
Muốn phát triển được doanh nghiệp và sản phẩm, dịch vụ được tiếp cận khách hàng nhanh chóng, nhân viên bán hàng cần phải trau dồi kỹ năng nghe và thấu hiểu khách hàng để biết khách hàng cần những gì khi tư vấn.
- Sau khi giải quyết được những câu hỏi của khách hàng thì chắc chắn bạn đã chiếm được lòng tin của họ vì họ cảm nhận được thái độ tiếp thu và sự nỗ lực hết mình của anh, chị trong công việc. Từ đó, việc tư vấn sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn nhiều.
3. Hiểu rõ kiến thức về sản phẩm
Hiểu rõ sản phẩm đang bán không chỉ là một kỹ năng cần thiết mà đây còn là kiến thức bắt buộc đối với mỗi nhân viên bán hàng. Sự chuyên nghiệp không chỉ được thể hiện ở trang phục gọn gàng, lối dẫn dắt chào hàng khéo léo, mà còn được đánh giá cao bởi kiến thức về sản phẩm. Một nhân viên bán hàng giỏi cần giới thiệu được công dụng của sản phẩm, điểm nổi bật so với các sản phẩm khác, đồng thời phải xác định được dòng sản phẩm nào phù hợp với khách hàng.
Ngoài ra, với mỗi khách hàng, nhân viên tư vấn sẽ bắt gặp vô số tình huống khác nhau, cũng như không thể lường trước được câu hỏi của họ. Vậy nên, việc nắm bắt được kiến thức về sản phẩm hay dịch vụ giúp anh, chị có thể đưa ra câu trả lời thuyết phục nhất cho khách hàng khi đối mặt với những câu hỏi khó của khách hàng về sản phẩm.
4. Đối phó với sợ hãi
Nỗi sợ hãi vốn dĩ luôn tồn tại trong mỗi chúng ta, vậy nên thay vì né tránh chúng, các nhà quản lý cần đào tạo cho nhân viên của mình cách đối mặt và giải quyết chúng. Một vài nỗi sợ hãi tiêu biểu mà nhà quản lý cần phải hướng dẫn nhân viên bán hàng vượt qua có thể kể tới như:
- Sợ bị từ chối: Thông thường, nỗi lo sợ bị từ chối xuất phát từ những cuộc gọi hay email tới tệp khách hàng loạt. Điều này dễ hiểu bởi khách hàng thường có tâm lý đề phòng, hoặc cũng có khả năng họ cảm thấy phiền phức khi tiếp nhận cuộc gọi từ số máy lạ. Ngoài ra, một số lý do cho sự từ chối có thể đến từ các vấn đề như giá cả, chất lượng, tính năng của sản phẩm, so sánh với các đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, hãy để nhân viên bán hàng tập làm quen dần với sự từ chối, chỉ khi đó họ mới có thể đối mặt và vượt qua điều này.
- Sợ nói trước đám đông: Nỗi sợ này có thể xuất phát từ chính tâm lý của nhân viên bán hàng, đôi lúc họ cảm thấy không thoải mái khi phải quảng bá hay giới thiệu sản phẩm trước đám đông bởi sự tự ti, cũng như cho rằng bản thân không đủ khả năng bán hàng. Để thay đổi, các buổi đào tạo cần xem xét rèn luyện cho nhân viên tập nói trước đám đông, thường xuyên tổ chức các buổi thuyết trình nhằm giúp họ tập luyện. Đồng thời yêu cầu nhân viên thiết lập sẵn một kịch bản bán hàng để các nhà quản lý có thể xét duyệt và chỉnh sửa.
5. Đánh giá và theo dõi
Kỹ năng quan trọng cuối cùng trong đào tạo nhân viên bán hàng chính là kỹ năng tự đánh giá và theo dõi công việc cá nhân cũng như đội nhóm một cách thường xuyên, liên tục. Điều này giúp các nhân viên kinh doanh cũng như nhà quản lý theo dõi và đánh giá hiệu suất để đưa ra những thay đổi trong kế hoạch, chiến lược bán hàng. Ngoài ra, việc theo dõi và đánh giá còn giúp các nhà quản lý kinh doanh:
- Cung cấp cái nhìn tổng quan về năng lực và hiệu suất làm việc của nhân viên bán hàng sau khi đào tạo.
- Kịp thời điều chỉnh KPI, kế hoạch bán hàng, chiến lược kinh doanh khi cần thiết.
- Phán đoán tình huống và đưa ra cách xử lý linh hoạt.
V. Các phương pháp đào tạo nhân viên bán hàng
1. Hội thảo trực tiếp
Các buổi hội thảo trực tiếp thường hướng tới những giá trị phát triển của con người thông qua các hoạt động hữu ích như:
- Đào tạo kiến thức sản phẩm
- Đào tạo kỹ năng bán hàng
- Báo cáo tổng kết kinh doanh và đưa ra phương thức kinh doanh hiệu quả
- Đối thoại trực tiếp giữa nhân viên và lãnh đạo doanh nghiệp
- Kiểm tra chuyên môn thông qua các câu hỏi và trao quà
- Mở ra sân chơi thi đấu giữa các đội trong các cuộc thi
Hình thức này giúp đội ngũ nhân viên bán hàng cân đối được thời gian đào tạo trong một ngày làm việc của mình. Đây cũng là phương pháp hiệu quả nhằm kích thích sự hào hứng của nhân viên bán hàng về chương trình đào tạo, đồng thời mở ra nhiều cơ hội để các nhân viên học cách phối hợp làm việc hiệu quả trong một tập thể.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lưu ý lựa chọn đơn vị tổ chức hội thảo uy tín và có giá trị thực sự cho hoạt động đào tạo. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần xác định và viết ra sẵn các mục tiêu, mong muốn cụ thể về buổi đào tạo nhân viên, đồng thời dành ra mức ngân sách nhất định cho hoạt động này.
2. Thuê chuyên gia tư vấn
Hình thức thuê chuyên gia bên ngoài chắc không còn xa lạ đối với chúng ta, hầu hết hình thức này phổ biến ở một số lĩnh vực như giao thông vận tải, cung cấp dịch vụ, công nghệ thông tin, và nguồn nhân lực. Theo đó, rất nhiều doanh nghiệp cũng đã tổ chức các buổi đào tạo cho nhân viên bán hàng bằng cách thuê chuyên gia tư vấn bên ngoài. Điều này cho phép các công ty giảm tải khối lượng công việc cần thực hiện, cũng như các cấp quản lý tập trung xử lý công việc của mình thay vì dành thời gian đào tạo trực tiếp cho nhân viên.
Hình thức này phù hợp với doanh nghiệp có quy mô đội ngũ nhân viên bán hàng hùng hậu, cũng như đối với doanh nghiệp chưa tự xây dựng được chương trình đào tạo nhân viên bán hàng bài bản, chuyên nghiệp. Một chuyên gia tư vấn hay nhà đào tạo chuyên nghiệp sẽ là sự lựa chọn thích hợp nhất, đem đến cho đội ngũ bán hàng những thông tin thị trường và kinh nghiệm có giá trị.
3. Tổ chức khóa học
Đối với các doanh nghiệp chưa có tiềm lực tài chính đủ mạnh để thuê chuyên gia bên ngoài về đào tạo thì việc tổ chức hình thức khoá học nội bộ là phương pháp phù hợp nhất. Bằng cách này, các nhà quản lý sẽ đảm bảo kiến thức bán hàng đều được truyền tải cho mỗi cá nhân hay đội nhóm bán hàng một cách hiệu quả nhất.
Lợi ích nổi bật của hình thức này là cho phép đội ngũ nhân viên bán hàng lựa chọn, sắp xếp thời gian phù hợp, đồng thời các cấp lãnh đạo có thể trực tiếp đào tạo cho nhân viên với những kinh nghiệm thực chiến, phù hợp và gắn liền với chính doanh nghiệp mình.
VI. Phần mềm CRM cung cấp quy trình bán hàng tự động cho nhân viên và công cụ quản lý nhân viên cho nhà quản lý
Một doanh nghiệp muốn hoạt động trơn tru và bán được hàng thì cần phải có sơ đồ quy trình bán hàng chuyên nghiệp và bài bản phù hợp với lĩnh vực, quy mô, sản phẩm và cơ cấu tổ chức của công ty.
Có một quy trình rõ ràng giống như việc vẽ ra một con đường để đội ngũ bán hàng biết được mình phải làm gì, phải đi đâu và đích đến sẽ là gì để rút ngắn thời gian bán hàng và nâng cao tỷ lệ thắng.
Nhiều doanh nghiệp tổ chức bán hàng nhưng thiếu đi một quy trình bài bản dẫn tới việc nhân viên sale chăm sóc khách hàng theo kinh nghiệm cá nhân. Kết quả là có khách hàng bán được trong vòng một tuần, có những khách thì vòng đời cơ hội kéo dài tới 3-4 tháng, có khách hàng thì bán theo bước này trước, khách hàng khác lại bán bước kia trước dẫn tới hiệu quả bán hàng không cao. Nhân viên kinh doanh thì chủ yếu bán bằng kinh nghiệm. Nếu đội ngũ có nhiều nhân viên có kinh nghiệm thì bán giỏi. Điều này dẫn tới việc nhân viên mới khó tiếp cận được hoạt động bán hàng, phải mất vài tháng để học hỏi, thích nghi mới chào bán được hàng. Cũng chính vì chưa có quy trình bán hàng chung nên doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc nhân rộng đội ngũ dẫn tới khó có thể phát triển nhanh.
Bài toán này sẽ được giải quyết bằng hệ thống CRM nhờ tính năng thiết lập các quy trình bán hàng.
Lấy ví dụ với phần mềm MISA AMIS CRM của MISA, khi ứng dụng CRM khách hàng doanh nghiệp có thể kế thừa được các quy trình bán hàng tiên tiến đã được tích hợp vào hệ thống CRM hoặc được tư vấn để tùy chỉnh các quy trình bán hàng phù hợp với mô hình bán hàng.
Đăng ký dùng thử phần mềm AMIS CRM
Bên cạnh việc giúp doanh nghiệp thiết lập quy trình bán hàng bài bản, MISA AMIS CRM còn giúp tối ưu từng bước trong quy trình bán hàng giúp tăng doanh số bán hàng.
Lấy ví dụ:
- Tại bước tìm kiếm cơ hội bán hàng: MISA AMIS CRM sẽ giúp nhân viên kinh doanh có nhiều hơn nữa cơ hội nhờ các công cụ thu thập thông tin và tiếp cận khách hàng tiềm năng như email marketing, landing page, form…
- Tại bước tìm hiểu khách hàng: MISA AMIS CRM lưu trữ tất cả dữ liệu khách hàng tập trung giúp nhân viên kinh doanh thấu hiểu khách hàng, qua đó xác định sản phẩm và cách thức bán hàng phù hợp.
- Tại bước chào hàng, bán hàng: Nhân viên kinh doanh sẽ được hỗ trợ tạo lập và gửi đi các báo giá, chào hàng tới khách hàng qua email ngay trên phần mềm MISA AMIS CRM.
- Tại bước chăm sóc khách hàng: Các tin nhắn, cuộc gọi hay các thông điệp chăm sóc khách hàng khi gửi qua email sẽ được cá nhân hóa và lưu trữ ngay trên phần mềm.
- Báo cáo: Nếu như các báo cáo Excel hay Word chỉ đưa ra con số thống kê rất khó xem xét thì phần mềm MISA AMIS CRM lại cho bạn thấy từ tổng quan đến chi tiết các báo cáo bằng biểu đồ. Bức tranh kinh doanh hiện ra sinh động, chính xác tình hình thực tế.
- Kết nối đa nền tảng: MISA AMIS CRM cũng liên kết với phần mềm AMIS Kế toán để thực hiện những thủ tục bán hàng như tra cứu tồn kho, đề nghị xuất hóa đơn, kiểm tra tình trạng đơn hàng. Dữ liệu giữa đội kinh doanh và kế toán sẽ được đồng bộ, giảm thiểu những sai lệch thông tin giữa 2 bên.
Đăng ký dùng thử AMIS CRM
Khi đã có một quy trình bán hàng chuyên nghiệp và bài bản, nhân viên mới sẽ dễ dàng thích nghi, học hỏi và nhanh chóng bán được hàng. Doanh nghiệp cũng sẽ dễ dàng nhân rộng quy mô từ 10 nhân sự tới 100 nhân sự bán hàng nhanh hơn.
VII. Tổng kết
Như vậy, trong bài viết trên, MISA AMIS đã cung cấp tới bạn những thông tin chi tiết về đào tạo nhân viên bán hàng. Hy vọng bạn đã học hỏi được những kiến thức hữu ích về hoạt động quan trọng chiến lược này, từ đó triển khai hiệu quả các chương trình đào tạo nhân viên cho doanh nghiệp, sở hữu lực lượng bán hàng hùng hậu, xuất sắc, chinh phục mục tiêu doanh số và chiếm trọn lòng trung thành của khách hàng. MISA AMIS chúc các bạn thành công!