Chế độ đãi ngộ là gì? 3 yếu tố quan trọng cần có trong chế độ đãi ngộ nhân viên

14/10/2024
11519

Chế độ đãi ngộ cho nhân viên là yếu tố quan trọng để thu hút và giữ chân người tài. Ngoài lương thưởng, thì chính sách đãi ngộ chính là động lực để nhân viên làm việc hăng hái và nhiệt tình cống hiến trong công việc hơn.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp dù sẵn sàng chi trả mức lương cao, nhưng vẫn không thể giữ chân được người tài, tại sao vậy? Cùng MISA AMIS tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, cũng như đưa ra những lời khuyên hữu ích trong việc xây dựng chế độ đãi ngộ cho nhân viên trong bài viết dưới đây nhé!

Đăng ký ngay Phần mềm MISA AMIS Chấm công và MISA AMIS Tiền lương giúp doanh nghiệp dễ dàng triển khai chế độ đãi ngộ minh bạch, chính xác

Mục lục Hiện

1. Chế độ đãi ngộ cho nhân viên là gì? 

Chế độ đãi ngộ hay còn gọi là chế độ đãi ngộ cho nhân viên hay chế độ đãi ngộ của doanh nghiệp. Đây chính là việc doanh nghiệp chăm lo cho người lao động về đời sống vật chất lẫn tinh thần để đảm bảo người lao động làm việc tốt hơn.

Chế ngộ đãi ngộ cho nhân viên là các chính sách của doanh nghiệp xây dựng, nhằm mục đích chăm lo cho người lao động cả về vật chất lẫn tinh thần, giúp lao động nâng cao tinh thần làm việc và cống hiến, đóng góp nhiều hơn nữa vào mục tiêu chung của doanh nghiệp. 

Xây dựng chế độ đãi ngộ cho nhân viên

=> Tìm hiểu thêm: Top 11 công ty có chế độ đãi ngộ tốt nhất Việt Nam

2. Vai trò của chế độ đãi ngộ đối với doanh nghiệp

2.1 Về Nhân Sự

Chế độ đãi ngộ đóng vai trò quan trọng trong việc nhân sự quyết định sẽ gắn bó với doanh nghiệp vì:

  • Chăm sóc đời sống nhân sự: Chế độ đãi ngộ đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần của nhân sự. Họ cảm thấy được động viên vì biết rằng công sức của họ được đền đáp xứng đáng.
  • Tạo động lực: Chế độ đãi ngộ khác nhau tùy theo chức vụ, tạo động lực cho nhân sự phấn đấu. Điều này khuyến khích sự gắn bó lâu dài và nỗ lực trong công việc.

2.2 Về Doanh Nghiệp

  • Thu hút và giữ chân nhân tài: Đồng thời với việc thu hút ứng viên xuất sắc, doanh nghiệp duy trì nguồn nhân lực ổn định và giữ turnover rate ở mức thấp, giúp tăng cường hiệu quả công việc.
  • Nâng cao hiệu quả hoạt động: Chăm sóc đãi ngộ xứng đáng giúp nhân sự làm việc hiệu quả hơn. Điều này giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng và đạt hiệu quả kinh doanh cao hơn.
  • Xây dựng hình ảnh thương hiệu: Chế độ đãi ngộ tốt giúp tạo dựng hình ảnh tích cực về doanh nghiệp. Điều này giúp thu hút sự quan tâm từ công chúng và tạo ấn tượng tốt với khách hàng.

=> Tìm hiểu thêm: Chế độ đãi ngộ của Viettel – Bí quyết thu hút hàng trăm nhân tài mỗi năm

2.3 Về Xã Hội

Chăm sóc đãi ngộ giúp người lao động có cuộc sống vật chất và tinh thần ổn định. Điều này giúp giảm thiểu tệ nạn xã hội và duy trì trật tự xã hội, đồng thời tạo điều kiện cho người lao động tham gia vào sự phát triển kinh tế quốc gia một cách an tâm.

3. Chế độ đãi ngộ cho nhân viên bao gồm những gì?

Một bộ phận nhỏ người nhân sự, hay bộ phận C&B hiện nay vẫn đang có nhầm lẫn về khái niệm chế độ đãi ngộ, rằng đãi ngộ cho nhân viên chỉ đơn giản là các khoản lương, thưởng và các khoản đóng bảo hiểm theo quy định. Đó là một quan điểm hết sức sai lầm. Thực tế, chế độ đãi ngộ bao gồm nhiều hơn như vậy. Nếu chỉ đơn giản là lương thưởng, vậy thì tại sao vẫn có tình trạng rất nhiều nhân viên từ bỏ doanh nghiệp mặc dù họ đang được trả với mức lương cao so với mặt bằng chung?

Chế độ đãi ngộ cho nhân viên sẽ bao gồm 3 cấu thành cơ bản: Đãi ngộ bằng tiền mặt, đãi ngộ bằng quyền lợi, đãi ngộ phi tài chính.

Che do dai ngo cho nhan vien gom nhung gi. jpg
Chế độ đãi ngộ cho nhân viên gồm những gì?

3.1 Chế độ đãi ngộ cho nhân viên bằng tiền mặt

Đãi ngộ bằng tiền mặt gồm: Lương, phụ cấp, thưởng,… Tuy nhiên, mức độ đãi ngộ tiền mặt sẽ không giống nhau, tùy thuộc vào vị trí, lĩnh vực của doanh nghiệp

3.1.1 Lương

Lương – luôn nóng – được coi là vấn đề người lao động quan tâm và cân nhắc nhiều nhất trong chế độ đãi ngộ cho nhân viên. Điển hình là trong các cuộc phỏng vấn, thì phải có đến 80% ứng viên sẽ đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề lương đối với nhà tuyển dụng. Tùy thuộc vào từng vị trí và đặc thù công việc, mỗi doanh nghiệp sẽ có những hình thức trả lương khác nhau cho nhân viên.

Hiện nay, một xu hướng trong các doanh nghiệp đó là áp dụng Chính sách trả lương 3P, nhằm tối ưu hiệu quả và đảm bảo tính công bằng cho nhân sự. 

Che do dai ngo cho nhan vien mo hinh luong 3P
Mô hình lương 3P

3.1.2 Phụ cấp

Bên cạnh khoản tiền chính là lương, các doanh nghiệp còn có các khoản hỗ trợ khác để bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, mức độ khó khăn công việc, điều kiện sinh hoạt,… Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều có các phụ cấp cơ bản như: phụ cấp ăn trưa, phụ cấp gửi xe, phụ cấp chi phí liên lạc (cho nhân viên sales),… Ngoài ra, một số doanh nghiệp có thể có thêm các khoản phụ cấp đặc biệt khác như: phụ cấp nặng lao động nặng nhọc, phụ cấp độc hại,…(thường được áp dụng trong chế độ đãi ngộ cho công nhân sản xuất)

3.1.3 Phúc lợi

Khác với tiền lương hay phụ cấp, phúc lợi thường không được trả trực tiếp bằng tiền, mà nó sẽ là khoản thù lao gián tiếp mà doanh nghiệp chi trả để hỗ trợ cuộc sống  cho người lao động. Phúc lợi thường được chia làm 2 dạng chính:

  • Phúc lợi bắt buộc: Là phúc lợi tối thiểu mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều phải đáp ứng theo quy định, bao gồm BHXH, BHYT, BHTN…
  • Phúc lợi tự nguyện: tùy thuộc vào tiềm lực tài chính cũng như những định hướng của người lãnh đạo. 

3.1.4 Tiền thưởng

Ngoài các khoản nêu trên, trong chế độ đãi ngộ bằng tiền mặt, còn có một số dạng khác như thưởng cho nhân viên có các sáng kiến hay trong công việc, thưởng nóng, hoặc một số doanh nghiệp còn có thể thưởng thưởng bằng cổ phiếu.

3.2 Chế độ đãi ngộ cho nhân viên bằng quyền lợi 

3.2.1 Đào tạo

Để phát triển được một đội ngũ nhân viên, việc triển khai các chương trình đào tạo theo định kỳ là vô cùng cần thiết, giúp nhiên viên nâng cao kiến thức chuyên môn, cũng như các kỹ năng phục vụ công việc.

Đào tạo nhân viên
Đào tạo nhân viên

3.2.2 Nghỉ ngơi, giải trí

Người lao động cần được hưởng chế độ nghỉ phép với các ngày lễ theo quy định của Nhà nước. Ngoài ra, việc có thêm các hoạt động giải trí, du lịch,..cũng sẽ làm tăng tính gắn kết trong doanh nghiệp, giúp nâng cao đời sống tinh thần cho các thành viên trong công ty, giảm thiểu các áp lực trong công việc.

3.2.3 Các chế độ đãi ngộ bằng quyền lợi khác

Với các doanh nghiệp lớn, họ còn có nhiều đãi ngộ cho nhân viên ở mức độ cao hơn, nhằm giữ chân nhân tài, điển hình như: bảo hiểm bổ sung (nhằm gia tăng quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm), cung cấp phương tiện đi lại có giá trị (ô tô, xe máy,…tùy thuộc vào cấp bậc của nhân viên), thẻ ưu đãi, thẻ thành viên dành cho các dịch vụ như mua sắm, giải trí,….

3.3 Chế độ đãi ngộ phi tài chính 

3.3.1 Môi trường làm việc

Trong chế độ đãi ngộ dành cho công nhân viên, việc tạo ra một môi trường làm việc tốt giúp cho nhân viên an tâm làm việc và có thể phát huy tối đa được hiệu suất làm việc của mình. Các yếu tố liên quan đến môi trường làm việc bao gồm: sếp, đồng nghiệp, văn hóa doanh nghiệp,….

3.3.2 Phương tiện làm việc

Một doanh nghiệp có chế độ đãi ngộ tốt, nhất định sẽ luôn quan tâm đến các phương tiện, công cụ để có thể hỗ trợ nhân viên làm việc tốt nhất, bao gồm: máy tính làm việc, các phần mềm hỗ trợ, các trang thiết bị văn phòng phẩm,…

Phuong tien lam viec - che do dai ngo cho nhan vien
Phương tiện làm việc cho nhân viên: máy tính, văn phòng phẩm,…

Ngoài ra, đối với các công nhân sản xuất, phương tiện làm việc có thể là mũ, nón, găng tay,…

Ví dụ:

  • Chế độ đãi ngộ cho nhân viên bán hàng có thể là điện thoại để liên lạc với khách hàng,….
  • Chế độ đãi ngộ cho nhân viên y tế có thể là đồ bảo hộ như găng tay, khẩu trang y tế, quần áo bảo hộ,….

3.3.4 Tính chất công việc

Một trong những vấn đề đau đầu của những người làm quản lý, làm công tác liên quan đến nhân sự, đó là không biết cách để tạo hứng thú với công việc cho nhân viên.

Để làm được điều đó, thì công việc phải phù hợp với năng lực, trình độ của nhân viên, đồng thời phải mang đến những cơ hội, giúp nhân viên phát triển hơn nữa. 

Ngoài ra, một quy trình làm việc chi tiết, cộng với lộ trình thăng tiến rõ ràng, và ghi nhận những đóng góp kịp thời,…cũng là những yếu tố giúp tăng động lực trong công việc. 

Xem thêm: Trọn bộ HR MAP kỹ năng kiến thức cho giám đốc nhân sự

4. Dấu hiệu nhận biết chế độ đãi ngộ của doanh nghiệp không phù hợp với nhân sự

Tỷ lệ nghỉ phép và nghỉ việc tăng cao thể hiện rằng nhân viên không cảm thấy được đối xử công bằng và không nhận được các phúc lợi xứng đáng, dẫn đến ý định chuyển việc.

Hiệu suất làm việc giảm do nhân viên mất đi động lực và sự nhiệt huyết trong công việc, không đạt được mục tiêu đề ra. Sự thiếu khích lệ khiến họ mất hứng thú và cảm thấy mất niềm tin.

Lực lượng lao động đang suy giảm do chế độ đãi ngộ thấp hơn so với các công ty khác, không thể thu hút được nhân sự mới gia nhập công ty.

5. Lời khuyên trong việc xây dựng chế độ đãi ngộ cho nhân viên

Xay dung che do dai ngo cho nhan vien can chu y dieu gi
Lời khuyên khi xây dựng chế độ đãi ngộ cho nhân viên

Mỗi doanh nghiệp sẽ có những quy mô, tính chất và đặc thù riêng, nên việc xây dựng chế độ đãi ngộ, chế độ phúc lợi cho nhân viên trong từng doanh nghiệp sẽ không giống nhau.

Tuy nhiên, dưới đây, MISA AMIS xin chia sẻ cho anh chị những tips cơ bản nhưng cực kỳ hữu ích trong việc xây dựng và cái thiện chế độ đãi ngộ của doanh nghiệp mình

5.1 Cân nhắc về tiềm lực doanh nghiệp

Đồng ý rằng hầu hết các công ty đều muốn xây dựng cho nhân viên của mình một chế độ đãi ngộ tốt nhất. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp của bạn còn nhỏ, và tiềm lực về tài chính, con người có hạn, thì những người làm C&B cần phải cân đối được điều này.

Bạn có thể tham khảo ý kiến của cấp trên, giám đốc, lắng nghe những mong muốn của họ, cũng như nghiên cứu và hiểu rõ về doanh nghiệp của mình để xây dựng được một chế độ đãi ngộ phù hợp.

5.2 Khảo sát ý kiến người lao động

Người được hưởng chế độ đãi ngộ không ai khác chính là những người lao động. Một chế độ tốt chính là một chế độ khiến cho người lao động hài lòng, trong phạm vi doanh nghiệp của bạn có thể làm được. Chính vì thế, hãy tham khảo, khảo sát ý kiến của người lao động thường xuyên. Thậm chí, bạn có thể dành thời gian để tâm sự, lắng nghe những ý kiến của các thành viên trong công ty để hiểu được mong muốn của họ là gì, từ đó mang đến cho họ những lợi ích và chế độ đáp ứng phù hợp.

5.3 Tuân thủ theo đúng luật pháp 

Những vấn đề liên quan đến luật pháp là cực kỳ quan trọng, vì nó sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp của bạn. Hãy chắc chắn rằng các chế độ đãi ngộ của bạn phải đáp ứng và tuân thủ theo đúng luật, để tránh những trường hợp không hay xảy ra. 

5.4 Luôn cập nhật và thay đổi

Nhu cầu của con người luôn luôn thay đổi. Bối cảnh xã hội cũng như các vấn đề của doanh nghiệp cũng luôn thay đổi. Những người làm chính sách cần phải thường xuyên cập nhật, để có những điều chỉnh chế độ kịp thời trong chế độ đãi ngộ cho nhân viên, giúp nhân viên yên tâm làm việc một cách hiệu quả nhất. 

=> Tìm hiểu thêm: 11 chế độ đãi ngộ nhân viên của Samsung – bí quyết thu hút nguồn nhân lực

6. Những câu hỏi về chế độ đãi ngộ trong doanh nghiệp mà nhà quản trị thường gặp

6.1. Trong doanh nghiệp chế độ đãi ngộ là gì?

Chế độ đãi ngộ cho nhân viên là những quyền lợi và tiện ích mà người lao động được hưởng theo các quy định cụ thể trong chính sách của doanh nghiệp và theo Luật Lao động năm 2019. Đây bao gồm các quyền lợi theo quy định pháp luật cũng như những phúc lợi khác mà doanh nghiệp cung cấp.

6.2. Chế độ đãi ngộ cho nhân viên bán hàng là gì?

Trong trường hợp nhân viên bán hàng, ngoài các quyền lợi cơ bản như lương, thưởng, phụ cấp, nghỉ phép và đào tạo, họ cũng được hưởng các phúc lợi khác như phụ cấp đi lại, hỗ trợ gửi xe khi phải di chuyển thường xuyên, cung cấp điện thoại di động và chi phí liên quan đến việc duy trì liên lạc với khách hàng.

6.3. Những hình thức đãi ngộ phi tài chính bao gồm những gì?

Các hình thức đãi ngộ phi tài chính bao gồm các yếu tố không liên quan đến tiền bạc như môi trường làm việc thuận tiện như vị trí làm việc, nhà ăn, phòng tập gym, cung cấp các phương tiện làm việc như đồ bảo hộ, điện thoại và cung cấp các điều kiện để nhân viên phát triển năng lực tốt nhất trong công việc như sắp xếp công việc phù hợp với khả năng của họ.

7. Phần mềm MISA AMIS Chấm công và MISA AMIS Tiền lương giúp doanh nghiệp dễ dàng triển khai chế độ đãi ngộ minh bạch, chính xác

Nếu như doanh nghiệp của bạn gặp khó khăn trong việc đưa ra và thực thi những chính sách đãi ngộ cho nhân viên, cùng tìm hiểu Phần mềm MISA AMIS Chấm công và MISA AMIS Tiền lương – Giúp doanh nghiệp dễ dàng triển khai chế độ đãi ngộ minh bạch, chính xác:

  • Quản lý chính xác thông tin nhân sự như thâm niên, thành tích, lịch sử công tác của từng nhân viên từ đó có thể xây dựng chế độ ưu đãi phù hợp với từng nhân viên.
  • Dễ dàng triển khai chế độ đãi ngộ một cách minh bạch và chính xác với sự hỗ trợ của phần mềm AMIS chấm công và AMIS tiền lương

Bạn quan tâm tới Phần mềm MISA AMIS Chấm công và MISA AMIS Tiền lương, vui lòng để lại thông tin liên hệ dưới đây. Đội ngũ MISA AMIS sẽ liên hệ và hỗ trợ nhanh chóng.

CTA nhận tư vấn

“Phần mềm quản lý nhân sự MISA AMIS HRM – Phần mềm hiệu quả nhất cho doanh nghiệp trên 100 nhân sự”

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 3 Trung bình: 5]
Ngọc Ánh
Tác giả
Chuyên gia phát triển nguồn nhân lực
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả