Kiến thức nhân sự Chiến lược nhân sự Employee Motivation và 3 Cấp độ tạo động lực không thể thiếu...

Employee Motivation hay động lực nhân viên là khái niệm mà chắc hẳn rất nhiều nhà quản trị đã từng biết đến. Có thể nói, với một tổ chức, doanh nghiệp, việc tạo được động lực để nhân viên phát triển, làm việc hiệu quả là một trong những yếu tố quan trọng giúp công ty gặt hái được thành công. Vậy vì sao doanh nghiệp cần chú trọng vào Employee Motivation? 

Trong bài viết sau đây MISA AMIS HRM sẽ gửi đến độc giả những thông tin hữu ích về 3 cấp độ và giải pháp giúp tạo động lực cho nhân viên theo 3 cấp độ này.

1. Ý nghĩa của Employee Motivation là gì?

Trước tiên, hãy cùng chuyên gia nhân sự của MISA AMIS HRM điểm qua một ví dụ sau đây:

Bill Campbell là người thầy/ người bạn của rất nhiều CEO nổi tiếng như: Steve Jobs, Larry Page hay Mark Zuckerberg… Ông được biết đến như một huyền thoại của thung lũng Silicon, người đã huấn luyện rất nhiều con người trở thành những nhà lãnh đạo tài ba trong lĩnh vực công nghệ.

Tài năng là vậy, tuy nhiên ít ai biết rằng Bill Campbell từng có giai đoạn khó khăn khi là CEO của Go Corporation vào những năm 1992. Thậm chí ông còn phải bán trắng công ty này và sự kiện này được coi như một thất bại. Tuy nhiên, sau tất cả ông vẫn được nhiều người tín nhiệm, trở thành CEO của Intuit và được cộng đồng startup tại Thung lũng Silicon công nhận.

Các nhân viên của Go khi được hỏi đều khẳng định, dù Go phải đóng cửa nhưng đây chính là nơi tốt nhất mà họ từng làm việc. Dù có nhiều khó khăn, không biết tương lai sẽ đi về đâu, doanh thu không có nhưng họ vẫn muốn đi làm mỗi ngày, được cống hiến mỗi ngày. Điều này chính là nhờ cách quản trị của Bill Campbell. Ông đã truyền động lực làm việc đến tất cả nhân viên, giúp họ hăng say hơn với công việc và cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc hơn mỗi khi đến công ty. 

Có thể nói, trong thời kỳ khó khăn, đặc biệt là khủng hoảng kinh tế như hiện nay, việc giữ được động lực làm việc cho nhân viên chính là một trong những yếu tố để giúp doanh nghiệp giữ được giá trị của mình.

Ngoài ra, tạo động lực cho nhân viên còn mang đến rất nhiều lợi ích khác cho doanh nghiệp:

  • Một phân tích từ 250 doanh nghiệp, tổ chức cho thấy: Các doanh nghiệp tạo được động lực cho nhân viên làm việc mang đến doanh thu và lợi nhuận cao gấp 4 lần so với công ty khác.
  • Đặc biệt, ngày nay thế hệ Z đang là lực lượng lao động chủ yếu và họ không chỉ đi làm để kiếm tiền, mà còn muốn cân bằng cuộc sống – công việc. Do đó việc tạo động lực là vô cùng cần thiết.
  • Nhân viên hiện nay không chỉ là những người làm việc theo 1 cái máy, họ giờ đây như những nhà tiêu dùng thông thái. Vậy nên nếu muốn có được những nhân sự giỏi, doanh nghiệp nhất định phải tạo cho họ động lực, giúp họ làm việc hăng say và muốn gắn bó lâu dài với tổ chức.
Ý nghĩa của Employee Motivation là gì?
Ý nghĩa của Employee Motivation là gì?

2. 3 cấp độ động lực làm việc của nhân viên trong tổ chức

Giống như cách phân tầng của tháp nhu cầu Maslow, nhà quản trị có thể phân chia động lực nhân viên theo 3 cấp độ gồm:

  • Cấp độ 1: Thu nhập hàng tháng
  • Cấp độ 2: Được phát triển bản thân
  • Cấp độ 3: Được ghi nhận
3 cấp độ động lực làm việc làm việc của nhân viên trong tổ chức
3 cấp độ động lực làm việc làm việc của nhân viên trong tổ chức

Cấp độ 1 – Thu nhập hàng tháng

Nhân viên khi đi làm đều mong muốn được cống hiến, làm việc đúng chuyên môn, tạo ra được giá trị cho doanh nghiệp. Và họ mong muốn rằng bản thân sẽ nhận được những thù lao rõ ràng, xứng đáng với những gì mình đã làm được.

Chính vì vậy, điều quan trọng nhất ở các tổ chức và doanh nghiệp chính là nâng cao trải nghiệm về công – lương cho nhân viên. Tuy nhiên điều này thường không được chú trọng, khiến nhân viên cảm thấy mệt mỏi, tốn thời gian cho những vấn đề về hành chính.

Là một nhà quản trị nhân sự, có bao giờ bạn gặp phải tình trạng nhân viên phàn nàn:

  • Hôm đó em có báo quản lý đi gặp khách ở ngoài rồi sao vẫn không được ghi nhận công?
  • Em ngày đầu đi làm chưa được lấy thông tin chấm công nên bị thiếu 1 công, công ty xử lý ra sao ạ?
  • Máy chấm công không nhận vân tay/khuôn mặt nên hôm đó em đi làm muộn.
  • Tại sao 2 tháng liền em đều bị thiếu công dù đi làm đầy đủ vậy sếp?

Những vấn đề về công lương thực chất nó chính là quyền lợi cơ bản nhất khi đi làm, nhưng nếu nhân viên cảm thấy phải đấu tranh, có nhiều xung đột về các vấn đề này thì sẽ có tâm lý không tốt, trải nghiệm không thoải mái. Mặc dù sau đó bộ phận C&B sẽ giải quyết ổn thỏa nhưng chắc chắn những cảm xúc tiêu cực sẽ vẫn luôn còn trong tâm trí của nhân viên.

Vậy làm sao để doanh nghiệp cải thiện được vấn đề này và để những vấn đề liên quan đến chấm công, tính lương không còn là muộn phiền với họ? Giải pháp AMIS tiền lương có thể giúp gia tăng trải nghiệm của nhân viên với các tính năng như:

  • Chấm công đa hình thức: Wifi, GPS, FaceID, nhân viên dù đang đi công tác cũng có thể chấm công trên phần mềm điện thoại.
  • Tự cập nhật công trong trường hợp bị thiếu công, nhầm công.
  • Làm đơn nghỉ phép, đi muộn…. ngay trên phần mềm mà không cần làm đơn giấy.
  • Nhân viên theo dõi được ngày công làm việc theo từng ngày để biết được mình có bị thiếu công, nhầm công không.
  • Hệ thống báo nhắc nhở khi nhân viên quên chấm công, quên làm đơn xin nghỉ phép….
  • HR tính toán lương thưởng nhanh chóng nhờ dữ liệu từ bảng công.
  • Phiếu lương được gửi đến từng người và xác nhận ngay trên phần mềm, không lo chậm trễ, tốn thời gian….
  • Hệ thống cũng gửi email check lương, thưởng để nhân viên nắm rõ hơn
  • Phần mềm phù hợp với các doanh nghiệp có từ 100 nhân sự trở lên.

Còn gì tuyệt vời hơn khi toàn bộ nhân viên được trải nghiệm những công nghệ mới nhất, thao tác thủ công được loại bỏ. Hơn nữa, với AMIS Tiền lương nhân viên chẳng lo việc bị thiếu công, thiếu lương, từ đó an tâm làm việc, nâng cao hiệu suất công việc.

Cấp độ 2 – Được phát triển bản thân

“Trong một thế giới mà tiền không còn là động lực hàng đầu đối với nhân viên, thì việc tập trung vào các trải nghiệm của họ là lợi thế cạnh tranh tiềm năng nhất mà các tổ chức có thể tạo ra.”

Đây là câu nói của Jacob Morgan – tác giả của 2 cuốn sách nổi tiếng về quản trị nhân sự và doanh nghiệp trên thế giới.

Khi bài toán về thu nhập đã được giải quyết thì nhân viên mong muốn những điều khác nữa. Đó chính là công việc giúp bản thân họ phát triển hơn, họ được học hỏi và hoàn thiện bản thân mỗi ngày. Là một nhà quản trị, chắc chắn bạn đã từng nghe đến những lý do mà nhân viên xin nghỉ việc như:

  • Nếu cứ ở mãi vị trí này em thấy mình không học hỏi thêm được gì, công việc không có gì mới mẻ.
  • Em cần môi trường thử thách hơn để có thể “lớn” hơn.

Có thể nói, phát triển nhân sự là một trong những cách hiệu quả để doanh nghiệp có thể phát triển và đi đến những mục tiêu đã đề ra. Hầu hết doanh nghiệp đều mong muốn có thể xây dựng được văn hóa học tập trong tổ chức. Tuy nhiên để làm được điều này không hề dễ và doanh nghiệp cần đầu tư rất nhiều, hình thành được thói quen cho nhân viên.

Doanh nghiệp nên có những buổi training nội bộ, để nhân viên học hỏi lẫn nhau, cùng trao đổi và cùng phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu. Bên cạnh đó, nhà quản trị cũng có thể từ từ thử sức với những cái mới. Ví dụ như làm Marketing, thay vì chỉ phát triển nội dung trên các kênh truyền thống, nhà quản lý có thể hướng nhân viên thử sức với các kênh khác như Tiktok, Podcast….

Cấp độ 3 – Được ghi nhận xứng đáng

Điều tuyệt vời nhất của một nhân viên khi đi làm đó là được làm việc hết mình và được ghi nhận những thành tựu và cống hiến của mình. Cho dù đó chỉ là 1 lời khen, 1 lời động viên hay một món quà nhỏ. Thậm chí có rất nhiều nhân viên đi làm với mức lương không quá cao nhưng họ nhận được sự công nhận và được được phát triển bản thân.

Kết quả khảo sát từ 15Five cho thấy, có đến 65% nhân viên cảm thấy họ không có động lực đi làm vì bản thân bị đánh giá thấp hoặc không được công nhận xứng đáng. Điều này cho thấy việc ghi nhận những đóng góp của nhân viên là điều cấp thiết mà nhà quản trị cần làm.

Theo tháp nhu cầu Maslow thì được khẳng định bản thân chính là tầng cao nhất. Đây có thể được coi là “vũ khí” vô cùng hiệu nghiệm với những nhà quản trị muốn giữ chân, phát triển đội ngũ nhân tài của mình. Nói cách khác, nếu như không thể trả lương cao hơn cho nhân viên thì hãy trả cho họ sự công nhận bằng những điều thú vị khác trong công việc.

Mô hình tháp nhu cầu Maslow
Mô hình tháp nhu cầu Maslow

Sản phẩm AMIS Thông tin nhân sự của MISA là một công cụ hỗ trợ tuyệt vời trong quản lý nhân sự giúp tạo động lực cho nhân viên. Bằng việc ghi nhận những nỗ lực của người lao động trong thời gian làm việc tại công ty, nhà quản trị sẽ đưa ra những chính sách trọng dụng người tài hợp lý. 

Danh sách hợp đồng cán bộ nhân viên lưu trữ trên AMIS Thông tin nhân sự
Danh sách hợp đồng cán bộ nhân viên lưu trữ trên AMIS Thông tin nhân sự
  • Phần mềm lưu trữ toàn bộ vòng đời của 1 nhân sự từ khi học việc, thử việc, chính thức đến khi nghỉ việc và quay lại công ty.
  • Thông tin khen thưởng, ghi nhận cũng được lưu trữ tại đây. Đó chính là cơ sở để ban lãnh đạo có những quyết định đúng đắn và chính xác nhất về việc thăng chức, thuyên chuyển lao động.
  • Dữ liệu lưu trữ minh bạch có giấy tờ hồ sơ kèm theo. Đảm bảo thông tin khách quan tới tay ban lãnh đạo.
  • Những lần khen thưởng của nhân viên sẽ không còn phải diễn ra âm thầm. Hệ thống có thể tự động gửi thông báo đến toàn bộ cán bộ nhân viên trong công ty, để giúp tạo động lực cho các nhân viên khác.

Ngoài ra, AMIS Thông tin nhân sự còn ghi nhận về sinh nhật nhân viên, ngày nhân viên kết hôn, sinh con, nhân viên được thăng chức… để có những lời khen, động viên, quan tâm đến nhân viên, giúp nhân viên cảm thấy hạnh phúc và hài lòng hơn. 

12 Nghiệp vụ hỗ trợ chuyên sâu trong phần mềm AMIS Thông tin nhân sự
12 Nghiệp vụ hỗ trợ chuyên sâu trong phần mềm AMIS Thông tin nhân sự

3. Kết luận

Có thể nói, 1 doanh nghiệp phát triển chỉ khi nhân viên của công ty đó phát triển. Việc tạo động lực cho nhân viên không phải chỉ làm trong một sớm một chiều mà cần sự đầu tư dài hạn, tiếp cận vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau. Hy vọng qua những nội dung trên đây nhà quản trị đã hiểu hơn về cấp độ động lực làm việc của nhân viên và từ đó có kế hoạch xây dựng phù hợp, giúp toàn thể nhân viên và cả công ty cùng phát triển.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]