4 Chiến lược kinh doanh thời khủng hoảng giúp DN biến nguy thành cơ

10/07/2020
1108

Covid – 19 đã làm thay đổi hoàn toàn cách thức làm việc, giao tiếp. Nhiều doanh nghiệp đã buộc phải đóng cửa nhưng cũng có những doanh nghiệp tìm thấy cơ hội trong chính thời điểm đại dịch diễn ra. Dưới đây là chiến lược kinh doanh thời khủng hoảng, giúp doanh nghiệp biến nguy thành cơ, duy trì tăng trưởng.

Không ít các CEO luôn trăn trở với câu hỏi: “Làm thế nào để duy trì tăng trưởng và điều chính chiến lược kinh doanh của mình trong thời kỳ bất ổn kinh tế toàn cầu?”.

kinh doanh thời khủng hoảng

Mặc dù quy trình bán hàng B2B đã thay đổi nhưng 76% khách hàng khi được hỏi vẫn cho rằng cuộc gặp gỡ với nhân viên kinh doanh là cần thiết khi muốn mua sản phẩm mới. Và đó chính là cơ hội tuyệt vời để doanh nghiệp cải thiện chiến lược kinh doanh thời khủng hoảng của mình.

  • Chiến lược kinh doanh thứ 1: Bán hàng trực tiếp thông qua sự gặp gỡ trên website
  •  Chiến lược kinh doanh thứ 2: Bán hàng bên trong inside sales
  •  Chiến lược kinh doanh thứ 3: Đẩy mạnh tiếp thị kỹ thuật số
  •  Chiến lược kinh doanh thứ 4: Làm sạch dữ liệu khách hàng

1. Chiến lược kinh doanh bán hàng trực tiếp trên website

Website là bộ mặt của doanh nghiệp, chứa đựng toàn bộ thông tin về doanh nghiệp cũng như công năng sản phẩm, dịch vụ. Chính vì thế, đây là nơi khách hàng sẽ ghé thăm nhiều nhất, dừng chân lâu nhất.

Website của bạn có cấu trúc như thế nào? Liệu nó có cung cấp một hành trình hợp lý, phù hợp với hành trình mua hàng của khách hàng không? Bởi trong thời điểm giãn cách xã hội, thay vì trực tiếp đến cửa hàng xem sản phẩm, người tiêu dùng có xu hướng tìm kiếm thông tin online nhiều hơn.

chiến lược kinh doanh thời khủng hoảng trên website

Nếu website của doanh nghiệp đã hợp lý rồi, thì liệu khách hàng có thể thực hiện hành vi mua hàng trên chính website không?

Trả lời được những câu hỏi trên, doanh nghiệp có thể cải thiện được lượng khách hàng tìm đến mình một cách tự nhiên cũng như giữ chân khách hàng lâu nhất có thể tại “nhà” mình.

2. Chiến lược kinh doanh inside sales

Xuất hiện vào cuối những năm 1990 hoặc đầu 2000, thuật ngữ inside sales xuất hiện để phân biệt với outside sales. Thuật ngữ này dùng để chỉ những nhân viên bán hàng tiếp cận khách hàng từ xa thông qua điện thoại, email.

Bạn đừng nhầm lẫn inside sales với telesale. Họ inside sales không hề gọi điện cho khách hàng theo kịch bản soạn trước mà là những người được đào tạo bài bản và sáng tạo trong cuộc nói chuyện với khách hàng. Họ xác định chiến lược bán hàng để bán sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng.

chiến lược kinh doanh thời khủng hoảng inside sales
Những nhân viên bán hàng tiếp cận khách hàng từ xa thông qua điện thoại, email

Thời điểm covid-19 diễn ra, inside sales được các doanh nghiệp chú ý đặc biệt bởi người tiêu dùng luôn tìm cách để mua hàng hóa trực tuyến hoặc qua điện thoại. Và họ sẽ ra quyết định mua hàng nhanh chóng nếu gặp được một inside sales được đào tạo bài bản.

Để inside sales hiệu quả, bắt buộc họ phải được trang bị công cụ thu thập, lưu trữ và quản lý thông tin khách hàng chuyên nghiệp. Công cụ đó ngoài phần mềm CRM thì còn có thể là gì khác?

Với phần mềm quản lý thông tin khách hàng có khả năng lưu giữ những thông tin về lịch sử giao dịch, phản ánh của khách hàng mà bộ phận inside sales hiểu rõ hơn về insight khách hàng, từ đó dễ dàng “chạm vào nỗi đau” của khách hàng.

>> Đọc thêm về Hệ thống CRM để hiểu rõ hơn về cách quản lý quan hệ khách hàng

3. Chiến lược kinh doanh đẩy mạnh tiếp thị kỹ thuật số

Tiếp thị kỹ thuật số là thuật ngữ chỉ việc sử dụng internet, thiết bị di động, phương tiện truyền thông xã hội, công cụ tìm kiếm và các kênh khác để tiếp cận khách hàng. Với sự phát triển của phương tiện truyền thông xã hội như LinkedIn, Facebook, YouTube và Twitter, khách hàng trở nên phụ thuộc rất nhiều vào thiết bị điện tử kỹ thuật số trong cuộc sống hàng ngày.

Và chiến lược kinh doanh thời khủng hoảng về phương diện này của doanh nghiệp rất đơn giản, ở đâu có khách hàng, ở đó phải có sự hiện diện của thương hiệu.

Một số kênh tiếp thị kỹ thuật số phổ biến mà doanh nghiệp có thể bắt đầu sử dụng ngay là:

chiến lược tiếp thị kỹ thuật số

Tối ưu hóa nội dung cho công cụ tìm kiếm: Khi khách hàng tìm kiếm thông tin trên trang tìm kiếm google, thói quen của họ là sẽ click vào những kết quả xuất hiện đầu tiên. Và đó là cuộc chiến khốc liệt của các doanh nghiệp, làm sao để luôn xuất hiện ở vị trí đầu trên trang tìm kiếm google.

Thường xuyên cập nhật trang blog: Mỗi ngày, có hàng ngàn nội dung mới được sản xuất, nếu bạn dừng chân nghỉ ngơi thì doanh nghiệp bạn nhất định bị đối thủ vượt mặt. Vì vậy, hãy đảm bảo những thông điệp, nội dung trên trang blog của doanh nghiệp luôn được cập nhật thường xuyên.

Tiếp cận khách hàng thông qua email cá nhân hóa: Các email được cá nhân hóa sẽ dễ dẫn dắt khách hàng mở và đọc email, giúp doanh nghiệp trở nên gần gũi với khách hàng

Đẩy mạnh truyền thông trên các mạng xã hội: Tận dụng mạng xã hội, doanh nghiệp sẽ bắt gặp rất nhiều khách hàng tiềm năng và các mối quan hệ của họ. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tăng sức lan tỏa của thương hiệu.

4. Chiến lược kinh doanh “làm sạch” dữ liệu khách hàng

Còn cơ hội nào tốt hơn thời điểm này, khi mà cuộc sống chậm lại, và doanh nghiệp bạn có thời gian để nhìn lại toàn bộ quá trình hoạt động, quy trình làm việc của mình trong quá khứ?

Giống trong một trận bóng, Covid-19 là thời điểm nghỉ giải lao để cầu thủ là các nhân viên tái tạo sức chiến đấu còn huấn luyện viên là các Giám đốc điều hành cải tổ chiến thuật, thay đổi lối chơi, chuẩn bị ghi bàn ở hiệp đấu tiếp theo.

Có thể nhận thấy, có 3 kiểu doanh nghiệp như sau:

Doanh nghiệp chưa có hệ thống quản lý thông tin khách hàng: không thể am hiểu khách hàng, thường xuyên bị mất khách hàng và tỷ lệ khách hàng quay lại sử dụng sản phẩm = 0

Doanh nghiệp quản lý thông tin khách hàng bằng excel: sẽ phải đối mặt với khó khăn thông tin khách hàng bị chia nhỏ, rời rạc, mức độ bảo mật tuy cao hơn kiểu 1 nhưng lại bị giới hạn về dung lượng.

Doanh nghiệp quản lý thông tin khách hàng bằng phần mềm CRM: quản lý thông tin khách hàng minh bạch, đầy đủ thông tin để nhân viên bán hàng dễ dàng gãi đúng chỗ ngứa, chạm vào nỗi đau của khách hàng.

Đại dịch không lường trước này là thách thức cho tất cả mọi doanh nghiệp, không phân biệt lĩnh vực cũng như thâm niên hoạt động. Chiến lược kinh doanh thời khủng hoảng không phải là tấm vé đưa doanh nghiệp thoát khỏi suy thoái kinh tế trong covid-19 mà đơn giản là lời hướng dẫn. Những doanh nghiệp chủ động ứng phó chắc chắn sẽ tìm thấy cơ hội phát triển trong chính nguy cơ toàn cầu này.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Tuyến Phạm
Tác giả
Giám đốc Kinh doanh tại MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả