Mẫu đơn xin nghỉ không lương chuẩn cho người lao động

12/10/2024
2041

Trong trường hợp phải xử lý các công việc gia đình, cá nhân và sức khỏe dài ngày, người lao động có thể lựa chọn phương án xin nghỉ không lương. Mẫu đơn xin nghỉ không lương chuẩn từ MISA AMIS HRM sẽ giúp cán bộ nhân viên diễn đạt một cách chính xác nguyện vọng của mình với quản lý.

1. Mẫu đơn xin nghỉ không lương là gì?

mẫu đơn xin nghỉ không lương
Mẫu đơn xin nghỉ không lương dùng khi nào?

Mẫu đơn xin nghỉ không lương là văn bản được soạn thảo bởi người lao động với mục đích xin nghỉ trong một khoảng thời gian nhất định và không hưởng lương trong thời gian nghỉ.

Căn cứ vào Điều 115 Bộ luật lao động 2019, các trường hợp nghỉ việc không lương gồm:

  • Nghỉ 03 ngày khi kết hôn.
  • Nghỉ 01 ngày khi con đẻ, con nuôi kết hôn.
  • Nghỉ 03 ngày khi cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết.
  • Nghỉ không hưởng lương 1 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

Bên cạnh đó ngươì lao động có thể chủ động xin nghỉ không lương khi:

  • Gặp vấn đề sức khỏe: Trong trường hợp bạn gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hoặc cần phải điều trị.
  • Học tập hoặc phát triển cá nhân: Tham gia vào các khóa học, đào tạo hoặc chương trình học tập để nâng cao kỹ năng và kiến thức của bản thân…
  • Kỳ nghỉ không chế độ: Nghỉ phép trong thời gian không được hưởng lương để đi du lịch cá nhân hoặc nghỉ ngơi.

2. Mẫu đơn xin nghỉ không lương – Tải miễn phí

Hiện tại không có văn bản pháp luật nào quy định về mẫu đơn xin nghỉ không lương. Mẫu này được ban hành cụ thể tùy theo mỗi doanh nghiệp, tổ chức. Trong đơn xin nghỉ không lương, thông tin quan trọng hàng đầu là lý do nghỉ, thời gian nghỉ và xác nhận không hưởng lương trong thời gian đó. Ngoài ra người làm đơn có thể nêu các biện pháp xử lý công việc như bàn giao cho đồng nghiệp.

Bạn hãy tham khảo hướng dẫn viết đơn xin nghỉ không lương sau:

1. Điền tên doanh nghiệp đang làm việc

2. Điền tên bộ phận, chức vụ của người có thẩm quyền phê duyệt đơn xin nghỉ không lương. Điều này phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức và quy định của doanh nghiệp.

3. Điền tên phòng ban, bộ phận đang làm việc.

4. Điền ngày tháng năm bắt đầu và kết thúc nghỉ phép dự kiến

6. Điền lý do xin nghỉ phép rõ ràng, trình bày cụ thể để người nhận đơn có cơ sở chấp thuận và phê duyệt. Nên tránh ghi những lý do chung chung như lý do cá nhân, bận việc gia đình.

7. Điền họ tên, chức vụ, phòng ban của người nhận bàn giao.

8. Liệt kê các công việc cần bàn giao trong thời gian nghỉ phép, càng chi tiết càng tốt. Việc này giúp người tiếp nhận dễ dàng nắm được nhiệm vụ, người duyệt đơn dễ dàng giám sát.

9. Người xin nghỉ không lương ký và ghi rõ họ tên ở cuối đơn.

Dưới đây là gợi ý cho 3 mẫu đơn xin nghỉ việc tạm thời không lương bạn có thể áp dụng khi cần thiết:

3.1 Mẫu đơn xin nghỉ không lương để chữa bệnh

Mẫu 1: Mẫu đơn xin nghỉ không lương để chữa bệnh
Mẫu đơn xin nghỉ không lương để chữa bệnh

3.2 Mẫu đơn nghỉ không lương vì lý do gia đình

Mẫu 2: Mẫu đơn nghỉ việc tạm thời không lương vì lý do gia đình
Mẫu đơn nghỉ việc tạm thời không lương vì lý do gia đình

3.3 Mẫu đơn xin nghỉ không lương khi có việc riêng

Mẫu 3: Mẫu đơn xin nghỉ không lương khi có việc riêng cá nhân
Mẫu đơn xin nghỉ không lương khi có việc riêng cá nhân
>>> Tải các mẫu đơn xin nghỉ không lương TẠI ĐÂY

 4. Những lưu ý khi viết đơn xin việc không lương

Khi viết đơn xin nghỉ việc không lương, có một số lưu ý quan trọng để đảm bảo đơn của bạn được viết một cách chính xác và chuyên nghiệp:

  • Đảm bảo cấu trúc và bố cục: Đơn xin nghỉ không lương nên tuân thủ cấu trúc chuẩn và có bố cục rõ ràng. Điều này giúp đơn của bạn dễ đọc và hiểu, cũng như tạo ấn tượng chuyên nghiệp.
  • Trình bày lý do một cách rõ ràng: Lý do nghỉ không lương cần được trình bày một cách chi tiết và ngắn gọn. Giải thích rõ ràng về tình huống cá nhân, gia đình hoặc sức khỏe mà đòi hỏi bạn phải nghỉ việc không lương.
  • Ghi lại nội dung công việc bàn giao: Trong đơn, hãy đề cập đến việc đã thống nhất với người được bàn giao công việc trước đó. Ghi rõ và cụ thể về nội dung công việc đã được chuyển giao để đảm bảo sự thông suốt trong quá trình chuyển giao công việc.
  • Kiểm tra lỗi chính tả: Rất quan trọng để kiểm tra lại đơn xin nghỉ không lương trước khi nộp, đảm bảo không có lỗi chính tả hoặc sai sót ngữ pháp. Điều này thể hiện sự chăm chỉ và tôn trọng đối với người xem xét đơn của bạn.
  • Tính thẩm mỹ và chuyên nghiệp: Đơn xin nghỉ không lương cần được viết một cách thẩm mỹ và chuyên nghiệp. Sử dụng ngôn từ lịch sự, cấu trúc câu hoàn chỉnh và diễn đạt một cách rõ ràng, tránh sử dụng ngôn ngữ gây hiểu lầm hoặc không chính xác.
Những lưu ý khi viết đơn xin nghỉ không lương
Những lưu ý khi viết đơn xin nghỉ không lương

>>> Xem thêm: [Tải miễn phí] 8 Mẫu giấy xác nhận lương đầy đủ thông tin, phổ biến nhất

5. Người lao động được nghỉ không hưởng lương tối đa bao nhiêu ngày?

Người lao động sẽ được xem xét và giải quyết nghỉ phép không lương theo quy định khi bản thân kết hôn (3 ngày), con cái kết hôn (1 ngày), cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết (3 ngày)

Pháp luật luôn đặt lợi ích và quyền của người lao động lên hàng đầu, khuyến khích việc thỏa thuận giữa các bên để đảm bảo điều kiện thuận lợi hơn so với quy định cơ bản của pháp luật lao động. Điều này mang lại sự linh hoạt cho người lao động để thảo luận về thời gian nghỉ không lương theo điều kiện cụ thể của mỗi người.

Đối với trường hợp nghỉ ốm, căn cứ vào Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội 2014, thời gian người lao động được hưởng chế độ ốm đau tối đa trong một năm như sau:

Đối với người lao động làm việc trong điều kiện bình thường:

  • Nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm: Hưởng 30 ngày nghỉ ốm.
  • Nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm: Hưởng 40 ngày nghỉ ốm.
  • Nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên: Hưởng 60 ngày nghỉ ốm.

Đối với người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0.7 trở lên:

  • Nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ 15 năm đến dưới 30 năm: Hưởng 40 ngày nghỉ ốm.
  • Nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên: Hưởng 50 ngày nghỉ ốm.

Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành:

  • Hưởng chế độ đau tối đa 180 ngày, tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết và ngày nghỉ hằng tuần.
mẫu đơn xin nghỉ không lương
Cần lưu ý về số ngày nghỉ không lương tối đa

>>> Xem thêm: Mẫu chính sách phúc lợi chuẩn nhất dành cho doanh nghiệp hiện nay

6. Nghỉ không lương có đóng bảo hiểm xã hội không?

Khoản 4 Điều 42 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH 2017 quy định về đối tượng đóng BHXH như sau:

  • Người lao động có 2 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau: đóng BHXH, BHTN theo hợp đồng tiên, đóng BHYT theo hợp đồng có mức tiền lương cao nhất, BHTNLĐ, BNN theo từng hợp đồng.
  • Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì __không đóng BHXH tháng đó.

Do đó nếu bạn nghỉ không lương trên 14 ngày trong một tháng, thì bạn sẽ không cần phải đóng bảo hiểm xã hội cho tháng đó. Ngược lại, nếu tổng thời gian nghỉ không lương dưới 14 ngày làm việc thì cả người lao động và người sử dụng lao động phải đóng BHXH đầy đủ.

7. Người lao động xin nghỉ ốm đau không hưởng lương có được tính ngày phép năm không?

Các khoảng thời gian được tính phép năm được nêu rõ trong Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:

  • Thời gian học nghề, tập nghề nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động.
  • Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc.
  • Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương.
  • Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 1 tháng trong năm.
  • Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.
  • Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 2 tháng trong một năm.
  • Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
  • Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật.
  • Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi có người lao động.
  • Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động.

Khoản 1 Điều 113 Bộ luật lao động 2019 có quy định về nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng như sau:

  • 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường.
  • 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật , người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
  • 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Theo các điều trên, nếu số ngày nghỉ ốm đau cộng dồn không quá 2 tháng trong năm thì được tính phép năm 12 – 16 ngày tùy theo tính chất công việc.

Ứng dụng AMIS Tiền Lương khi xử lý đơn xin nghỉ không lương

Việc tổng hợp và xử lý đơn từ nghỉ phép cuối tháng thường mất nhiều thời gian của phòng nhân sự và kế toán tiền lương. Đặc biệt, với những doanh nghiệp có quy mô nhân sự từ 100 người, việc quản lý đơn nghỉ phép và tính lương theo hình thức thủ công không còn là giải pháp phù hợp.

AMIS Tiền lươngphần mềm quản lý tiền lương hiệu quả hàng đầu hiện nay. Sản phẩm đến từ của Công ty cổ phần MISA – công ty giải pháp công nghệ hàng đầu trong lĩnh vực tài chính – kế toán.

Phần mềm AMIS Tiền lương có tổng quan dễ hiểu, dễ thao tác
Phần mềm AMIS Tiền lương có tổng quan dễ hiểu, dễ thao tác

Dùng ngay miễn phí

Với AMIS Tiền lương việc theo dõi và kiểm duyệt Lương thưởng sẽ chuẩn xác và dễ dàng hơn. Một số tính năng nổi bật của phần mềm AMIS Tiền lương bao gồm:

Tối đa hiệu suất của HR và kế toán tiền lương

  • Khai báo chính sách lương, phụ cấp, khấu trừ
  • Tự động tính lương với công thức gợi ý sẵn hoặc tùy chỉnh công thức tính như Excel
  • Tự động tính các khoản khấu trừ theo quy định trên hồ sơ & quy định của Nhà nước
  • Quản lý tình hình chi trả lương, theo dõi công nợ lương, báo cáo phân tích thu nhập, phúc lợi (bằng tiền mặt)

Ban lãnh đạo kiểm soát tốt mọi chính sách & quy chế lương

  • Theo dõi tình hình chi trả lương toàn diện
  • Xây dựng chính sách thu nhập, đãi ngộ tương ứng cho từng vị trí, năng suất, thâm niên
  • Điều chỉnh lương, thưởng, chế độ đãi ngộ từng kỳ giúp cân bằng lợi ích của doanh nghiệp và nhu cầu của nhân viên
Tổng hợp dữ liệu tính lương theo doanh số trên AMIS Tiền lương
Tổng hợp dữ liệu tính lương theo doanh số trên AMIS Tiền lương

Nhiều doanh nghiệp đã tin tưởng và lựa chọn AMIS Tiền lương giúp quản lý hoạt động tính lương của tổ chức hiệu quả và dễ dàng hơn. Cùng MISA AMIS HRM tìm hiểu chi tiết cách Công ty trách nhiệm Hữu Nghị Xuân Cương – Doanh nghiệp logistics đầu ngành đối đầu với bài toán tính lương khó cho 1000 nhân sự. 

Để trải nghiệm các tính năng nổi bật của AMIS Tiền lương, mời bạn đọc để lại thông tin TẠI ĐÂY hoặc liên hệ HOTLINE: 090 488 58 33 

7. Kết luận

Trên đây là các mẫu đơn xin nghỉ không lương mà MISA AMIS HRM gợi ý cho người lao động áp dụng khi cần thiết. Tùy thuộc vào tính chất và đặc thù công việc, người viết đơn có thể điều chỉnh và bổ sung thêm một số thông tin để đáp ứng yêu cầu cụ thể của công ty. Điều này giúp đảm bảo rằng đơn xin nghỉ không lương sẽ được xem xét một cách chính xác và nhanh chóng.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 3 Trung bình: 5]
Ngọc Ánh
Tác giả
Chuyên gia phát triển nguồn nhân lực
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả