Chiến lược marketing của YODY đã chứng minh khả năng vượt qua thử thách và tạo nên cú lội ngược dòng ngoạn mục trong ngành thời trang Việt Nam.
Từ một thương hiệu chưa được biết đến rộng rãi, YODY đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường nhờ vào những chiến lược marketing sáng tạo và linh hoạt.
Hãy cùng khám phá chi tiết chiến lược marketing của YODY qua bài viết dưới đây để biết được lý do vì sao thương hiệu này lại có thể tạo nên một cú bứt phá đầy ấn tượng nhé!
I. Giới thiệu tổng quan về thương hiệu YODY
YODY của công ty nào?
YODY là một thương hiệu thời trang nổi tiếng tại Việt Nam, thuộc sở hữu của Công ty Cổ phần Thời trang YODY. Được thành lập năm 2009, YODY đã nhanh chóng khẳng định vị thế của mình trong ngành thời trang với những sản phẩm đa dạng và chất lượng.
Lịch sử hình thành của YODY
Chiến lược marketing của YODY đã ghi dấu ấn mạnh mẽ trong thị trường thời trang Việt Nam. Với sự nhạy bén trong việc nắm bắt xu hướng và nhu cầu thị trường, YODY không chỉ phát triển mạnh mà còn xây dựng được thương hiệu bền vững trong lòng người tiêu dùng.
Lịch sử hình thành của YODY đã trải qua quá trình phát triển với ba giai đoạn chính:
Giai đoạn khởi đầu (2009 – 2014):
- Năm 2009, thương hiệu thời trang Hi5 ra đời, tập trung vào phân khúc thời trang trẻ.
- Năm 2014, Hi5 đổi tên thành YODY, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong chiến lược phát triển, chuyển từ bán lẻ truyền thống sang kết hợp với thương mại điện tử.
Giai đoạn phát triển mạnh mẽ (2014 – 2020):
- YODY mở rộng thị trường sang các tỉnh thành lân cận Hà Nội và khu vực miền Nam.
- Đến năm 2019, YODY đã có 82 cửa hàng và tiếp tục mở rộng, đạt hơn 260 cửa hàng trên toàn quốc.
Giai đoạn khẳng định vị thế (2020 đến nay):
- YODY tiếp tục phát triển kênh thương mại điện tử và ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh.
- Đầu tư vào hệ thống kho bãi và logistics nhằm nâng cao hiệu quả giao hàng.
- Mở rộng thị trường quốc tế, đặc biệt hướng tới các nước Đông Nam Á.
Trải qua hơn 14 năm phát triển, YODY đã trở thành thương hiệu thời trang uy tín tại Việt Nam với hơn 200 cửa hàng trên toàn quốc và đang tiếp tục mở rộng ra thị trường quốc tế.
Về thương hiệu YODY
Ý nghĩa logo YODY
YODY nghĩa là “hạnh phúc”, Hạnh phúc vì được thực hiện ước mơ đưa thời trang Việt ra khắp Đất nước và Thế giới.
Lựa chọn tone màu vàng chủ đạo để nói lên cá tính trẻ trung, thân thiện cùng tone màu xanh bền vững, giàu khát vọng và niềm tin, YODY mong muốn truyền tải đến khách hàng một cách gần gũi nhất những giá trị và tinh thần mà YODY mang lại.
Ý nghĩa slogan YODY
Slogan được YODY sử dụng là “look good. feel good”, truyền tải một quan điểm mới về vẻ đẹp thời trang. Với YODY đẹp không chỉ là cái nhìn bên ngoài (look good) mà còn là sự cảm nhận từ sâu bên trong (feel good).
Đọc thêm: Thương hiệu Boo (Bò sữa) thời trang độc đáo trong lòng giới trẻ Việt Nam
II. Khách hàng mục tiêu và đối thủ cạnh tranh của YODY
Khách hàng mục tiêu của YODY
Khách hàng mục tiêu của YODY được xác định như sau:
- Độ tuổi: phù hợp cho cả gia đình với mọi lứa tuổi, từ trẻ em đến người lớn và người cao tuổi.
- Giới tính:
+ Nam: áo, quần, đồ thể thao, đồ lót, phụ kiện.
+ Nữ: áo, quần, đồ mặc trong, váy, phụ kiện, đồ thể thao, bộ đồ nữ.
+ Trẻ em: áo, quần, váy, phụ kiện.
- Tâm lý mục tiêu: những khách hàng ủng hộ “người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”,muốn tìm sản phẩm chất lượng có giá thành phù hợp với thu nhập trung bình của Việt Nam.
Đối thủ cạnh tranh của YODY
Trong ngành thời trang, YODY phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ như:
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: IVY Moda, ICanifa, PT2000, Owen, An Phước – Pierre Cardin, Việt Tiến.
Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: JUNO, Novelty, Boo,…
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:
- Thương hiệu quốc tế: Sự gia nhập của các thương hiệu thời trang quốc tế như Zara, H&M, Uniqlo tạo áp lực cạnh tranh lớn về mẫu mã và chất lượng.
- Thương hiệu thời trang online: Sự phát triển mạnh mẽ của các thương hiệu thời trang trực tuyến, cùng với xu hướng mua sắm online, đặt ra thách thức cho YODY trong việc duy trì thị phần.
III. Phân tích chiến lược kinh doanh của YODY
Triết lý kinh doanh của YODY
Sứ mệnh
Sứ mệnh của YODY là: “Đưa sản phẩm thời trang Việt có chất liệu tốt, dịch vụ tốt đến tận tay khách hàng tại các vùng miền Việt Nam và trên Thế Giới” với khẩu hiệu Make everyone look good, feel good.
Tầm nhìn: Everyday wear for everyone
- Năm 2025: Công ty thời trang số 1 Việt Nam. IPO và trở thành “Kỳ lân” tiếp theo của Việt Nam. Cộng đồng YODY có cuộc sống viên mãn, hạnh phúc.
- Năm 2038: Công ty thời trang số 1 Thế Giới. Cộng đồng YODY có cuộc sống viên mãn, hạnh phúc.
Giá trị cốt lõi
Yody luôn gìn giữ 5 Giá trị cốt lõi để mọi bước đi đều thêm vững chắc và giàu giá trị:
- Customer centric – Khách hàng là trọng tâm
- Ownership & Autonomy – Quyền sở hữu & quyền tự chủ
- Integrity – Chính trực
- Growth mindset – Cầu tiến
- Good Relationship – Mối quan hệ tốt đẹp
Các sản phẩm của YODY
Các sản phẩm của YODY vô cùng đa dạng:
- Sản phẩm áo (bao gồm áo khoác, áo len, áo polo, áo sơ mi, áo thun, áo chống nắng, …)
- Sản phẩm quần (bao gồm quần jeans, quần tây, quần kaki, quần short, quần nỉ, quần âu)
- Phụ kiện thời trang (bao gồm giày, túi xách, thắt lưng)
- Sản phẩm thể thao (bao gồm bộ đồ thể thao, áo thun, áo polo, quần thể thao)
- Đồ mặc trong, đồ lót, áo giữ nhiệt, áo 2 dây, áo 3 lỗ
- Sản phẩm đồng phục YODY
Chiến lược kinh doanh của YODY chủ đạo
YODY áp dụng nhiều chiến lược kinh doanh khác nhau để phát triển và giữ vững vị thế trên thị trường. Một trong những điểm nổi bật là chiến lược “đi ngược dòng”, nghĩa là thay vì chỉ tập trung vào các thành phố lớn, thương hiệu này dành sự chú ý vào các thị trường vùng ven đang phát triển.
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường
Mục tiêu của YODY là mang đến sản phẩm chất lượng với giá cả hợp lý cho người tiêu dùng ở mọi miền đất nước. Điều này không chỉ giúp phát triển thương hiệu mà còn góp phần thúc đẩy nền kinh tế địa phương, tạo cơ hội việc làm cho nhiều người dân.
Sự phát triển nhanh chóng của hệ thống cửa hàng
Bên cạnh việc mở rộng thị trường, YODY còn chú trọng việc nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Hệ thống cửa hàng của YODY ngày càng mở rộng, đồng thời kết hợp với các chương trình khuyến mãi hấp dẫn để thu hút khách hàng.
Đọc thêm: Tư duy ngược trong kinh doanh – Ngược dòng để thách thức thành
IV. Mô hình SWOT của YODY
Phân tích SWOT là một công cụ hữu ích để đánh giá sức mạnh và điểm yếu của thương hiệu. Dưới đây là mô hình SWOT của YODY:
Điểm mạnh (Strengths)
- Lãnh đạo tâm huyết: CEO Nguyễn Việt Hòa có tầm nhìn chiến lược và cam kết mạnh mẽ trong việc phát triển thương hiệu.
- Phát triển nhanh chóng: Thành lập năm 2014, YODY đã mở rộng hơn 260 cửa hàng trên toàn quốc, phục vụ hơn 5 triệu khách hàng.
- Chất lượng sản phẩm: Tập trung vào chất liệu tốt, phù hợp với khí hậu Việt Nam, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
- Đội ngũ nhân viên năng động: Thành viên YODY luôn nỗ lực hoàn thành mục tiêu, góp phần vào sự phát triển bền vững của công ty.
- Thương hiệu uy tín: YODY được nhận diện là thương hiệu thời trang Việt Nam uy tín, đang mở rộng ra thị trường quốc tế.
Điểm yếu (Weaknesses)
- Thương hiệu mới: So với các đối thủ lâu đời, YODY thiếu lợi thế cạnh tranh về lịch sử thương hiệu.
- Chất lượng vải: Một số sản phẩm có tỉ lệ trộn cotton thấp, dễ gây xù vải hoặc nhăn, ảnh hưởng đến trải nghiệm khách hàng.
Cơ hội (Opportunities)
- Mở rộng thị trường quốc tế: YODY đã khai trương cửa hàng đầu tiên tại Thái Lan, đánh dấu bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng ra Đông Nam Á.
- Phát triển thương mại điện tử: Xu hướng mua sắm trực tuyến tăng cao, tạo điều kiện cho YODY mở rộng kênh bán hàng và tiếp cận khách hàng mới.
- Nâng cao nhận diện thương hiệu: Tăng cường các chiến dịch marketing sáng tạo để xây dựng hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ trong và ngoài nước.
Thách thức (Threats)
- Cạnh tranh khốc liệt: Sự hiện diện của các thương hiệu thời trang trong và ngoài nước như Canifa, Owen, Zara, H&M tạo áp lực lớn lên YODY.
- Yêu cầu cao từ người tiêu dùng: Khách hàng ngày càng đòi hỏi chất lượng và mẫu mã đa dạng, buộc YODY phải liên tục cải tiến sản phẩm.
- Biến động kinh tế: Tình hình kinh tế và dịch bệnh có thể ảnh hưởng đến doanh thu và hoạt động sản xuất của công ty.
- Chi phí nguyên liệu tăng: Giá nguyên liệu đầu vào biến động có thể ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và giá bán sản phẩm.
V. Cú chuyển mình từ chiến lược marketing của YODY
Trong suốt 10 năm hoạt động, chiến lược marketing của YODY đã chứng tỏ khả năng thích ứng và linh hoạt của thương hiệu.
1. Chiến lược marketing của YODY về sản phẩm (Product)
Đa dạng hóa sản phẩm
YODY cung cấp các dòng sản phẩm chủ yếu là quần áo nam và nữ, từ trang phục công sở, dạo phố đến các bộ sưu tập mùa hè, đông. Các sản phẩm của YODY nổi bật với chất liệu vải thoáng mát, dễ chịu và phù hợp với nhu cầu tiêu dùng tại thị trường Việt Nam.
Danh mục sản phẩm trên website của YODY ở một mức vừa đủ, không ít cũng không quá nhiều với 5 mục lớn: NỮ, NAM. TRẺ EM, POLO YODY, BỘ SƯU TẬP và ĐỒNG PHỤC. Ở mỗi danh mục, các dòng sản phẩm được chia rất rõ ràng để khách hàng có thể lựa chọn theo nhu cầu của mình
Tập trung vào chất lượng và giá cả hợp lý
YODY nhấn mạnh vào chất lượng sản phẩm vượt trội, định vị mình gắn với “hàng Việt Nam chất lượng cao”. Các sản phẩm của YODY không chỉ đơn thuần là chỉ để mặc mà còn mang đến cho khách hàng cảm giác thoải mái, thấm hút mồ hôi…
Thay đổi sản phẩm như tăng thêm các chủng loại sản phẩm mới với nguyên liệu đến từ các loại vải Pima cotton, vải pique, vải coolmax…; bổ sung các mẫu thiết kế thường xuyên; nâng cấp, thêm các tính năng hay công dụng mới cho sản phẩm để tạo sự hấp dẫn với khách hàng. Những điều này cho thấy YODY tập trung đánh vào chất lượng sản phẩm.
Tích cực thay đổi mẫu mã sản phẩm
Mẫu mã của YODY vô cùng phong phú với những thiết kế không quá cầu kỳ nhưng đẹp mắt, đáp ứng nhu cầu của khách hàng từ đơn giản đến sang trọng.
Không dừng lại ở đó, thiết kế của hãng còn có thể mặc trong nhiều hoàn cảnh, tính ứng dụng cao. YODY không chỉ chú trọng đến mẫu mã thời trang mà còn tập trung vào việc cải tiến chất liệu vải và kiểu dáng để tạo sự thoải mái cho người sử dụng.
Đọc thêm: Chiến lược marketing của Zara – “Đế chế” thời trang bán lẻ hàng đầu thế giới
2. Chiến lược marketing của YODY về giá (Price)
Chiến lược marketing của YODY về giá được xác định như sau:
Chiến lược giá cạnh tranh
Trong những điều kiện và giai đoạn khác nhau, doanh nghiệp lựa chọn các chiến lược giá khác nhau. Trong thời điểm hiện nay, YODY đang sử dụng chiến lược cạnh tranh ngang giá.
YODY áp dụng chiến lược giá cạnh tranh với các thương hiệu thời trang khác trong cùng phân khúc thị trường. Sản phẩm của YODY thường có giá thấp hơn so với các thương hiệu nổi tiếng quốc tế, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và kiểu dáng không thua kém.
Các chiến lược điều chỉnh giá
YODY thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi hấp dẫn vào các dịp lễ Tết, Black Friday, hay các dịp sinh nhật thương hiệu. Các chương trình giảm giá hoặc tặng quà cũng là một phần không thể thiếu trong chiến lược giá của YODY.
3. Chiến lược marketing của YODY về phân phối (Place)
Để theo đuổi triết lý kinh doanh, chiến lược marketing của YODY về phân phối đã thể hiện rõ những tham vọng chiếm lĩnh thị trường tỉnh của thương hiệu.
Chiến lược omni-channel
YODY sử dụng chiến lược tiếp thị đa kênh, kết hợp giữa các cửa hàng vật lý và kênh bán hàng trực tuyến, giúp khách hàng có thể trải nghiệm mua sắm liền mạch trên mọi nền tảng.
Cửa hàng trực tiếp
YODY phát triển mạng lưới cửa hàng trải dài trên khắp các thành phố lớn ở Việt Nam, tạo điều kiện cho khách hàng dễ dàng tiếp cận sản phẩm. Mô hình cửa hàng của YODY khá hiện đại và thoải mái, giúp khách hàng có thể thử sản phẩm trực tiếp.
Hiện nay, hệ thống đại lý đã có hơn 250 của hàng từ Bắc vào Nam (nhiều cửa hàng YODY và cửa hàng YODY KIDS) Thay vì tập trung vào các thành phố lớn, nơi mà các ông lớn đang tập trung, đã chọn thị trường các tỉnh, thành phố đang phát triển, coi đây là bàn đạp để phát triển lâu. Ngoài ra cửa hàng không ngừng đặt tại nhiều vùng miền núi, các huyện, vùng nông thôn.
Thiết kế cửa hàng YODY mang tính thẩm mỹ cao nhưng vẫn đảm bảo sự gần gũi, thân thiện với mọi khách hàng. Từng chi nhánh đầu tư nhận diện thương hiệu (2 màu vàng – xanh) vào biển hiệu, vị trí mặt bằng trên trục đường lớn hoặc góc ngã tư. Với không gian trưng bày sản phẩm khoa học và đẹp mắt, đa dạng mẫu mã, dễ dàng lựa chọn sản phẩm.
Bán hàng trực tuyến
Bên cạnh việc phát triển cửa hàng vật lý, YODY cũng chú trọng đến kênh bán hàng online thông qua website và các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, giúp thương hiệu tiếp cận được đông đảo khách hàng ở các vùng miền khác nhau.
Thương hiệu này cũng đã phát triển ứng dụng di động để người tiêu dùng dễ dàng mua sắm mọi lúc, mọi nơi.
4. Chiến lược marketing của YODY về xúc tiến hỗn hợp (Promotion)
Chiến lược marketing của YODY về xúc tiến hỗn hợp được gói gọn trong 3 từ: Phủ đa kênh
Phủ sóng đa kênh
Các chi nhánh của YODY có thiết kế biển hiệu bắt mắt với màu sắc chủ đạo là xanh và vàng, tạo sự nhận diện thương hiệu mạnh mẽ.
Các cửa hàng được đặt tại những vị trí dễ nhìn, như trên các tuyến đường lớn hoặc góc ngã ba, giúp thu hút sự chú ý của khách hàng.
YODY có mặt mạnh mẽ trên các nền tảng mạng xã hội như Tiktok, Facebook, và các sàn thương mại điện tử lớn. Cụ thể, kênh Tiktok YODY Official có hơn 173k người theo dõi, trong khi hashtag #yody đạt hơn 1,5 tỷ lượt xem, và hashtag #yodyfashion gần 600 triệu lượt xem.
Lựa chọn Đại sứ thương hiệu nổi tiếng
YODY chọn Trường Giang và Nhã Phương làm đại sứ thương hiệu. Hình ảnh vợ chồng nổi tiếng này giúp YODY kết nối với đối tượng khách hàng mục tiêu là các gia đình và nâng cao độ nhận diện.
YODY cũng sử dụng những KOC (Key Opinion Consumers) nổi tiếng trên Tiktok như Tít Schannel, Phương Ku, và Trần Vân để tạo dựng sự kết nối với đối tượng khách hàng trẻ tuổi, năng động.
Khuyến mại
YODY thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi lớn vào các dịp đặc biệt như Lễ, Tết, Black Friday, với các mức giảm giá từ 30-50% cho hàng nghìn sản phẩm.
Các chương trình khuyến mãi đi kèm quà tặng hấp dẫn như “Mua jeans tặng quần chip” hay “Đại tiệc tri ân 9999 quà tặng” cũng thu hút sự quan tâm của khách hàng.
YODY cũng tổ chức các chiến dịch như “Xả hàng size lẻ” hay giảm giá các sản phẩm theo mùa, tạo cơ hội mua sắm tiết kiệm cho người tiêu dùng.
Quan hệ công chúng
YODY cũng rất chú trọng đến các hoạt động cộng đồng. Một trong những chiến dịch nổi bật là chương trình “Trợ giá mùa dịch”, khi YODY đã đóng góp 1,8 tỷ đồng để hỗ trợ vắc xin cho Chính phủ.
Hãng cũng tổ chức chương trình “Thách Thức Siêu Sao” với sự tham gia của các nghệ sĩ nổi tiếng như Lê Dương Bảo Lâm, Ngô Kiến Huy, và nhóm DaLAB, thu hút lượng lớn người xem trực tiếp và góp phần tăng cường nhận diện thương hiệu.
YODY còn tạo ra nhiều cộng đồng trên Facebook, nơi người tiêu dùng có thể tham gia trao đổi, săn hàng giảm giá, hoặc thanh lý đồ cũ. Những hoạt động này giúp tăng cường sự kết nối giữa thương hiệu và khách hàng, cũng như tạo ra một mạng lưới khách hàng trung thành.
VI. Những chiến dịch quảng cáo YODY ấn tượng
Chiến dịch quảng cáo là một phần quan trọng trong chiến lược marketing của YODY, giúp nâng cao sự nhận diện thương hiệu và kết nối sâu sắc với khách hàng. Dưới đây là một số chiến dịch quảng cáo nổi bật của YODY:
Chiến dịch: Bức tường lông ngỗng
Năm 2022, Thương hiệu thời trang Yody vừa tung ra chiến dịch “Bức tường lông ngỗng”. Bằng chiến dịch này, Yody kêu gọi mọi người tiêu dùng tha hồ góp ý, thậm chí là “bóc phốt” Yody thoải mái.
Ông Nguyễn Việt Hòa, CEO của Yody đăng tải thông tin phát động chiến dịch “Bức tường lông ngỗng” trên Facebook và Website hồi đầu tháng 5. Theo ông, chiến dịch này là cơ hội để khách hàng, nhân viên, cựu nhân viên, đối tác, khách hàng và thậm chí những người chưa phải khách hàng có thể góp ý để doanh nghiệp lắng nghe và hoàn thiện.
Đây là một chiến lược quảng cáo rất độc đáo, bước đi này của Yody chính là điển hình của chiến lược đánh chiếm thị phần.
Yêu thương gắn kết, đoàn viên trên hết
Là một thương hiệu thời trang được yêu thích tại thị trường Việt Nam, YODY tiếp tục tạo thiện cảm với khách hàng qua chiến dịch Tết 2024 mang tên “Tết vô lo”, khuyến khích mọi người tạm gác lại những âu lo và tận hưởng những phút giây yêu thương bên gia đình.
Khi được hỏi về ý nghĩa của chiến dịch, anh Nguyễn Việt Hòa – CEO của YODY đã chia sẻ: “Trong suốt hành trình gần 10 năm vừa qua, chúng tôi đã chứng kiến không ít câu chuyện tuyệt vời từ những buổi tụ tập, sum vầy, đặc biệt là trong những ngày Tết.
Chính vì những trải nghiệm đáng quý đó, chiến dịch ‘Tết vô lo’ được phát động với hy vọng mang đến sự lan tỏa của yêu thương và gắn kết gia đình thông qua thông điệp “Yêu thương gắn kết – Đoàn viên trên hết”.
Kết luận
Chiến lược marketing của YODY không chỉ đơn giản là những chiến thuật tiếp thị thông thường, mà là một câu chuyện về sự đổi mới và khả năng nắm bắt cơ hội.
Trong một ngành thời trang đầy cạnh tranh, YODY đã khéo léo chuyển hóa những thách thức thành những cơ hội quý giá, đưa thương hiệu này từ một cái tên chưa mấy nổi bật trở thành một hiện tượng trong ngành thời trang Việt Nam.
Nhờ vào những chiến lược tiếp thị tinh tế và sự sáng tạo không ngừng, YODY đã đạt được những thành công đáng kể, chứng tỏ sức mạnh của một thương hiệu dám nghĩ, dám làm.