Kiến thức nhân sự Tuyển dụng nhân sự Lý do khiến nhân viên thử việc 1 ngày rồi nghỉ mà...

Hiện tượng nhân viên mới bắt đầu làm việc trong ngày đầu tiên rồi xin nghỉ đã trở nên rất phổ biến, đặc biệt là đối với các nhân viên trẻ hiện nay. Cùng phần mềm nhân sự MISA AMIS HRM tìm hiểu ngay 4 lý do chính khiến nhân viên thử việc 1 ngày rồi nghỉ mà không phải nhà quản lý nhân sự nào cũng biết. 

mindmap nhân sự

TẢI NGAY MIỄN PHÍ – MINDMAP BIỂU MẪU CHO NHÂN SỰ TỪ A-Z

1. 4 lý do khiến nhân viên thử việc 1 ngày rồi nghỉ

Nhân sự nghỉ việc đều có lý do riêng. Dưới đây là các lý do phổ biến mà nhân viên thử việc một ngày đã xin nghỉ:

Tim hiểu các lý do nhân viên không vượt qua ngày thử việc đầu tiên
Tim hiểu các lý do nhân viên không vượt qua ngày thử việc đầu tiên

1.1 Văn hóa của doanh nghiệp không phù hợp

Có một số nhân viên thử việc mới đi làm một ngày rồi xin nghỉ do cảm thấy văn hóa doanh nghiệp không phù hợp với giá trị và nguyên tắc cá nhân của họ. Điều này có thể bao gồm sự thiếu minh bạch trong quy trình làm việc, sự thiếu định hướng của công ty liên quan đến các giá trị xã hội hay cộng đồng mà nhân viên thử việc đang quan tâm. 

Họ có thể không cảm thấy thoải mái hoặc đồng cảm với môi trường làm việc và các đồng nghiệp. Hoặc cũng có thể do công ty không hướng dẫn nên khi nhân viên mới bước chân vào công ty đã cảm thấy đơn độc và quá căng thẳng nên khó có thể hòa nhập được.

Nếu văn hóa doanh nghiệp không phù hợp, nhân viên thử việc có thể cảm thấy rằng công việc không phù hợp với họ và họ muốn tìm kiếm một công ty khác phù hợp với mong đợi của họ hơn. 

1.2 Điều kiện làm việc không giống tưởng tượng

Thông thường, trong quá trình tuyển dụng, các nhà tuyển dụng sẽ chia sẻ thông tin về chế độ đãi ngộ cũng như cơ hội nghề nghiệp để thu hút ứng viên. Tuy nhiên, khi bắt đầu làm việc, nhân viên mới có thể phát hiện ra rằng thông tin này chưa chính xác hoặc khác xa so với sự thật về công ty. 

Điều này dẫn đến việc nhân viên mới quyết định nghỉ việc để tránh lãng phí thời gian. Đây cũng là lý do phổ biến nhất khiến nhân viên thử việc chỉ làm việc 1 ngày rồi nghỉ.

1.3 Khối lượng công việc thực tế quá lớn

Trong giai đoạn thử việc, nhân viên được giao phó các nhiệm vụ giống như nhân viên chính thức, nhưng đồng thời phải làm quen với môi trường làm việc và khối lượng công việc được giao. Nếu nhận quá nhiều công việc mà không có sự hỗ trợ hay phân công công việc hợp lý, áp lực này có thể khiến nhiều người muốn bỏ cuộc sớm.

1.4 Bản thân nhân sự không hòa đồng với đồng nghiệp

Nhân viên thường có xu hướng nghỉ việc trong giai đoạn thử việc vì khó hòa đồng và không được chia sẻ thông tin với đồng nghiệp và cấp trên của mình. Nhân viên mới có thể muốn tìm hiểu đồng nghiệp và cấp trên ngay trong ngày đầu tiên làm việc, nhưng nếu không nhận được sự phản hồi và chia sẻ từ những nhân viên cũ, họ có thể cảm thấy khó tiếp cận và không có động lực để tiến bộ. 

>>> Xem thêm: Top phần mềm quản lý nhân sự HRM tốt nhất cho doanh nghiệp

2. Những ảnh hưởng tiêu cực khi nhân viên mới thử việc đã nghỉ

Ở mọi doanh nghiệp, việc có nhân viên thử việc nghỉ là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra quá thường xuyên, doanh nghiệp và nhà tuyển dụng nên tìm hiểu nguyên nhân sâu xa để giải quyết.

Ảnh hưởng không tốt cho nhân viên ở lại
Ảnh hưởng không tốt cho nhân viên ở lại

Việc nhân viên mới thử việc nghỉ có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc như:

  • Lãng phí thời gian và chi phí cho việc đăng tuyển.
  • Lãng phí hồ sơ tiềm năng của những ứng viên khác
  • Ảnh hưởng đến kế hoạch đào tạo và sử dụng nhân sự của công ty
  • Tạo ra tâm lý không tốt cho nhân viên còn lại
  • Gây mất uy tín và giảm thương hiệu tuyển dụng của công ty khi phòng nhân sự phải đăng tin tuyển dụng quá nhiều lần cho cùng một vị trí.

>>> Xem thêm: Trải nghiệm nhân viên là gì? 5 bước cải thiện Employee Experience

3. Giải pháp hạn chế nhân viên thử việc 1 ngày rồi nghỉ

4 Giải pháp hạn chế tình trạng nghỉ việc của nhân viên
4 Giải pháp hạn chế tình trạng nghỉ việc của nhân viên

3.1 Thắt chặt khâu tuyển dụng 

Để hạn chế tình trạng nhân viên thử việc 1 ngày rồi nghỉ, thì một giải pháp hiệu quả là thắt chặt khâu tuyển dụng. Cụ thể, doanh nghiệp có thể áp dụng một số biện pháp như sau: 

  • Sàng lọc hồ sơ kỹ càng: Doanh nghiệp cần phải đưa ra các yêu cầu cụ thể cho vị trí tuyển dụng, và sàng lọc hồ sơ ứng viên kỹ càng để chọn ra những ứng viên có đầy đủ năng lực, kinh nghiệm và tâm huyết.
  • Thực hiện vòng phỏng vấn chuyên sâu: Sau khi sàng lọc hồ sơ, doanh nghiệp cần tiến hành phỏng vấn ứng viên với các câu hỏi chuyên sâu, để tìm hiểu rõ hơn về kinh nghiệm, tình hình công việc trước đó và động lực làm việc của ứng viên.
  • Cải thiện môi trường làm việc: Một môi trường làm việc tốt, thoải mái và năng động sẽ giúp nhân viên cảm thấy “dễ thở” hơn khi làm việc, tăng động lực và ý chí cống hiến.
  • Cung cấp đầy đủ thông tin về công việc và lộ trình thăng tiến: Doanh nghiệp cần cung cấp đầy đủ thông tin về công việc và lộ trình thăng tiến để nhân viên hiểu rõ hơn về công việc của mình và có động lực làm việc lâu dài.

Việc thắt chặt khâu tuyển dụng là giải pháp hiệu quả để hạn chế tình trạng nhân viên thử việc 1 ngày rồi nghỉ. Các biện pháp trên sẽ giúp doanh nghiệp chọn ra những ứng viên phù hợp và giảm thiểu rủi ro khi đã tuyển dụng xong.

3.2 Mô tả công việc chính xác 

Công ty nên cung cấp thông tin rõ ràng và chi tiết về công việc, bao gồm mô tả công việc, yêu cầu kỹ năng và trách nhiệm của nhân viên.

Việc mô tả công việc chính xác sẽ giúp nhân viên tiềm năng có cái nhìn rõ ràng về công việc của mình trước khi quyết định nộp đơn ứng tuyển. Điều này giúp người xin việc có thể đưa ra quyết định chính xác về việc có nộp đơn ứng tuyển hay không, tránh việc nộp hồ sơ ứng tuyển một cách thiếu suy nghĩ. 

Ngoài ra, việc cung cấp thông tin rõ ràng và chi tiết về công việc còn giúp nhà tuyển dụng có thể tìm được những ứng viên phù hợp nhất với công việc, giảm thiểu việc tuyển nhân viên thử việc 1 ngày rồi nghỉ.

3.3 Lên kế hoạch Onboarding cho người mới

Lên kế hoạch Onboarding hiệu quả cho nhân viên thử việc là giải pháp tốt để hạn chế tình trạng nhân viên thử việc 1 ngày rồi nghỉ. Việc lên kế hoạch Onboarding cụ thể giúp cho các nhân viên mới hiểu rõ về công việc, nhiệm vụ, vai trò của mình và cách thức hoạt động của công ty. Đồng thời, quy trình này cũng sẽ giúp cho các nhân viên mới nhanh chóng có được kỹ năng cần thiết để phục vụ, hỗ trợ cho công việc của họ.

Các bước cụ thể của quy trình Onboarding có thể tham khảo tại đây.

Doanh nghiệp có gắn khó khăn trong hoạt động quản lý nhân sựTìm hiểu ngay: Phần mềm gia tăng trải nghiệm nhân viên tại doanh nghiệp

3.4 Sát cánh cùng nhân viên mới

Để tránh tình trạng nhân viên mới thử việc 1 ngày rồi nghỉ, nhà quản trị nhân sự cần đưa ra các giải pháp hiệu quả. Một trong những giải pháp đó là sát cánh cùng nhân viên mới trong những ngày đầu tiên. 

Trong giai đoạn này, nhân viên mới cần được hướng dẫn và chia sẻ để không cảm thấy lạc lõng. Việc giới thiệu nhân viên mới cho các bộ phận phòng ban khác và giới thiệu chi tiết về văn hóa công ty là cách để giúp nhân viên mới có cái nhìn toàn diện về công việc và môi trường. Điều này cũng giúp họ được cảm thấy và chia sẻ, đồng thời tạo động lực để nhân sự mới mong muốn đồng hành và phát triển lâu dài cùng với công ty.

4. Câu hỏi thường gặp:

4.1 Thử việc 01 ngày rồi nghỉ ngang không báo trước thì có được trả lương hay không?

Trả lời: 

Theo Điều 26 của Bộ luật Lao động 2019, tiền lương thử việc được quy định như sau: 

“Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.” 

Trong thời gian thử việc, người lao động thử việc có quyền nghỉ việc và người sử dụng lao động có trách nhiệm trả lương đầy đủ cho người lao động thử việc trong những ngày người lao động đã làm việc. 

Nếu người lao động nghỉ việc mà không báo trước thì vẫn được hưởng mức lương theo thỏa thuận, tuy nhiên nhận tối thiểu bằng 85% mức lương công việc đó trong những ngày đã làm việc. Do đó, người lao động vẫn được trả lương nếu chỉ thử việc 01 ngày rồi nghỉ, theo mức thỏa thuận giữa hai bên trong hợp đồng thử việc.

4.2 Người sử dụng lao động không trả lương thử việc cho lao động thử việc thì bị xử phạt như thế nào?

Trả lời: 

Theo khoản 1 Điều 6 của Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định chỉ áp dụng cho cá nhân, trong khi mức phạt đối với tổ chức sẽ tăng gấp đôi.

Ngoài ra, Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP cũng quy định về biện pháp khắc phục hậu quả. Theo đó:

“Nếu công ty không trả đủ lương cho người lao động thử việc và bị xử phạt, công ty sẽ phải trả tiền lương cộng với số tiền lãi với mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.”

Vì vậy, nhà quản trị nhân sự cần lưu ý trả lương thử việc cho nhân sự mới đầy đủ để công ty không bị xử phạt. Mức phạt có thể từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng tùy theo mức độ nghiệm trọng của sự việc. 

>>> Xem thêm: Top phần mềm chấm công chuyên nghiệp nhất hiện nay

5. Gia tăng trải nghiệm nhân viên mới với phần mềm nhân sự MISA AMIS HRM

Hoạt động hội nhập nhân viên mới luôn khiến phòng Nhân sự bận rộn vì phải xử lý nhiều giấy tờ và thủ tục khác nhau. Với những doanh nghiệp có quy mô từ 100 nhân sự đổ lên hoặc có biến động nhân sự cao thì việc quản lý toàn bộ hồ sơ nhân viên theo phương pháp thủ công là điều không thể.

Ngoài ra, việc phải xử lý quá nhiều giấy tờ hành chính trong ngày làm việc đầu tiên cũng khiến trải nghiệm nhân viên mới bị giảm đi. Để giảm thiểu tình trạng này việc ứng dụng công nghệ vào quản trị là điều cần thiết.

Phần mềm nhân sự MISA AMIS HRM là bộ giải pháp quản trị nguồn nhân lực đến từ công ty cổ phần MISA – đơn vị cung ứng phần mềm hàng đầu Việt Nam. Đến nay sản phẩm đã có mặt ở hơn 170.000 doanh nghiệp như:

(1) Hỗ trợ Trống đồng Palace hoàn thành mục tiêu giảm 50% thời gian thừa phòng Nhân sự 

phan-mem-nhan-su-misa-amis-hrm
Chị Trần Thị Thu – Trưởng phòng nhân sự Trống đồng Palace chia sẻ

(2) Đồng hành cùng hệ thống giáo dục Hoa Sen quản lý nhân sự đồng thời ở nhiều chi nhánh trên cả nước 

Nhờ những tính năng tiên tiến, phần mềm giúp nhà quản trị giải quyết triệt để các bài toán nhân sự khác nhau:

  • AMIS Tuyển dụng: Xây dựng thương hiệu tuyển dụng chuyên nghiệp, nâng cao trải nghiệm ứng viên.
  • AMIS Thông tin nhân sự: Quản lý hồ sơ nhân viên mới dễ dàng, thực hiện quá trình hội nhập nhân viên nhanh chóng.
  • AMIS C&B: Giảm thiểu sai sót trong hoạt động chấm công tính lương. Nhân viên hoàn toàn có thể chủ động theo dõi công lương của mình, từ đó gia tăng trải nghiệm nhân viên tại doanh nghiệp.
  • AMIS Đào tạo: Hệ thống E-learning hỗ trợ nhân viên mới nâng cao các kỹ năng chuyên nghành, đẩy nhanh tốc độ hòa nhập với “guồng làm việc” tại công ty.
phan-mem-nhan-su-misa-amis-hrm
Bộ giải pháp nhân sự toàn diện MISA AMIS HRM

6. Kết luận

Hiện tượng nhân viên thử việc 1 ngày rồi nghỉ là điều không hiếm gặp, gây tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp. Để hạn chế tình trạng nhân viên thử việc nghỉ ngay sau 1 ngày, các nhà tuyển dụng và phòng nhân sự cần tập trung vào mô tả công việc chính xác và đầy đủ.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]