Marketing Automation là gì? Tìm hiểu lợi ích, cách triển khai Marketing Automation

31/05/2023
2969

Marketing Automation là giúp pháp giúp tự động hóa các quy trình Marketing, tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu suất tiếp thị. Các doanh nghiệp sử dụng các phần mềm Marketing Automation thành công sẽ có được khách hàng và ngược lại.

Trong bài viết này, mình sẽ cung cấp cái nhìn toàn diện về Marketing Automation và cách áp dụng để mang lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp của bạn!

Marketing Automation là gì?

Marketing Automation là sử dụng phần mềm, công cụ để tự động triển khai các công việc lặp đi lặp lại như gửi Email Marketing, SMS Marketing, đăng bài trên Social, chạy các chiến dịch quảng cáo,… một cách nhanh chóng, hiệu quả và có thể đo lường kết quả.

minh họa Workflow của Marketing Automation
Marketing Automation là việc thực hiện tự động hóa các quy trình tiếp thị

Marketing Automation không chỉ thực hiện các đầu việc trong quy trình tiếp thị trở nên dễ dàng, hiệu quả mà còn với mục đích nâng cao hơn là xây dựng được trải nghiệm cá nhân hóa cho khách hàng.

Một hệ thống Marketing Automation bao gồm:

Tóm lại, Marketing Automation là sự kết hợp giữa dữ liệu, công nghệ và quy trình tự động hóa để tạo ra các chiến dịch tiếp thị hiệu quả và cá nhân hóa ở quy mô lớn.

Vai trò của Marketing Automation trong hoạt động Digital Marketing

Marketing Automation trong Digital Marketing là gì

Nếu Digital Marketing là các hoạt động tiếp thị trên nền tảng kỹ thuật số thì Marketing Automation là công cụ để các Marketer thực hiện các hoạt động tiếp thị trong Digital Marketing một cách hiệu quả.

Cụ thể:

  • Tự động các công việc lặp đi lặp lại như gửi email, lên lịch đăng bài, quản lý lead một cách hiệu quả từ đó tiết kiệm thời gian và nguồn lực.
  • Phân khúc khách hàng và xây dựng trải nghiệm cá nhân dựa trên dữ liệu hành vi khách hàng như: dữ liệu nhân khẩu học, hành vi truy cập website, sự tương tác, lịch sử giao dịch,…
  • Đưa ra báo cáo và phân tích chi tiết về các chiến dịch Marketing để tối ưu hóa và thực hiện A/B Testing.
  • Tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa Marketing và Sales thông qua Lead Scoring.

Lợi ích mà Marketing Automation mang lại cho doanh nghiệp

Lợi ích mà của Marketing Automation

Ta đã biết lợi ích mà Marketing Automation với Marketing rồi vậy thì trên góc độ doanh nghiệp thì thu được những lợi ích gì?

  • Loại bỏ tác vụ thủ công nên tăng hiệu quả vận hành, giảm yêu cầu về số lượng nhân sự, giảm sai sót do vấn đề con người.
  • Nâng cao trải nghiệm khách hàng: gửi đúng thông điệp, đúng thời điểm.
  • Tối ưu chi phí và tăng ROI: giảm lãng phí trong việc chạy chiến dịch không hiệu quả.
  • Cải thiện khả năng đo lường và báo cáo cho nhà quản lý dễ dàng nắm bắt tình hình và hiệu quả quảng cáo.

Sự khác nhau giữa Marketing Automation trong doanh nghiệp B2B và B2C

Ta đã biết sự khác nhau giữa doanh nghiệp B2B và B2C về khách hàng, hành trình mua hàng. Vậy việc áp dụng Marketing Automation giữa B2B và B2C khác nhau như thế nào?

Sự khác nhau giữa B2B và B2C

Với doanh nghiệp B2B, Marketing Automation tập trung vào chăm sóc khách hàng tiềm năng (lead nurturing) trong thời gian dài, bởi chu kỳ mua hàng trong B2B thường phức tạp và kéo dài hơn.

Trong khi doanh nghiệp B2C, Marketing Automation sẽ tối ưu hóa cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng ở quy mô lớn, bởi hành trình mua sắm trong B2C thường nhanh hơn và cảm xúc đóng vai trò quan trọng.

Dưới đây là bảng so sánh chi tiết:

Yếu tố B2B Marketing Automation B2C Marketing Automation
Chu kỳ mua hàng Dài hạn, phức tạp, nhiều bước Ngắn hạn, nhanh chóng, tập trung vào cảm xúc
Trọng tâm Nuôi dưỡng lead, xây dựng mối quan hệ lâu dài Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng ở quy mô lớn
Lead scoring Rất quan trọng, giúp xác định độ sẵn sàng mua Ít sử dụng hơn
Nội dung Giá trị chuyên sâu, mang tính giáo dục Thông điệp nhanh, kích thích hành động ngay lập tức
Tương tác Qua email, hội thảo, tài liệu chuyên sâu Qua email, tin nhắn, quảng cáo, thông báo nhanh

Quy trình 5 bước triển khai Marketing Automation cho doanh nghiệp

quy trình triển khai Marketing Automation

Bước 1: Xác định mục tiêu cụ thể

Khi bắt đầu, doanh nghiệp cần làm rõ các mục tiêu Marketing Automation hướng đến, bao gồm:

  • Tăng chuyển đổi từ lead thành khách hàng.
  • Tăng trải nghiệm khách hàng thông qua tiếp thị cá nhân hóa.
  • Tối ưu hóa chi phí Marketing.

Bước 2: Lựa chọn phần mềm Marketing Automation phù hợp

Không phải mọi phần mềm Marketing Automation đều phù hợp với doanh nghiệp. Ta cần lựa chọn phần mềm về:

  • Tính năng như email marketing, lead scoring, CRM, social media management.
  • Khả năng tích hợp: công cụ sẵn có như CRM, Google Analytics hoặc nền tảng e-commerce.
    Chi phí, hỗ trợ kỹ thuật.

aiMarketing

>>> Phần mềm Amis AiMarketing đáp ứng mọi nhu cầu cho mọi người nghiệp.

Bước 3: Xây dựng chiến lược dữ liệu

Dữ liệu là nền tảng cho mọi hoạt động Marketing Automation. Để xây dựng dữ liệu ta cần:

  • Thu thập thông tin khách hàng trên nhiều nguồn (website, mạng xả hội, email)
  • Lưu trữ dữ liệu khách hàng (thường thông qua phần mềm CRM).
  • Phân tích dữ liệu để hiểu hành vi, sở thích của khách hàng, từ đó xây dựng chiến dịch phù hợp.

Bước 4: Thiết lập quy trình tự động

Dựa trên mục tiêu và dữ liệu, lúc này doanh nghiệp sẽ thiết lập các quy trình tiếp thị tự động như:

  • Tự động gửi Email Marketing như: gửi email chào mừng, Email nhắc nhở, hay email chăm sóc khách hàng.
  • Tự động quản lý thông tin khách hàng, chấm điểm lead, và tự động phân phối lead cho đội ngũ bán hàng.
  • Tự động quản lý social như đăng bài, tự động trả lời tin nhắn, theo dõi tương tác.

Bước 5: Theo dõi, phân tích và tối ưu hóa

Triển khai Marketing Automation không phải là quá trình “cài đặt một lần và quên đi” mà cần phải liên tục đo lường, theo dõi và tối ưu. Doanh nghiệp cần phải:

  • Theo dõi các chỉ số như tỷ lệ CTR, tỷ lệ mở Email, ROI.
  • Phân tích dữ liệu để thấy được những gì hoạt động hiểu quả và cái gì cần cải thiện.
  • Điểu chỉnh Workflow tự động, thử nghiệm A/B Testing để cải thiện hiệu suất.

9 Mẹo hay giúp doanh nghiệp triển khai Marketing Automation hiệu quả

  1. Thu thập dữ liệu thật chi tiết nhất có thể để phân khúc khách hàng thành các phân khúc cụ thể. Từ đó tạo ra được các chiến dịch tiếp thị riêng cho từng nhóm khách hàng.
  2. Tích hợp chatbots để hỗ trợ khách hàng 24/7.
  3. Cài đặt các chiến dịch Email tự động dựa trên các sự kiện cụ thể của khách hàng như: đăng ký tài khoản, tải tài liệu, bỏ giỏ hàng, hoặc hoàn thành đơn hàng.
  4. Tự động phân loại và đánh giá lead bằng Lead Scoring.
  5. Dùng A/B Testing không chỉ cho Email mà còn cho các Landing Page.
  6. Tạo chuỗi Email tự động sau mỗi giao dịch.
  7. Sử dụng Retargeting để tối đa hóa ROI.
  8. Tích hợp nhiều kênh liên lạc khác nhau để tự động hóa quy trình chăm sóc khách hàng.
  9. Phân bổ nội dung dựa trên các giai đoạn hành trình khách hàng.

Ví dụ áp dụng Marketing Automation thực tế

Để hiểu rõ hơn về Marketing Automation và cách triển khai, ta sẽ đi vào một ví dụ cụ thể như sau:

Doanh nghiệp:

Một thương hiệu thời trang bán lẻ tại cửa hàng và chủ yếu bán trên website, chuyên cung cấp quần áo và phụ kiện cho phụ nữ từ 25 – 45 tuổi là người làm văn phòng và thích mua sắm Online.

Cách triển khai Marketing Automation như sau:

1. Thu thập dữ liệu khách hàng:

Các thông tin thu thập gồm tên tuổi, số điện thoại, địa chỉ, email, lịch sử mua sắm.

Ta sẽ thu thập thông tin khách hàng qua các mẫu Form đăng ký trong Email, trên các Pop-up ở website, form nhận giảm giá, khuyến mại trên website, các hành vi người dùng trên web qua Google Analytics.

Tiến hành phân khúc khách hàng thành:

  • Khách hàng mới (mua lần đầu).
  • Khách hàng quay lại.
  • Khách hàng có khả năng bỏ giỏ hàng.
  • Khách hàng tiềm năng.

2. Xây dựng các chiến lược Marketing Automation:

Chiến dịch 1: Tạo email chào mừng cho khách hàng mới:

  • Mục tiêu: Tạo ấn tượng ban đầu và giới thiệu thương hiệu, xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách.
  • Quy trình tự động:
    • Khi khách đăng ký tài khoản trên website, gửi email tự động chào mừng và cung cấp mã giảm giá cho lần mua hàng đầu tiên.
    • Trong 2 tuần tiếp theo, gửi thêm 2 email giới thiệu về các bộ sưu tập mới, các sản phẩm bán chạy và khuyến kịch mua sắm.

Chiến dịch 2: Giảm giá cho khách hàng bỏ giỏ hàng:

  • Mục tiêu: tăng tỷ lệ chuyển đổi cho khách hàng đã thêm sản phẩm vào giỏ hàng nhưng chưa hoàn tất thanh toán.
  • Quy trình tự động:
    • Nếu khách hàng bỏ giỏ hàng mà không thanh toán trong 24 giờ, hệ thống gửi email nhắc nhở với lời đề nghị giảm giá hoặc miễn phí vận chuyển.
    • Nếu khách hàng vẫn không phản hồi, một Email thứ hai sẽ được gửi đi nêu về những lợi ích của sản phẩm và một mã giảm giá tốt hơn.

Chiến dịch 3: Gợi ý sản phẩm dựa trên hành vi mua sắm

  • Mục tiêu: Tăng giá trị đơn hàng và khuyến khích khách hàng quay lại mua sắm.
  • Quy trình tự động:
    • Dựa trên lịch sử mua sắm của khách hàng, hệ thống sẽ tự động gửi Email với gợi ý về sản phẩm phù hợp như các phụ kiện đi kèm với sản phẩm đã mua.
    • Hoặc có thể tạo ra các chiến dịch email riêng biệt cho từng khách hàng như khách hàng đã mua áo mùa hè sẽ nhận được gợi ý sản phẩm mùa thu và mùa đông.

Chiến dịch 4: Nuturing Email cho khách hàng tiềm năng

  • Mục tiêu: Kéo khách hàng quay lại sau một thời gian dài không tương tác.
  • Quy trình tự động:
    • Nếu một khách hàng không quay lại sau 30 ngày, hệ thông sẽ gửi tự động các email giới thiệu ưu đãi đặc biệt hoặc các bộ sưu tập mới.
    • Nếu cần chuyển đổi nhanh chóng thì có thể thêm các mã giảm giá có hạn hoặc phần quà tặng kèm.

3. Tối ưu hóa trải nghiệm người dùng:

Dựa vào hành vi người dùng trên web, ta có thể tối ưu vị trí CTA trên website, tối ưu giao diện thiết kế cho người dùng.

4. Theo dõi và phân tích:

Theo dõi các chỉ số tỷ lệ mở Email, tỷ lệ chuyển đổi, tỷ lệ nhấp cho từng chiến dịch có thể biết được cách để tối ưu chiến dịch sao cho hiệu quả hơn.

Trên đây là một ví dụ đơn giản về cách áp dụng Marketing Automation cho doanh nghiệp như thế nào?

4 Quan điểm sai lầm về Marketing Automation

Có rất nhiều quan điểm sai lầm về Marketing Automation mà các doanh nghiệp cần tránh như:

  • Tự động hóa là cài đặt một lần và dùng mãi.
  • Marketing Automation chỉ dùng cho doanh nghiệp lớn.
  • Automation làm giảm yếu tố con người.
  • Marketing Automation là Spam.

Trên đây là 4 quan điểm mà mình thấy nhiều người hay hiểu sai về Marketing Automation nhất.

Thực tế, Marketing Automation là hoạt động triển khai liên tục và cần phải theo dõi tối ưu.

Ngày nay, bất kỳ cá nhân hay doanh nghiệp nào kinh doanh đều nên sử dụng Marketing Automation để bán hàng.

Automation chỉ giúp con người dễ dàng và hiệu quả các công việc thủ công, còn muốn đem lại được hiệu quả vẫn cần con người để xây dựng và vận hành.

Các nội dung trong Marketing Automation cần phải đi theo mục tiêu trao giá trị và xây dựng mối quan hệ lâu dài chứ không phải Spam.

Lời kết:

Mong rằng qua bài viết chi tiết này, các bạn đã hiểu được khái niệm, lợi ích và cách triển khai Marketing Automation chi tiết nhất.

Nếu doanh nghiệp bạn đang cần một tiếp thị tự động thì hãy đăng ký miễn phí dùng thử ngay phần mềm AiMarketing của Amis Misa ngay!

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 2 Trung bình: 5]
Hà Nguyễn
Tác giả
Trưởng phòng Inbound Marketing viện MIBI MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả