Mẫu chính sách lương thưởng đầy đủ nhất cho doanh nghiệp – Tải miễn phí

15/11/2021
4860

AMIS MISA sẽ hỗ trợ quý anh chị doanh nghiệp và nhóm người lao động định nghĩa thật rõ ràng về chính sách lương thưởng, các khoản thu nhập hàng tháng. Để chắc chắn rằng người lao động nhận được đủ tài chính và phúc lợi qua đó đảm bảo lợi ích cá nhân.

chế độ lương thưởng & phúc lợi

Tại Điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định như sau:

mau chinh sach luong thuong

Theo đó, chính sách lương thưởng phải được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức hưởng tại các hồ sơ sau:

  1. Hợp đồng lao động;
  2. Thoả ước lao động tập thể;
  3. Quy chế tài chính của Công ty; Tổng công ty; Tập đoàn;
  4. Quy chế lương thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.

Dưới đây MISA AMIS xin chia sẻ về cơ cấu chính sách lương thưởng và quý khách có thể DOWLOAD MIỄN PHÍ Mẫu chính sách lương thưởng phụ cấp năm 2021 phía dưới bài viết.

1. Cơ cấu chính sách lương thưởng cơ bản

Chắc chắn rằng, các anh chị doanh nghiệp đều biết đến công thức tính lương rất phổ biến: 

Tổng thu nhập – tổng khấu trừ (bảo hiểm bắt buộc + kinh phí công đoàn + thuế TNCN) = Lương thực tế

Vậy, khoản lương thưởng thường bao gồm những khoản nào?

  • Tổng thu nhập = Lương cơ bản + Lương KPI + Lương doanh số + Lương sản phẩm 

… cùng với một số chế độ phúc lợi cơ bản. Với mức lương thưởng hấp dẫn nói chung, đây chính là yếu tố đầu tiên khiến thu hút nhân viên để ứng tuyển vào tổ chức.

Tuy nhiên tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp vẫn đang coi nhẹ công tác này. Đặc biệt với sự ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, hiện nay nhiều doanh nghiệp không có chính sách lương thưởng rõ ràng. Tình trạng chậm trễ lương, mức lương thưởng không công bằng xảy ra thường xuyên khiến nhân viên không hài lòng. Điều này gây ra tác động xấu trực tiếp tới kết quả công việc.

Do vậy, quản lý nhân sự không chỉ là phân bổ nguồn lực nhân viên, mà còn là đại diện tiếng nói của nhân sự với doanh nghiệp. Qua đó, nhà quản lý có thể đảm bảo nhân viên luôn nhận được mức chính sách lương thưởng phù hợp và đúng hạn. 

Tốt nhất, HR nên cân đối quyền lợi của nhân viên mới, đồng thời đảm bảo lợi ích của nhóm nhân viên làm việc thâm niên. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam chia nhóm thưởng thành: Lương thưởng trực tiếp (tiền mặt) và lương thưởng gián tiếp.

2. Lương thưởng và chế độ phúc lợi cần có

Lương cơ bản

Lương cơ bản chính là mức lương tối thiểu mà người lao động nên nhận được và dựa theo mức tối thiểu vùng. Đây là căn cứ cơ sở doanh nghiệp sử dụng để tính toán các khoản khấu trừ lương hàng tháng, từ đó đảm bảo phúc lợi của nhân viên.

Mức lương này thường không bao gồm lương trợ cấp, hiệu quả công việc, hay các chế độ khác. Với những lao động làm việc trong cơ quan nhà nước, mức lương này sẽ được tính dựa trên mức cơ sở và hệ số lương, với công thức cụ thể như sau:

Lương cơ bản = Lương cơ sở x Hệ số lương

Qua đó, theo nghị định 38/2019/NĐ-CP về mức lương cơ sở dành cho cán bộ công chức, viên chức và lực lượng vũ trang chính là 1.490.000VND/ tháng. 

Hệ số lương dựa theo từng trình độ, sẽ có mức lương cơ bản khi làm việc trong Nhà Nước như sau:

Trình độ Hệ số lương Áp dụng công thức Mức lương tối thiểu (2021)
Trình độ Tiến sĩ 3.00 =3.00×1.490.000 4.470.000
Trình độ Thạc sĩ 2.67 =2.67×1.490.000 3.978.300
Trình độ Đại học 2.34 =2.34×1.490.000 3.486.600
Trình độ Cao đẳng 2.10 =2.10×1.490.000 3.129.000
Trình độ Trung cấp 1.86 =1.86×1.490.000 2.771.400

Với nhóm doanh nghiệp tư nhân, ngoài nhà nước, sẽ cần áp dụng mức lương tối thiểu vùng. Đây là mức lương tối thiểu doanh nghiệp cần chi trả cho người lao động để đảm bảo mức sống cơ bản, với chi tiết về các tỉnh thuộc vùng nào tại đây.

Mức lương tối thiểu theo vùng (/tháng) Áp dụng với doanh nghiệp thuộc vùng
4.420.000 VND I
3.920.000 VND II
3.430.000 VND III
3.070.000 VND IV

Thưởng DS (Thưởng doanh số)

Đây là mức thưởng thường sẽ được áp dụng cho nhân viên kinh doanh, Marketing,… để nhân viên có thêm động lực làm việc, cống hiến và tăng thêm thu nhập.

Thông thường, doanh số sẽ được chia trực tiếp trên đầu nhân viên kinh doanh phụ trách, với tỷ lệ doanh số giảm dần khi tới các phòng ban liên quan. 

Ví dụ: Với mức doanh thu là 1.000.000.000 VND cho 1 hợp đồng bất động sản, nhân viên kinh doanh phụ trách trực tiếp sẽ được nhận trực tiếp từ 5%-7%, phòng ban kinh doanh sẽ nhận 5% hoa hồng, và các bộ phận liên quan như phòng Marketing & Truyền thông sẽ được nhận ~2%.

>>> Xem thêm: Xây dựng chính sách lương thưởng cho nhân viên kinh doanh

Thưởng hiệu quả & hiệu quả

Về bản chất, đây là nhóm thưởng quý, chi trả vào cuối mỗi quý. Đây là phần thưởng cho các đội nhóm, cá nhân có thành tích tốt. Qua đó, nhân viên kinh doanh được ban lãnh đạo ghi nhận và động viên bằng tài chính vào cuối tháng, cộng dồn để đồng thời nhận thưởng theo tháng và năm.

Tổng hợp các khoản lương thưởng dành cho nhân viên
Tổng hợp các khoản lương thưởng dành cho nhân viên

Thưởng nhân viên xuất sắc

Thông thường, đây là nhóm thưởng dành cho các cá nhân đạt thành tích xuất sắc, thường sẽ là ‘phần thưởng nóng’ để nhân viên tiếp tục cố gắng cho thời gian làm việc sau đó.

Thưởng Công ty

Đây là phần thưởng cuối năm doanh nghiệp sẽ chi trả cho nhân viên giúp thúc đẩy tinh thần nhân viên làm việc, và được tính tuỳ theo doanh số năm.

Quà ngày Lễ

Các ngày lễ quan trọng như 30/4, 1/5, 2/9, đa số các công ty lớn sẽ có một phần quà nhất định gửi tới nhân viên. Đồng thời, những ai đi làm vào ngày lễ thường sẽ được nhận gấp đôi, đến gấp ba lần mức lương thông thường. Ngoài tăng lương, một số doanh nghiệp cũng cung cấp các trợ cấp kèm theo khác.

Thăm ốm đau & trợ cấp ma chay

Đây là khoản phúc lợi dành cho các gia đình của nhóm nhân viên thâm niên có bố mẹ, anh chị hoặc chính bản thân gặp các vấn đề ốm nặng, phải nghỉ việc và điều trị dài ngày. Chế độ phúc lợi này đặc biệt tốt với các đơn vị thuộc khối cơ quan nhà nước.

Doanh nghiệp tư nhân hiện nay cũng đã có một khoản phúc lợi có sẵn, đồng thời bộ phận nhân sự sẽ tổ chức các buổi thăm hỏi tập trung từ phía công ty.

Thanh toán BHXH

Chắc hẳn rất nhiều anh chị chủ doanh nghiệp đều biết, hàng tháng các anh chị đều trích một khoản lương để đóng BHXH. Do vậy, với một số đối tượng nhất định, sẽ được hưởng 1 khoản BHXH rút 1 lần, dựa theo thâm niên đã đóng.

Để hiểu rõ hơn về chính sách này, vui lòng xem thêm nội dung về Bảo hiểm xã hội để anh chị em có thể nắm bắt được rõ về quyền lợi của bản thân.

Hoàn thuế TNCN

Với những anh chị thuộc diện được miễn thuế TNCN và hiện đang đi làm doanh nghiệp, thông thường, bộ phận nhân sự vẫn sẽ cắt khoản thuế suất cơ bản hàng tháng. Sau đó, nhân viên có thể lấy lại được khoản thuế này vào mỗi cuối năm quyết toán thuế. 

Đây là một nghiệp vụ của HR tiền lương và yêu cầu rất nhiều thủ tục, giấy tờ. Thông thường, thời gian để nhân viên xin lại tiền thuế vào trước 31/03 hàng năm.

Để tinh gọn quy trình và số hóa thủ tục với cơ quan thuế nhà nước, anh chị có thể khám phá bộ giải pháp AMIS C&B. Bộ giải pháp bao gồm AMIS Chấm công, AMIS Tiền lương, AMIS BHXH, AMIS Thuế TNCN.

Khám phá tính năng aiMarketing

 

Bộ giải pháp AMIS C&B nằm trong nền tảng quản trị nhân sự hợp nhất AMIS HRM. AMIS HRM bao gồm 14 ứng dụng hỗ trợ giải quyết tất cả các nghiệp vụ nhân sự của doanh nghiệp. AMIS HRM là lựa chọn hoàn hảo cho công ty ở mọi quy mô trong thời đại 4.0, tiết kiệm thời gian, tăng năng suất và hiệu quả làm việc của HR.

Tính lương bằng excel dễ sai sót.Đăng ký nhận tư vấn từ chuyên gia.

3. Các chế độ phúc lợi khác

3.1. Phúc lợi bắt buộc

Phúc lợi bắt buộc chính là sợi dây ràng buộc giữa nghĩa vụ của doanh nghiệp và quyền lợi của người lao động. Phúc lợi bắt buộc dựa theo quy định của nhà nước, với các mức có sẵn trong các nhóm phúc lợi như: Y tế, Sinh sản hay Hưu trí… cụ thể như sau:

  1. Chế độ thai sản: các chị em khi công tác tại doanh nghiệp, sẽ được hưởng quyền lợi nghỉ trước (tối đa 2 tháng) và sau khi sinh con lên tới 6 tháng, theo Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
  2. Chế độ lương hư: được chia thành 2 mức theo giới tính nam nữ, tuỳ thuộc vào độ tuổi nghỉ hưu. Nam giới được hưởng 45% lương bình quân đóng BHXH (tương ứng 19 năm đóng BHXH). Từ năm 2022, số năm đóng BHXH sẽ là 20 năm, và được cộng dồn 2% mỗi năm. Các chị em có chế độ tương tự, tuy nhiên chỉ tương ứng với 15 năm đóng BHXH.
  3. Chế độ bảo hiểm cơ bản: vui lòng tham khảo thêm thông tin về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm tai nạn, dựa theo Nghị quyết 28-NQ/TW và nghị quyết 125/NQ-CP công bố năm 2018… Anh chị có thể tham khảo thêm tại đây
  4. Chế độ Y tế nói chung: hiện nay có 2 nhóm bảo hiểm y tế nhà nước và bảo hiểm tư. Khi có bệnh tật, ốm đau, người lao động nghiễm nhiên được hưởng chế độ phúc lợi Y tế nhà nước. Ngoài ra, họ sẽ có thêm quyền lợi nếu trước đó đã đăng ký mua thêm bảo hiểm ngoài.

>> Xem thêm: Các loại bảo hiểm bắt buộc trong doanh nghiệp.

Một số chế độ phúc lợi khác
Một số chế độ phúc lợi khác

3.2. Phúc lợi tự nguyện

Phúc lợi tự nguyện (phúc lợi ngoài) thuộc doanh nghiệp bán các gói bảo hiểm độc lập, để bảo vệ quyền lợi người lao động. Loại phúc lợi này có mức phí tuỳ chỉnh, tuỳ thuộc vào khả năng kinh tế của người lao động. Đây là nhóm phúc lợi không bắt buộc, thuộc nhóm sản phẩm cao cấp tại thị trường Việt Nam.

Các nhóm phúc lợi tự nguyện có thể kể đến như: 

  • Bảo hiểm hưu trí
  • Bảo hiểm nhân thọ
  • Bảo hiểm mất khả năng lao động … 

Nên lưu ý rằng, để có thể được hưởng các chế độ phúc lợi, người lao động cần có trách nhiệm chia sẻ và đóng góp một phần lương hàng tháng để đảm bảo nhận được chế độ phúc lợi phù hợp khi cần thiết. Anh chị có thể tham khảo thêm thông tin tại Các khoản khấu trừ lương dành cho người lao động.

Quản lý lương thưởng phúc lợi hiệu quả cùng AMIS HRM
Quản lý lương thưởng phúc lợi hiệu quả cùng AMIS HRM

4. Quản lý tiền lương hiệu quả

Phần mềm AMIS Tiền lương cho phép quản lý các hoạt động, các chương trình phúc lợi được đơn vị tổ chức nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho nhân viên.

Với mỗi một chương trình phúc lợi, nhân viên có thể đăng ký hoặc từ chối tham gia vào chương trình đó trực tiếp trên hệ thống. Đồng thời hệ thống cũng cho phép tổng hợp danh sách các đối tượng tham gia cùng với người thân của họ từ các chương trình phúc lợi đó.

Tính năng 1: Quản lý thông tin về các chương trình phúc lợi

  • Lập kế hoạch thực hiện các chương trình phúc lợi theo quy định của đơn vị. Các thông tin cần quản lý gồm: mục đích của chương trình phúc lợi, địa điểm diễn ra, thời gian thực hiện, hình thức tổ chức, số tiền công ty hỗ trợ, số tiền nhân viên đóng, đối tượng được phép thụ hưởng.
  • Quản lý thông tin đối tượng đứng ra tổ chức thực hiện chương trình phúc lợi.
  • Quản lý thông tin về đối tác cung cấp dịch vụ phúc lợi cho đơn vị.
  • Cho phép lấy thông tin các chương trình phúc lợi đang được quản lý trên file excel vào hệ thống.

Tính năng 2: Quản lý công tác tổ chức thực hiện chương trình phúc lợi

  • Theo dõi được việc thực hiện các chương trình phúc lợi từ khi lập kế hoạch, thực hiện đến lúc kết thúc.
  • Hỗ trợ gửi thư thông báo tới toàn bộ nhân viên trong đơn vị về nội dung và thời gian diễn ra chương trình phúc lợi.
  • Cho phép nhân viên đăng ký tham gia chương trình phúc lợi trực tuyến qua hệ thống
  • Hỗ trợ nhân viên đăng ký cho các đối tượng là người thân của nhân viên có thể tham gia vào các chương trình phúc lợi.
  • Tổng hợp được danh sách các đối tượng đăng ký tham gia vào chương trình phúc lợi.
  • Cho phép quản lý các khoản chi phí đã phát sinh của chương trình phúc lợi.

Tính năng 3: Quản lý ngân sách phúc lợi

  • Cho phép lập dự toán ngân sách dành cho hoạt động phúc lợi trong năm của cả đơn vị.
  • Hệ thống tự động cập nhật chi phí thực tế đã phát sinh của chương trình phúc lợi so với dự toán đã lập ban đầu
  • Đánh giá chất lượng của chương trình phúc lợi
  • Nhân sự tạo các đợt khảo sát ý kiến nhân viên về chất lượng của chương trình phúc lợi
  • Nhân viên tham gia khảo sát ý kiến trực tuyến trên hệ thống.
  • Nhân sự tổng hợp kết quả ý kiến, từ đó làm căn cứ để cải tiến chất lượng cho các chương trình phúc lợi tiếp theo.

Tính năng 4: Lập kế hoạch & Báo cáo

    • Báo cáo chi tiết chương trình phúc lợi.
    • Danh sách những người tham gia chương trình phúc lợi.
    • Danh sách nhân viên đăng ký nhưng không tham gia chương trình phúc lợi.
    • Danh sách chương trình phúc lợi theo nhân viên.
    • Báo cáo tổng hợp nhân tổng hợp chương trình phúc lợi.
    • Báo cáo phân tích chi phí chương trình phúc lợi.
    • Biểu đồ phân tích chi phí phúc lợi theo nhóm phúc lợi.
    • Biểu đồ phân tích chi phí phúc lợi qua các năm.
    • Biểu đồ thống kê chi phí phúc lợi bình quân theo các năm.


5. Tổng kết

Có thể thấy, chính sách lương thưởng, các khoản lương thưởng và chế độ phúc lợi dành cho người lao động đang ngày càng trở nên rõ ràng. Điều này giúp người lao động yên tâm công tác và hài lòng khi làm việc tại doanh nghiệp.

Để quản lý chính sách phúc lợi, chế độ lương thưởng minh bạch và rõ ràng hơn, anh chị có thể tìm hiểu về AMIS HRM và nhận tư vấn triển khai miễn phí từ chúng tôi

CTA nhận tư vấn

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 3 Trung bình: 5]
Ngọc Ánh
Tác giả
Chuyên gia phát triển nguồn nhân lực
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả