Với rất nhiều lợi thế về thương hiệu, mạng lưới phân phối và danh mục sản phẩm, ma trận SWOT của Coca Cola “khủng” cỡ nào để họ duy trì vị thế dẫn đầu ngành giải khát suốt thập kỷ?
Cùng MISA AMIS tìm hiểu chi tiết về phân tích SWOT của Coca Cola ở bài viết dưới đây.
I. Phân tích ma trận SWOT của thương hiệu Coca Cola
1. Điểm mạnh trong ma trận SWOT của Coca Cola
Coca-Cola là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong ngành công nghiệp nước giải khát. Thương hiệu đã và đang tiếp tục dẫn đầu trên toàn thế giới trên đầy sôi động.
Điểm mạnh của Coca Cola bao gồm:
Dòng sản phẩm nịnh miệng người tiêu dùng
Coca Cola nổi tiếng với các công thức độc quyền đã được tinh chỉnh để tạo ra hương vị độc đáo, dễ uống và dễ gây nghiện. Vị ngọt kết hợp chua đậm đà, chút gas sảng khoái và hương vị đặc trưng “nịnh miệng” giúp Coca-Cola tạo ấn tượng mạnh cho người tiêu dùng.
Đặt biệt là với dòng sản phẩm biểu tượng của mình – Coca Cola Original Taste. Công thức của Coca Cola Original, thường được nhắc đến là “Merchandise 7X”, là một bí mật thương mại được bảo vệ chặt chẽ trong hơn 130 năm.
Bí mật công thức này không chỉ là chiến lược bảo vệ thương hiệu mà còn nhằm giữ gìn hương vị độc đáo không thể sao chép được, giúp Coca Cola nổi bật trong thị trường đồ uống có ga.
Ngoài ra, một số thành phần trong Coca Cola, như caffeine, đường, axit photphoric và hương liệu tự nhiên khi kết hợp lại sẽ kích thích hệ thần kinh, tạo ra cảm giác vui vẻ, thoải mái và “gây nghiện” nhẹ, khiến người dùng có cảm giác muốn thưởng thức lại.
Độ nhận diện toàn cầu
Coca Cola là thương hiệu sở hữu độ nhận diện mạnh mẽ, với ước tính trên 94% tỷ lệ dân số toàn cầu có thể nhận biết thương hiệu chỉ qua màu sắc đỏ-trắng trên logo. Coca Cola hiện diện tại hơn 200 quốc gia và tiêu thụ hơn 1,9 tỷ khẩu phần mỗi ngày.
Qua hơn 100 năm thực hiện chiến lược Branding và Marketing với một hình ảnh thương hiệu nhất quán, Coca Cola đã in đậm trong tâm trí khách hàng như một biểu tượng của niềm vui và sự đoàn kết.
Mạng lưới phân phối rộng khắp
Coca Cola sở hữu hệ thống phân phối mạnh mẽ với sự hiện diện ở hơn 200 quốc gia và các vùng lãnh thổ.
Thương hiệu Coca Cola áp dụng chiến lược phân phối gián tiếp thông qua cả siêu thị lớn và cửa hàng nhỏ, đảm bảo khả năng tiếp cận dễ dàng cho người tiêu dùng.
Không chỉ các kênh bán lẻ, đối tác phân phối của Coca Cola còn bao gồm các máy bán hàng tự động, hệ thống nhà hàng liên kết và các sự kiện thể thao, giải trí lớn.
Với các doanh nghiệp tập trung mạng lưới phân phối rộng, việc quản lý hiệu quả chuỗi phân phối chính là chìa khóa để tối ưu khả năng tiếp đến khách hàng.
Để hỗ trợ các nhà quản lý trong việc tối ưu hóa quy trình phân phối, MISA DMS là một giải pháp chuyên sâu giúp các doanh nghiệp quản lý và đồng bộ chuỗi cung ứng.
Khả năng tài chính vững mạnh
Theo một báo cáo của Stocklight, tính đến quý 3 năm 2023, doanh thu thuần của công ty đạt 12 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước, và lợi nhuận hoạt động tăng 6% nhờ các chiến lược giá và cải tiến danh mục sản phẩm trên toàn cầu.
Coca-Cola cũng duy trì dòng tiền nhằm cung cấp nguồn vốn cho các hoạt động mở rộng, marketing, và sáng tạo sản phẩm mới.
Chiến lược marketing và quảng cáo sáng tạo
Ma trận SWOT Coca Cola sử dụng nhiều chiến lược marketing sáng tạo để gắn kết với khách hàng. Nổi bật nhất có thể kể đến chiến dịch “Share a Coke” tiên phong cho xu hướng cá nhân hóa và trở nên phổ biến khắp toàn cầu.
Ngoài ra, hãng còn hợp tác với các nghệ sĩ trẻ nổi tiếng như ITZY, NewJeans, Rosalía,… để quảng bá cho từng dòng sản phẩm. Các chiến dịch này tạo tiếng vang trên mạng xã hội, có tương tác cao và thu hút giới trẻ, tạo ra sự kết nối cảm xúc với khách hàng với thương hiệu.
2. Điểm yếu trong ma trận SWOT của Coca Cola
Phụ thuộc vào nước ngọt có ga
Theo báo cáo của công ty năm 2023, doanh số bán ra của Coca Cola phần lớn đến từ nước ngọt có ga, chiếm hơn 70% tổng doanh thu hàng năm. Sự phụ thuộc này khiến Coca Cola khó thích nghi với thay đổi với nhu cầu mới của khách hàng.
Ngoài nước ngọt có gas, Coca-Cola đã ra mắt nhiều dòng sản phẩm khác như nước đóng chai, trà và cà phê nhưng không phát triển như kì vọng.
Ngoài ra, Coca Cola cũng mở rộng danh mục các sản phẩm lành mạnh hơn như nước trái cây, nước uống thể thao và trà, doanh số từ các loại này vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ so với nước ngọt có gas. Điều này một phần cũng do công ty chưa có nhiều chiến dịch truyền thông nổi bật cho các sản phẩm này.
Sản phẩm không tốt cho sức khỏe
Thương hiệu phải đối mặt với nhiều chỉ trích về ảnh hưởng sức khỏe của sản phẩm, đặc biệt là do hàm lượng đường cao trong các dòng đồ uống có ga của mình.
Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh của Coca Cola, đặc biệt trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe.
Chi phí lớn đầu tư lớn cho Marketing
Do đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ PepsiCo và các thương hiệu lớn nhỏ trên thị trường, công ty phải chi tiêu lượng ngân sách tương đối lớn cho marketing và liên tục đổi mới danh mục sản phẩm để duy trì thị phần.
Phần lớn chi phí bỏ ra cho hoạt động Marketing của Coca Cola bao gồm chi phí quảng cáo trên các nền tảng truyền thông kỹ thuật số, hợp đồng tài trợ và sử dụng người nổi tiếng.
Vấn đề môi trường
Theo báo Plastic News, Coca Cola được xếp vào danh sách các “thủ phạm” lớn nhất trong việc gây ô nhiễm nhựa toàn cầu, đứng đầu bảng xếp hạng với hơn 33.000 sản phẩm nhựa bị thu gom từ 40 quốc gia trong năm 2023.
Mặc dù Coca Cola đã có các sáng kiến giảm thiểu tác động đến môi trường, chẳng hạn cam kết giảm sử dụng nhựa nguyên sinh nhưng vẫn gặp khó khăn trong việc đạt được mục tiêu môi trường bền vững.
Do việc chuyển từ bao bì nhựa truyền thống sang nhựa tái chế hoặc vật liệu thân thiện với môi trường thường đi kèm với chi phí sản xuất cao hơn, vấn đề ô nhiễm nhựa vẫn là một áp lực lớn đối với hình ảnh và hoạt động của Coca-Cola trong tương lai.
3. Cơ hội trong ma trận SWOT của Coca Cola
Chuyển đổi sản phẩm sang đồ uống lành mạnh
Theo báo cáo của Grand View Research, thị trường đồ uống không đường dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng trung bình hàng năm khoảng 7.5% từ năm 2021 đến năm 2028.
Nhờ nhận thức ngày càng cao của người tiêu dùng, nhất là người trẻ về sức khỏe và bệnh lý liên quan đến đường như tiểu đường và béo phì, các dòng đồ uống ít đường và không đường trở nên ngày càng phổ biến.
Coca Cola, với lợi thế về thương hiệu, đã cho ra mắt các sản phẩm như Coca Cola Zero Sugar và các dòng nước khoáng như Dasani, Smartwater để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng lành mạnh.
Và dưới cương vị dẫn đầu thị trường hiện tại, công ty có nhiều cơ hội tiếp tục khai thác các dòng đồ uống này để duy trì và mở rộng thị phần của mình.
Xu hướng tăng trưởng của ngành hàng không cồn
Ngành hàng nước giải khát không cồn đang có xu hướng tăng trưởng trên toàn cầu khi người tiêu dùng ngày càng hạn chế đồ uống có cồn. Tại nhiều quốc gia, các chính sách pháp luật về an toàn giao thông đã trở nên nghiêm ngặt, với việc xử phạt mạnh tay đối với việc lái xe khi uống rượu bia.
Những chính sách này đã tạo ra nhu cầu lớn đối với các sản phẩm giải khát không cồn, vì người tiêu dùng tìm kiếm những lựa chọn thức uống không làm ảnh hưởng đến khả năng lái xe hoặc tham gia các hoạt động cần sự tỉnh táo.
4. Thách thức trong ma trận SWOT của Coca Cola
Chuyển dịch trong xu hướng người tiêu dùng
Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe và các sản phẩm ít đường, không đường hoặc tự nhiên. Điều này tạo ra áp lực đối với các sản phẩm chủ lực của Coca Cola, vốn chứa lượng đường cao, dẫn đến sự giảm sút trong doanh thu của các sản phẩm truyền thống này, ví dụ như Coca Cola Classic.
Hãng đã phải phát triển các dòng sản phẩm như Coca Cola Zero, Coca Cola Light và Diet Coke để đáp ứng xu hướng tiêu dùng mới, nhất là với giới trẻ.
Tuy nhiên, những thách thức về sự chuyển đổi vẫn còn lớn khi tâm trí người tiêu dùng đã quen thuộc với hình ảnh thương hiệu mà Coca Cola xây dựng dựa trên trải nghiệm ngọt ngào, tươi mát và đầy hứng khởi.
Theo Merca 2.0, rất nhiều người tiêu dùng vẫn coi Coca Cola là một lựa chọn không lành mạnh vì quá quen thuộc với những sản phẩm ngọt ngào và có gas. Đặc biệt là với những người đang tìm kiếm sản phẩm lành mạnh hơn cho sức khỏe, họ sẽ có xu hướng không ưu tiên Coca Cola – tạo ra một thách thức lớn cho hãng.
Cạnh tranh khốc liệt trong ngành nước giải khát
Coca Cola không chỉ cạnh tranh với Pepsi mà còn đối mặt với một loạt các đối thủ mới nổi trong ngành nước giải khát, đặc biệt là các sản phẩm nước ép trái cây, nước khoáng và các đồ uống từ thực vật.
Những loại đồ uống này ngày càng được ưa chuộng vì người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe và có xu hướng lựa chọn sản phẩm tự nhiên, ít đường hoặc không đường.
Theo một số báo cáo, Coca Cola đang phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các đối thủ tiềm năng trong và ngoài ngành như Lipton, Suja Juice hay các dòng sản phẩm Kombucha.
Các thương hiệu này chiếm lĩnh được lòng tin của người tiêu dùng nhờ vào thông điệp lành mạnh, tạo nên sự kết nối mạnh mẽ với các nhóm khách hàng hiện đại, đặc biệt là những người trẻ tuổi.
Đáp ứng các yêu cầu pháp lý
Nhiều quốc gia và thành phố, như Berkeley (Mỹ) và Mexico, đã áp dụng thuế đối với đồ uống có đường để giải quyết các vấn đề sức khỏe như béo phì và bệnh tiểu đường.
Các loại thuế này nhằm giảm lượng đường tiêu thụ và đã dẫn đến sự giảm sút đáng kể trong doanh thu của các loại nước ngọt tại những khu vực áp dụng. Các chiến lược tăng trưởng của Coca Cola cũng bị ảnh hưởng không nhỏ, do công ty phụ thuộc rất nhiều vào việc bán các sản phẩm đồ uống có đường.
Ngoài ra, còn rất nhiều quốc gia Châu Âu và Châu Á khác cũng đang xem xét các chính sách thúc đẩy chế độ ăn uống lành mạnh hơn, nâng cao nhận thức của công chúng về các rủi ro của đồ uống có đường.
Tất cả đều đòi hỏi Coca Cola phải có những bước chuyển mình mạnh mẽ hơn nhằm duy trì vị trí trong tương lai.
II. Phân tích chiến lược SO, ST, WO, WT của Coca Cola
Dựa trên các yếu tố trong ma trận SWOT của Coca Cola, thương hiệu có thể hoạch định các chiến lược phù hợp.
1. Chiến lược phát triển sản phẩm mới và cải thiện danh mục sản phẩm
Mở rộng sản phẩm không đường và lành mạnh hơn
Coca Cola đã cho ra mắt các dòng sản phẩm như Coca Cola Zero Sugar, Diet Coke, và các dòng nước khoáng như Dasani, Smartwater nhằm đáp ứng xu hướng tiêu dùng lành mạnh.
Tuy nhiên, các dòng sản phẩm này chưa đạt nhiều tiếng vang trên các thị trường quốc tế nên thương hiệu này có thể cải thiện chiến lược Marketing phù hợp hơn đối với riêng từng dòng sản phẩm.
Đa dạng hóa danh mục đồ uống
Ngoài nước giải khát có ga, Coca Cola đã phát triển thêm các dòng sản phẩm như trà, cà phê, nước trái cây và đồ uống năng lượng.
Việc mở rộng danh mục này không chỉ thu hút được nhiều đối tượng khách hàng mới mà còn giúp giảm sự phụ thuộc vào nước ngọt có ga. Đặc biệt khi người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến các vấn đề sức khỏe, ngoại hình và tránh đồ uống có đường.
2. Chiến lược phân phối rộng khắp và tận dụng thương mại điện tử
Đẩy mạnh phân phối đa kênh
Coca Cola có hệ thống phân phối phủ sóng toàn cầu thông qua các cửa hàng tiện lợi, siêu thị, nhà hàng, máy bán hàng tự động, và các sự kiện thể thao, giải trí.
Việc tận dụng các điểm bán hàng tự động và hợp tác với nhiều đối tác phân phối đã và đang giúp các sản phẩm của Coca-Cola dễ dàng tiếp cận rộng khắp và tạo sự tiện lợi cho người tiêu dùng.
Tận dụng kênh thương mại điện tử
Với xu hướng mua sắm trực tuyến gia tăng, Coca-Cola có thể đẩy mạnh hoạt động trên các sàn thương mại điện tử và trang web riêng. Do hiện tại, công ty chưa phát triển nhiều các kênh phân phối trực tiếp, việc tiếp cận gần hơn với khách hàng chưa thực sự được ma trận SWOT của Coca Cola tối ưu hóa.
3. Chiến lược thương hiệu và quảng cáo sáng tạo
Chiến dịch cá nhân hóa thương hiệu
Coca Cola là một trong những thương hiệu nổi tiếng với với các chiến dịch truyền thông. Nổi bật như “Share a Coke,” nơi khách hàng có thể tìm thấy tên của mình trên sản phẩm, thúc đẩy sự kết nối cảm xúc và cá nhân hóa thương hiệu.
Các chiến dịch này giúp Coca Cola gắn kết và ghi điểm trong tâm trí khách hàng một cách hiệu quả, đồng thời tạo sự thúc đẩy mạnh cho doanh số của công ty.
Hợp tác với nghệ sĩ và influencer nổi tiếng
Chiến lược sử dụng người nổi tiếng và influencer tiếp tục là một cách hiệu quả để nâng cao nhận diện, giữ tinh thần trẻ trung của thương hiệu trong giới trẻ cũng như tạo sức lan tỏa trên mạng xã hội.
4. Chiến lược phát triển bền vững và bảo vệ môi trường
Giảm thiểu nhựa và nâng cao bền vững
Với mong muốn cải thiện hình ảnh thương hiệu với công chúng mục tiêu cũng như đảm bảo tuân thủ chính sách phát triển bền vững, ma trận SWOT của Coca Cola đang hướng tới việc giảm thiểu sử dụng nhựa nguyên sinh và phát triển các vật liệu bao bì thân thiện với môi trường.
Các sáng kiến xanh
Cam kết về phát triển bền vững là một phần quan trọng trong chiến lược dài hạn của Coca-Cola nhằm đáp ứng các yêu cầu pháp lý về bảo vệ môi trường và xây dựng lòng tin từ người tiêu dùng.
Với sáng kiến World Without Waste (Thế giới không rác thải), Coca-Cola cam kết thu gom và tái chế tất cả chai nhựa mà công ty sản xuất vào năm 2030. Công ty cũng đang hướng đến việc sử dụng 50% vật liệu tái chế trong sản phẩm bao bì.
5. Chiến lược giá và quản lý chi phí hiệu quả
Chiến lược định giá hợp lý và linh hoạt
Coca Cola đã duy trì được biên lợi nhuận nhờ vào chiến lược định giá linh hoạt, điều chỉnh giá cả dựa trên các yếu tố cạnh tranh và chi phí sản xuất.
Việc quản lý chi phí hiệu quả giúp công ty duy trì vị thế tài chính vững mạnh và đảm bảo nguồn lực cho các chiến dịch marketing và phát triển sản phẩm.
6. Chiến lược xây dựng hình ảnh thương hiệu và quản lý khủng hoảng
Quản lý hình ảnh thương hiệu về sức khỏe
Để đối phó với các chỉ trích về sản phẩm chứa nhiều đường và ảnh hưởng đến sức khỏe, Coca Cola đã tài trợ các nghiên cứu và các chương trình khuyến khích hoạt động thể chất.
Từ năm 2010 đến 2020, Coca-Cola đã chi hơn $120 triệu USD tài trợ cho các nghiên cứu và chương trình khuyến khích hoạt động thể chất trên toàn cầu.
Công ty cũng đã triển khai các chương trình khuyến khích hoạt động thể chất tại nhiều quốc gia như chiến dịch “Get Moving” tại Mỹ và “Move to Beat” tại châu Âu, nhằm thay đổi nhận thức của người tiêu dùng về việc duy trì cân bằng giữa tiêu thụ sản phẩm và rèn luyện thể chất.
Đồng thời, ma trận SWOT của Coca Cola đang tập trung hơn vào các dòng sản phẩm lành mạnh và quảng bá các sản phẩm không đường.
Ứng phó với thay đổi pháp lý
Coca-Cola cần tiếp tục điều chỉnh chiến lược sản phẩm và quảng bá nhằm thích nghi với các chính sách áp thuế đồ uống có đường.
Hiện tại Coca Cola vẫn đẩy mạnh các chiến dịch truyền thông dành cho các dòng sản phẩm nhiều đường, như Coca Cola Classic. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, công ty có thể tăng cường quảng bá các dòng sản phẩm không đường để đáp ứng các yêu cầu của quy định mới và duy trì sự cạnh tranh với các thương hiệu khác.
III. Hoạt động truyền thông của Coca Cola tại thị trường Việt Nam
1. Hoạt động quảng bá thương hiệu
Quảng cáo truyền hình: Coca Cola quảng bá sản phẩm trên các kênh truyền hình phổ biến như VTV, HTV, VTC giúp tiếp cận một lượng lớn người tiêu dùng và gây ấn tượng.
Quảng cáo ngoài trời (OOH): Coca Cola sử dụng các bảng hiệu, hộp đèn tại các vị trí trung tâm thành phố và khu vực đông đúc như phố chợ, đường đi bộ, để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.
Mạng xã hội: Coca Cola cũng rất mạnh mẽ trong việc quảng bá trên các nền tảng như Facebook, Instagram và YouTube. Công ty đã tổ chức các cuộc thi và tương tác với khách hàng để xây dựng mối quan hệ.
2. Occasion-based Marketing
Coca Cola luôn xuất hiện đúng lúc vào những thời điểm đặc biệt trong năm, tận dụng triệt để cơ hội để áp dụng Occasion-Based Marketing.
Thương hiệu này không ngừng gắn kết với người tiêu dùng qua các chiến dịch ý nghĩa và ra mắt các phiên bản bao bì đặc biệt cho từng dịp, tạo nên những trải nghiệm gần gũi và phù hợp với từng dịp sự kiện, từ đó tác động tới cảm xúc khách hàng.
Một hình ảnh đặc trưng của Coca-Cola mỗi dịp Tết Nguyên Đán tại Việt Nam là hình Rồng Vàng và Én Vàng, được thiết kế trên bao bì sản phẩm, mang đậm sắc thái truyền thống và may mắn.
Đồng thời, Coca Cola cũng triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa, kết nối cộng đồng và người tiêu dùng trong không khí Tết như các chương trình khuyến mãi và các sự kiện cộng đồng để gia tăng gắn kết và lan tỏa tinh thần vui Tết.
Trong chiến dịch Tết 2024 của Coca Cola, với thông điệp “Gắn Kết Làm Nên Tết Diệu Kỳ”, hãng đã sử dụng những chất liệu văn hóa và thuần Việt nhất để tôn vinh giá trị và tình gắn kết giữa các thế hệ gia đình.
Các hoạt động cộng đồng khác cũng có thể kể đến như quyên góp hơn 800 triệu đồng vào Quỹ Tết Nhân Ái, chiến dịch “Chợ Tết 0 Đồng” hỗ trợ các gia đình khó khăn, góp phần lan tỏa sự lạc quan và tinh thần thương hiệu.
3. Marketing tại điểm bán – Trade Marketing
Coca Cola cũng thường xuyên triển khai các chương trình khuyến mại và khuyến mãi tại các cửa hàng bán lẻ và điểm bán dành cho khách hàng.
Tham khảo thêm:
Tạm kết
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ma trận SWOT của Coca Cola. Trong suốt 132 năm phát triển, thương hiệu đã không ngừng nỗ lực để duy trì vị thế trên toàn cầu và chinh phục cả những thị trường khó tính. Coca Cola sẽ luôn là một biểu tượng của sự đổi mới, kết nối và cảm hứng cho doanh nghiệp Việt.