Bí quyết quản trị: Kinh tế suy thoái, lương thưởng cắt giảm nhưng nhân sự vẫn quyết đồng hành cùng doanh nghiệp

28/07/2023
403

Bị ảnh hưởng bởi cuộc suy thoái kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp đã và đang thực hiện các chính sách cắt giảm lương thưởng của người lao động đang làm việc. Điều này sẽ khiến có nhiều người lao động lựa chọn ra đi và vấn đề sẽ trở nên nan giải khi các doanh nghiệp vẫn muốn giữ chân người lao động để chờ nền kinh tế phục hồi hay có các đơn hàng mới.

Vậy đâu là giải pháp để doanh nghiệp vừa sản xuất, kinh doanh cầm chừng vừa có thể giữ chân người lao động cùng đồng hành, trải qua khó khăn? Mời các nhà quản trị nhân sư cùng MISA AMIS HRM tìm hiểu đâu là chìa khóa cho các doanh nghiệp hiện nay giải quyết vấn đề này qua bài viết sau.

1. Mức độ ảnh hưởng của kinh tế đến doanh nghiệp và người lao động như thế nào?

Kết thúc quý III năm 2022, các đơn hàng đột ngột giảm hơn một nửa, bất chấp các hợp đồng nguyên tắc đã ký, các đơn hàng bị bỏ qua bất chấp sự thương lượng của bên đặt hàng hay bên sản xuất.

Khi giá đầu vào nguyên vật liệu tăng, đơn hàng giảm, không có dấu hiệu phục hồi trong tương lai 1-2 năm tới, vì vậy cần có các chính sách điều chỉnh về kế hoạch sản xuất, cắt ngày làm, nghỉ không lương hay chấm dứt hợp đồng với công nhân thời vụ – thuê ngoài và hơn nữa là phải cắt giảm lao động chính thức, lao động tại các vị trí chủ chốt, nòng cốt.

1.1 Các tác động đến với doanh nghiệp

Tại thị trường lao động trong nước, Báo cáo về tình hình kinh tế – xã hội cả nước do Tổng cục Thống kê mới công bố cho thấy qua 6 tháng đầu năm 2023:

  • 75,9 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 0,5% so với cùng kỳ năm trước.
  • 37,7 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 7,4%.
  • 60,2 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn.
  • 31 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 28,9%.
  • 8,8 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 2,8%.
Mức độ ảnh hưởng của kinh tế đến doanh nghiệp
Mức độ ảnh hưởng của kinh tế đến doanh nghiệp

Ở mức độ toàn cầu, chúng ta có thể thấy câu chuyện về Twitter – một trong những công ty công nghệ hàng đầu thế giới:

  • Từ ngày 04/11/2022 đã cắt giảm 50% nhân viên theo quyết định sa thải từ ông chủ mới trong vòng một tuần lễ.
  • Việc “thanh trừng” vẫn chưa dừng lại ở đó, khi vào ngày 14/11, Twitter chấm dứt hợp đồng với khoảng 4.400-5.500 nhân viên của các nhà thầu bên thứ ba.

Hay Meta, công ty chủ quản của mạng xã hội Facebook, cắt giảm khoảng 13% nhân sự (tức khoảng 11.000 người), và câu chuyện tương tự ở Amazon, Shopee,… 

Từ những con số trên cho thấy, nền kinh tế đang ở thời điểm không còn tách biệt đâu là doanh nghiệp nhỏ, đâu là doanh nghiệp lớn hay doanh nghiệp startup nữa, cơ hội và thách thức đang trải đều cho tất cả.

Các doanh nghiệp, đã và đang phải vận hành công tác quản trị nhân sự linh động hơn bao giờ hết, để thích nghi với những đơn hàng có thể thay đổi liên tục và những áp lực về doanh thu và chi phí trong giai đoạn khó khăn hiện nay.

1.2 Các tác động đối với người lao động

Theo thống kê Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trong nửa đầu năm 2023, do bối cảnh chung các doanh nghiệp bị giảm đơn hàng, không có việc làm đã có hơn 500.000 lao động bị ảnh hưởng việc làm, trong đó:

  • 279.409 người lao động thôi việc, mất việc. 
  • 195.039 người bị giảm giờ làm.
  • 17.003 người nghỉ không lương… 

Thay vì đi theo những khẩu hiệu như tự lập nghiệp, sáng tạo, chắc chắn làm được,… thì những người trẻ tuổi cũng đã có cái nhìn thực tế hơn, không mơ mộng về những giao dịch môi giới hàng trăm, hàng chục tỷ đồng, về môi trường làm việc thỏa mái, đi làm như đi chơi, giấc mơ làm giàu nhanh đã trở nên viển vông và những người lao động chúng ta, cảm thấy có việc là một điều may mắn và phải giữ gìn bằng cách chăm chỉ làm việc.

Nhìn chung, trong tình hình kinh tế khó khăn chưa có tín hiệu phục hồi, các doanh nghiệp đang thực hiện cắt giảm chi phí nhân sự, người lao động vì đó mà bị ảnh hưởng rất lớn tới mức thu nhập, khó khăn chồng chất khó khăn, có một bộ phận người lao động tìm kiếm công việc mới và lựa chọn ra đi, nhưng cũng có những người vẫn quyết tâm ở lại, đồng hành, cùng chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp.

Mức độ ảnh hưởng của kinh tế đến người lao động
Mức độ ảnh hưởng của kinh tế đến người lao động

2. Không ít người lao động nghỉ việc nhưng tại sao vẫn có quyết tâm đồng hành gắn bó với doanh nghiệp?

Trong bối cảnh giảm lương, giảm giờ làm, … đang được các doanh nghiệp triển khai vậy người lao động thay vì chuyển đổi sang công việc mới lại chấp nhận một mức giảm thu nhập tương đối để chờ giai đoạn khởi sắc của doanh nghiệp hoặc ít nhất là cho đến khi kinh tế nói chung phục hồi. Tại sao vậy? 

Lý do 1: Uy tín, thương hiệu công ty

Các doanh nghiệp phát triển bền vững luôn thực hiện tốt và duy trì hoặc nâng cao các trách nhiệm xã hội đối với người lao động làm việc thông qua các chính sách công khai, minh bạch đảm bảo các quyền lợi chính đáng của người lao động được hưởng; phù hợp với chính sách pháp luật trong nước và yêu cầu của các bên liên quan. 

Đây được hiểu như là sự cam kết mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong việc có được niềm tin và sự trung thành của người lao động.

Những lợi ích mà doanh nghiệp mang đến cho người lao động khi kinh doanh phát đạt hay khi khó khăn, các giá trị tinh thần đến từ ban lãnh đạo, đồng nghiệp, từ môi trường làm việc là những giá trị cốt lõi vượt xa cả những giá trị về mặt tài chính trong việc thuyết phục người lao động tình nguyện gắn bó, cam kết chịu một phần khó khăn cùng với doanh nghiệp.

Theo nghiên cứu của Mehta và cộng sự (2010) đánh giá tác động trực tiếp của lòng trung thành đến với nhân viên trong công ty, kết quả phân tích định lượng cho thấy các nhân tố hài lòng công việc; Đào tạo và phát triển; Lương thưởng, sự công nhận; Môi trường làm việc là 4 yếu tố tác động trực tiếp đến sự trung thành của người lao động. 

Có thể kể đến các doanh nghiệp như:

  • Google có các buổi ăn miễn phí, hoa hồng tài chính, kỳ nghỉ, tiệc tùng cho nhân viên, phòng Gym… và nhiều điều tuyệt vời khác;
  • Facebook thì cung cấp đồ ăn, không gian làm việc mở, bàn luận trực tiếp, giặt là tại văn phòng… giúp nhân viên học hỏi, phát triển; … 

Chính vì vậy, dù công việc khó khăn, giảm sút về thu nhập, nhưng với cam kết của chủ doanh nghiệp đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động trong thời gian khó khăn, với các chế độ cụ thể, thì người lao động hiện giờ sẽ “tạm thời” ở lại, gắn bó và cùng chịu khó khăn với doanh nghiệp.

Lý do nhân viên vẫn gắn bó với doanh nghiệp
Lý do nhân viên vẫn gắn bó với doanh nghiệp

Lý do 2: Sự ổn định trong công việc

Trong bối cảnh chung, khi hầu hết tất cả các doanh nghiệp đang gặp khó khăn, tâm lý người lao động một khi lựa chọn ra đi thường sẽ lo ngại về việc “tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa” nên các quyết định chuyển công việc chỉ vì công ty hiện tại đang trả mức lương thấp, công việc không đều thường sẽ được đưa ra dựa trên các phân tích kỹ lưỡng hơn so với trước đây rất nhiều. 

Rủi ro thất nghiệp đối với người lao động khi chuyển sang một doanh nghiệp mới là quá lớn, đây là một vấn đề mà người lao động sẽ thực sự cân nhắc nghiêm túc.

Lý do 3: Các yếu tố thuận lợi khó đánh đổi

Yếu tố thuận lợi có thể kể đến như:

  • Vị trí công ty gần nhà; giờ giấc làm việc phù hợp, có sự cân bằng giữa công việc và gia đình;
  • Sự công nhận đến từ các cấp quản lý;
  • Môi trường làm việc tích cực, đồng nghiệp hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau; công việc có nhiều giá trị để tiếp tục học hỏi;
  • Văn hoá doanh nghiệp phù hợp với giá trị sống của bản thân, …

Khi doanh nghiệp sở hữu tốt toàn bộ hoặc một trong các yếu tố này (các yếu tố còn lại ở mức khá), thì doanh nghiệp sẽ tạo ra tầm ảnh hưởng, có thể là mạnh mẽ đến quyết định lựa chọn đồng hành cùng doanh nghiệp của những người lao động.

Các doanh nghiệp trước – trong khó khăn đều phát triển các yếu tố này để mang lại các giá trị tốt đẹp hơn, thiết thực hơn cho người lao động và sẽ càng phải làm tốt hơn các yếu tố (có thể là không hề tốn thêm chi phí này) trong giai đoạn khó khăn, để thể hiện giá trị bền vững của doanh nghiệp cũng như một phần giữ chân người lao động ở lại trong trường hợp phải cắt giảm chi phí lương thưởng của họ.

Ngoài ra, nâng cao trải nghiệm nhân viên trong môi trường công nghệ hiện đại cũng là yếu tố mà các doanh nghiệp quan tâm. Trong thời đại công nghệ số, doanh nghiệp áp dụng công nghệ vào công việc giúp nhân viên tiết kiệm thời gian, công sức, tăng năng suất lao động. Bộ giải pháp MISA AMIS HRM chính là chìa khóa giúp doanh nghiệp thiết kế một môi trường như vậy. 

TỐI ƯU HÓA TRẢI NGHIỆM NHÂN VIÊN VỚI PHẦN MỀM NHÂN SỰ MISA AMIS HRM

Tối ưu hóa trải nghiệm nhân viên từ khâu tuyển dụng đến khi chấm dứt hợp đồng
Tối ưu hóa trải nghiệm nhân viên từ khâu tuyển dụng đến khi chấm dứt hợp đồng

Với phần mềm quản lý nhân sự MISA AMIS HRM được thiết kế riêng cho doanh nghiệp trên 100 nhân sự, quản lý HR và ban lãnh đạo có thể dễ dàng tối ưu hóa toàn bộ trải nghiệm nhân viên, từ khâu tuyển dụng cho đến khi chấm dứt hợp đồng tại tổ chức. 

Phần mềm bao gồm 13 phân hệ đại diện cho 13 nghiệp vụ cốt lõi của Phòng nhân sự hỗ trợ:

  • Quản lý chiến dịch tuyển dụng toàn diện: Nhờ tính năng hỗ trợ đăng tin tuyển dụng đa nền tảng; tự động Scan CV, lưu trữ hồ sơ ứng viên tiềm năng số lượng lớn.
  • Tích hợp nhiều hình thức chấm công hiện đại: Doanh nghiệp có thể lựa chọn chấm công theo nhận diện vân tay ✔️, Face ID ✔️, định vị GPS ✔️, mã QR ✔️.
  • Hệ thống báo cáo dữ liệu Realtime: Hệ thống báo cáo trực quan giúp lãnh đạo có cái nhìn toàn diện về tình hình nhân sự, từ đó đưa ra quyết định quản trị khách quan và phù hợp nhất.
  • Dễ dàng đồng bộ với các phân hệ khác trên nền tảng MISA AMIS: Dữ liệu chấm công được liên thông với MISA AMIS Kế toán, giúp hoạt động tính lương nhanh chóng và chính xác hơn.
Đăng ký ngay để nhận lượt dùng thử miễn phí phần mềm MISA AMIS HRM chỉ trong 2 phút TẠI ĐÂY 

3. Kết luận

Việc cắt giảm lương thưởng mà vẫn có thể giữ chân người lao động được hay không đều phụ thuộc vào cảm nhận, đánh giá khách quan của người lao động. 

Để doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến quyết định của người lao động, lại xuất phát từ việc doanh nghiệp giúp người lao động nhìn nhận ra sự đánh đổi trong quyết định chuyển việc của họ so với việc các giá trị thu được khi ở lại công ty. 

Từ đó, chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của việc phát triển con người phù hợp với tổ chức, để doanh nghiệp luôn sẵn sàng yếu tố nguồn lực có chất lượng, đáp ứng lập tức các yêu cầu công việc khi có dấu hiệu phục hồi kinh tế.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 1]
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả