Marketing – bán hàng Bán hàng Thị trường ngách là gì & 4 cách tìm kiếm thị trường...

Việc xác định thị trường ngách hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận được đúng đối tượng khách hàng mục tiêu cụ thể có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu bán hàng hiệu quả.

Hiện nay, trong bối cảnh thị trường với nhiều sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, việc xác định thị trường ngách là điều cực kỳ quan trọng giúp doanh nghiệp có thể giảm thiểu mức độ cạnh tranh cũng như tập trung nguồn lực và chi phí để phục vụ đúng đối tượng khách hàng mục tiêu cụ thể. 

Vậy thị trường ngách là gì? Làm thế nào để doanh nghiệp có thể xác định thị trường ngách hiệu quả?

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về thị trường ngách qua bài viết dưới đây.

Mục lục Hiện

I. Tổng quan về thị trường ngách

Thị trường ngách là gì?

Thị trường ngách, hay tên Tiếng Anh còn được gọi là Niche Market, là một phân khúc thị trường nhỏ hơn được phát triển từ quy mô thị trường lớn. Thị trường ngách xác định các tính năng của sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể của thị trường, cũng như phạm vi giá cả, chất lượng sản xuất và nhân khẩu học mà nó dự định nhắm mục tiêu.

tổng quan về thị trường ngách

Trong thị trường ngách, các sản phẩm sẽ được tập trung kỹ hơn vào những phân khúc khách hàng mục tiêu cụ thể. Nói một cách cụ thể hơn, sản phẩm của thị trường ngách có những đặc tính và lợi ích hoàn toàn phù hợp, đáp ứng được nhu cầu rất cụ thể của một nhóm khách hàng mục tiêu nhỏ nào đó.

Để có thể hiểu rõ hơn về thị trường ngách, ta có thể lấy ví dụ như sau: Thị trường thời trang nữ là một thị trường chung chung và khá rộng lớn với nhiều đối tượng người tiêu dùng (nam, nữ, già, trẻ,…). Tuy nhiên, để có thể bán được sản phẩm nhanh hơn, tập trung hơn, nhiều doanh nghiệp sẽ chọn phân đoạn thị trường ngách nhỏ hơn để có thể hướng tới một phân khúc thị trường mục tiêu cụ thể. Chẳng hạn, thời trang nữ công sở, thời trang nữ vest nữ công sở hay thời trang công sở phong cách Hàn Quốc,… 

Trong thực tế, thị trường ngách sẽ tận dụng những khe hở của thị trường chung rộng lớn để tạo thêm nhu cầu. Bởi dù lớn hay nhỏ, chắc chắn thị trường vẫn có những khoảng ngách trống để các doanh nghiệp tìm ra và tận dụng. 

Chính vì vậy, trong khi lợi ích của thị trường chung bị giới hạn với nhiều sự cạnh tranh thì với thị trường ngách, lợi ích hoạt động của doanh nghiệp sẽ không bao giờ bị giới hạn nếu doanh nghiệp có thể tìm được thị trường ngách thành công.

Đặc điểm của thị trường ngách

Thị trường ngách có những đặc điểm chính gì? 

Về cơ bản, thị trường ngách có những đặc điểm chính sau.

Hướng tới một đối tượng khách hàng mục tiêu cụ thể 

Đặc điểm đầu tiên và rõ ràng nhất của thị trường khách chính là việc hướng tới một đối tượng khách hàng mục tiêu cụ thể. 

đặc điểm của thị trường ngách

Trong khi thị trường chung và rộng lớn sẽ chú trọng hướng tới những đối tượng khách hàng khác nhau thì thị trường ngách lại chỉ tập trung phục vụ và đáp ứng nhu cầu của một đối tượng khách hàng cụ thể. 

Ta có thể lấy ví dụ như thị trường ngành dịch vụ ẩm thực sẽ phục vụ chung cho tất cả những khách hàng có nhu cầu ăn uống, còn thị trường ngách ngành đồ ăn chay sẽ chỉ phục vụ cho những đối tượng khách hàng quan tâm đến sức khỏe và có nhu cầu ăn chay để cân bằng dinh dưỡng. 

Quy mô nhỏ 

Do thị trường ngách chỉ là phân khúc thị trường nhỏ nên quy mô của thị trường này cũng không thể rộng lớn như thị trường chung. 

Sản phẩm của thị trường ngách cũng chỉ tập trung vào một đối tượng khách hàng cụ thể nên quy mô của thị trường ngách cũng sẽ nhỏ và sản phẩm, dịch vụ cũng không đa dạng như thị trường chung. 

Chưa được định hình và phát triển rộng rãi 

Một đặc điểm chính nữa của thị trường ngách đó là thị trường ngách là một thị trường hiện hữu nhưng chưa được phát triển rộng rãi hoặc nhiều doanh nghiệp khi đánh giá về khả năng thu lại lợi nhuận quá thấp nên những doanh nghiệp này chưa thúc đẩy đầu tư vào thị trường ngách.

Vì lý do đó, những doanh nghiệp nào mong muốn kinh doanh ở thị trường ngách cần phải phân tích, nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng trong quá trình xác định thị trường ngách. Doanh nghiệp cũng cần phân tích những nguy cơ và cơ hội cũng giống như những rủi ro có thể xuất hiện để từ đó có khả năng đưa ra những chọn lựa chính xác về việc có nên đầu tư vào thị trường ngách hay không.

Lợi ích của việc tìm kiếm và xác định thị trường ngách

Thị trường ngách giúp doanh nghiệp giảm thiểu sự cạnh tranh 

Không thể phủ nhận, lựa chọn thị trường ngách 2021 giúp doanh nghiệp tránh mặt được kha khá đối thủ cạnh tranh. Các doanh nghiệp lớn thường sẽ tập trung vào thị phần lớn sẵn có của họ, mặt khác, các doanh nghiệp nhỏ sẽ lựa chọn nhiều ngách khác nhau để giảm thiểu sự cạnh tranh và xác định được chỗ đứng của mình trên thị trường.

Thị trường ngách giúp doanh nghiệp tăng khả năng tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu 

Do thị trường ngách có một đặc điểm đó là hướng tới một đối tượng khách hàng mục tiêu cụ thể, việc tìm kiếm và xác định thị trường ngách cũng giúp doanh nghiệp tăng khả năng tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu một cách dễ dàng hơn.

Trong quá trình xác định và tìm kiếm thị trường ngách, doanh nghiệp đã có thể hiểu rõ về nhu cầu cũng như các vấn đề của khách hàng mục tiêu, từ đó xây dựng các chiến lược Marketingchiến lược kinh doanh phù hợp để tiếp cận đối tượng khách hàng mà mình hướng tới. 

Thị trường ngách giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và nguồn lực 

Bởi vì đặc điểm của thị trường ngách là có quy mô nhỏ nên khi đầu tư vào thị trường ngách, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí và nguồn lực đáng kể. 

Những người mới bắt đầu thường rất yếu về kiến thức, nguồn lực, tài chính,… Vì vậy, việc xác định và tìm kiếm thị trường có thể giúp những doanh nghiệp nhỏ tiết kiệm chi phí và nguồn lực.

Khi xác định được thị trường phù hợp, doanh nghiệp có thể tập trung vào sản xuất và phát triển những sản phẩm riêng biệt cho một đối tượng khách hàng cụ thể. Vì vậy, doanh nghiệp có thể phân bổ chi phí hợp lý và tối ưu nguồn lực cho việc sản xuất và phát triển những sản phẩm thực sự cần thiết cho khách hàng mục tiêu mà mình phục vụ. 

lợi ích của thị trường ngách

Các yếu tố mà doanh nghiệp cần chú trọng trong quá trình tìm kiếm và xác định thị trường ngách 

Trong quá trình tìm kiếm và xác định thị trường ngách, doanh nghiệp cần chú trọng một số những yếu tố sau.

  • Khả năng mua của khách hàng: Doanh nghiệp cần xác định được khả năng cũng như nhu cầu mua của khách hàng mà mình hướng tới
  • Nhu cầu và vấn đề của khách hàng: Trong khi xác định thị trường, doanh nghiệp cần hiểu rõ khách hàng cần gì, nhu cầu của họ là gì và vấn đề mà họ đang gặp phải để tìm ra thị trường mà khách hàng có nhu cầu nhiều nhất. 
  • Kích thước: Để có thể tạo nên sự đa dạng trong kinh doanh, thị trường mà doanh nghiệp cần hướng tới phải có quy mô đủ lớn để có thể kiếm lợi nhuận
  • Triển vọng: Trong quá trình tìm kiếm và xác định thị trường ngách, doanh nghiệp cần xem xét về triển vọng của thị trường  và phân tích sự phát triển của thị trường này trong dài hạn cũng như mức độ cạnh tranh trong tương lai
  • Nguồn lực và tài nguyên của doanh nghiệp: Doanh nghiệp cần hiểu rõ những nguồn lực và tài nguyên của mình như: nhân sự, kỹ thuật và năng lực phục vụ cho việc khai thác thị trường hiệu quả

II. 5 bước xác định thị trường ngách hiệu quả 

Khi đã hiểu được những thông tin tổng quan vậy làm thế nào để doanh nghiệp có thể xác định được thị trường ngách hiệu quả?

Về cơ bản, doanh nghiệp có thể áp dụng quy trình 5 bước như sau. 

Bước 1: Tìm hiểu về các nhu cầu và vấn đề của khách hàng mục tiêu

Bước đầu tiên trong quy trình tìm kiếm và xác định thị trường ngách là doanh nghiệp cần tìm hiểu về các nhu cầu cũng như vấn đề của khách hàng mục tiêu.

Để có thể làm được điều này, doanh nghiệp có thể vẽ chân dung khách hàng của mình.

Chân dung khách hàng (Buyer persona) là hồ sơ về khách hàng lý tưởng bao gồm những thông tin như nhân khẩu học, sở thích, đặc điểm hành vi và những yếu tố quyết định đến việc mua hàng của đối tượng.

Việc xác định chân dung khách hàng giúp doanh nghiệp tập trung thời gian vào những khách hàng tiềm năng, phát triển sản phẩm phù hợp với nhu cầu của nhóm đối tượng mục tiêu mà mình hướng tới trong thị trường ngách và xây dựng những chiến lược Marketing và chiến lược bán hàng phù hợp. 

Nhìn chung, việc xác định và vẽ chân dung khách hàng bao gồm 3 bước:

Bước 1: Thu thập thông tin về khách hàng

Bước 2: Xử lý dữ liệu

Bước 3: Vẽ chân dung khách hàng mục tiêu dựa trên dữ liệu đã thu thập và xử lý

Anh/chị có thể đọc chi tiết về cách vẽ chân dung khách hàng tại bài viết: Chân dung khách hàng là gì & 3 bước vẽ chân dung khách hàng mục tiêu

Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể tự trả lời những câu hỏi sau:

  • Khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới là ai?
  • Họ có những đặc điểm chung gì?
  • Nhu cầu chính của khách hàng là gì?
  • Những vấn đề nào mà khách hàng thường gặp phải?

Bước 2: Nghiên cứu thị trường và phân tích đối thủ

Khi đã tìm hiểu nhu cầu và vấn đề của khách hàng, bước tiếp theo mà doanh nghiệp cần làm là nghiên cứu thị trường và phân tích đối thủ.

Nghiên cứu thị trường là một việc rất quan trọng, bởi công việc này giúp doanh nghiệp giảm thiểu được rủi ro và định hướng hiệu quả khi xác định một thị trường ngách mới mà mình muốn thâm nhập. Nếu doanh nghiệp chủ quan nghiên cứu thị trường không rõ ràng hoặc không tìm hiểu về thị trường chung trong quá trình xác định thị trường ngách, các hậu quả nặng nề như lãng phí nguồn lực, chi phí và thậm chí là thất bại hoàn toàn sẽ có nguy cơ xảy ra cao. 

nghiên cứu

Khi nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp có thể áp dụng 7 bước như sau:

  • Bước 1: Xác định thị trường mục tiêu
  • Bước 2: Xây dựng khách hàng mục tiêu
  • Bước 3: Xác định nhóm khách hàng cụ thể cần khảo sát
  • Bước 4: Phân tích đối thủ cạnh tranh
  • Bước 5: Lựa chọn phương pháp nghiên cứu
  • Bước 6: Thiết kế câu hỏi để khảo sát
  • Bước 7: Tổng kết dữ liệu thu thập được

Đọc chi tiết về các bước nghiên cứu thị trường tại bài viết: Nghiên cứu thị trường là gì & 7 bước nghiên cứu thị trường hiệu quả

Trong khi nghiên cứu, doanh nghiệp cũng cần phân tích kỹ lưỡng đối thủ cạnh tranh để có thể xác định được thị trường phù hợp. Việc xác định thị trường ngách giúp doanh nghiệp giảm được mức độ cạnh tranh. 

Vì vậy, để xác định đâu là thị trường mà chưa có nhiều đối thủ thâm nhập hoặc mức độ cạnh tranh chưa cao, doanh nghiệp cần phân tích và thấu hiểu đối thủ của mình trong khi nghiên cứu thị trường. 

Bước 3: Xác định thị trường ngách phù hợp

Sau khi đã hiểu được khách hàng, thị trường và đối thủ, đã đến lúc doanh nghiệp cần xác định thị trường phù hợp với mình.

xác định thị trường ngách

Dưới đây là một số yếu tố mà doanh nghiệp cần xem xét khi xác định thị trường ngách phù hợp với doanh nghiệp: 

  • Nhân khẩu học của khách hàng mục tiêu
  • Giá trị và lợi ích của khách hàng 
  • Vị trí của khách hàng 
  • Chất lượng sản phẩm 
  • Giá cả 
  • Kích thước thị trường
  • Triển vọng của thị trường 

Thị trường ngách của doanh nghiệp có thể đem lại doanh thu bán hàng hiệu quả nếu doanh nghiệp nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng và khám phá các sản phẩm tương tự nhưng không có nhiều doanh nghiệp khác đang cung cấp sản phẩm này. Hãy phân tích giá các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp để có thể định giá sản phẩm của riêng mình với một mức giá cạnh tranh nhất.

Bước 4: Lựa chọn sản phẩm phù hợp 

Sau khi doanh nghiệp đã chọn được cho mình thị trường ngách riêng, bước tiếp theo mà doanh nghiệp cần làm là cân nhắc lựa chọn sản phẩm cụ thể, phù hợp nhất để cung cấp tới khách hàng trong thị trường đó.

Không dừng lại ở việc lựa chọn sản phẩm đúng nhu cầu khách hàng mà sự thành công trong thị trường  còn phụ thuộc vào quá trình doanh nghiệp xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm. Trong quá trình lựa chọn và phát triển sản phẩm, doanh nghiệp cần trả lời những câu hỏi sau:

  • Sản phẩm nào sẽ cung cấp giải pháp hữu ích tới khách hàng để có thể giải quyết vấn đề của họ?
  • Tính năng của sản phẩm là gì? 
  • USP của sản phẩm so với đối thủ là gì?
  • Doanh nghiệp có đủ nguồn lực để phát triển sản phẩm hay không?

lựa chọn sản phẩm phù hợp

Bước 5: Phân tích và đánh giá hiệu quả 

Ở bước cuối cùng, doanh nghiệp cần phân tích và đánh giá hiệu quả thị trường. 

Sau một khoảng thời gian nhất định, lý tưởng là sau 1 quý, doanh nghiệp cần xem xét hiệu quả của thị trường mà mình lựa chọn bằng cách trả lời những câu hỏi như:

  • Lợi nhuận của việc kinh doanh là bao nhiêu?
  • Nhu cầu của khách hàng về sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp như thế nào?
  • Mức độ cạnh tranh có cao không?

Nếu lợi nhuận thị trường mang lại là quá thấp so với những hoạt động kinh doanh khác mà doanh nghiệp đang hoạt động, doanh nghiệp cũng có thể cân nhắc để lựa chọn một thị trường tiềm năng hơn.

III. 4 cách tìm kiếm thị trường ngách hiệu quả tại Việt Nam

Làm cách nào để tìm kiếm thị trường ngách thành công tại Việt Nam? Doanh nghiệp có thể áp dụng 5 cách dưới đây:

1. Tìm kiếm thị trường ngách thông qua các trang thương mại điện tử

Thương mại điện tử đang là xu hướng trong thời đại mà Internet phát triển như hiện nay. Ở Việt Nam, các sàn thương mại điện tử nổi tiếng có thể được kể đến như Amazon, Lazada, Sendo, Shopee, Tiki hay Adayroi.

Bởi việc người dùng trên các trang thương mại điện tử này là vô cùng lớn, doanh nghiệp có thể tìm kiếm được ngay những xu hướng tiêu dùng hiện nay của khách hàng. Doanh nghiệp cũng có thể dựa vào những trang thương mại điện tử này để tìm thị trường phù hợp với mình. 

Ta có thể lấy ví dụ về sàn thương mại điện tử Lazada như sau: 

cách tìm kiếm thị trường ngách

Thông qua ví dụ này, doanh nghiệp sẽ thấy:

  • Market (Thị trường lớn): Sức khỏe và làm đẹp
  • Sub-Market (Thị trường nhỏ): Trang điểm
  • Niche (Thị trường ngách): Trang điểm mắt / Mascara / Kem nền / Phấn,… 

Với bố cục website được sắp xếp logic và gọn gàng, doanh nghiệp có thể dễ dàng phân tích thông tin và tìm kiếm được các thị trường ngách.

2. Tìm kiếm thị trường ngách thông qua Google Search

Tìm kiếm thông qua đề xuất trên Google

Khi bạn tìm kiếm một từ khoá ví dụ “nội thất nhà đẹp” lúc này Google sẽ tự động đưa ra các từ khoá phổ biến mà người dùng cũng đã tìm kiếm trước đây như “nội thất nhà ống đẹp, nội thất nhà đẹp diện tích nhỏ,…”. Đây chính là ngách của bạn.

Google đề xuất chính là những từ khoá phổ biến mà mọi người cũng tìm kiếm và để cho bạn thêm ý tưởng để lựa chọn hay nhắm đến một ngách nào đó.

Sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa của Google

Khi nghiên cứu từ khóa, doanh nghiệp có thể sử dụng công cụ Google Adwords Keyword của Google để biết được số lượng tìm kiếm hằng tháng của các từ khóa, và các doanh nghiệp đang bỏ ra bao nhiêu tiền để tên của họ xuất hiện trong top đầu kết quả tìm kiếm.

Để làm việc này, hãy đánh dấu vào các mục liên quan mà doanh nghiệp đang nhắm tới. Xem xét các mục như: Cụm từ tìm kiếm, số lần tìm kiếm trung bình tháng, độ khó cạnh tranh, giá thầu được đề xuất và tỷ lệ hiển thị quảng cáo.

Khi nghiên cứu từ khóa, doanh nghiệp có thể nắm bắt được mức độ cạnh tranh và tìm hiểu được những truy vấn mà khách hàng đang tìm kiếm thông qua Google để biết được mục tiêu và nhu cầu của họ.

3. Tìm kiếm thị trường ngách bằng cách sử dụng Affiliate Network

Affiliate Marketing hay Tiếp thị liên kết là một trong những hoạt động chính của Marketing Online

Affiliate Marketing là một thỏa thuận trong đó một nhà cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ trả hoa hồng cho một đối tác bên ngoài để có lưu lượng truy cập hoặc doanh số bán hàng được tạo ra từ các lượt giới thiệu của họ.

Thông qua các trang network dành cho Affiliate Marketers, doanh nghiệp cũng có thể tìm kiếm thị trường phù hợp thông qua các chiến dịch đang được triển khai. 

Giả dụ như sau khi đăng nhập vào trang Accesstrade – network dành cho Affiliate Marketers lớn nhất ở Việt Nam hiện tại, doanh nghiệp có thể thấy các chiến dịch theo tuần hay các chiến dịch đang được đánh giá cao. 

affliate network

Doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn thị trường dựa vào các danh mục mà mình quan tâm.

lựa chọn danh mục

Ta có thể lấy ví dụ về một chiến dịch quảng cáo cho máy rửa mặt Halio. Ở đây, “máy rửa mặt” sẽ được coi như là một thị trường ngách trong danh mục mỹ phẩm, làm đẹp. Đây là một loại sản phẩm phục vụ nhu cầu trong cuộc sống.

thị trường ngách ngành mỹ phẩm

4. Tìm kiếm thị trường ngách dựa vào thế mạnh của sản phẩm và sở thích của khách hàng

Nếu doanh nghiệp của bạn có thế mạnh về sản phẩm hay kiến thức trong một lĩnh vực nào đó thì hãy từ đó mà phát triển để kiếm tiền từ những sản phẩm đó. Chẳng hạn như nếu doanh nghiệp của bạn cung cấp phần mềm cho doanh nghiệp thì hoàn toàn có thể tìm ngách ngay trong lĩnh vực này.

Ví dụ: Nếu doanh nghiệp của bạn cung cấp phần mềm quản lý khách hàng thì hoàn toàn có thể tìm kiếm khách hàng đang có nhu cầu sử dụng phần mềm kế toán, bởi kế toàn và marketing liên kết chặt chẽ với nhau

Nếu doanh nghiệp của bạn chẳng có nổi thế mạnh gì thì hoàn toàn có thể tìm kiếm dựa trên sở thích của khách hàng. Để dễ hiểu thì đối với những người thích đi Phượt thì bạn có thể buôn bán, kinh doanh những sản phẩm dành riêng cho dân phượt như: bảo hộ đầu gối, flycam, gậy tự sướng, mũ bảo hiểm,…

IV. Một số ví dụ về thị trường ngách tại Việt Nam 

Ngành thời trang

Ngành thời trang là một ngành rất rộng lớn mà doanh nghiệp có thể khai thác.

Một ví dụ về thị trường ngách trong ngành thời trang nổi tiếng hiện nay đó là thời trang công sở.

Doanh nghiệp có thể khai thác các thị trường hẹp hơn nữa như: thời trang công sở dành cho nữ, thời trang công sở dành cho nam, thời trang công sở tự thiết kế,…

Ở Việt Nam, một số thương hiệu về thời trang công sở nổi tiếng có thể được kể đến như: Gumac, Chicland, Ivy Moda,…

Ngành nội thất

Hiện nay, nhu cầu làm mới và làm đẹp cho căn nhà của mình là rất cao. Không chỉ những người có nhà cố định mới cần làm đẹp cho căn nhà của mình. Các sinh viên, người đi thuê trọ cũng cải thiện không gian nội thất trong nhà bằng việc trang trí từ những thứ nhỏ nhất. 

Một số thị trường mà doanh nghiệp có thể khai thác như: giấy dán tường, giấy dán sàn nhà hay các thiết bị camera an ninh, chuông cửa và thiết bị nhà thông minh. 

Ngành dịch vụ ẩm thực

Nhu cầu về ăn uống và ẩm thực luôn là nhu cầu thiết yếu trong đời sống. Vì vậy, có rất nhiều thị trường đối với ngành dịch vụ ẩm thực như: đồ ăn nhanh, đồ ăn thiết yếu như bánh mì, cơm, phở hay nước uống giải khát.

Một ví dụ về ngành dịch vụ ẩm thực mà doanh nghiệp có thể khai thác đó là đồ ăn chay. Khi có nhiều khách hàng quan tâm và chú trọng đến sức khỏe cũng như chế độ dinh dưỡng, việc kinh doanh đồ ăn chay sẽ giúp doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu về dinh dưỡng và chất lượng bữa ăn có lợi cho sức khỏe của khách hàng. 

Ngành công nghệ 

Trong thời đại 4.0 hiện nay, ngành công nghệ đang không ngừng phát triển với những sản phẩm / dịch vụ hữu ích trong đời sống như các thiết bị công nghệ thông minh và các phần mềm tự động hóa.

Một số thị trường mà doanh nghiệp có thể khai thác đối với ngành công nghệ như: phần mềm đóng gói, các thiết bị bảo mật dữ liệu hay các phụ kiện điện tử. 

V. Tổng kết 

Việc xác định thị trường ngách là điều quan trọng đối với doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thể hiểu rõ về nhu cầu cũng như các vấn đề của khách hàng mục tiêu, từ đó xây dựng các chiến lược Marketing và chiến lược kinh doanh phù hợp để tiếp cận đối tượng khách hàng mà mình hướng tới.

Để giúp anh/chị có thể xác định thị trường hiệu quả cho doanh nghiệp của mình, trong bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu đến anh/chị những thông tin chi tiết như: Tổng quan và các bước xác định thị trường ngách hiệu quả. Chúc anh/chị thành công! 

Tham khảo thêm những kiến thức hay khác:

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]