Kênh GT là gì? Cách xây dựng và phát triển kênh General Trade hiệu quả

03/03/2023
1227

Kênh GT là gì? Kênh General Trade có vai trò gì đối với hoạt động phân phối hàng hóa của doanh nghiệp. Hãy cùng MISA AMIS đi sâu tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.

I. Tổng quan về kênh GT

Trong lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là hoạt động bán hàng các doanh nghiệp đều mong muốn các sản phẩm của mình có thể tiếp cận được với nguồn khách hàng tiềm năng. Để làm được điều đó thì doanh nghiệp buộc phải tìm kiếm và lựa chọn kênh phân phối phù hợp. Và kênh GT là một trong những kênh bán hàng hàng đầu của nhiều doanh nghiệp trong các hoạt động phân phối hàng hóa.

Đọc thêm: Phần mềm DMS nào giúp doanh nghiệp quản trị hiệu quả kênh GT

1. Kênh GT là gì?

Kênh GT được viết tắt của General Trade dùng để chỉ những kênh phân phối truyền thống. Có nghĩa là những hình thức phân phối hàng hóa ở chợ đầu mối, chợ dân sinh hay những cửa hàng nhỏ lẻ ở địa phương. Kênh GT có quy mô hệ thống lớn, được phân phối theo từng cấp bậc từ nhà sản xuất cho đến các đầu mối trung gian rồi mới đến tay người tiêu dùng. Cụ thể kênh General Trade phân phối theo hình thức:

  • Grocery: Cửa hàng tổng hợp.
  • Small shop/store: Cửa hàng tạp hóa nhỏ.
  • Traditional market: Chợ truyền thống.
  • Pharmacy store: Cửa hàng thuốc.

2. Đặc điểm của kênh GT là gì?

Có thể thấy kênh GT là một trong những kênh phân phối hàng hóa đầy tiềm năng và đóng một vai trò vô cùng quan trọng tại thị trường Việt Nam. Theo thống kê tính đến năm 2023 có hơn 1,4 triệu điểm bán hàng truyền thống trên cả nước, chiếm đến 85% doanh thu đầu ngành FMCG.

Đặc điểm dễ dàng nhận thấy của kênh GT đó là thời gian phân phối nhanh chóng, ngắn hơn so với một số hình thức phân phối khác, đặc biệt giá cả cung cấp hợp lý hơn so với các sản phẩm trên kênh Modern trade. Đặc biệt kênh phân phối truyền thống rất dễ quản lý đầu ra cũng như doanh thu nên nhiều doanh nghiệp có xu hướng lựa chọn hình thức phân phối này.

II. Những ưu nhược điểm của kênh GT

Để giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về kênh GT, phần tiếp theo MISA AMIS sẽ chia sẻ một số ưu nhược điểm khi sử dụng hình thức phân phối truyền thống này.

1. Ưu điểm của kênh GT là gì?

Kênh GT là một kênh phân phối có hệ thống quy mô lớn, có đông đảo thành viên tham gia và được quản lý theo cấp bậc nên rất dễ dàng trong việc quản lý. Chủ doanh nghiệp chỉ cần nắm rõ và quản lý số lượng nhân viên tiếp thị, những người trực tiếp giới thiệu và phân phối hàng hóa đến các điểm bán hàng ở phía dưới.

Ưu điểm nổi bật của kênh GT là rẻ hơn so với một số kênh phân phối khác, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí đầu tư, doanh nghiệp sẽ không mất nhiều chi phí để đăng ký.

2. Nhược điểm của kênh GT là gì?

Dù sở hữu những ưu điểm nổi bật nhưng kênh General Trade vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục như:

  • Do kênh GT được hình thành từ rất lâu nên các nhà phân phối và đội ngũ quản lý cũng có từ lâu nên rất dễ xảy ra tình trạng tranh chấp giữa các nhà phân phối với nhau.
  • Kênh GT được phân phối theo nhiều cấp bậc khác nhau nên doanh nghiệp thường gặp khó khăn trong việc kiểm soát giá thành bán ra, cũng như các chương trình chiết khấu không được đảm bảo giữa các cấp bậc.
  • Do không có sự đồng nhất giữa các nhà phân phối với nhau nên rất dễ xảy ra tình trạng xung đột giá bán, thậm chí một số điểm cửa hàng còn bán phá giá.
Xác định rõ tính chất của kênh GT và MT để vận dụng linh hoạt đạt kết quả tốt nhất
Xác định rõ tính chất của kênh GT và MT để vận dụng linh hoạt đạt kết quả tốt nhất

III. Phương thức xây dựng và phát triển kênh GT

Khi đã nắm bắt được khái niệm về kênh GT là gì? Để có thể tiếp cận được khách hàng mục tiêu thành công và phát triển kênh hiệu quả, doanh nghiệp cần có những chiến lược đúng đắn và phù hợp.

1. Xác định được mục tiêu phân phối

Khi doanh nghiệp của bạn quyết định chọn kênh phân phối truyền thống thì việc đầu tiên cần thực hiện đó là cần xác định được mục tiêu cho kênh phân phối. Để làm được điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần nắm rõ được năng lực sản xuất, số lượng hàng hóa có thể cung ứng là bao nhiêu.

Doanh nghiệp có thể dựa theo nguyên tắc SMART để xác định được tiềm lực của doanh nghiệp. Từ đó có thể nắm rõ được mục tiêu doanh số, số lượng cung cấp cho nhà phân phối hiện tại, thời gian hoàn thành sản phẩm,…

2. Hiểu được nhu cầu thị hiếu của khách hàng

Thấu hiểu được những mong muốn của người tiêu dùng là yếu tố cốt lõi tạo nên thành công của một doanh nghiệp. Vì thế doanh nghiệp cần thực hiện bước khảo sát, nghiên cứu thị trường để có thể nắm bắt được hành vi mua sắm của người tiêu dùng.

Đặc điểm của người tiêu dùng trên kênh GT đó là khách hàng cá nhân ở nhiều khu vực khác nhau, thuộc nhiều phân khúc khác nhau do đó mà những thói quen mua sắm cũng hoàn toàn khác nhau. Do đó để có thể tiếp cận thành công và biến họ thành những khách hàng trung thành, thì doanh nghiệp phải hiểu rõ được những nhu cầu cũng như mong muốn của họ đối với sản phẩm.

Phần mềm MISA AMIS CRM cho phép lưu trữ thông tin chi tiết khách hàng giúp Doanh Nghiệp am hiểu nhu cầu của khách chính xác nhất
Phần mềm MISA AMIS CRM cho phép lưu trữ thông tin chi tiết khách hàng giúp Doanh Nghiệp am hiểu nhu cầu của khách chính xác nhất

3. Xây dựng chiến lược bán hàng đỉnh cao

Trong bất kỳ ngành nghề nào thì một chiến lược kinh doanh phù hợp và đúng đắn sẽ là yếu tố dẫn đến thành công. Đặc biệt đối với ngành nghề FMCG một chính sách phân phối hàng hóa hấp dẫn sẽ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững và ổn định lâu dài. Để phát triển kênh GT và nâng cao doanh số bán hàng, thì doanh nghiệp cần có những chiến lược cụ thể như:

  • Tổ chức các chương trình khuyến mãi hấp dẫn và độc lạ để tiếp cận nguồn khách hàng tiềm năng, đồng thời gia tăng lợi thế cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành.
  • Thực hiện các chính sách phân phối trên kênh GT hiệu quả như: Chiết khấu phần trăm trên hóa đơn thanh toán, thưởng doanh số cho đơn vị đạt chỉ tiêu, thưởng khi thanh toán đúng hạn, chiết khấu hoa hồng hấp dẫn,…
  • Triển khai các hoạt động quảng cáo, giới thiệu sản phẩm hoặc trưng bày sản phẩm có thưởng để quảng bá và định vị thương hiệu.

Bên cạnh đó doanh nghiệp cần chú trọng trong việc hỗ trợ và đào tạo đội ngũ nhân viên tiếp thị chuyên nghiệp, nâng cao trình độ chuyên môn cũng như kỹ năng bán hàng, để thúc đẩy doanh số bán hàng.

Mời anh chị tải ebook quản lý kênh phân phối (tài liệu do đội ngũ MISA biên soạn), hi vọng tài liệu này giúp ích cho anh chị trong quá trình quản lý nhà phân phối, đại lý. Bộ tài liệu gồm 3 phần:

      1. Phần 1: Bản chất và tầm quan trọng của kênh phân phối
      2. Phần 2: Cấu trúc kênh phân phối
      3. Phần 3: Lựa chọn và quản lý kênh phân phối

Ảnh chụp cấu trúc bộ tài liệu

4. Sử dụng MISA AMIS CRM – Giải pháp quản lý tích hợp
Kênh phân phối và Bán hàng DMS + CRM 2 trong 1

Sự phát triển về công nghệ kỹ thuật số đã làm thay đổi toàn bộ đời sống, nền kinh tế. Vì vậy để bắt kịp xu hướng hiện đại hóa và thích nghi được những thay đổi chóng mặt của thị trường, thì doanh nghiệp cần ứng dụng những phần mềm công nghệ vào các hoạt động kinh doanh.

Phần mềm quản lý bán hàng MISA AMIS CRM là một trong những xu hướng lựa chọn của nhiều doanh nghiệp, nhất là trong lĩnh vực dược phẩm, thực phẩm chú trọng kênh GT. Phần mềm quản lý hiệu quả nguồn hàng hóa, đội ngũ nhân viên sale và đột phá doanh số bán hàng. Dưới đây là những tính năng vượt trội MISA AMIS CRM:

  • Quản lý dữ liệu khách hàng tập trung, bảo mật tuyệt đối các thông tin khách hàng.
  • Hỗ trợ doanh nghiệp đề xuất những phương án tối ưu hoặc điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với mục tiêu. Doanh số bán hàng được báo cáo tự động về các phòng ban.
  • Sắp xếp và phân bố lịch trình cụ thể của nhân viên sale, giúp việc quản lý đội ngũ sale đi thị trường dễ dàng hơn.
  • Theo dõi chặt chẽ quá trình hoạt động của nhân viên sale, nắm bắt được hiệu suất làm việc của từng nhân viên. Từ đó có thể triển khai các hoạt động khen thưởng nhân viên giỏi hay có kế hoạch đào tạo kỹ năng cho những nhân viên yếu chuyên môn.
  • Hệ thống phân tích và báo cáo đa chiều, linh hoạt giúp doanh nghiệp theo dõi sát sao doanh số bán hàng, kiểm soát được mức độ hiệu quả của chiến lược kinh doanh.

Dùng ngay miễn phí

IV. Tổng kết

Kênh GT là công cụ hỗ trợ đắc lực trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hy vọng qua những thông tin chia sẻ trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ được kênh GT là gì? Và cách để xây dựng kênh GT hiệu quả để tối đa hóa lợi ích cho doanh nghiệp.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Hà Nguyễn
Tác giả
Trưởng phòng Inbound Marketing viện MIBI MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả