Kiến thức nhân sự Lương và phúc lợi Lương cứng là gì? Phân biệt lương cứng và các loại lương...

Thuật ngữ lương cứng chắc chắn không còn xa lạ với nhà tuyển dụng cũng như người lao động đang đi tìm việc. Đây là mức lương được chi trả cho người lao động hàng tháng và có sự khác biệt với lương mềm, lương tối thiểu vùng….

Bài viết sau đây MISA AMIS HRM sẽ thông tin chi tiết hơn đến nhà quản trị về lương cứng là gì cũng như toàn bộ những thông tin về loại lương này.

1. Lương cứng là gì?

Tiền lương là sự chi trả từ phía người lao động đến người sử dụng lao động dựa trên công sức mà người lao động đã bỏ ra. Nói cách khác, đây là thu nhập mà người lao động nhận được dựa trên kết quả làm việc trong tháng.

Lương cứng cũng có ý nghĩa như vậy. Nó được hiểu là khoản tiền mà người lao động nhận hàng tháng dựa theo sự thỏa thuận giữa 2 bên. Mức lương này sẽ cao hơn mức lương cơ bản, tối thiểu vùng hay lương cơ sở được pháp luật quy định.

luong-cung-la-gi-2
Lương cứng được hiểu là khoản tiền mà người lao động nhận hàng tháng dựa theo sự thỏa thuận giữa 2 bên

>>> Xem thêm: 12 phần mềm chấm công miễn phí và tốt nhất hiện nay

2. Mục đích và ý nghĩa của lương cứng

2.1 Mục đích

Lương cứng chính là khoản tiền thỏa thuận giữa doanh nghiệp và người lao động, được ký kết bằng văn bản và là điều khoản mà 2 bên phải tuân thủ nghiêm ngặt.

Vậy nên lương cứng chính là yếu tố giúp tạo ra mối quan hệ ràng buộc giữa doanh nghiệp và người lao động. Hầu hết nhân viên chính thức làm việc lâu năm theo quy định của Nhà nước đều sẽ nhận lương cứng theo tùy đặc thù doanh nghiệp.

2.2 Ý nghĩa của lương cứng

Tiền lương bản chất là công cụ trao đổi giữa doanh nghiệp và người lao động: Người lao động bỏ công sức làm việc, công hiến cho tổ chức sẽ nhận được khoản lương tương ứng. Doanh nghiệp mua sức lao động của với giá bao nhiêu thì sẽ trả cho người lao động từng đó tiền.

Ngoài ra, lương cũng có ý nghĩa quan trọng với cả doanh nghiệp và người lao động: 

  • Với người lao động: Lương cứng chính là khoản tiền giúp họ có động lực, trách nhiệm với công việc. Từ đó họ sẽ làm việc hết sức mình để tạo ra giá trị cho công ty.
  • Với doanh nghiệp: Tiền lương cứng chính là công cụ giúp giữ chân nhân lực. Ngoài ra đây cũng là khoản chi phí giúp doanh nghiệp vận hành ổn định và phát triển hơn nữa.

>>> Xem thêm: Lương 3P là gì? Cách trả lương cho nhân viên chính xác nhất

3. Phân biệt lương cứng và 6 loại lương phổ biến trong doanh nghiệp 

3.1 Lương cứng so với lương mềm 

Lương mềm là loại lương giúp đo sự hiệu quả trong công việc của một nhân viên. Công thức tính lương mềm:

Lương mềm = Lương cứng x Hệ số

Lương cứng mà người lao động nhận được chưa chắc đã có khoản lương theo hiệu quả công việc. Trong khi đó lương mềm thể hiện được rõ sự hiệu quả trong công việc và cũng như một sự ghi nhận đối với những nỗ lực của nhân viên.

3.2 Lương cứng so với lương cơ bản 

Nhiều nhà quản trị nhân sự và kế toán viên vẫn cho rằng lương cứng và lương cơ bản là giống nhau. Thực tế 2 khái niệm này hoàn toàn khác nhau, cụ thể:

  • Lương cứng là lương thỏa thuận giữa doanh nghiệp và người lao động, được ghi trong hợp đồng, là cơ sở để tính lương dựa theo ngày công làm việc thực tế. Đây là mức lương thấp nhất mà người lao động có thể nhận được. 
  • Lương cơ bản là mức lương thấp nhất mà lao động có thể gặp phải. Mức này chưa bao gồm phúc lợi, tiền thưởng hoặc các khoản trợ cấp khác. Do vậy lương cứng chưa phải khoản thực nhận của lao động.

3.3 Lương cứng so với lương thưởng

Lương thưởng hay các khoản thưởng thêm trong tháng là mức được dôi ra và không có trong quy định, nó phục thuộc vào hiệu quả làm việc cùng chính sách của công ty.

Một lao động trong 1 tháng có thể vừa nhận được lương cứng và lương thưởng nếu làm tốt và công ty có quy định về việc này.

3.4 Lương cứng so với lương vùng tối thiểu vùng 

Lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất để làm cơ sở cho doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận lương. Tùy mỗi khu vực cũng như đặc thù công việc khác nhau mà sẽ có lương tối thiểu vùng khác nhau.

luong-cung-va-luong-toi-thieu-vung
Những khu vực khác nhau mà sẽ có mức lương tối thiểu vùng khác nhau

Theo đó, quy định về mức lương tối thiểu vùng như sau:

  • Doanh nghiệp vùng 1: Mức lương là 4.420.000 đồng/tháng.
  • Doanh nghiệp vùng 2: 3.920.000 đồng/tháng.
  • Doanh nghiệp vùng 3: 3.430.000 đồng/tháng.
  • Doanh nghiệp vùng 4: 3.070.000 đồng/tháng.

Nói cách khác lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất mà người lao động nhận được, trong khi đó lương cứng là tổng lương nhân viên nhận được trong tháng.

3.5 Lương cứng so với lương part – time

Lương partime chủ yếu được tính theo giờ, ngày hoặc theo tuần, chi trả cho học sinh, sinh viên… Việc trả lương này sẽ qua sự thỏa thuận giữa 2 bên và đánh giá dựa trên tình hình làm việc để phía người sử dụng người lao động chi trả lương.

Ví dụ:

Phía doanh nghiệp chi trả 22.000 đồng/giờ làm việc thì trong tháng đó bạn làm được bao nhiêu giờ sẽ nhân với hệ số 22.000 đồng để tính được tổng lương.

Trong khi đó lương cứng là mức cố định bạn sẽ nhận được trong tháng đó, không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác. 

3.6 Lương cứng so với lương hoa hồng 

Lương hoa hồng là lương được tính dựa trên số sản phẩm, dịch vụ bán được. Có nghĩa là người lao động bán được càng nhiều hàng thì lương sẽ càng cao. Còn với lương cứng, bạn sẽ nhận được một mức cố định dù bạn có bán được ít hay nhiều hàng.

Thông thường các doanh nghiệp sẽ sử dụng lương hoa hồng đối với các vị trí nhân viên kinh doanh.

4. Công thức tính lương cứng phổ biến nhất hiện nay 

Lương cứng sẽ phụ thuộc vào 2 yếu tố là số ngày bạn đi làm trong tháng và mức lương mà 2 bên thỏa thuận.

Công thức tính lương chung sẽ như sau:

Lương cứng = Lương thỏa thuận trong hợp đồng/Tổng số ngày làm việc trong tháng x Số ngày làm việc thực tế trong tháng
cong-thuc-tinh-luong-cung
Công thức tính lương cứng phổ biến

Ví dụ:

Chị A có mức lương cứng thỏa thuận là 15.000.000 đồng. Ngoài ra, chị được phụ cấp thêm 1.000.000 đồng mỗi tháng. Công ty chỉ làm từ thứ 2 – thứ 6, tháng vừa rồi chị nghỉ 2 ngày không phép nên tổng số công là 20 công.

Lúc này mức lương cứng chị A nhận được sẽ là:

(15.000.000 + 1.000.000)/22 x 20 = 14.545.454 đồng.

5. Ứng dụng AMIS Tiền lương trong quản lý chính sách lương thưởng

Hiện nay, việc quản lý lương trên Excel gặp nhiều bất cập như: Dễ xảy ra sai sót khi nhập liệu, tính lương thủ công; thời gian trả lương cho nhân viên bị kéo dài do phiếu lương có sai sót; lãng phí nhiều nguồn lực mỗi cuối tháng chỉ để tổng hợp công lương.

Để giải quyết triệt để những hạn chế trên, nhiều doanh nghiệp lựa chọn phần mềm tính lương chuyên dụng để tăng năng suất làm việc và giảm thiểu những sai sót không đáng có.

AMIS Tiền lương là một trong những giải pháp tính lương hiệu quả nhất trên thị trường bởi những tính năng ưu việt, phù hợp với những doanh nghiệp có quy mô từ 100 nhân sự trở lên: 

amis-tien-luong
Xây dựng chính sách lương thưởng toàn diện nhờ AMIS Tiền lương

Dùng ngay miễn phí

  • Phần mềm giúp kế toán viên và nhà quản trị nhân sự theo dõi lương của từng nhân viên, từng phòng ban, từng bộ phận.
  • Theo dõi được quỹ lương và xem thống kê, biến động lương thưởng theo từng thời gian nhất định.
  • Quản lý đơn giản ngay trên điện thoại, quản lý từ xa.
  • Phần mềm cũng hỗ trợ các nghiệp vụ đơn giản cho HR như tính lương, tính khoản khấu trừ….
  • AMIS Tiền lương liên thông dữ liệu với AMIS Kế toán giúp nhà quản lý hạch toán đơn giản, dễ dàng, hạn chế tối đa sai sót.

AMIS Tiền lương đã được nhiều doanh nghiệp như Trống Đồng Palace, Hệ thống giáo dục Hoa Sen,… tin dùng và đánh giá là giải pháp tối ưu trong công tác tính lương cho nhân viên.

amis-tien-luong-1
Chị Trần Thị Thu – Trưởng phòng nhân sự Trống đồng Palace chia sẻ

ĐĂNG KÝ TRẢI NGHIỆM NGAY BẢN DÙNG THỬ 15 NGÀY TẠI ĐÂY

6. Kết luận

Bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu được lương cứng là gì, sự khác biệt của loại lương này với lương mềm, lương thưởng, lương hoa hồng… Hy vọng bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích và có giải pháp quản lý tiền lương hiệu quả, khoa học hơn đối với nhân viên trong từng phòng ban, chi nhánh cũng như trong toàn thể công ty.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]