Follow up email là gì? Cách viết Follow-up email để nhận được phản hồi

24/01/2022
2666

Follow up email là chuỗi email được gửi tới khách hàng tiềm năng nhằm nhắc nhở, gây sự chú ý tới doanh nghiệp và thúc đẩy hành vi mua hàng. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về follow up email và cách viết follow up email giúp tăng tỷ lệ phản hồi trong bài viết này.

Rất nhiều doanh nghiệp cho rằng việc triển khai cold email cùng với thông điệp ấn tượng là đã quá đủ trong các chiến dịch outbound email. Tất nhiên, chúng ta không thể phủ nhận được vai trò của cold email trong việc xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng tiềm năng, tuy nhiên liệu bạn có đủ tự tin để chắc chắn rằng 100% người nhận sẽ ấn tượng với sản phẩm, giải pháp của bạn và gửi lại phản hồi trong thời gian sớm nhất?

Follow-up email chính là giải pháp giúp bạn theo dõi được khách hàng tiềm năng, đồng thời giúp cold email phát huy được hiệu quả cao nhất.

follow up email

Follow up email là gì?

Follow up email là chuỗi email được gửi tới khách hàng tiềm năng sau 1 cold email, một cuộc gặp gỡ, một buổi demo sản phẩm… nhằm nhắc nhở, gây sự chú ý tới doanh nghiệp, nuôi dưỡng và thúc đẩy hành vi mua hàng.

Tại sao bạn nên thường xuyên gửi follow-up email?

Có rất nhiều ý kiến cho rằng việc gửi follow-up email thường xuyên sẽ khiến người nhận cảm thấy phiền phức và bị đeo bám. Tuy nhiên trên thực tế, họ không những không cảm thấy khó chịu mà còn cho rằng mình đang nhận được sự quan tâm, cũng như đánh giá cao sự kiên nhẫn của bạn. Điều này cũng cho thấy bạn trân trọng khách hàng của mình như thế nào.

Theo nghiên cứu của Woodpecker, chỉ với một follow-up email cũng có thể giúp tỉ lệ phản hồi của bạn tăng thêm 22%. Mặc dù vậy, vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp chưa thực sự đánh giá cao phương pháp này.

Trong một bài viết, Christine Georghiou đã chỉ ra rằng có tới 70% các chiến dịch email bán hàng dừng lại ở email đầu tiên. Và không phải tất cả các cold email đều được gửi đi với mục đích bán hàng, vì vậy con số này có thể còn cao hơn thế nữa. Tóm lại, hầu hết các doanh nghiệp vẫn chưa đưa ra phương pháp theo dõi các chiến dịch cold email của mình.

Điều này đồng nghĩa với việc nếu bạn thực hiện triển khai các follow-up email sau thông điệp đầu tiên được gửi đi, thì bạn là một trong số ít những người làm vậy, đồng thời giúp bạn nổi bật hơn trong hàng tá chiến dịch email bán hàng khác. Cũng như khiến khách hàng tiềm năng có cái nhìn khác về bạn so với đối thủ.

  • Trước hết, gửi follow-up email giúp bạn trở nên khác biệt giữa hàng tá email chào hàng, từ đó cũng khiến khách hàng tiềm năng chú ý tới bạn.
  • Tiếp đến, việc làm này sẽ khiến người nhận cảm thấy rằng bạn thực sự quan tâm đến họ. Follow-up email cũng cho khách hàng thấy bạn không viết những email theo mẫu, sau đó tiến hành gửi hàng loạt như được lên lịch sẵn.

Tóm lại, các follow-up email là một trong những giải pháp hữu ích giúp tăng tỉ lệ phản hồi từ người nhận.

Hướng dẫn viết follow-up email giúp nhận được phản hồi

Sau khi nhận biết được tầm quan trọng của follow-up email, có tác động trực tiếp tới hiệu quả của cả một chiến dịch. Vậy làm sao để viết một follow-up email hoàn chỉnh? và làm thế nào để cho người nhận biết rằng bạn đang chờ phản hồi từ họ một cách tinh tế?

Tại sao email của bạn không nhận được phản hồi?

Có rất nhiều lý do tại sao email của bạn lại không nhận được phản hồi từ khách hàng tiềm năng, tuy nhiên dưới đây là 3 nguyên nhân chính cũng như cơ bản nhất:

  • Nguyên nhân thứ nhất có thể là do nội dung email của bạn. Rất có khả năng nội dung email chưa phản chiếu được chân dung khách hàng, họ chưa thấy bản thân mình trong đó, từ đó cũng khiến họ không còn hứng thú với email của bạn. Hoặc cũng có thể họ đang mong chờ nhiều điểm chạm hơn để dễ dàng tương tác với bạn.
  • Một trong những nguyên nhân tiếp theo có lẽ là khách hàng của bạn là những người bận rộn, và đơn giản chỉ là họ quên trả lời hoặc email của bạn bị chìm nghỉm trong hộp thư đến của họ.
  • Khả năng cuối cùng là email của bạn chưa đến được tay người nhận, điều này có thể là do chúng đã được chuyển đến thư mục Spam hay quảng cáo.

Với 2 nguyên nhân đầu tiên, bạn còn có cơ hội để trao đổi cũng như truyền tải lại thông điệp của mình bằng cách gửi follow-up email để nhắc nhở khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên với nguyên nhân cuối cùng, trường hợp này lại hơi phức tạp và bạn cần tìm hiểu bản chất của vấn đề này nằm ở đâu. Tìm hiểu thêm về cách khắc phục email rơi vào thư mục Spam tại bài viết: Làm sao để mail không vào spam? Nguyên nhân và cách khắc phục.

Hướng dẫn cách viết follow-up email khi không nhận được phản hồi

follow up emailHiện nay, có rất nhiều người nhận được các follow-up email nhắc nhở họ như “Bạn có muốn xem lại email trước của chúng tôi không?” hay “Hãy cập nhật ngay tin tức từ chúng tôi”. Đúng là những nội dung này ngắn gọn và đi đúng trọng tâm, tuy nhiên việc lạm dụng chúng quá nhiều lần sẽ khiến follow-up email của bạn trở thành những thông điệp sáo rỗng.

Một vấn đề nữa là với cách tiếp cận như vậy, bạn sẽ không giải quyết được nguyên nhân đầu tiên ở trên, cụ thể là email không thu hút được sự quan tâm từ họ.

Chính vì chưa biết nguyên nhân vì sao khách hàng không phản hồi lại email của bạn, bạn cần lồng ghép thêm những giá trị cho khách hàng, từ đó khơi gợi hứng thú của họ thay vì chỉ tập trung nhắc nhở họ phản hồi lại thông điệp của mình.

Một số ví dụ về những giá trị có thể gửi tới khách hàng như đề cập tới lợi ích sản phẩm của bạn, gửi case study về những khách hàng tiêu biểu, với những doanh nghiệp có quy mô tương tự, hay đính kèm thêm video hướng dẫn họ sử dụng sản phẩm của bạn.

Làm email marketing với AMIS aiMarketing

Làm thế nào để gửi một follow-up email khi không nhận được phản hồi?

Nhìn chung có 2 cách để bạn có thể gửi một follow-up email: theo cách thủ công hoặc lên lịch gửi tự động, điều này phụ thuộc vào số lượng người nhận cũng như thời gian mà bạn có thể dành ra cho việc này.

Trên thực tế, việc gửi email theo cách thủ công chỉ được thực hiện với quy mô nhỏ, và bạn cần phải có tính kiên nhẫn cao, cũng như kỹ năng tổ chức công việc ở mức tốt trở lên.

Và nếu nhóm đối tượng của bạn nhiều hơn là chỉ một vài người, việc dùng các công cụ để lên lịch gửi tự động sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Bạn sẽ không cần bận tâm đến việc đến lần cuối gửi follow-up email là bao giờ, ai đã phản hồi rồi, cũng như ai là người cần phải gửi thêm follow-up email. 

Ví dụ với công cụ làm email marketing automation MISA AMIS aiMarketing, phần mềm cung cấp trọn bộ giải pháp đáp ứng các nhu cầu nghiệp vụ của marketers khi làm email marketing từ thiết kế email, thiết lập các email follow up bằng tính năng workflow tự động, tổng hợp báo cáo theo dõi kết quả các chiến dịch email. email work flow

Tính năng workflow của MISA AMIS aiMarketing sẽ giúp marketers tự động hóa quá trình gửi follow up email và chăm sóc khách hàng dựa trên kịch bản nuôi dưỡng. Khi áp dụng tính năng workflow của AMIS aiMarketing, marketers chỉ cần nghiên cứu hành vi của khách hàng, xây dựng các kịch bản tương tác dựa trên hành vi của khách hàng tiềm năng, sau đó vẽ luồng email chăm sóc trên phân hệ workflow của aiMarketing.email follow up

Sau khi luồng email chăm sóc được thiết lập, khách hàng tiềm năng sẽ được chăm sóc và gửi email follow up tự động dựa trên kịch bản đã được xây dựng. Việc của marketer sẽ chỉ là theo dõi tương tác và phản hồi của khách hàng tiềm năng với các kịch bản xây dựng, sau đó xem các chỉ số báo cáo để điều chỉnh chiến dịch, kịch bản để tối ưu hiệu quả.

Đăng ký dùng thử để nhận tài khoản trải nghiệm miễn phí công cụ workflow của AMIS aiMarketing TẠI ĐÂY.

Công cụ workflow của aiMarketing có ưu điểm bao gồm:

  • Dễ thiết kế, dễ sử dụng
  • Tùy chỉnh thời gian gửi email
  • Auto-marketing theo khách hàng điền Form được chỉ định
  • Auto-marketing theo danh sách khách hàng mục tiêu được chỉ định
  • Hỗ trợ kịch bản rẽ nhánh theo hành vi tương tác như mở Email, click Email…
  • Hệ thống báo cáo tức thời, đa chiều giúp marketer theo dõi hiệu quả luồng chăm sóc.

email workflowVới công cụ workflow, marketers có thể dễ dàng xây dựng các luồng chăm sóc email follow up mà không mất quá nhiều công sức, gửi email đến từng đối tượng khách hàng mục tiêu cụ thể, rẽ nhánh/phân luồng chăm sóc theo hành vi tương tác của khách hàng tiềm năng, theo dõi hiệu quả/tương tác của nhóm đối tượng tiềm năng với kịch bản nuôi dưỡng. Tất cả quá trình này được tự động hóa hoàn toàn, giúp doanh nghiệp tăng tỷ lệ chuyển đổi mua hàng mà vẫn tiết kiệm được thời gian và chi phí.

Đăng ký dùng thử để nhận tài khoản trải nghiệm miễn phí công cụ workflow của AMIS aiMarketing TẠI ĐÂY.

Cách viết tiêu đề follow-up email

Tốt nhất hãy gửi những email tiếp nối trong cùng một chuỗi với email ban đầu nhằm giúp khách hàng tiềm năng của bạn dễ dàng xem lại thông điệp trước đó. Điều này cũng giúp bạn duy trì kết nối một cách hợp lý giữa các follow-up email.follow up email

Vì vậy, việc chọn lựa tiêu đề cho follow-up email khá đơn giản, bạn chỉ cần bám theo tiêu đề của email đầu tiên mà bạn gửi.

Follow-up email: Tần suất và gửi bao nhiêu là đủ

Làm thế nào để bạn nhận biết được thời điểm thích hợp gửi các follow-up email? và gửi bao nhiêu là đủ? đâu là ranh giới giữa kiên nhẫn và làm phiền?

Trước hết, không có câu trả lời nhất định cho các câu hỏi trên, tất cả điều này phụ thuộc vào thông tin chi tiết người nhận, thị trường, hay cách tiếp cận của bạn.

Bạn nên dành thời gian bao lâu để chờ đợi phản hồi?

Tối thiểu 1-3 ngày là khoảng thời gian thích hợp để chờ đợi phản hồi từ người nhận. Việc gửi các follow-up email quá sớm sẽ khiến bạn trở nên vội vàng, không kiên nhẫn trong mắt họ, và tất nhiên không ai thích điều đó cả. Tuy nhiên, cũng đừng đợi chờ quá lâu bởi khách hàng tiềm năng có thể quên mất bạn là ai.

Gửi bao nhiêu follow-up email là đủ?

Không có bất kỳ quy tắc nào giới hạn số lượng gửi follow-up email, mà tùy theo từng trường hợp. Tuy nhiên như đã đề cập, khoảng cách giữa sự kiên nhẫn và phiền phức là rất nhỏ. Theo nghiên cứu từ Woodpecker, từ email thứ 5 trở đi tỉ lệ phản hồi là không đáng kể, vậy nên bạn không cần tốn nhiều sau email thứ 3-4. Con số tối ưu nhất là khoảng 2-3 email, đây cũng là con số mà các chuyên gia lựa chọn. 

Nhìn chung, chỉ cần 1 follow-up email cũng làm tăng hiệu quả của toàn chiến dịch, tăng khoảng 40% tỉ lệ phản hồi so với email đầu tiên.

Các follow-up email hay các cold email nhìn chung đòi hỏi rất nhiều lần thử nghiệm riêng lẻ. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả của một chiến dịch cold email, và nhiệm vụ của chúng ta là phải tìm ra phương án phù hợp nhất với nhóm khách hàng tiềm năng.

Thay vào việc đặt câu hỏi số lượng bao nhiêu là đủ, bạn nên chú trọng vào chất lượng của mỗi email, bởi nếu lạm dụng quá nhiều, rất có khả năng thông điệp của bạn sẽ bị người nhận gắn tag spam.

Tần suất gửi follow-up như nào là phù hợp?

Điều này cũng phụ thuộc vào mục đích của email cũng như đặc điểm của nhóm đối tượng tiềm năng. Elliot Bell đã chỉ ra rằng chúng ta nên cho người nhận thời hạn ít nhất một tuần để phản hồi lại thông điệp đầu tiên trước khi gửi follow-up email đầu tiên.

Mặt khác, Steli Efti cũng đưa ra lịch trình gửi email follow up như sau:

  • Ngày thứ 1: gửi follow-up đầu tiên (+2)
  • Ngày thứ 3: Follow-up email (+3)
  • Ngày thứ 7: Follow-up email (+7)
  • Ngày thứ 14: Follow-up email (+14)
  • Ngày thứ 28: Follow-up email (+30)
  • Ngày thứ 58: Follow-up email (+30)
  • Sau ngày 58, mỗi tháng gửi 1 lần

52Challenges cũng đưa ra nhận định khác, họ khuyên chúng ta nên sử dụng chuỗi 3 email (1 thông điệp mở đầu, và 2 follow-up email), tại đây họ sẽ gửi follow-up email đầu tiên sau 3 ngày và follow-up thứ 2 sau 7 ngày. Tỉ lệ phản hồi được cho rằng là tăng tới 30%. Ngoài ra, trong email thứ 3 bạn cần phải đưa cho người nhận lựa chọn liệu họ có muốn hay hứng thú nhận email từ bạn nữa hay không.

Hãy nhớ rằng bạn đang liên hệ với một con người!

Khách hàng tiềm năng của bạn cũng là con người, vậy nên ngoài email của bạn họ còn có rất nhiều việc phải làm như công việc của họ. Bởi chính lý do đó, nên đôi khi họ sẽ cần khoảng vài ngày để có thể trả lời những email không mấy quan trọng. Vì vậy, hãy kiên nhẫn chờ đợi và cho họ thêm thời gian để có thể phản hồi lại trước khi gửi một follow-up email tiếp theo.

Điều khó khăn ở đây là bạn cần tìm ra tần suất phù hợp cho nhóm đối tượng của riêng mình. Nếu gửi email quá thường xuyên, họ có thể cảm thấy phiền phức, và chắc chắn đây không phải là điều mà bạn mong muốn. Tuy nhiên nếu đợi chờ quá lâu, cũng sẽ làm họ quên mất bạn là ai, và từ đó tỉ lệ phản hồi giảm đáng kể.Làm email marketing với AMIS aiMarketing

Một số phương pháp viết follow-up email bán hàng

Như đã đề cập ở trên, bạn không nên dùng những follow-up email mẫu, được tạo sẵn. Thay vào đó hãy dành thời gian và tự tay viết một email hoàn chỉnh. Những mẫu được tạo sẵn không phải lúc nào cũng phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp và mọi đối tượng khách hàng, vì vậy hãy tự khám phá cách viết email phù hợp nhất với bạn.

Tuy nhiên, dưới đây là 5 điều cơ bản mà bất kì ai cũng cần phải biết khi viết một follow-up email:

  • #1. Viết ngắn gọn – nên viết với độ dài tương tự như email đầu tiên, hoặc nếu có thể hãy viết ngắn hơn.
  • #2. Cần phải đơn giản và dễ dàng trả lời – bạn cần đưa họ chỉ dẫn cụ thể đến bước tiếp theo hoặc câu hỏi dễ trả lời.
  • #3. Cần phải liên kết – đảm bảo rằng follow-up email được liên kết chặt chẽ với thông điệp trước đó. Đừng quên gắn nút CTA giống như email đầu tiên.
  • #4. Đưa ra những giá trị cho người nhận – đừng coi follow-up email như một lời nhắc nhở tới người nhận rằng họ chưa phản hồi lại email của bạn, điều này rất khó chịu. Thay vào đó, hãy cố thử lồng ghép thêm những giá trị khác vào trong email của mình.
  • #5. Giọng văn tự nhiên – bạn nên tránh câu văn mang tính gượng ép, hay làm theo những công thức được học thuộc. Trước khi gửi email cho nhóm đối tượng này, bạn đã dành thời gian tìm hiểu họ, chính vì vậy bạn là người biết rõ cách mà họ giao tiếp. Hãy chỉnh sửa lại văn phong khi gửi thông điệp đầu tiên cũng như follow-up email. Cái họ muốn chính là họ đang giao tiếp với người thật sự.

Một số quy tắc khi viết follow-up email

Quy tắc 1: Luôn gửi follow-up email

Điều này quá hiển nhiên phải không? Đừng ngại khi phải gửi follow-up email. Nếu bạn làm đúng, khách hàng tiềm năng của bạn không những không cảm thấy khó chịu, mà còn thấy thoải mái. Follow-up email là cơ hội để cho họ thấy rằng bạn thực sự quan tâm đến họ và mong muốn lắng nghe phản hồi từ họ.

Quy tắc 2: Đem đến giá trị cho người nhận

Cần nên nhớ rằng người nhận không mắc nợ bạn thứ gì, vậy nên họ sẽ phản hồi nếu như họ thấy rằng bạn đã mang lại cho họ một số giá trị.

Đó là lý do vì sao bạn không nên bắt đầu email bằng “Hãy cập nhật ngay tin tức từ chúng tôi” hay  kết thúc bằng “Hy vọng nhận được phản hồi từ bạn”. Điều này không mang lại giá trị gì cho người nhận, mà chỉ mang tính chất đặt câu hỏi “Tại sao tôi vẫn chưa thấy bạn phản hồi?”.

Vậy làm thế nào để tránh việc gây ra phiền phức hay mang lại nhiều giá trị hơn trong follow-up email? Hãy nghĩ về mục đích kinh doanh của khách hàng. Có thể đưa ra một case study tương tự với doanh nghiệp của họ và chỉ ra sản phẩm của bạn đã giúp ích doanh nghiệp đó như nào.

Đừng để những follow-up email của bạn như là một lời nhắc nhở. Điều này có nghĩa bạn cần dành nhiều thời gian hơn để chuẩn bị, nhưng chắc chắn rằng nó sẽ giúp email của bạn đạt tỉ lệ phản hồi cao hơn.

Quy tắc 3: Gửi số lượng vừa đủ và đúng thời điểm

Đến đây, tất cả mọi người đều đặt ra 2 câu hỏi:

  1. Bao nhiêu là đủ?
  2. Khi nào là thời điểm thích hợp?

Mặc dù, đây là 2 câu hỏi hợp lý, những đáng tiếc là không có câu trả lời đúng đắn cho cả 2. Điều này phụ thuộc tất cả vào nhóm đối tượng, thị trường của bạn, sản phẩm mà bạn đang bán, và quan trọng nhất là mục đích chiến dịch cold email của bạn.

Thế nhưng tại sao bạn cần quan tâm tới con số tối ưu nhất và tần suất gửi follow-up email? và điều gì sẽ xảy ra nếu bạn gửi quá nhiều email trong một khoảng thời gian ngắn?

Tất nhiên điều này sẽ khiến email của bạn có khả năng rơi vào blacklist. Ban đầu, người nhận sẽ cảm thấy khó chịu với tần suất gửi dày đặc và đỉnh điểm sẽ là chuyển email của bạn vào thư mục spam. Và nếu có quá nhiều người gắn cờ, domain của bạn sẽ nằm trong blacklist.

Giải pháp ở đây là hãy kiên nhẫn thay vì quá vội vàng. Và để tìm ra ranh giới mỏng manh của hai khái niệm này, bạn cần tiến hành rất nhiều nghiên cứu và thử nghiệm, hay cảm quan của mình.

Quy tắc 4: Sử dụng công cụ hỗ trợ gửi email tự động để không bỏ lỡ bất kỳ follow-up email nào

Việc gửi follow-up email là điều bắt buộc nếu bạn muốn chiến dịch cold email của mình đạt kết quả đáng mong đợi. Nhưng gửi các follow-up email được cá nhân hóa một cách thủ công lại là một điều khó khăn. Thay vào đó, bạn có thể trút bỏ gánh nặng bằng cách sử dụng các công cụ hỗ trợ gửi email tự động.

Công cụ làm email marketing automation MISA AMIS aiMarketing cung cấp trọn bộ giải pháp đáp ứng các nhu cầu nghiệp vụ của marketers khi làm email marketing từ thiết kế email, thiết lập các email follow up bằng tính năng workflow tự động, tổng hợp báo cáo theo dõi kết quả các chiến dịch email.

Thiết kế email chuyên nghiệp, dễ dàng

thiết kế email marketing

AMIS aiMarketing cung cấp các công cụ giúp Marketer thiết kế email một cách chuyên nghiệp với thao tác hết sức đơn giản, dễ dàng. Marketer có thể dễ dàng thiết kế các email, thêm hình ảnh, nút kêu gọi hành động, chỉnh sửa bố cục sao cho đẹp mắt và kích thích người đọc thực hiện hành động chuyển đổi mong muốn.

AMIS aiMarketing

Bên cạnh đó, để giúp người dùng thiết kế email nhanh chóng, AMIS aiMarketing có kho mẫu email với hơn 100+ template đa dạng cho nhiều ngành nghề/lĩnh vực/sản phẩm/mục đích.

Gửi email cá nhân hóa tới từng khách hàng

AMIS aiMarketing

AMIS aimarketing

AMIS aiMarketing cung cấp công cụ giúp Marketer cá nhân hóa email với các nội dung như họ tên, giới tính, quốc gia… một cách dễ dàng, từ đó giúp tăng tỷ lệ vào Inbox, tạo ấn tượng và trải nghiệm gần gũi với khách hàng, từ đó tăng tỷ lệ mở email và nâng cao hiệu quả chuyển đổi.

Thiết lập workflow để gửi email follow up

email work flow

Tính năng workflow của MISA AMIS aiMarketing sẽ giúp marketers tự động hóa quá trình gửi follow up email và chăm sóc khách hàng dựa trên kịch bản nuôi dưỡng. Khi áp dụng tính năng workflow của AMIS aiMarketing, marketers chỉ cần nghiên cứu hành vi của khách hàng, xây dựng các kịch bản tương tác dựa trên hành vi của khách hàng tiềm năng, sau đó vẽ luồng email chăm sóc trên phân hệ workflow của aiMarketing.email follow up

Sau khi luồng email chăm sóc được thiết lập, khách hàng tiềm năng sẽ được chăm sóc và gửi email follow up tự động dựa trên kịch bản đã được xây dựng. Việc của marketer sẽ chỉ là theo dõi tương tác và phản hồi của khách hàng tiềm năng với các kịch bản xây dựng, sau đó xem các chỉ số báo cáo để điều chỉnh chiến dịch, kịch bản để tối ưu hiệu quả.

Đăng ký dùng thử để nhận tài khoản trải nghiệm miễn phí công cụ workflow của AMIS aiMarketing TẠI ĐÂY.

Công cụ workflow của aiMarketing có ưu điểm bao gồm:

  • Dễ thiết kế, dễ sử dụng
  • Tùy chỉnh thời gian gửi email
  • Auto-marketing theo khách hàng điền Form được chỉ định
  • Auto-marketing theo danh sách khách hàng mục tiêu được chỉ định
  • Hỗ trợ kịch bản rẽ nhánh theo hành vi tương tác như mở Email, click Email…
  • Hệ thống báo cáo tức thời, đa chiều giúp marketer theo dõi hiệu quả luồng chăm sóc.

email workflowVới công cụ workflow, marketers có thể dễ dàng xây dựng các luồng chăm sóc email follow up mà không mất quá nhiều công sức, gửi email đến từng đối tượng khách hàng mục tiêu cụ thể, rẽ nhánh/phân luồng chăm sóc theo hành vi tương tác của khách hàng tiềm năng, theo dõi hiệu quả/tương tác của nhóm đối tượng tiềm năng với kịch bản nuôi dưỡng. Tất cả quá trình này được tự động hóa hoàn toàn, giúp doanh nghiệp tăng tỷ lệ chuyển đổi mua hàng mà vẫn tiết kiệm được thời gian và chi phí.

Đăng ký dùng thử để nhận tài khoản trải nghiệm miễn phí công cụ workflow của AMIS aiMarketing TẠI ĐÂY.

Tổng kết

Chúng tôi mong rằng có thể đưa bạn tiêu chuẩn “vàng” để áp dụng vào chiến dịch của mình. Nhưng rất tiếc, không có một công thức nhất định nào để viết một follow-up email, bạn phải là người hiểu rõ nhóm đối tượng của mình, và viết email theo cách của bạn.

Một lời khuyên hữu ích mà chúng tôi dành cho bạn: Đừng chỉ phụ thuộc vào thông điệp cold email đầu tiên mà hãy:

  • Thay đổi tần suất gửi
  • Thay đổi số lượng follow-up email được gửi đi
  • Tiến hành thử nghiệm

Hy vọng bạn đã học hỏi được những kiến thức hữu ích về cách viết một follow-up email, từ đó giúp triển khai các chiến dịch follow-up email hiệu quả cho doanh nghiệp của mình!

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Hà Nguyễn
Tác giả
Trưởng phòng Inbound Marketing viện MIBI MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả