Marketing – bán hàng Bán hàng Phân tích mô hình swot của The Coffee House mới nhất 2022

Mô hình SWOT là một công cụ hỗ trợ các cơ sở, doanh nghiệp trong việc phân tích định hướng những chiến lược kinh doanh, đồng thời cũng có thể phát hiện ra các vấn đề khó khăn của doanh nghiệp và tìm được hướng đi đúng đắn hơn. 

Việc phân tích mô hình SWOT của The Coffee House giúp thương hiệu có được sự thành công và tạo được vị thế trên thị trường cafe. Hãy cùng tìm hiểu những chiến lược xây dựng mô hình SWOT of The Coffee House qua bài viết dưới đây nhé!

Phân tích mô hình SWOT của The Coffee House
Phân tích mô hình SWOT của The Coffee House

1. Mô hình SWOT là gì?

Để có thể xây dựng được mô hình SWOT của The Coffee House chuẩn, góp phần tạo nên sự thành công trong kinh doanh và thu hút được sự quan tâm của nhiều người, trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu định nghĩa mô hình SWOT là gì? Và tầm quan trọng của mô hình SWOT nhé!

Mô hình SWOT được viết tắt bởi: Strength (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội), Threats (khó khăn) đây là công cụ để giúp các công ty, đơn vị tổ chức cải thiện các điều kiện kinh doanh hiện tại của họ. 

SWOT hoạt động bằng cách giúp các doanh nghiệp đánh giá tình hình thực trạng kinh doanh và sau đó tìm ra hướng đi tốt nhất. Từ đó giúp thương hiệu Coffee House xây dựng được những chiến lược kinh doanh phù hợp để có thể phát triển vững mạnh hơn trong tương lai.

Điểm mạnh và điểm yếu trong mô hình SWOT của Coffee House có thể dễ dàng nhìn thấy, đó có thể là địa điểm kinh doanh, thương hiệu uy tín hoặc đặc điểm kinh doanh của từng cơ sở. Điều quan trọng là các yếu tố này có thể được thay đổi và cải thiện theo chiều hướng tích cực. 

Còn yếu tố thách thức và cơ hội là những yếu tố không dễ kiểm soát, chẳng hạn như nhu cầu sử dụng của khách hàng thấp, xuất hiện nhiều sự cạnh tranh từ các đối thủ, nguồn cung cấp tài nguyên đứt đoạn,…

2. Cách xây dựng mô hình SWOT của The Coffee House

Dưới đây là phân tích SWOT of The Coffee House, giúp doanh nghiệp có thể nhìn ra những điểm mạnh để phát huy thêm, những điểm yếu để tìm biện pháp khắc phục. Và có thể nắm bắt được những thời cơ cũng như đối mặt với những thách thức để có được những chiến lược kinh doanh tốt nhất.

2.1. Điểm mạnh trong mô hình SWOT của The Coffee House

The Coffee House là một thương hiệu mới thành lập được 8 năm, nhưng cho đến thời điểm hiện tại thì The Coffee House trở thành một trong những thương hiệu chiếm được thị phần lớn nhất trên thị trường cà phê. 

Với chiến lược kinh doanh áp dụng các công nghệ thông minh trong quản lý bán hàng, năm 2020 mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, chuỗi Coffee House vẫn đạt được mức doanh thu cao và vẫn khẳng định được vị thế của mình trên thị trường.

Xây dựng hình ảnh thân thiện, lịch sự là điểm mạnh của The Coffee House
Xây dựng hình ảnh thân thiện, lịch sự là điểm mạnh của The Coffee House

Một trong những ưu điểm của The Coffee House đã góp phần tạo nên sự uy tín của thương hiệu đó là xây dựng hình ảnh thương hiệu thân thiện và lịch sự. Không gian rộng rãi thoáng mát, tiện nghi và sự tinh tế trong từng hành động của nhân viên là yếu tố tạo được thiện cảm và giữ được chân khách hàng.

Bên cạnh đó vị trí kinh doanh của thương hiệu The Coffee House cũng là một điểm mạnh vượt trội, vì hầu hết cửa hàng đều được đặt ở những mặt đường lớn, trong trung tâm thương mại, siêu thị lớn. Điều này giúp The Coffee House có thể thu hút và tiếp cận được một lượng lớn khách hàng.

>> Xem thêm: Phân tích chiến lược marketing của The Coffee House

2.2. Điểm yếu trong mô hình SWOT của The Coffee House

Một trong những điểm yếu đáng chú ý khi phân tích mô hình SWOT of The Coffee House là hệ thống chuỗi cửa hàng hầu như chỉ tập trung ở trung tâm thành phố lớn, nên The Coffee House vẫn chưa tiếp cận được với khách hàng ở các khu vực xa hơn. 

Bên cạnh đó việc đẩy nhanh mở rộng kinh doanh với nhiều chi nhánh cửa hàng, khiến thương hiệu gặp khó khăn trong việc quản lý và đào tạo nhân viên.

Tính đến thời điểm hiện tại The Coffee House là một trong những thương hiệu sở hữu nhiều chi nhánh trên toàn quốc, với hơn 200 cửa hàng nhượng quyền kinh doanh. Nhưng xét về mặt lợi nhuận thì The Coffee House vẫn là thương hiệu chịu lỗ nặng nhất.

2.3. Cơ hội trong mô hình SWOT của The Coffee House

Nhu cầu sử dụng cà phê tại thị trường Việt Nam khá lớn đây là cơ hội để thương hiệu có thể đẩy mạnh kinh doanh và mở rộng quy mô. Đồng thời với sự phát triển của xã hội với nhiều mô hình kinh doanh khá linh hoạt mang lại lợi nhuận cao. Vì thế nếu biết chớp lấy thời cơ thì đây sẽ là cơ hội tốt để thúc đẩy sự phát triển bền vững và củng cố thương hiệu.

Là thương hiệu trong nước, The Coffee House hiểu được nhu cầu sử dụng coffee của người địa phương. Từ đó có thể đưa ra những sản phẩm phù hợp, những chiến lược truyền thông tương thích với thị trường, nâng cao doanh thu bán hàng. Đây cũng là một trong những cơ hội đáng được chú ý khi xây dựng mô hình SWOT of The Coffee House.

The Coffee House hiện đang nắm giữ rất nhiều cơ hội trên thị trường
The Coffee House hiện đang nắm giữ rất nhiều cơ hội trên thị trường

2.4. Thách thức trong mô hình SWOT của The Coffee House

Như đã nói ở trên bên cạnh The Coffee House thì có rất nhiều “ông lớn” trên thị trường coffee tại Việt Nam. Tính cạnh tranh giữa các thương hiệu này cũng rất gay gắt. 

Bên cạnh đó với tốc độ phát triển nhanh của thị trường đồ uống, ngoài cafe thì mọi người cũng có xu hướng chọn các đồ uống khác như: Trà sữa, trà chanh,… Đây cũng là một trong những mối nguy cơ tiềm ẩn cần được chú ý phân tích SWOT of The Coffee House.

3. Thành công từ nghiên cứu khách hàng và định vị thương hiệu The Coffee House

3.1. Xác định các nhóm khách hàng mục tiêu

Xác định các đối tượng khách hàng mục tiêu là những người có nhu cầu tiêu dùng trong phân khúc thị trường mà doanh nghiệp đang nhắm đến. Đây là nhóm người dùng thực sự có nhu cầu sử dụng và có khả năng chi trả cho các sản phẩm dùng.

Các quán cafe thường có xu hướng tập trung vào sinh viên, nhân viên văn phòng và những người lao động. Mục đích đến quán cafe của họ không chỉ là để uống cafe mà để trò chuyện, để giao lưu hội ngộ và kết nối bạn bè. Ngoài ra có nhiều khách hàng muốn tìm một không gian thoáng đãng, yên tĩnh để có thể thư giãn, học tập, làm việc và thỏa sức sáng tạo.

3.2. Định vị thương hiệu của The Coffee House

Định vị thương hiệu có thể hiểu nôm na là tạo ra một chuỗi các hoạt động dựa trên những điểm độc đáo, điểm mạnh và những giá trị riêng để tạo ưu thế cạnh tranh với các đối thủ. 

Định vị thương hiệu nhằm mục đích xây dựng cho doanh nghiệp những hình ảnh ấn tượng khác biệt và cải thiện được vị trí của thương hiệu trong lòng khách hàng.

Đối với khách hàng

The Coffee House đang định vị thương hiệu theo kiểu “ngôi nhà cà phê”. Làm cho khách hàng cảm thấy thoải mái, thư giãn cảm giác như đang ở nhà, nhưng lại không hề nhàm chán bởi không gian ấm áp và hiện đại.

Đối với sản phẩm

The Coffee House đặt ra mục tiêu trở thành nơi sản xuất, cung cấp các sản phẩm cà phê cho khách hàng với mức giá phải chăng, luôn đặt tiêu chí chất lượng và sự uy tín lên hàng đầu.

Đối với thị trường

The Coffee House với tham vọng trở thành một thương hiệu có sự phát triển vững mạnh, không chỉ với thị trường trong nước mà có thể cạnh tranh với các thương hiệu ở ngoài nước.

Định vị thương hiệu giúp The Coffee House phát triển vững mạnh
Định vị thương hiệu giúp The Coffee House phát triển vững mạnh

4. Tổng kết

Mô hình SWOT có thể phân tích và định hướng các chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp có thể phát triển bền vững hơn, tạo dựng được thương hiệu uy tín trong lòng khách hàng. 

Bài viết trên là những chia sẻ về mô hình SWOT của The Coffee House hiệu quả. Hãy truy cập vào website của MISA AMIS để tham khảo và cập nhật những bài viết, những thông tin bổ ích nhé!


Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]