Kiến thức nhân sự Lương và phúc lợi Quy trình kiểm tra và sàng lọc nhân viên cực hiệu quả...

Làm sao để công ty luôn duy trì tỷ lệ nhân viên phù hợp là cao nhất? Đây vừa là những người tạo ra giá trị lớn cho doanh nghiệp, vừa có mong muốn gắn bó lâu dài với tổ chức. Bài viết sau đây MISA AMIS HRM sẽ mách bạn quy trình kiểm tra và sàng lọc nhân viên hiệu quả ngay từ khi tuyển dụng cũng như trong quá trình nhân viên làm việc. Bộ quy trình này có thể áp dụng hiệu quả với mọi quy mô doanh nghiệp.

TẢI MIỄN PHÍ DASBOARD NHÂN SỰ – ĐIỀN SỐ TỰ ĐỘNG NHẢY

quy trình sàng lọc nhân viên

1, Hình thành trung tâm đào tạo nội bộ công ty

Một công ty dù lớn hay nhỏ đều nên có một trung tâm đào tạo nội bộ công ty. Nếu công ty quy mô nhỏ hoặc startup, người làm đào tạo nội bộ có thể kiêm nhiệm một vài công việc khác. Người này cần hiểu rõ sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi của công ty để có thể truyền tải đúng tính thần, giá trị mà công ty theo đuổi đến nhân sự mới. Nếu doanh nghiệp lớn, nên có bộ phận hoặc người phụ trách riêng về công tác đào tạo nội bộ.

Tổ chức các chương trình đào tạo vừa mang tính chuyên môn, vừa mang tính định hướng về tư tưởng, giá trị, lịch sử, truyền thống công ty. Công tác đào tạo nội bộ nên được tổ chức thường xuyên, đặc biệt là công tác đào tạo về chuyên môn, nâng cao kiến thức, kỹ năng trong công việc.

Ở một số tập đoàn lớn, công tác đào tạo nội bộ đặc biệt được chú trọng. Vừa giúp nhân viên thấu hiểu văn hóa doanh nghiệp, vừa nâng cao trình độ cho cả hệ thống. Các phương pháp tư duy mới trong công việc luôn được thử nghiệm và ứng dụng cho từng bộ phận, nếu hiệu quả thì sẽ được nhân rộng.

2, Theo đuổi chính sách “thăng tiến từ thấp đến cao”

Không ít doanh nghiệp lớn tại Việt Nam áp dụng văn hóa “thăng tiến từ thấp đến cao”. Những vị trí chủ chốt tại công ty có đến 80% do nhân viên được thăng cấp sau một quá trình làm việc lâu dài tại doanh nghiệp.

Theo đuổi chính sách “thăng tiến từ thấp đến cao” để những nhân viên trẻ có thời gian rèn luyện, uốn nắn họ theo phong cách công ty, thăng tiến từ nội bộ công ty bao giờ cũng giúp ban lãnh đạo và các nhà quản lý nhìn chung một hướng, cùng chung lý tưởng. Tránh tình trạng tuyển quản lý cấp cao vào doanh nghiệp nhưng khác văn hóa, phong cách làm việc, dễ xảy đến tình trạng xung đột nội bộ.

Thăng tiến từ cấp thấp đến cấp cao trong nội bộ

Chính sách này cũng là cách để doanh nghiệp sàng lọc những nhân viên không có ý định gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Với những người chưa thể hiện được năng lực, chưa tạo được nhiều giá trị cho công ty mà muốn sự thăng tiến, đây là điều không thể. Những nhân viên như vậy thường có xu hướng nhảy việc liên tục, đây cũng là đối tượng mà doanh nghiệp cần tìm kiếm để sàng lọc khỏi bộ máy.

3, Kiểm tra định kỳ nhân viên về văn hóa và chuyên môn công việc

Kiểm tra nhân viên định kỳ là công việc cần thiết để doanh nghiệp có những đánh giá về nhân viên, đồng thời kiểm soát được thực trạng tuân thủ quy trình, quy định và am hiểu văn hóa của nhân viên trên diện rộng.

Tại doanh nghiệp, mỗi bộ phận sẽ có những kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn riêng. Nếu nhân viên tại phòng ban đó không đáp ứng được kiến thức, kinh nghiệm để phục vụ khách hàng, sáng tạo sản phẩm hay yêu cầu tối thiểu để đáp ứng công việc, doanh nghiệp sẽ xem xét để nhân viên đó tham gia đào tạo hoặc có quyết định sa thải nếu nhân viên này có ý thức kỷ luật kém.

Kiểm tra định kỳ thường được tiến hành sau mỗi 3 hoặc 6 tháng, trong đó có cả kiểm soát về mặt đáp ứng công việc được giao. Đối với những công việc được giao, nhà quản lý sẽ căn cứ trên các yếu tố sau:

  • Nhân viên có hoàn thành hết các đầu việc được giao hay không?
  • Kết quả công việc có đem lại giá trị hay lợi ích cao cho doanh nghiệp?
  • Tiến độ thực hiện các công việc được giao? Thường hoàn thành trước hạn, đúng hạn hay trễ hạn?

Đối với bài kiểm tra về văn hóa doanh nghiệp, các câu hỏi được sử dụng thường bao gồm:

  • Quy trình quy định của công ty
  • Văn hóa phục vụ khách hàng
  • Văn hóa giao tiếp trong doanh nghiệp
  • Văn hóa chia sẻ thông tin, kiến thức….

4, Thưởng phạt gắn liền với tư tưởng cốt lõi doanh nghiệp

Trong quy trình kiếm tra và sàng lọc nhân viên không thể thiếu hoạt động thưởng phạt nhân viên.

Một công ty nên có biện pháp thưởng phạt nghiêm minh với ai duy trì/vi phạm tư tưởng cốt lõi. Chấp nhận và tạo cơ hội cho những lỗi lầm không vi phạm tư tưởng cốt lõi, còn những ai vi phạm tư tưởng cốt lõi sẽ bị loại ra khỏi công ty ngay lập tức. Nguyên tắc này đặc biệt hữu dụng, doanh nghiệp có thể nhanh chóng sàng lọc những người không phù hợp với văn hóa doanh nghiệp.

Nguyên tắc thưởng thường được áp dụng như sau:

  • Thưởng cho nhân viên không vi phạm quy định của công ty đạt thành tích cao trong công việc hoặc có sáng kiến phát triển sản phẩm/dịch vụ mới, cải thiện sản phẩm/dịch vụ hiện có.
  • Số tiền thưởng nhân viên nhận được tại thời điểm xét thưởng sẽ tỷ lệ với doanh thu mà nhân viên đó làm ra cho Công ty trong khoảng thời gian xét thưởng
  • Người được khen thưởng cũng sẽ được tuyên dương để là tấm gương tiêu biểu trong doanh nghiệp, tạo văn hóa học tập và phấn đấu, nỗ lực hơn trong công việc

Nguyên tắc phạt:

  • Phạt do vi phạm quy định của công ty như giờ làm việc, trang phục làm việc, phạt do làm sai quy trình,…: Nhắc nhở hoặc phạt tài chính với các trường hợp kể trên
  • Phạt do vi phạm văn hóa phục vụ khách hàng gây ảnh hưởng đến uy tín, lợi nhuận của công ty: Phạt tài chính, hạ cấp bậc hoặc không xem xét tăng lương trong kỳ điều chỉnh lương gần nhất
  • Phạt do vi phạm văn hóa phục vụ khách hàng, vi phạm quy trình bảo mật, an toàn tại công ty gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, lợi nhuận của công ty: Xem xét đến việc chấm dứt hợp đồng lao động

Khi doanh nghiệp có quy trình kiểm tra và sàng lọc nhân viên liên tục và chặt chẽ, mọi hoạt động diễn ra tại doanh nghiệp sẽ đi vào quy củ và công tác vận hành sẽ đạt hiệu quả cao.

Chúc cho doanh nghiệp bạn sẽ xây dựng được một quy trình kiểm tra, sàng lọc nhân viên hiệu quả để phát triển doanh nghiệp theo đúng định hướng chiến lược mà công ty luôn theo đuổi.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 3 Trung bình: 5]