7 chỉ số KPI tuyển dụng giúp đánh giá hiệu quả tuyển chọn người tài

29/08/2022
6190

Bất cứ vị trí nào cũng cần có những KPI để đo lường hiệu quả công việc. Vị trí nhân viên/chuyên viên tuyển dụng cũng vậy. Một số doanh nghiệp chưa có những chỉ số rõ ràng để có đánh giá năng lực nhân viên, từ đó khó khăn trong việc phân tích những gì làm tốt, chưa tốt hay khen thưởng, đãi ngộ không tương xứng. MISA AMIS xin gửi tới bạn nội dung chi tiết về KPI đánh giá hiệu quả tuyển dụng tại doanh nghiệp trong bài viết này.

HRM - banner blog 20230925-03

Tải miễn phí – Mẫu đánh giá theo vòng đời nhân viên

1. KPI Tuyển dụng là gì?

KPI là một chỉ số mang tính chiến lược, bởi lẽ thông qua những kết quả đánh giá, doanh nghiệp sẽ có hướng điều chỉnh để kết quả làm việc của mỗi cá nhân, mỗi phòng ban sẽ đáp ứng tốt nhất kỳ vọng chiến lược phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.

KPI tuyển dụng chính là những tiêu chí mà doanh nghiệp dùng để đánh giá quá trình làm việc của bộ phận nhân sự
KPI tuyển dụng chính là những tiêu chí mà doanh nghiệp dùng để đánh giá quá trình làm việc của bộ phận nhân sự

Hiểu một cách đơn giản thì KPI tuyển dụng chính là những tiêu chí mà doanh nghiệp dùng để đánh giá quá trình làm việc của bộ phận nhân sự. Dựa vào những tiêu chí này, ban lãnh đạo có thể biết được nhân viên của mình làm việc có tốt không, hiệu quả đem lại có cao không để có phương án xử lý, giải quyết.

Nếu bạn đang tìm kiếm phần mềm đánh giá nhân viên để đánh giá hiệu quả tuyển dụng, bạn vui lòng để lại thông tin dưới đây, đội ngũ nhân viên MISA sẽ hỗ trợ và tư vấn cho bạn:


2. 7 chỉ số KPI tuyển dụng quan trọng để đánh giá hiệu quả tuyển dụng trong doanh nghiệp

Đối với những doanh nghiệp lớn, nhu cầu tuyển dụng nhân sự các bộ phận nhiều thì việc áp dụng chỉ số KPI trong đánh giá hiệu quả công việc là rất quan trọng. Vậy có những chỉ số KPI nào trong tuyển dụng? Cùng theo dõi nội dung dưới đây

2.1 Số lượng nhân sự đã tuyển dụng

Một chỉ số phản ánh rõ nhất hiệu quả tuyển dụng là Số lượng ứng viên đã tuyển trong thực tế so với kế hoạch đặt ra (Kế hoạch là số lượng ứng viên cần tuyển).

Mỗi năm doanh nghiệp thường lên kế hoạch tuyển dụng tương ứng với kế hoạch kinh doanh. Bộ phận tuyển dụng chịu trách nhiệm tuyển dụng theo kế hoạch nhân sự. Nếu số lượng người không tuyển đủ, hoặc chậm ảnh hưởng tới việc sản xuất kinh doanh, đây có thể coi là một điểm trừ của bộ phận tuyển dụng khi không đạt kế hoạch mục tiêu.

Con số này được thống kê trong Báo cáo hiệu quả tuyển dụng. Báo cáo tuyển dụng thường chia theo từng vị trí tuyển dụng hay từng nhân sự phụ trách.

báo cáo hiệu quả tuyển dụng
Số lượng nhân sự đã tuyển là yếu tố để đánh giá hiệu quả tuyển dụng

>>> Xem thêm: Mô hình OKR là gì? Quản trị mục tiêu theo kết quả then chốt

2.2 Tổng số CV trong mỗi đợt tuyển dụng

Số lượng CV trong mỗi đợt tuyển dụng mà NTD thu thập được cũng là chỉ số đánh giá hiệu quả công việc của người làm nhân sự. Chỉ số này phản ánh số ứng viên ứng tuyển khi một vị trí tuyển dụng được mở ra, càng nhiều ứng viên chứng tỏ NTD đang làm tốt khâu thu hút ứng viên, làm truyền thông & xây dựng thương hiệu tuyển dụng tốt.

Nếu không làm tốt ngay từ bước đầu, NTD khó có thể tuyển đủ và tuyển đúng người đem lại giá trị cao cho doanh nghiệp.

>> Tham khảo: TOP 10 phần mềm quản lý tuyển dụng tốt nhất

2.3 Thời gian tuyển dụng nhân viên

Tương ứng với số lượng ứng viên cần tuyển dụng, doanh nghiệp cũng đặt ra thời hạn để tuyển người lấp đầy vị trí trống. Thời gian tuyển dụng nhân viên đi làm đúng thời hạn được coi là hiệu quả. Ngược lại, khi vị trí bỏ trống quá lâu mà bộ phận chưa tìm được ứng viên phù hợp, đây được coi là sự yếu kém trong công tác tuyển dụng.

Với vị trí key trong trong nghiệp, thời gian tuyển dụng có thể sẽ lâu hơn so với các vị trí mass. Tùy thuộc vào nhiều yếu tố quyết định đến thời gian tuyển dụng thành công, nhưng ở mỗi vị trí, đa số cấp lãnh đạo đều sẽ xem xét và đưa ra thời hạn phù hợp để bộ phận tuyển dụng có thể tìm kiếm, chiêu mộ nhân tài.

Xem thêm: Top phần mềm đánh giá nhân viên tốt nhất

2.4 Chi phí tuyển dụng

Chi phí tuyển dụng là một yếu tố quan trọng trong KPI của bộ phận tuyển dụng. Chi phí tuyển dụng thường tính dựa trên từng đợt tuyển dụng, từng vị trí tuyển dụng. Chi phí tuyển dụng/người đi làm càng thấp thì chiến dịch tuyển dụng đang hiệu quả.

Chi phí mỗi lần tuyển dụng = Ngân sách tuyển dụng (bao gồm cả tiền lương cho nhân viên nhân sự) / Số nhân viên mới vào làm việc trong cùng kỳ

Khi chi phí tuyển dụng/người quá cao, bộ phận tuyển dụng cần xem lại các khâu trong quy trình tuyển dụng, chẳng hạn như kênh tuyển dụng nào hiệu quả thì tập trung khai thác, tỷ lệ chuyển đổi qua mỗi vòng tuyển dụng cao hay thấp để phát hiện vấn đề & tìm cách cải thiện.

Để dễ dàng theo dõi chi phí, doanh nghiệp có thể sử dụng các phần mềm tuyển dụng. Với giải pháp quản lý tuyển dụng này, bộ phận HR có thể lên kế hoạch tuyển dụng chi tiết, theo dõi ngân sách chi trả cho từng đợt và báo cáo hiệu quả trong công tác tuyển dụng một cách chuyên nghiệp. Ngoài ra, công ty cũng sẽ dễ dàng theo dõi vào kiểm soát được kênh tuyển dụng hiệu quả, kênh đang tốn chi phí, kết quả so với mục tiêu để có phương án điều chỉnh phù hợp. 


2.5 Tỷ lệ ứng viên đạt yêu cầu

Tỷ lệ ứng viên đạt yêu cầu càng cao chứng minh đầu vào tuyển dụng càng là những ứng viên chất lượng. Nếu như những vòng đầu có lượng ứng viên ứng tuyển lớn, nhưng tỷ lệ ứng viên đạt yêu cầu lại thấp, đồng nghĩa với khâu thu hút ứng viên đang mở phễu quá rộng. Như vậy, công việc của NTD càng nhiều khi phải sàng lọc nhiều ứng viên, phỏng vấn nhiều tiêu tốn thời gian, thế nhưng hiệu quả cuối cùng không được như ý.

Nếu tỷ lệ ứng viên đạt yêu cầu cao, NTD có thể sử dụng chiến lược tuyển dụng này cho các đợt tuyển dụng  sắp tới khi tuyển dùng vị trí.

tỷ lệ chuyển đổi ứng viên

Tỷ lệ ứng viên đạt yêu cầu được tính bằng số nhân sự được tuyển dụng/tổng số ứng viên ứng tuyển. Trong một vài trường hợp, con số này được tính bằng Số lượng ứng viên đạt tiêu chuẩn của NTD sau các vòng tuyển dụng/Tổng số ứng viên ứng tuyển.

Nếu tỷ lệ này thấp, NTD nên xem lại:

  • Nguồn tuyển dụng
  • Nội dung tin tuyển dụng: Mô tả công việc, yêu cầu công việc,…
  • Câu hỏi khai thác ứng viên…

>>> Xem thêm: 9 phần mềm quản lý KPI miễn phí hiệu quả nhất

2.6 Tỷ lệ hoàn thành công việc được giao

Bên cạnh những chỉ số KPI được thể hiện trực tiếp qua kết quả tuyển dụng, nhà quản lý cũng cần đánh giá năng lực nhân viên dựa vào tỷ lệ hoàn thành công việc được giao. Bên cạnh công việc tuyển dụng trực tiếp, cán bộ tuyển dụng chắc chắn còn phải đảm nhiệm nhiều công việc khác như:

  • Lập kế hoạch tuyển dụng.
  • Các hoạt động để nâng cao thương hiệu tuyển dụng, truyền thông thương hiệu tuyển dụng.
  • Tạo các tài liệu phục vụ công việc.
  • Thực hiện công việc được giao trực tiếp từ nhà quản lý.

Nếu đánh giá năng lực của nhân viên tuyển dụng, đừng quên tỷ lệ hoàn thành công việc được giao, chẳng hạn: có hoàn thành công việc đúng hạn, kết quả công việc có tốt, có cải tiến, sáng tạo trong công việc?…

2.7 Tỷ lệ nhân viên nghỉ việc

Tỷ lệ nhân viên nghỉ việc khi đang trong kì thử việc cũng là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu quả tuyển dụng. Tỷ lệ nhân viên nghỉ càng cao, chứng tỏ ngay từ khâu tuyển dụng, HR đã không tìm đúng chân dung ứng viên, tuyển dụng sai người, dẫn đến tốn thời gian và nguồn lực của doanh nghiệp.

Nếu tình trạng nghỉ việc đang trong giai đoạn thử việc quá nhiều, thì doanh nghiệp cần phải xem xét để đánh giá lại quy trình tuyển dụng của mình.

Ngoài ra, nhằm nâng cao hiệu quả tuyển dụng, giảm chi phí và tạo ra nguồn ứng viên chất lượng cao, MISA AMIS xin giới thiệu đến quý anh chị sản phẩm AMIS Tuyển Dụng. Đây là phần mềm tuyển dụng uy tín tại Việt Nam với nhiều tính năng vượt trội, giúp giải quyết toàn bộ khó khăn trong công tác tuyển dụng nhân sự như:

  • Đăng tin trên quá nhiều kênh, khó khăn trong việc tổng hợp CV từ các nguồn.
  • Không có kế hoạch tuyển dụng, không có thương hiệu tuyển dụng, chưa thu hút được ứng viên.
  • Tốn kém quá nhiều chi phí trong việc tuyển dụng mà không thể tìm được nhân tài cho tổ chức.
  • Ứng viên có những trải nghiệm kém trong việc ứng tuyển, phỏng vấn, ấn tượng không tốt về công ty.

AMIS Tuyển Dụng có thể giải quyết được toàn bộ các khó khăn kể trên, giúp bộ phận HR có thể lên kế hoạch dễ dàng, xây dựng được thương hiệu tuyển dụng chuyên nghiệp và giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều ứng viên. Với phần mềm, công ty có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho hoạt động tuyển dụng mà vẫn đảm bảo tuyển đủ người cho các vị trí đang còn trống.

Ông Nguyễn Văn An, Giám đốc Công ty Cổ phần Minh An Việt chia sẻ:

“Ngay từ khi dùng thử tôi đã rất thích AMIS Tuyển dụng vì phần mềm xây dựng quy trình tuyển dụng hiệu quả, hệ thống báo cáo chuyên nghiệp, tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức. Đây là những điều mà trước đây công ty tôi chưa làm được.”

Đăng ký trải nghiệm AMIS Tuyển dụng hoàn toàn miễn phí

Dùng ngay miễn phí

Trên đây là những chỉ số KPI đánh giá hiệu quả tuyển dụng tại doanh nghiệp. Chúc bạn ứng dụng thành công và gặt hái nhiều trái ngọt trong những đợt chiêu mộ nhân tài sắp tới.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 7 Trung bình: 5]
Ngọc Ánh
Tác giả
Chuyên gia phát triển nguồn nhân lực
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả