Lợi ích của phần mềm CRM cho doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm

21/07/2021
1977

Doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm có đặc thù thường phải quản lý danh mục hàng hóa thực phẩm; danh sách thông tin của các đối tác như siêu thị, nhà hàng, trường học, cửa hàng thực phẩm; quản lý nhân viên đi thị trường. Chính vì vậy, việc đầu tư vào CRM để tối ưu hoạt động kinh doanh là rất cần thiết.

Hãy cùng MISA AMIS phân tích những lợi ích doanh nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm sẽ nhận được khi triển khai phần mềm CRM nhé!

Đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp ngành thực phẩm

Hoạt động kinh doanh của các công ty sản xuất và kinh doanh dược phẩm có những đặc thù riêng. Các công ty thực phẩm này thường bán hàng qua qua hình thức phân phối thực phẩm sạch, cung cấp cho các siêu thị, cửa hàng thực phẩm, nhà hàng, trường học…

Quy trình bán hàng của các công ty dược phẩm có thể tóm tắt trong sơ đồ sau:

quy trình bán hàng của doanh nghiệp thực phẩmHoạt động bán hàng hàng ngày của các nhân viên kinh doanh thực phẩm bao gồm các hoạt động chính như:

  • Tìm kiếm thông tin của các siêu thị, cửa hàng thực phẩm, nhà hàng… trên địa bàn.
  • Gặp gỡ tiếp xúc với các đối tác để giới thiệu sản phẩm
  • Báo giá, đàm phán, ký kết hợp đồng.
  • Lên kế hoạch và phối hợp với các bộ phận để giao hàng và thanh toán
  • Chăm sóc các đối tác để duy trì mối quan hệ

>> Tham khảo chi tiết: Hệ thống CRM là gì?

Những khó khăn trong quản lý hoạt động bán hàng của công ty kinh doanh thực phẩm

Hoạt động bán hàng hàng ngày của các công ty kinh doanh dược phẩm thường gặp phải nhiều khó khăn như:

Đối với cấp nhân viên

– Nhân viên kinh doanh chưa quản lý tập trung thông tin khách hàng

– Khó khăn trong việc theo dõi lịch sử giao dịch, lịch sử mua bán với mỗi khách hàng dẫn tới việc bỏ quên, bỏ sót khách hàng; không triển khai được các chiến dịch upsell, cross sale để gia tăng doanh số

– Kế toán phải nhập lại thông tin đơn hàng của nhân viên kinh doanh hoặc số liệu nhập liệu sai sót.

– Nhân viên kinh doanh không cập nhật kịp thời tiến độ giao hàng từ kế toán/thủ kho dẫn đến tốn kém thời gian, nguồn lực, khách hàng không hài lòng.

Xem thêm: Lợi ích của việc triển khai phần mềm CRM trong kinh doanh

Đối với cấp quản lý

– Mỗi nhân viên kinh doanh lưu trữ dữ liệu khách hàng trên một file riêng dẫn tới việc không quản lý tập trung được danh sách khách hàng, thất thoát khách hàng.

– Khó khăn trong việc kiểm soát hiệu quả của nhân viên kinh doanh như số lượng khách hàng tiếp cận được, số lượng khách hàng đồng ý hợp tác, doanh số bán hàng theo nhân viên kinh doanh, sản phẩm, thị trường.

– Không kiểm soát được hoạt động đi thị trường của nhân viên kinh doanh

>> Đọc thêm: 8 lợi ích của CRM khi triển khai sử dụng trong doanh nghiệp

Vậy giải pháp nào giúp các công ty kinh doanh thực phẩm giải quyết những khó khăn này?

Phần mềm AMIS CRM – Giải pháp giúp doanh nghiệp thực phẩm tối ưu hoạt động kinh doanh

Có thể thấy rằng, hoạt động bán hàng của công ty kinh doanh thực phẩm đặc thù là bán cho các cửa hàng, siêu thị, nhà hàng, trường học. Các nhân viên kinh doanh cần phải đi thị trường nhiều và nắm bắt được tình trạng hàng hóa trong kho để có thể cung cấp cho khách hàng ngay và chốt được đơn hàng trực tiếp. Nhà quản lý cũng gặp rất nhiều khó khăn trong quản lý hoạt động chăm sóc khách hàng và hiệu quả làm việc của nhân viên.

Chính vì vậy, việc đầu tư cho phần mềm chăm sóc khách hàng sẽ giúp các công ty thực phẩm tối ưu hoạt động kinh doanh.

Những lợi ích cụ thể mà phần mềm CRM đem lại cho công ty kinh doanh thực phẩm bao gồm:

Quản lý danh sách, thông tin khách hàng

Phần mềm CRM sẽ giúp các đơn vị kinh doanh thực phẩm:

  • Phân loại thông tin khách hàng theo từng nhóm (siêu thị, cửa hàng thực phẩm, nhà hàng, trường học)
  • Quản lý liên hệ của khách hàng: trưởng phòng mua hàng, thủ kho, kế toán, giám đốc

Mọi thông tin liên hệ, lịch sử trao đổi, lịch sử mua hàng của công ty với đối tác như siêu thị, cửa hàng thực phẩm, nhà hàng, trường học sẽ đều được lưu trữ trên phần mềm giúp nhà quản lý nắm bắt danh sách khách hàng, tình hình chăm sóc khách hàng của nhân viên kinh doanh; và nhân viên kinh doanh chăm sóc khách hàng tốt hơn nhờ thấu hiểu khách hàng và các thông tin trao đổi đã được lưu lại.

AMIS CRM giúp lưu trữ mọi thông tin giao dịch, tương tác giúp chăm sóc khách hàng tốt hơn
AMIS CRM giúp lưu trữ mọi thông tin giao dịch, tương tác giúp chăm sóc khách hàng tốt hơn

Thêm vào đó, nhờ việc quản lý danh sách khách hàng tập trung trên hệ thống, nhà quản lý không cần lo lắng việc nhân viên cũ nghỉ việc mang theo danh sách khách hàng. Nhân viên mới cũng dễ dàng nắm bắt được toàn bộ nội dung trao đổi từ trước với từng khách hàng để tiếp tục chăm sóc cũng như đi thị trường.

Phần mềm CRM
Giao diện quản lý thông tin khách hàng trên phần mềm AMIS CRM

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI KHOẢN TRẢI NGHIỆM CRM MIỄN PHÍ:

Quản lý danh mục hàng hóa/giá cả/chiết khấu

Các đơn vị kinh doanh thực phẩm thường có nhu cầu:

  • Phân loại danh mục hàng hóa thành các mặt hàng khác nhau như thịt, cá, trứng, rau quả…
  • Quản lý chính sách giá bán theo từng nhóm KH

Phần mềm AMIS CRM cho phép doanh nghiệp thực phẩm thiết lập và quản lý danh mục hàng hóa, giá cả, chiết khấu như:

  • Quản lý loại thực phẩm
  • Quản lý giá bán theo đơn giá sau thuế
  • Một hàng hóa có nhiều đơn vị tính
  • Thiết lập chính sách giá theo số lượng và từng nhóm khách hàng khác nhau.

Nhờ đó, các nhân viên kinh doanh có thể dễ dàng tra cứu thông tin hàng hóa ngay trên phần mềm mọi lúc mọi nơi giúp nhân viên chủ động trong các giao dịch với khách hàng.

Báo cáo phân tích thống kê

báo cáo tren phần mềm CRM

Một lợi ích khác của phần mềm AMIS CRM cho các công ty kinh doanh thực phẩm đó là tự động tổng hợp & cập nhật theo thời gian thực hơn 30 loại báo cáo như: Báo cáo tình hình thực hiện doanh số, Báo cáo năng lực nhân viên, Tình hình chuyển giao cơ hội, Thống kê số lượng cơ hội… giúp nhà quản lý nắm bắt ngay lập tức tình hình kinh doanh.

Các báo cáo được tự động cập nhật số liệu mọi lúc, giúp nhà quản lý đánh giá tình hình kinh doanh và có sự điều chỉnh kế hoạch, chiến thuật kinh doanh kịp thời.

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI KHOẢN TRẢI NGHIỆM CRM MIỄN PHÍ

Quản lý nhân viên kinh doanh đi thị trường

Thường thì ở các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm nhân viên kinh doanh sẽ đi thị trường để tìm kiếm cơ hội bán hàng. Bài toán đặt ra cho nhà quản lý là:

  • Làm thế nào để quản lý được tình hình nhân viên đi thị trường hiệu quả mà không cần gọi điện, nhắn tin hay phải đến tận nơi để kiểm tra?
  • Làm thế nào để kiểm soát được lộ trình đi tuyến của nhân viên kinh doanh theo thời gian, khoảng cách, từ đó đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên?

Tất cả những vấn đề trên đều được giải quyết thông qua tính năng Quản lý, theo dõi đi tuyến của phần mềm AMIS CRM hoạt động như phần mềm DMS. Với tính năng hữu ích này, chủ doanh nghiệp có thể dễ dàng:

  • Quản lý nhân viên làm việc ngoài thị trường khi nhân viên thực hiện check-in, check-out tại địa điểm của khách hàng
  • Nắm bắt được thời gian, địa điểm đi tuyến dựa vào định vị của nhân viên kinh doanh
  • Cập nhật thông tin và số lượng hàng hóa tồn kho một cách nhanh chóng

Mời anh/chị xem thêm về tính năng quản lý nhân viên đi tuyến trong video dưới đây: 

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI KHOẢN TRẢI NGHIỆM CRM MIỄN PHÍ

Kết nối với phần mềm Kế toán

Phần mềm AMIS CRM ưu việt hơn so với các phần mềm khác ở tính năng kết nối với phần mềm Kế toán, giúp nhà quản lý kiểm soát chặt chẽ các số liệu, tiết kiệm chi phí trong quản lý, vận hành; giúp nhân viên Kế toán giảm công việc nhập liệu và nhân viên kinh doanh dễ dàng tra cứu thông tin về tồn kho, đơn hàng, công nợ.

Cụ thể, phần mềm AMIS CRM kết nối với phần mềm AMIS Kế toán giúp liên thông và đồng bộ dữ liệu giữa bộ phận Kế toán và Kinh doanh như thông tin khách hàng, danh mục hàng hóa, tồn kho, báo giá, hợp đồng, hóa đơn, công nợ; tự động toàn bộ quy trình tác nghiệp giúp tối ưu hóa hoạt động kinh doanh; tiết kiệm thời gian cho các đầu việc thủ công và dễ sai sót.

Với AMIS CRM:

– Nhân viên kinh doanh có thể tra cứu mọi lúc mọi nơi các thông tin như danh mục hàng hóa (mặt hàng, giá bán, mức chiết khấu, đơn vị tính…), hàng tồn kho, báo giá… để chủ động trong các giao dịch với khách hàng mà không cần mất thời gian liên hệ với kế toán để xác nhận.

– Kế toán có thể kế thừa dữ liệu (thông tin khách hàng, đơn hàng, báo giá…) từ kinh doanh giúp tiết kiệm thời gian, hạn chế sai sót.

– Kinh doanh – kế toán có thể theo dõi chặt chẽ tình hình thực hiện hợp đồng/ đơn hàng, công nợ… tránh tồn đọng công nợ

– Nhà quản lý, NVKD nắm bắt tức thời tình hình thực hiện hợp đồng, đơn hàng để kịp thời xử lý các khó khăn, vướng mắc, tránh các rủi ro, khiếu nại từ khách hàng.

Tóm lại, việc triển khai phần mềm CRM sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, đối với cả cấp quản lý và nhân viên. Áp dụng phần mềm CRM, doanh nghiệp sẽ chăm sóc khách hàng tốt hơn và tối ưu hoạt động kinh doanh.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN VÀ NHẬN DEMO PHẦN MỀM CRM CHO DOANH NGHIỆP THỰC PHẨM


Tham khảo thêm một số bài viết hay khác về giải pháp CRM:

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Tuyến Phạm
Tác giả
Giám đốc Kinh doanh tại MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả