Kiến thức nhân sự Tuyển dụng nhân sự Offboarding là gì? Hướng dẫn xây dựng quy trình Offboarding chuyên nghiệp

Offboarding là một khía cạnh quan trọng của quản lý nhân sự mà HR và các nhà quản trị cần hiểu rõ. Vậy offboarding là gì? Các bước xây dựng quy trình offboarding chuyên nghiệp diễn ra như thế nào? Cùng tìm hiểu với MISA AMIS HRM qua bài viết này.

mindmap nhân sự

TẢI NGAY MIỄN PHÍ – MINDMAP BIỂU MẪU CHO NHÂN SỰ TỪ A-Z

1. Offboarding là gì?

Offboarding là quá trình chấm dứt quan hệ lao động của một nhân viên trong công ty hoặc tổ chức. Vấn đề này diễn ra khi nhân viên xin thôi việc, từ chức hoặc nghỉ hưu do tuổi tác hay sức khỏe không đảm bảo. 

Hoạt động trong quy trình giải quyết nghỉ việc gồm có các công việc như:

  • Chuyển giao công việc cho người mới đảm nhiệm vị trí.
  • Trả lại các thiết bị và tài sản công ty đã được cung cấp cho nhân viên.
  • Tổ chức buổi tiệc chia tay với công ty và đồng nghiệp.
  • Hủy bỏ quyền truy cập vào hệ thống nội bộ, mạng lưới mạng và các tài khoản liên quan.
  • Tiến hành cuộc phỏng vấn nghỉ việc để thu thập phản hồi.
Offboarding là gì?
Offboarding là gì?

Quy trình offboarding được thực hiện một cách bài bản và chuyên nghiệp sẽ giúp nhân viên ra đi với tâm thế vui vẻ, thoải mái. Ngoài ra, nó còn phản ánh văn hóa và môi trường làm việc thân thiện của doanh nghiệp, đồng thời cải thiện danh tiếng của công ty trong lòng nhân viên hiện tại và tương lai.

2. Điểm khác nhau giữa Onboarding và Offboarding là gì?

Onboarding và Offboarding là hai khái niệm đối lập nhau trong quản lý nhân sự về nhiều khía cạnh. Nhà quản trị nhân sự có thể phân biệt hai thuật ngữ này dựa trên bảng sau:

Onboarding Offboarding
Thời gian Diễn ra khi một nhân viên mới gia nhập tổ chức Diễn ra khi một nhân viên rời khỏi tổ chức
Mục tiêu Giúp nhân viên mới hòa nhập và thành công trong tổ chức Đảm bảo quá trình rời đi của nhân viên diễn ra thuận lợi và bảo vệ tài sản và thông tin của tổ chức
Nội dung Onboarding tập trung vào việc giới thiệu tổ chức, cung cấp đào tạo, xác định vai trò và kỳ vọng công việc Offboarding tập trung vào việc thu hồi tài sản công ty, hủy bỏ quyền truy cập và tiếp nhận phản hồi của nhân viên rời đi

3. Tầm quan trọng của quy trình offboarding

Trên thực tế, khi nhân viên nghỉ việc, có thể có hai chiều hướng nhận định như sau:

  • Chiều hướng tích cực: Nhân viên bày tỏ những khía cạnh tích cực khi nhắc đến công ty, nhiệt tình ca ngợi nơi làm việc cũ. Điều này là mục tiêu mà mọi công ty mong muốn đạt được.
  • Chiều hướng tiêu cực: Nhân viên có thể chia sẻ những câu chuyện tiêu cực về công ty, sử dụng hành động và ngôn từ không đúng mực để hạ thấp uy tín doanh nghiệp. Điều này có thể ảnh hưởng đến danh tiếng thương hiệu và gây khó khăn trong quy trình tuyển dụng nhân viên sau này.
Tầm quan trọng của quy trình Offboarding
Tầm quan trọng của quy trình Offboarding

Như vậy, quy trình offboarding đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý nhân viên rời khỏi công ty. Quy trình thực hiện tốt giúp giảm thiểu tình huống tiêu cực khi nhân viên nghỉ việc, tạo cảm giác thoải mái và vui vẻ cho cả nhân viên ra đi và nhân viên ở lại.

Đồng thời, nó thể hiện sự chuyên nghiệp và thân thiện của doanh nghiệp, tạo lòng tin và khích lệ nhân viên ở lại làm việc lâu dài. Quy trình offboarding hiệu quả cũng giúp lãnh đạo cấp cao hiểu rõ hơn về nhân viên và tạo mối quan hệ tốt hơn với nhân viên còn lại trong tổ chức.

3. Lợi ích khi xây dựng quy trình offboarding 

Việc xây dựng quy trình offboarding chuyên nghiệp mang lại nhiều lợi ích cho công ty, tổ chức và doanh nghiệp như sau:

  • Giảm rủi ro pháp lý, tránh các tranh chấp lao động và các vấn đề pháp lý tiềm tàng.
  • Đảm bảo rằng tài sản công ty được thu hồi và quyền truy cập vào hệ thống được hủy bỏ, giữ cho thông tin và dữ liệu của tổ chức an toàn.
  • Quy trình offboarding chuyên nghiệp giúp nhân viên rời đi với một thiện cảm tốt về công ty, giúp duy trì mối quan hệ tốt và tiếp tục giữ liên lạc trong tương lai. Đồng thời giúp họ hoàn thành các nhiệm vụ chuyển giao và rời khỏi công việc một cách suôn sẻ.
  • Quy trình offboarding cung cấp cơ hội cho các lãnh đạo cấp cao hiểu hơn về nhân viên, về môi trường làm việc từ việc tiếp nhận thông tin phản hồi từ họ. Điều này giúp cải thiện chính sách và chế độ phúc lợi, thu hút và duy trì nhân viên trung thành, đồng thời nâng cao hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp.
Lợi ích khi xây dựng quy trình offboarding
Lợi ích khi xây dựng quy trình offboarding

5. Các bước xây dựng quy trình cho nhân viên Offboarding 

Dưới đây là 6 bước cơ bản để xây dựng một quy trình nghỉ việc hoàn chỉnh mà doanh nghiệp, công ty của bạn có thể tham khảo và áp dụng:

Các bước xây dựng quy trình Onboarding cho nhân viên

Bước 1: Giải quyết yêu cầu nghỉ việc

Khi một nhân viên xin nghỉ việc, bộ phận nhân sự sẽ tiến hành xử lý thông tin nghỉ việc như sau:

  • Tạo hồ sơ chấm dứt hợp đồng: Chuẩn bị hồ sơ chấm dứt hợp đồng lao động để nhân viên ký xác nhận việc nghỉ việc.
  • Lập kế hoạch phỏng vấn sau nghỉ việc: Chuẩn bị kế hoạch cho cuộc phỏng vấn sau nghỉ việc, có thể diễn ra trong buổi gặp mặt chia tay hoặc sự kiện liên quan.
  • Thông báo cho các bộ phận liên quan: Gửi thông báo cho các bộ phận liên quan, đặc biệt là bộ phận nhân sự, để bắt đầu kế hoạch đăng tuyển hoặc điều động nhân sự mới thay thế.

Bước 2: Chuẩn bị giấy tờ, thủ tục, tài liệu liên quan

Trong giai đoạn 2, bộ phận nhân sự và bộ phận quản lý nhân viên nghỉ việc sẽ tiến hành chuẩn bị các giấy tờ và thủ tục cần thiết, bao gồm:

  • Hồ sơ chấm dứt hợp đồng nghỉ việc của nhân viên.
  • Bản cam kết của nhân viên với doanh nghiệp về bảo mật thông tin.
  • Biên bản bàn giao công việc, tài liệu và dữ liệu liên quan đến quá trình làm việc của nhân viên.
  • Biên bản kiểm kê các trang thiết bị mà công ty đã đầu tư cho nhân viên sử dụng trong quá trình làm việc.
  • Giấy tờ liên quan đến công nợ, thuế, bảo hiểm và các vấn đề tài chính khác của nhân viên.
  • Giấy mời buổi tiệc liên hoan chia tay nhân viên.

Bước 3: Lập kế hoạch bàn giao công việc

Việc bàn giao công việc cho người mới hoặc nhân viên khác trong doanh nghiệp giúp đảm bảo sự liên tục và không bị ảnh hưởng đến hoạt động của đội nhóm hoặc bộ phận. Các bước thực hiện bao gồm:

  • Xác định vị trí thay thế: Quyết định liệu có phân công cho một nhân viên hiện tại hoặc tuyển dụng một nhân viên mới cho vị trí nhân viên nghỉ việc.
  • Chuẩn bị tài liệu và thông tin: Thu thập và chuẩn bị tài liệu, thông tin liên quan đến công việc, quy trình và nhiệm vụ của người nhân viên nghỉ việc. Bao gồm cả hướng dẫn, tài liệu tham khảo, danh sách công việc cần hoàn thành và thông tin liên hệ quan trọng.
  • Bàn giao công việc: Tổ chức cuộc họp hoặc buổi làm việc giữa người nhân viên nghỉ việc và người được bàn giao công việc mới. Trong cuộc họp này, người nhân viên nghỉ việc trình bày chi tiết về công việc, hướng dẫn và chia sẻ kinh nghiệm. Người được bàn giao công việc mới có thể đặt câu hỏi và ghi chép để hiểu rõ và tiếp nhận công việc một cách hiệu quả.
  • Hỗ trợ và theo dõi: Cung cấp hỗ trợ cho người mới trong quá trình thích nghi với công việc mới. Theo dõi tiến trình và đảm bảo rằng người mới nhận được đủ thông tin và nguồn lực để thực hiện công việc một cách thành công.

Bước 4: Thực hiện phỏng vấn thôi việc

Cuộc phỏng vấn sau nghỉ việc là cơ hội để người nhân viên chia sẻ ý kiến, quan điểm và nhận xét của họ về công ty, môi trường làm việc, quy trình và chính sách nhân sự. Điều này giúp doanh nghiệp nhận biết những vấn đề cần cải thiện và tạo ra sự thay đổi tích cực.

Bước 5: Hủy bỏ các quyền và thu hồi tài khoản

Để đảm bảo tính bảo mật và quản lý tài khoản sau khi nhân viên nghỉ việc, bộ phận nhân sự cần thực hiện các bước sau:

  • Thu lại và lấy lại tất cả thiết bị và tài sản do công ty cấp cho nhân viên trước khi họ nghỉ việc, bao gồm ID, huy hiệu, máy tính xách tay, điện thoại di động, đồng phục, chìa khóa, giấy phép đỗ xe, thẻ tín dụng công ty và bất kỳ tài sản công ty nào khác.
  • Xóa quyền truy cập của nhân viên vào email và các hệ thống và nền tảng nội bộ khác. Điều này bao gồm việc thay đổi mật khẩu và thu hồi quyền truy cập đối với các tài khoản công ty mà nhân viên sử dụng.
  • Thay đổi cài đặt để chuyển hướng email và cuộc gọi đến nhân viên nghỉ việc hoặc đầu mối liên hệ mới. Đảm bảo rằng thông tin liên lạc của công ty sẽ được chuyển đến người thích hợp sau khi nhân viên ra đi.
  • Cập nhật sơ đồ tổ chức công ty.
  • Xóa tên nhân viên khỏi lịch làm việc và các cuộc họp công ty để đảm bảo rằng họ không còn được liên kết với các sự kiện và cuộc họp trong tương lai.
  • Thông báo cho các nhóm, đối tác và khách hàng liên quan về sự thay đổi trong nhân sự, như việc nhân viên nghỉ việc và sự thay thế của họ.

Bước 6: Kết thúc quy trình Offboarding

Để kết thúc quy trình Offboarding, tổ chức một buổi tiệc chia tay là một ý tưởng tuyệt vời. Buổi tiệc này sẽ giúp duy trì mối quan hệ tốt giữa cả hai bên và thể hiện thiện chí, sự chuyên nghiệp của công ty. Đây cũng là cơ hội để nhân viên nhận thấy rằng họ vẫn được tôn trọng và những đóng góp của họ vẫn được công nhận.

6. Mẫu checklist offboarding cho doanh nghiệp

Để đảm bảo các công việc trong quá trình offboarding được thực hiện đầy đủ, doanh nghiệp có thể tham khảo mẫu check list dưới đây:

Bàn giao tài sản cho công ty:

  • Máy tính xách tay và thiết bị đi kèm máy
  • Điện thoại di động công ty đã cấp
  • Thẻ gửi xe
  • Xe của công ty

Hạn chế các quyền truy cập vào hệ thống của công ty (HR hoặc IT thực hiện):

  • ID, email nhân viên, mật khẩu truy cập
  • Quyền truy cập phần mềm của bên thứ ba
  • Quyền truy cập vào các tài liệu mật của công ty
  • Bảng lương và các giấy tờ, tài liệu khác

Cập nhật về lương và hoàn thiện giấy tờ

  • Thỏa thuận về tiền lương tháng cuối cùng, bao gồm thanh toán tất cả ngày nghỉ phép chưa sử dụng.
  • Yêu cầu nhân viên ký vào biên bản chấm dứt hợp đồng
  • Yêu cầu nhân viên ký cam kết không cạnh tranh, cam kết bảo mật thông tin
  • Cung cấp tài liệu về quyền lợi sau khi nghỉ việc nếu có: chăm sóc sức khỏe, hưu trí, bảo hiểm thất nghiệp…
  • Truyền đạt thông tin cho nhân viên
  • Hướng dẫn nhân viên về thủ tục, giấy tờ

Bàn giao tình trạng dự án hiện tại

  • Yêu cầu nhân viên sắp nghỉ bàn giao, hướng dẫn công việc cho người tiếp nhận
  • Loại bỏ quyền truy cập vào các dữ liệu làm việc
  • Nhận danh sách địa chỉ liên hệ trong và ngoài công ty
  • Phỏng vấn nghỉ việc, xem xét phản hồi về lý do nhân viên nghỉ việc
  • Hỏi về các vấn đề mà công ty có thể cải thiện
  • Tạo cơ hội cho người lao động có tiềm năng quay trở lại công ty

Liên hệ

  • Thông báo về nhân viên nghỉ việc cho những người liên quan bằng lời nói, văn bản hoặc email
  • Thông báo cho các bên khác: khách hàng, nhà cung cấp, đối tác mà nhân viên nghỉ việc phụ trách

7. Áp dụng phần mềm AMIS Thông tin nhân sự vào quy trình offboarding

Trong thời kỳ 4.0, việc ứng dụng giải pháp công nghệ vào quản trị là một điều tất yếu. Quá trình thực hiện Offboarding sẽ trở nên đơn giản, đầy đủ và chính xác, chuyên nghiệp hơn nếu như doanh nghiệp có những công cụ hỗ trợ quản trị nhân sự hợp lý.

AMIS Thông tin nhân sự là phân hệ con nằm trong phần mềm MISA AMIS HRM – trực thuộc Công ty cổ phần MISA, sản phầm hỗ trợ quy trình Offboarding tại doanh nghiệp trở nên hiệu quả và chuyên nghiệp hơn. 

Một số chức năng của AMIS Thông tin nhân sự trong việc thực hiện Offboarding:

  • Cho phép nhân sự thiết lập sẵn các thủ tục nghỉ việc cho nhân viên, tiết kiệm thời gian cho nhân sự và các bộ phận liên quan
  • Lưu trữ các thông tin như ngày nghỉ việc, quy trình nghỉ việc, lí do nghỉ việc và các tài liệu bàn giao của nhân viên. 
  • Dễ dàng hủy bỏ quyền truy cập vào hệ thống nội bộ và các tài khoản liên quan khi sử dụng trên phần mềm MISA AMIS HRM
Dễ dàng truy xuất hồ sơ cá nhân của từng nhân viên trên AMIS Thông tin nhân sự
Dễ dàng truy xuất hồ sơ cá nhân của từng nhân viên trên AMIS Thông tin nhân sự

Dùng ngay miễn phí

7. Kết luận 

Bằng việc hiểu Offboaring là gì và xây dựng quy trình offboarding thế nào để chuyên nghiệp nhất, doanh nghiệp có thể tạo ra một môi trường làm việc tích cực và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với nhân viên cũ. Đồng thời, việc chú trọng đến quá trình offboarding cũng đóng góp vào việc xây dựng danh tiếng và thu hút nhân tài cho doanh nghiệp.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]