Kiến thức nhân sự Văn hóa doanh nghiệp Các loại hình văn hóa doanh nghiệp phổ biến nhất trên thế...

Deloitte – tập đoàn kiểm toán và tư vấn tài chính lớn nhất thế giới đã tiến hành khảo sát và chỉ ra rằng sự khác biệt văn hóa nơi làm việc chiếm vai trò cực kỳ quan trọng đối với thành công cho mọi công ty. 

Vậy tồn tại các loại hình văn hóa doanh nghiệp chính nào và tại sao nó lại là một khía cạnh không thể thiếu trong bất kỳ doanh nghiệp nào? Hãy cùng MISA AMIS HRM xem xét các loại hình văn hóa doanh nghiệp phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay. 

1. Các loại hình văn hóa doanh nghiệp phổ biến trên thế giới

Hai giáo sư kinh doanh Robert E. Quinn và Kim Cameron thuộc trường đại học Michigan – Mỹ đã thực hiện một số nghiên cứu cơ bản về văn hóa công ty và xác định được 4 loại hình văn hóa doanh nghiệp phổ biến sau: 

  • Văn hóa Adhocracy: Văn hóa tập trung vào sự sáng tạo năng động, đậm tính kinh doanh.
  • Văn hóa thân thiện, cộng tác: Văn hóa nhấn mạnh vào tinh thần đồng đội, gắn kết, tập trung giá trị con người.
  • Văn hóa phân cấp: Văn hóa kiểm soát có cấu trúc, chặt chẽ theo quy trình.
  • Văn hóa thị trường: Văn hóa cạnh tranh hướng đến kết quả.
4 loại hình văn hóa doanh nghiệp phổ biến
4 loại hình văn hóa doanh nghiệp phổ biến

1.1 Văn hóa Adhocracy – Văn hóa sáng tạo

Văn hóa sáng tạo là loại hình văn hóa khuyến khích mọi nhân viên đưa ra sáng kiến, đổi mới trong cơ cấu được tổ chức một cách linh hoạt.  “Adhocracy” được kết hợp từ hai chữ “Ad hoc” và “bureaucracy” mang ý nghĩa thể hiện tính linh hoạt cao, không bị ràng buộc bởi quy trình và chính sách quản lý. 

Theo tác giả Robert E. Quinn và Kim Cameron, dạng văn hóa này thúc đẩy môi trường làm việc kinh doanh linh hoạt, nơi nhân viên được khuyến khích chấp nhận rủi ro và tích cực theo đuổi những ý tưởng đột phá. Kết quả là, rất nhiều đổi mới, học hỏi và phát triển diễn ra trong nội bộ nhân viên nói riêng và toàn bộ tổ chức nói chung. 

Ưu điểm và nhược điểm của loại hình văn hóa Adhocracy - Văn hóa sáng tạo
Ưu điểm và nhược điểm của loại hình văn hóa Adhocracy – Văn hóa sáng tạo

Doanh nghiệp phù hợp: 

  • Các công ty yêu cầu sự nhanh nhạy, khả năng ứng biến cao nhằm bắt kịp với xu thế mới trên thị trường như các ngành về thương mại điện tử, công nghệ thông tin, các công ty về truyền thông – quảng cáo, …
  • Điển hình cho các công ty áp dụng văn hóa này là Google, Facebook, Apple, OpenAI…

Lời khuyên khi áp dụng loại hình này:

  • Trong doanh nghiệp có thể chỉ áp dụng mô hình này với một vài bộ phận không nhất thiết phù hợp với toàn bộ tổ chức.
  • Khen thưởng cho những ý tưởng đột phá sẽ khuyến khích các nhóm, thành viên suy nghĩ sáng tạo. Kết hợp với đó là chế độ đãi ngộ tốt, quy tắc văn hóa rõ ràng để đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh và giảm áp lực giữa các thành viên.

1.2 Văn hóa phân cấp

Văn hóa phân cấp hay còn gọi là “văn hóa kiểm soát” là một loại văn hoá doanh nghiệp phổ biến ở Mỹ, đặc trưng bởi sự phân cấp và kiểm soát chặt chẽ, áp dụng cho môi trường làm việc có cấu trúc và định hướng theo quy trình. 

Môi trường làm việc sẽ cực kỳ có tổ chức với các chính sách và thủ tục được trau chuốt kỹ lưỡng. Nghĩa là, hầu hết các hoạt động và quyết định đều tuân theo các quy trình hiện có, thay vì đổi mới và hướng tới suy nghĩ sáng tạo, tự do.

Nhân viên trong nền văn hóa này biết chính xác vị trí của mình trong cấu trúc công ty, các quy tắc và nhiệm vụ được quy định một cách rõ ràng. Các nhà lãnh đạo tập trung vào việc đảm bảo nhóm của họ hoạt động trơn tru, tạo ra kết quả ổn định đáng tin cậy.

Ưu điểm và nhược điểm của loại hình văn hóa phân cấp
Ưu điểm và nhược điểm của loại hình văn hóa phân cấp

Doanh nghiệp phù hợp: 

  • Các công ty liên quan đến quy trình chặt chẽ như các công ty sản xuất, hoặc các doanh nghiệp liên quan đến sức khỏe, thủ tục hải quan, thủ tục pháp lý…

Lời khuyên khi áp dụng loại hình văn hóa này:

  • Cần xây dựng quy trình chi tiết chặt chẽ nhưng vẫn linh hoạt.
  • Tạo sự kết nối giữa các cấp trong cơ cấu tổ chức sao cho không cồng kềnh, tạo thêm không gian sáng tạo từ cấp quản lý đến nhân viên.

Bạn có đang tìm kiếm giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp toàn diện ?Trải nghiệm miễn phí phần mềm MISA AMIS HRM

1.3 Văn hóa thân thiện

Văn hóa thân thiện là môi trường làm việc cởi mở, mọi người giành tình cảm chân thành và giúp đỡ nhau như một gia đình.

Với các công ty có nền văn hóa này, hạnh phúc và sự hài lòng trong công việc của nhân viên là ưu tiên hàng đầu, công ty coi trọng từng cá nhân và tìm kiếm sự phản hồi cũng như giao tiếp cởi mở từ phía nhân viên.

Ưu điểm và nhược điểm của loại hình văn hóa thân thiện, cộng tác
Ưu điểm và nhược điểm của loại hình văn hóa thân thiện, cộng tác

Doanh nghiệp phù hợp: 

  • Loại hình văn hóa này phổ biến với các công ty mới thành lập, các công ty nhỏ hoặc công ty do gia đình sở hữu.

Lời khuyên khi áp dụng văn hóa này:

  • Cần kết hợp với sự lãnh đạo, giám sát và đặt ra một số quy tắc chung giữa các thành viên để tạo sự giới hạn trong giao tiếp và công việc.

1.4 Văn hóa cạnh tranh

Văn hóa cạnh tranh là văn hóa nhấn mạnh vào kết quả đạt được của doanh nghiệp, tập trung vào tỷ suất lợi nhuận, đảm bảo sự hài lòng của khách hàng và tăng tính cạnh tranh so với các đối thủ. 

Tất cả nhân viên đều nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong công việc cũng như trong tổ chức, vì thế họ cần phải nỗ lực hết sức để đạt được các mục tiêu đã được đề ra.

Ưu điểm và nhược điểm của loại hình văn hóa cạnh tranh
Ưu điểm và nhược điểm của loại hình văn hóa cạnh tranh

Doanh nghiệp phù hợp: 

  • Các công ty áp dụng nền tảng văn hóa cạnh tranh này điển hình như Amazon, Tesla, General Electric, và Philips Electronics.

Lời khuyên khi áp dụng văn hóa này: 

  • Các nguyên tắc lãnh đạo sẽ tập trung vào việc “mang lại kết quả” bằng cách thiết lập các yếu tố đầu vào cho hoạt động kinh doanh, cung cấp chúng với chất lượng phù hợp và kịp thời, luôn vận động không ngừng nghỉ.
  • Ở Việt Nam cũng rất nhiều các doanh nghiệp áp dụng văn hóa này, ban lãnh đạo sẽ đưa ra những mục tiêu doanh số hoặc các chỉ số có thể đo đếm được cho từng cá nhân hoặc phòng ban, được chia nhỏ dựa trên mục tiêu chung của toàn công ty.

2. Một số loại hình văn hóa doanh nghiệp khác

Ngoài 4 loại hình văn hóa phổ biến của các doanh nghiệp trên thế giới đang áp dụng ở trên, thì cũng có nhiều loại hình văn hóa khác được “biến tấu” dựa trên tầm nhìn, sứ mệnh khác nhau của doanh nghiệp và những người lãnh đạo:

Một số loại hình văn hóa doanh nghiệp khác
Một số loại hình văn hóa doanh nghiệp khác

3. Làm thế nào để chọn văn hóa tổ chức phù hợp cho doanh nghiệp

Việc xem xét lựa chọn loại hình văn hóa phù hợp phụ thuộc vào mục tiêu của tổ chức, phong cách làm việc nhóm hiện tại và những thay đổi mà doanh nghiệp đã trải qua. Bảng tự đánh giá thường bao gồm các tiêu chí: 

  • Tầm nhìn
  • Sứ mệnh
  • Mục tiêu chiến lược
  • Giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp

Từ đó, doanh nghiệp áp dụng khung giá trị cạnh tranh và cho điểm theo 4 loại hình văn hóa mà MISA AMIS HRM đã giới thiệu ở phần trên. Dựa trên kết quả đánh giá, tiến hành phân loại văn hóa doanh nghiệp như sau:

Làm thế nào để chọn văn hóa tổ chức phù hợp cho doanh nghiệp
Làm thế nào để chọn văn hóa tổ chức phù hợp cho doanh nghiệp

Lưu ý: Khi chọn loại hình văn hóa cho doanh nghiệp, nhà quản trị cần linh hoạt áp dụng và luôn cung cấp những trải nghiệm tích cực cho nhân viên 

4. Vai trò của phòng nhân sự trong quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Tầm nhìn và sứ mệnh của người lãnh đạo doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc định hình văn hóa cấp vĩ mô. Tuy nhiên, bộ phận nhân sự là bộ phận chủ đạo, có vai trò truyền thông, thúc đẩy và duy trì nền văn hóa đó phát triển:

  • Bộ phận nhân sự hàng ngày làm việc với con người, sàng lọc ứng viên phù hợp từ đầu vào cho đến các hoạt động đào tạo, phát triển kỹ năng, quản lý hiệu suất…
  • Ngoài ra, bộ phận cần tư vấn, hỗ trợ các nhà lãnh đạo và quản lý phương thức đánh giá, quan sát nhân viên cảm nhận về văn hóa của tổ chức.
  • Từ đó, đưa ra cách điều chỉnh nhằm duy trì nền văn hóa mang tính thúc đẩy năng suất, hiệu suất và sự gắn kết trong nội bộ.

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TÍCH CỰC VÀ HIỆU QUẢ 

Rất nhiều tổ chức đã nhận thấy mối liên kết giữa phòng nhân sự và văn hóa doanh nghiệp cũng như tầm quan trọng của các công việc nhân sự. Để tối ưu các nghiệp vụ này, việc các doanh nghiệp từ 100 nhân sự trở lên ứng dụng công nghệ vào quản trị là điều cần thiết.

Nhờ sự hỗ trợ từ công nghệ, các thao tác thủ công gây tốn thời gian cho HR dần được triệt tiêu và loại bỏ. Bộ phần mềm MISA AMIS HRM toàn diện – sản phẩm đến từ Công ty cổ phần MISA đang là một trong những phần mềm nhân sự hiệu quả nhất tại Việt Nam hiện nay.  

Theo dõi cơ cấu nhân sự theo dữ liệu thời gian thực nhờ phần mềm nhân sự MISA AMIS HRM
Theo dõi cơ cấu nhân sự theo dữ liệu thời gian thực nhờ phần mềm nhân sự MISA AMIS HRM

Các tính năng của phần mềm MISA AMIS HRM bao gồm: 

  • Tuyển dụng: Thu hút và sàng lọc ứng viên từ nhiều nguồn khác nhau, tạo ra sự chuyên nghiệp trong quy trình tuyển dụng, nâng cao thương hiệu tuyển dụng.
  • Quản lý thông tin nhân sự: Các dữ liệu được số hóa, quản lý tập trung tất cả các thủ tục nhân sự, giảm tối đa việc dùng giấy tờ.
  • Quản lý phúc lợi, đãi ngộ: Chấm công tự động, tính lương linh hoạt, đầy đủ thủ tục về BHXH, thuế TNCN theo quy định.
  • Đánh giá nhân sự: Xây dựng được khung năng lực và đánh giá nhân sự khách quan, đây là căn cứ để hoạch định và xây dựng được chế độ đãi ngộ cho nhân viên.
  • Đào tạo và phát triển: Lên kế hoạch đào, phát triển trực tiếp và trực tuyến; quản lý công tác học và thi của nhân viên.
Dễ dàng phân bổ lương và phân tích cơ cấu thu nhập doanh nghiệp với MISA AMIS HRM
Dễ dàng phân bổ lương và phân tích cơ cấu thu nhập doanh nghiệp với MISA AMIS HRM

Dùng ngay miễn phí

Vì sao doanh nghiệp nên dùng phần mềm MISA AMIS HRM?

  • Các nghiệp vụ của HR được tự động hóa, hạn chế tối đa những thao tác thủ công.
  • Đồng bộ toàn bộ dữ liệu giữa các ứng dụng, tiết kiệm thời gian, công sức nhập liệu.
  • Quản lý trên mọi thiết bị, ngay cả khi nhà quản lý không đến công ty.
  • Công nghệ tiên tiến với máy học, Scan, ứng dụng AI, trợ lý ảo báo cáo chi tiết.
  • Báo cáo khoa học, trực quan giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể nhất.
  • Dữ liệu lưu trữ trên Cloud, có phân quyền sử dụng, khả năng bảo mật tốt.
Để nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của MISA AMIS HRM và trải nghiệm dùng thử sản phẩm, doanh nghiệp có thể đăng ký DƯỚI ĐÂY

5. Kết luận

Có rất nhiều các loại hình văn hóa doanh nghiệp khác nhau trên thế giới, mỗi loại đều có những ưu, nhược điểm riêng. Nhà quản trị cần xem xét các yếu tố đặc thù của tổ chức, bao gồm mục tiêu cốt lõi, bản chất, ngành nghề,… để lựa chọn loại hình văn hóa phù hợp nhất với đặc thù doanh nghiệp, từ đó tạo nên sự gắn kết trong tổ chức, hoàn thành mục tiêu kinh doanh một cách dễ dàng và xuất sắc hơn.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]