5 bước xây dựng quy trình bán hàng trực tiếp

29/07/2024
4297

Để kinh doanh thành công thì việc xây dựng và triển khai quy trình bán hàng trực tiếp là điều quan trọng mọi doanh nghiệp không thể bỏ qua. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi xây dựng quy trình này. Vậy quy trình bán hàng trực tiếp là gì, nó bao gồm những bước nào, cách thực hiện ra sao? Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu về chủ đề này qua bài viết dưới đây.

I. Bán hàng trực tiếp là gì? Quy trình bán hàng trực tiếp là gì?

Bán hàng trực tiếp là phương thức kinh doanh mà trong đó hàng hóa hoặc dịch vụ được bán trực tiếp từ người bán (hoặc đại diện của họ) đến người tiêu dùng cuối cùng, không thông qua các kênh phân phối truyền thống như cửa hàng bán lẻ hay siêu thị. Điều này thường diễn ra trong các tình huống như gặp mặt trực tiếp, qua điện thoại, hoặc các buổi hội thảo, hội nghị.

Đặc điểm của bán hàng trực tiếp:

  • Tiếp xúc trực tiếp với khách hàng: Người bán hoặc đại diện bán hàng tiếp cận khách hàng trực tiếp để giới thiệu và bán sản phẩm.
  • Khả năng tư vấn và tương tác: Đại diện bán hàng có thể cung cấp thông tin chi tiết, giải đáp thắc mắc và tư vấn cho khách hàng ngay lập tức.
  • Phản hồi nhanh chóng: Khách hàng có thể đưa ra phản hồi và người bán có thể điều chỉnh chiến lược hoặc sản phẩm ngay lập tức dựa trên phản hồi đó.
  • Mối quan hệ cá nhân: Phát triển mối quan hệ cá nhân với khách hàng có thể tạo ra sự tin tưởng và trung thành lâu dài.
Bán hàng trực tiếp
Bán hàng trực tiếp là hàng hóa được bán trực tiếp đến người dùng cuối

Quy trình bán hàng trực tiếp là quá trình giao tiếp trực tiếp giữa người bán hàng và khách hàng, qua đó người bán tìm hiểu nhu cầu, tư vấn, giới thiệu, thuyết phục khách hàng lựa chọn và mua sản phẩm. Quy trình này là những trình tự, các hoạt động bán hàng đã được quy định sẵn nhằm đáp ứng những mục tiêu cụ thể của những hoạt động quản trị bán hàng của mỗi công ty, doanh nghiệp.

Trong bán hàng trực tiếp, người bán thực hiện các chức năng như: Giới thiệu lợi ích, công dụng của sản phẩm cho khách hàng, đàm phán, ký kết hợp đồng với khách hàng, tổ chức và thực hiện các hoạt động xúc tiến tại các điểm bán hàng trực tiếp, theo dõi sau bán hàng để chăm sóc khách hàng, duy trì, phát triển mối quan hệ lâu dài với khách hàng…

II. Các hình thức bán hàng trực tiếp

1. Bán hàng cá nhân

Bán hàng cá nhân được hiểu là phương thức giao tiếp một đối một, trong đó người bán hàng cố gắng để trợ giúp hoặc thuyết phục khách hàng tương lai mua sản phẩm/ dịch vụ của công ty hoặc tạo nên thiện cảm đối với khách hàng để ảnh hưởng đến hành động mua hàng trong tương lai. 

Một số lợi ích của hình thức bán hàng cá nhân có thể kể đến như:

  • Tiếp nhận thông tin nhanh chóng: Bằng việc tương tác 1-1 với khách hàng trong quá trình giao dịch, người bán hàng có thể dễ dàng nắm bắt nhu cầu và giải quyết được các vấn đề của khách hàng một cách kịp thời.
  • Thay đổi thông điệp nhanh chóng: Dựa trên sự tương tác của khách hàng, doanh nghiệp có thể tìm hiểu được những vấn đề mà khách hàng quan tâm, từ đó đưa ra thông điệp phù hợp với mong muốn của họ.
  • Tập trung vào khách hàng: Qua phương thức giao tiếp một đối một, doanh nghiệp có thể giảm thiểu tối đa những thông tin sai lệch giúp khách hàng có thể tập trung hơn vào những thông báo bán hàng.
  • Thu thập thông tin: Doanh nghiệp dễ dàng trao đổi cá nhân với khách hàng, từ đó thu thập được thông tin phản hồi của khách hàng hoặc các thông tin giúp ích cho mình, điển hình như thông tin về đối thủ cạnh tranh.

2. Mua sắm trực tuyến

Mua sắm trực tuyến cho phép khách hàng trực tiếp mua hàng hóa/ dịch vụ từ người bán qua mạng Internet nhờ sử dụng trình duyệt Web hoặc qua các sàn thương mại điện tử. Người tiêu dùng tìm thấy một sản phẩm quan tâm bằng cách trực tiếp truy cập trang Web của nhà bán lẻ hoặc tìm kiếm trong số các nhà cung cấp khác sử dụng công cụ tìm kiếm mua sắm, hiển thị sự sẵn có và giá của sản phẩm tương tự tại các nhà bán lẻ điện tử khác nhau. 

Mua sắm online
Mua sắm online

Các cửa hàng bán hàng trực tuyến thường cho phép người mua sắm sử dụng các tính năng “tìm kiếm” để tìm các mô hình, thương hiệu hoặc mặt hàng cụ thể. Khách hàng trực tuyến chỉ cần truy cập vào Internet và chọn phương thức thanh toán hợp lệ để hoàn tất giao dịch như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ.

Một số lợi ích của hình thức mua sắm trực tuyến có thể kể tới:

  • Nâng cao trải nghiệm khách hàng: Các Website bán hàng, sàn thương mại điện tử hiện nay đều được tích hợp công nghệ tiên tiến như Big Data hay trí tuệ thông minh nhân tạo AI nhằm phân tích dữ liệu nâng cao để thấu hiểu khách hàng tốt hơn. Điều này góp phần giúp doanh nghiệp có thể tối ưu hóa các trải nghiệm trực tuyến cho người tiêu dùng.
  • Tiết kiệm chi phí: Bằng việc mở gian hàng trên sàn thương mại điện tử, doanh nghiệp có thể cắt giảm được lượng lớn chi phí vận hành như thuê mặt bằng, nhân viên.
  • Tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn: Thông qua quảng cáo trên các trang mạng xã hội, các sàn thương mại điện tử, doanh nghiệp dễ dàng tăng khả năng kết nối với tệp khách hàng tiềm năng rộng lớn hơn.

3. Bán hàng tại chỗ

Bán hàng tại chỗ hiện đang là hình thức khá phổ biến của bán hàng trực tiếp. Trong đó, các doanh nghiệp tự mở gian hàng hoặc kiot tại các sự kiện, hội chợ để thu hút khách hàng tiềm năng mới, quảng bá và bán sản phẩm. Thông qua phương thức này, các doanh nghiệp được nhiều người tiêu dùng biết đến cửa hàng cũng như các sản phẩm. 

bán hàng tại chỗ
Cửa hàng TH True Milk tổ chức bán hàng tại chỗ

Một số lợi ích to lớn của hình thức bán hàng tại chỗ:

  • Cắt giảm chi phí bán hàng đối với một lần liên hệ với khách hàng, đồng thời tăng số lượng khách hàng ghé thăm trong một ngày.
  • Phản hồi nhanh các yêu cầu, thắc mắc của khách hàng.
  • Bằng việc đào tạo, chuyên môn hóa đội ngũ bán hàng theo ngành, sản phẩm hoặc hoạt động bán hàng giúp doanh nghiệp cải thiện được hiệu quả bán hàng.
  • Mở rộng đội ngũ bán hàng linh hoạt, tránh việc điều chuyển nhân viên từ nơi này sang nơi khác.

4. Bán hàng theo hệ thống

Bán hàng theo hệ thống là hoạt động kinh doanh sử dụng mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh, trong đó, người tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác từ kết quả kinh doanh của mình và của những người khác trong mạng lưới.

Ưu điểm của hình thức này là các doanh nghiệp không cần tốn quá nhiều tiền cho chi phí quảng cáo để tiếp thị sản phẩm, đồng thời tiết kiệm được chi phí kho bãi, tập trung kinh phí vào phát triển sản phẩm và đội ngũ kinh doanh khổng lồ, mang lại lợi ích kinh tế lớn hơn cho những người tham gia, chống hàng giả hàng nhái, …

xây dựng hệ thống bán hàng
Xây dựng hệ thống bán hàng

III. 5 bước trong quy trình bán hàng trực tiếp doanh nghiệp cần nắm vững

Dưới đây là 5 bước để xây dựng quy trình bán hàng trực tiếp một cách chuyên nghiệp và hiệu quả nhất.

Bước 1: Quá trình chuẩn bị

Đối với bất kỳ chiến lược kinh doanh thành công nào cũng không thể thiếu đi quá trình chuẩn bị. Như đã đề cập, với mỗi khách hàng, doanh nghiệp sẽ bắt gặp vô số tình huống khác nhau, cũng như không thể lường trước được câu hỏi của họ. Vì vậy, chỉ khi chuẩn bị kỹ càng, bạn mới có thể đưa ra câu trả lời thuyết phục được họ. Bên cạnh đó, sự chuẩn bị cũng sẽ giúp người bán trở nên tự tin hơn khi đứng trước khách hàng. Ngược lại, khách hàng cũng có thể nhận ra phong thái chuyên nghiệp của người tư vấn khi tương tác, qua đó mang cho họ cảm giác tin tưởng vào sản phẩm và doanh nghiệp.

Một số điều các doanh nghiệp cần chuẩn bị trước khi gặp khách hàng:

  • Tìm hiểu rõ những thông tin về sản phẩm, những tính năng, lợi ích, đặc điểm giá…
  • Tập dượt tốt cách trình bày và thuyết phục khách hàng.
  • Nắm rõ thông tin cơ bản của khách hàng, nhu cầu cũng như mong muốn của khách hàng khi mua sản phẩm.
Quá trình chuẩn bị cho quy trình bán hàng trực tiếp
Quá trình chuẩn bị cho quy trình bán hàng trực tiếp

Ngoài ra, để tạo ấn tượng ban đầu thật tốt, các nhân viên kinh doanh cần lưu ý trang phục của mình khi đi gặp khách hàng. Hãy ăn mặc lịch sự nhã nhặn, phù hợp với tính chất công việc.

Bước 2: Giới thiệu về sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp

Đây là bước vô cùng quan trọng quyết định tới sự thành công của giao dịch đòi hỏi nhiều kỹ năng từ nhân viên kinh doanh.

Sau khi đã chuẩn bị kỹ càng thì tại bước này nhân viên kinh doanh cần khéo léo thuyết phục khách hàng tin rằng họ đang thực sự cần sản phẩm này, sản phẩm này phù hợp với nhu cầu của họ, sản phẩm này sẽ giúp họ giải quyết vấn đề đang mắc phải, sản phẩm này thực sự hữu ích…

Nhân viên kinh doanh có thể áp dụng nhiều cách để giới thiệu với khách hàng về sản phẩm mình bán như thuyết trình, demo sản phẩm, để khách hàng dùng thử…

Để thực hiện thành công bước này và khiến khách hàng tin tưởng thì nhà quản lý cần trang bị cho nhân viên kinh doanh những kỹ năng thuyết phục và phương pháp bán hàng hiệu quả.

Bước 3: Xử lý tình huống

Trong quá trình bán hàng, việc nhận nhiều câu hỏi thắc mắc, phản hồi không hài lòng về sản phẩm là điều khó tránh khỏi. Một nhân viên kinh doanh giỏi cần xử lý chuyên nghiệp và làm hài lòng mọi khách hàng, tránh trường hợp “ngó lơ” những câu hỏi mà bạn không biết cách trả lời, điều này khiến cho những thiện cảm ngay từ ban đầu bạn đã mất công chuẩn bị trở nên vô ích, quan trọng hơn là bạn sẽ mất đi một khách hàng tiềm năng. 

Thay vào đó, hãy tìm hiểu kỹ lại thông tin mà khách hàng mong muốn nhận lại, nếu quá trình này tốn thời gian thì hãy xin phép họ được trả lời sau. Lưu ý rằng thái độ trong lúc tiếp nhận phản hồi và giải quyết phản hồi của khách hàng vô cùng quan trọng. Vì vậy hãy luôn tôn trọng, chu đáo, hòa nhã với khách hàng.

Bước 4: Chốt sales

Chốt sales là giai đoạn quan trọng trong quy trình bán hàng trực tiếp giúp đem lại doanh thu bán hàng cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc chốt sales hiện nay không phải là điều dễ dàng khi khách hàng sở hữu nhiều thông tin hơn và có xu hướng cân nhắc kỹ lưỡng giữa nhiều sự lựa chọn trước khi đưa ra quyết định mua hàng.

Vì vậy, để tăng khả năng chốt sales thành công, nhân viên kinh doanh cần thực sự thấu hiểu khách hàng và học hỏi thêm những phương pháp phổ biến giúp việc chốt sales trở nên hiệu quả hơn. 

chốt sale
Chốt sale là giai đoạn quan trọng nhất trong quy trình bán hàng trực tiếp

Doanh nghiệp có thể tham khảo một số phương pháp chốt sales hiệu quả nhất hiện nay:

  • Chốt sales giả định (The Assumptive Close): Khi áp dụng phương pháp chốt sales giả định này, nhân viên kinh doanh sẽ thể hiện được sự tự tin cũng như lan truyền được những ý nghĩ tích cực tới khách hàng. Điều này khiến khách hàng cảm nhận được sự vui vẻ, tích cực đó và họ có thể sẵn lòng chi trả để mua sản phẩm ngay lập tức. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có thể phát huy hiệu quả một cách tốt nhất khi nhân viên kinh doanh đã xác định được rõ thị trường mục tiêu, xây dựng được chân dung khách hàng và hiểu rõ sản phẩm mà mình cung cấp có thể đem lại những giá trị, lợi ích nhất định, phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
  • Đưa ra nhiều sự lựa chọn (The Option Close): Với từ hai sự lựa chọn trở lên, khách hàng tiềm năng sẽ có nhiều khả năng chọn một sự lựa chọn mà họ cảm thấy phù hợp nhất để giải quyết vấn đề của mình. Tuy nhiên, nếu sản phẩm của bạn không mang lại nhiều tính năng nổi bật, hoặc doanh nghiệp chưa xác định rõ nhiều tính năng như vậy có thật sự cần thiết và giải quyết được đúng vấn đề của khách hàng hay không, thì đây không phải là một phương pháp phù hợp.
  • Nhấn mạnh với khách hàng “bây giờ hoặc không bao giờ” (The Now or Never Close): Bằng cách này, doanh nghiệp đã áp dụng thành công hiệu ứng tâm lý Fear of Missing Out (FOMO) với khách hàng của mình. Hiệu ứng này được hiểu là nỗi sợ khi một người bỏ lỡ những điều thú vị, hay ho trong cuộc sống mà người khác đang có cơ hội trải nghiệm. Vì vậy, điều này kích thích khách hàng đưa ra quyết định mua hàng một cách nhanh chóng hơn, bởi họ sợ sẽ bỏ lỡ bất cứ cơ hội nào thú vị và có lợi cho họ. Lưu ý rằng nếu như sản phẩm của bạn không đáp ứng nhu cầu của khách hàng thì cách thức này hoàn toàn không hiệu quả.
  • Tóm tắt (The Summary Close): Thay vì dành hàng tiếng đồng hồ để tư vấn cho khách hàng những điều họ không quan tâm thì việc tóm tắt về những lợi ích nổi bật của sản phẩm sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Vì vậy, việc hiểu khách hàng và nắm rõ được họ cần gì là điều quan trọng để nhân viên kinh doanh có thể tóm tắt được những lợi ích nổi bật mà khách hàng sẽ nhận được trong việc đáp ứng nhu cầu của họ. 
  • Đặt câu hỏi (The Question Close): Việc đặt câu hỏi đối với khách hàng sẽ giúp nhân viên kinh doanh hiểu hơn về khách hàng và nắm rõ được họ mong muốn điều gì từ sản phẩm hay giải pháp mà nhân viên kinh doanh đang giới thiệu với họ. Việc thấu hiểu khách hàng bằng những câu hỏi phù hợp sẽ giúp nhân viên kinh doanh tăng tỉ lệ chốt sales thành công. 
"Khách chê giá cao, sản phẩm chưa đáp ứng, sếp không đồng ý" Đừng vội cáo từ, cơ hội chốt sale vẫn còn nguyênTải Ebook: Kỹ năng xử lý từ chối khi chốt sale

Bước 5: Chăm sóc sau bán

Chăm sóc sau bán hay còn gọi là hậu mãi, là quy trình mà các doanh nghiệp vẫn tiếp tục giải đáp các thắc mắc cho khách hàng, hỗ trợ giải quyết các trục trặc về sản phẩm sau khi khách hàng đã mua hàng xong.

Đây là một trong các chiến lược mang tính dài hạn nhằm giữ chân khách hàng, biến họ trở thành những người trung thành với nhãn hàng, thường xuyên sử dụng hàng của bạn. Vì vậy, đừng coi thường và thờ ơ với những người khách hàng cũ, hãy luôn coi họ là cơ hội và biết ơn họ vì đã dùng sản phẩm của bạn.

Để thực hiện tốt chăm sóc sau bán, các doanh nghiệp cần lưu ý một số bước sau đây:

  • Theo dõi khách hàng: Dựa vào hệ thống quản lý thông tin khách hàng mà doanh nghiệp có thể luôn theo dõi được mọi hành vi, phản hồi của khách hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể xây dựng số hotline để khách hàng chủ động liên hệ với mình khi cần thiết.
  • Chủ động tiếp cận, phục vụ khách hàng: Kế hoạch chăm sóc khách hàng phải thể hiện rõ định kỳ bao lâu nhân viên sẽ liên hệ với khách hàng cũ để hỏi han về tình hình sử dụng sản phẩm hoặc đơn giản thông báo về những cải tiến mới nhất của sản phẩm.
  • Xây dựng chính sách ưu đãi cho khách hàng trung thành: Chính sách này sẽ giúp khách hàng cảm thấy được quan tâm và quyết định tiếp tục trung thành với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Giải quyết nhanh chóng khiếu nại của khách hàng: Không những phải giải quyết thỏa đáng mà còn phải nhanh chóng phát hiện ra khiếu nại của khách hàng và xử lý chúng. Tránh để khách hàng than phiền quá lâu, đó sẽ là cơ hội để đối thủ của bạn nhảy vào.

Tải Ebook quy trình bán hàng, chăm sóc khách hàng

MISA tặng anh chị bộ ebook 15+ quy trình bán hàng chăm sóc khách hàng. BẤM ĐỂ TẢI

tải quy trình bán hàng chuyên nghiệp
Nhấn vào ảnh để tải quy trình bán hàng chuyên nghiệp

IV. Các kỹ năng bán hàng trực tiếp mọi doanh nghiệp cần có

1. Nắm rõ thông tin khách hàng

Được coi là một kỹ năng quan trọng trong kinh doanh. Doanh nghiệp cần chú trọng đến các bước từ bán hàng, tiếp thị sản phẩm, tiếp cận và giúp đỡ các thị trường mới, hay tham dự và mở các buổi triển lãm thương mại tại địa phương, tuyên truyền và tích cực gửi các thông tin hữu ích tới khách hàng.

Để tiếp cận được với khách hàng doanh nghiệp cần nắm rõ các thông tin về khách hàng mà mình đang hướng tới như các khó khăn, vấn đề khách hàng gặp phải hay sở thích cá nhân của khách hàng. Sau đó tiến hành tư vấn và giúp đỡ khách hàng giải quyết các vấn đề trên để thu hút sự chú ý và quan tâm của khách hàng tới sản phẩm mới.

Sau khi thu thập được thông tin khách hàng, doanh nghiệp cần công cụ để lưu trữ & quản lý thông tin khách hàng tập trung, an toàn, bảo mật.

2. Lắng nghe khách hàng

Đối với khách hàng khi họ mua sản phẩm họ luôn muốn ý kiến của mình được lắng nghe và chú ý. Nhưng đa số các nhân viên chỉ chú trọng đến việc giới thiệu sản phẩm mới mà vô tình quên và lắng nghe ý kiến của khách hàng.

Muốn phát triển được doanh nghiệp và sản phẩm mới được tiếp cận khách hàng nhanh chóng, nhân viên bán hàng là một trong những yếu tố quyết định. Họ cần phải trau dồi kỹ năng nghe và hiểu khách hàng để biết khách hàng cần những gì.

Khi bạn đã giải quyết được những câu hỏi của khách hàng thì chắc chắn bạn đã chiếm được lòng tin của khách hàng vì họ cảm nhận được sự được thái độ và sự nỗ lực hết mình của bạn trong công việc. Sau đó, việc tư vấn, “chốt sales” sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn nhiều.

3. Hiểu rõ về sản phẩm

Với mỗi khách hàng, nhân viên tư vấn sẽ bắt gặp vô số tình huống khác nhau, cũng như không thể lường trước được câu hỏi của họ. Vì vậy, nắm bắt được kiến thức về sản phẩm hay dịch vụ là điều vô cùng cần thiết đối với một nhân viên bán hàng. Điều này giúp bạn có thể đưa ra câu trả lời thuyết phục nhất cho khách hàng khi đối mặt với những câu hỏi khó của khách hàng về sản phẩm.

4. Định giá sản phẩm

Để xây dựng được quy trình bán hàng trực tiếp hoàn hảo, doanh nghiệp cần hoàn thành việc định giá cho sản phẩm/ dịch vụ mình kinh doanh. Định giá sản phẩm được sử dụng để thiết lập mức giá tốt nhất cho một sản phẩm hoặc dịch vụ. Qua đó, giúp doanh nghiệp chọn lựa được giá bán tốt nhất để tối đa hóa lợi nhuận khi xem xét nhu cầu của người tiêu dùng và thị trường.

Mục đích khi định giá sản phẩm là chọn một mức giá tối ưu nhất và giúp sản phẩm có thể sống sót được trên thị trường. Doanh nghiệp thường xuyên phải đối mặt với rủi ro bị loại bỏ khỏi thị trường do sự cạnh tranh khốc liệt giữa các đối thủ. Vì vậy, để tồn tại, việc định giá sản phẩm sao cho doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ là một mục tiêu quan trọng. Bởi khi định giá sản phẩm hiệu quả, doanh nghiệp có thể:

  • Đối mặt với sự cạnh tranh: Do sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp đang diễn ra thường xuyên trên thị trường, việc sửa đổi chính sách giá để có được lợi thế cạnh tranh là vô cùng quan trọng. Doanh nghiệp có thể sử dụng giá cả như một công cụ để củng cố lợi thế cạnh tranh của mình.
  • Ngăn chặn đối thủ mới: Việc ngăn chặn đối thủ xâm nhập thị trường có thể là một trong những lý do chính khi định giá sản phẩm. Để đạt được mục tiêu này, doanh nghiệp có thể định giá sản phẩm thấp hơn so với thị trường để đạt được lợi thế cạnh tranh. Bằng cách đó, doanh nghiệp có thể ngăn chặn được những đối thủ mới ra nhập thị trường có được lợi thế cạnh tranh giống như mình.
  • Chứng minh chất lượng sản phẩm: Khách hàng thường tin rằng “tiền nào của nấy”. Để tạo ra một hình ảnh tích cực trong tâm trí khách hàng rằng chất lượng sản phẩm của bạn vượt trội hơn so với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ cần định giá sản phẩm cho phù hợp.

Bên cạnh đó, việc sở hữu kỹ năng định giá sản phẩm chính xác còn giúp doanh nghiệp tối đa hóa tỷ suất lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm. Đồng thời nâng cao được thị phần trong thị trường mục tiêu. 

5. Thể hiện sự chân thành

Thể hiện sự chân thành với khách hàng
Thể hiện sự chân thành với khách hàng

Trung thực và chân thành với khách hàng chính là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp có thể đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, các doanh nghiệp vẫn “vô tình” đưa những thông tin chưa hoàn toàn đúng về sản phẩm.

Điển hình là trong các thông điệp truyền thông và quảng cáo của thương hiệu, nhằm tăng thêm tính hấp dẫn, những mô tả hay đặc tính của sản phẩm dịch vụ sẽ được nhấn mạnh với những thể hiện vượt trội. Điều này không chỉ khiến khách hàng quan tâm tới sản phẩm nhiều hơn mà còn nuôi lớn sự kỳ vọng của họ đối với sản phẩm. Thực chất, tạo ra một thông điệp hay và hình ảnh đẹp mắt trong chiến lược quảng cáo về cơ bản là lý do chính đáng của doanh nghiệp. 

Tuy nhiên, nếu lạm dụng cách này để gây ấn tượng đối với khách hàng thì đây sẽ là “con dao hai lưỡi”, và có thể gây phản ứng ngược. Khi mà khách hàng nhận về sản phẩm không đúng theo những gì họ mong đợi sẽ tạo ra cảm giác thất vọng về sản phẩm và thương hiệu.

Vì vậy, thay vì việc lựa chọn cách bán hàng dễ dàng nhưng không bền vững như vậy, bạn hãy giúp khách hàng hiểu rõ về mức độ đáp ứng mà sản phẩm dịch vụ của bạn có thể thỏa mãn cho mong muốn của họ. 

V. Tối ưu quy trình bán hàng với phần mềm MISA AMIS CRM

Một doanh nghiệp muốn hoạt động trơn tru và bán được hàng thì cần phải có sơ đồ quy trình bán hàng chuyên nghiệp và bài bản phù hợp với lĩnh vực, quy mô, sản phẩm và cơ cấu tổ chức của công ty.

Có một quy trình rõ ràng giống như việc vẽ ra một con đường để đội ngũ bán hàng biết được mình phải làm gì, phải đi đâu và đích đến sẽ là gì để rút ngắn thời gian bán hàng và nâng cao tỷ lệ thắng.

Nhiều doanh nghiệp tổ chức bán hàng nhưng thiếu đi một quy trình bài bản dẫn tới việc NVKD chăm sóc khách hàng theo kinh nghiệm cá nhân. Kết quả là có khách hàng bán được trong vòng một tuần, có những khách thì vòng đời cơ hội kéo dài tới 3-4 tháng, có khách hàng thì bán theo bước này trước, khách hàng khác lại bán bước kia trước dẫn tới hiệu quả bán hàng không cao.

Điều này dẫn tới việc nhân viên mới khó tiếp cận được hoạt động bán hàng, phải mất vài tháng để học hỏi, thích nghi mới chào bán được hàng. Cũng chính vì chưa có quy trình bán hàng chung nên doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc nhân rộng đội ngũ dẫn tới khó có thể phát triển nhanh. 

>> Bài toán này sẽ được giải quyết hoàn toàn bằng hệ thống CRM nhờ tính năng thiết lập các quy trình bán hàng.

Lấy ví dụ với phần mềm AMIS CRM của MISA, khi ứng dụng CRM khách hàng doanh nghiệp có thể kế thừa được các quy trình bán hàng tiên tiến đã được tích hợp vào hệ thống CRM, hoặc được tư vấn tùy chỉnh các quy trình bán hàng phù hợp với mô hình bán hàng của từng doanh nghiệp.

Bên cạnh việc giúp doanh nghiệp thiết lập quy trình bán hàng bài bản, MISA AMIS CRM còn giúp tối ưu từng bước trong quy trình bán hàng giúp tăng doanh số bán hàng.

Lấy ví dụ: 

  • Tại bước tìm kiếm cơ hội bán hàng: MISA AMIS CRM sẽ giúp nhân viên kinh doanh có nhiều hơn nữa cơ hội nhờ các công cụ thu thập thông tin và tiếp cận khách hàng tiềm năng như Email Marketing, Landing page, Form…
  • Tại bước Tìm hiểu khách hàng: MISA AMIS CRM lưu trữ tất cả dữ liệu khách hàng tập trung giúp nhân viên kinh doanh thấu hiểu khách hàng, qua đó xác định sản phẩm và cách thức bán hàng phù hợp.
  • Tại bước Chào hàng, bán hàng: Nhân viên kinh doanh sẽ được hỗ trợ tạo lập và gửi đi các báo giá, chào hàng tới khách hàng qua email ngay trên phần mềm MISA AMIS CRM.
  • Tại bước Chăm sóc khách hàng: Các tin nhắn, cuộc gọi hay các thông điệp chăm sóc khách hàng khi gửi qua email sẽ được cá nhân hóa và lưu trữ ngay trên phần mềm.
  • Báo cáo: Nếu như các báo cáo Excel hay Word chỉ đưa ra con số thống kê rất khó xem xét thì phần mềm MISA AMIS CRM lại cho bạn thấy từ tổng quan đến chi tiết các báo cáo bằng biểu đồ. Bức tranh kinh doanh hiện ra sinh động, chính xác tình hình thực tế.
  • Kết nối đa nền tảng: AMIS CRM cũng liên kết với phần mềm AMIS Kế toán để thực hiện những thủ tục bán hàng như tra cứu tồn kho, đề nghị xuất hóa đơn, kiểm tra tình trạng đơn hàng. Dữ liệu giữa đội kinh doanh và kế toán sẽ được đồng bộ, giảm thiểu những sai lệch thông tin giữa 2 bên. 

Khi đã có một quy trình bán hàng chuyên nghiệp và bài bản, nhân viên mới sẽ dễ dàng thích nghi, học hỏi và nhanh chóng bán được hàng. Doanh nghiệp cũng sẽ dễ dàng nhân rộng quy mô từ 10 nhân sự tới 100 nhân sự bán hàng nhanh hơn.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN 1-1 & NHẬN DEMO PHẦN MỀM MISA AMIS CRM


VI. Tổng kết

Trong bài viết trên MISA AMIS đã cung cấp tới bạn những thông tin chi tiết về quy trình bán hàng trực tiếp. Hy vọng bạn đã học hỏi được những kiến thức hữu ích và triển khai hiệu quả quy trình bán hàng trực tiếp trong thời gian tới. MISA AMIS chúc bạn thành công!

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Tuyến Phạm
Tác giả
Giám đốc Kinh doanh tại MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả