Marketing Inbound Marketing POSM là gì? Các loại hình quảng cáo POSM phổ biến 2023

POSM là gì? POSM là viết tắt của từ Point of Sale Materials – 1 thuật ngữ rất phổ biến trong ngành quảng cáo.

Đối với ngành hàng FMCG, các doanh nghiệp luôn phải hứng chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ đối thủ. Việc làm sản phẩm của mình trở nên nổi bật trong mắt người tiêu dùng luôn khiến cho các nhà quản lý đau đầu. Chính vì vậy, POSM ra đời như một giải pháp hữu hiệu cho các thương hiệu quảng bá sản phẩm của mình. Vậy POSM là gì? Đâu là loại hình quảng cáo POSM phổ biến? Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

I. POSM là gì trong marketing?

Trước khi bàn luận về tầm quan trọng của POSM và cách chúng giúp các thương hiệu quảng bá sản phẩm của mình, chúng ta cần tìm hiểu khái niệm của thuật ngữ này là gì?

POSM là gì trong marketing?
POSM là gì trong marketing?

POSM là viết tắt của từ Point of Sale Materials được dùng để chỉ tất cả vật dụng hỗ trợ cho việc bán hàng tại địa điểm bán lẻ tại siêu thị hay tạp hóa, cửa hàng truyền thống. POSM bao gồm nhiều loại vật liệu, công cụ khác nhau, từ bất kỳ thứ gì, chẳng hạn như các tấm áp phích hay là các sản phẩm dùng thử.

Tuy nhiên, không chỉ các siêu thị, tạp hóa hay cửa hàng truyền thống mới sử dụng POSM, mà loại hình này còn được ứng dụng tại các sự kiện thương mại, triển lãm, showroom và hội chợ. Tùy thuộc vào những gì doanh nghiệp muốn bán, ngân sách và loại chiến dịch, có rất nhiều sự lựa chọn để các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm của mình.

AMIS aimarketing

II. Các loại hình quảng cáo POSM phổ biến 2022

Hiện nay trên thị trường xuất hiện đa dạng loại hình POSM nhằm quảng bá các sản phẩm khác nhau và đáp ứng từng nhu cầu của nhiều nhãn hàng. Chúng bao gồm nhiều màu sắc, chất liệu, kích thước và hình dạng khác nhau tùy theo yêu cầu của doanh nghiệp.

Dưới đây là một số loại POSM phổ biến nhất, được sử dụng trong những cửa hàng, siêu thị ngày nay.

  • Poster: Là một sản phẩm được thiết kế với nội dung, hình ảnh, màu sắc theo một ý tưởng nhất định để giới thiệu thương hiệu, sản phẩm, thu hút khách hàng. Những vị trí dán poster thường là dán dọc tường, cửa sổ trong các cửa hàng tiện lợi, cửa hàng bán lẻ,… để người dùng dễ dàng đọc được những thông tin cần thiết. Thông thường poster có kích thước 40cmx60cm hoặc 50cmx70cm.
Poster
Poster
  • Leaflet: Là tờ quảng cáo rời dùng để giới thiệu hoặc hướng dẫn sử dụng sản phẩm. Leaflet là một trong những loại POSM phổ biến, thường được trưng bày trưng bày tại các kệ chính, hoặc được phát trực tiếp tại hội chợ, sự kiện. Tùy thuộc vào nội dung in ấn mà doanh nghiệp sẽ in các leaflet trên khổ giấy A4, A5.
  • Standee: Là công cụ quảng cáo gồm hai thành phần chính (khung giá đỡ và bạt in) được in kỹ thuật số, in offset, cán mờ làm bằng chất liệu hiflex hoặc pp. Standee xuất hiện nhiều trong các triển lãm, hội nghị, sự kiện, khai chương, khánh thành. Chúng được tạo ra nhằm mục đích quảng bá, giới thiệu các chương trình, sản phẩm, dịch vụ. Thông thường, standee được thiết kế với kích thước 60cmx160cm hoặc 80cmx180cm.
  • Sticker: Sticker hiểu một cách đơn giản là các loại nhãn dán hoặc hình ảnh minh họa dán lên trên sản phẩm hay quầy kệ cần thể hiện thông tin. Dù có kích thước nhỏ nhưng sticker thường được thiết kế bằng những hình ảnh vui nhộn, đáng yêu, dễ dàng thu hút được sự chú ý của khách hàng.
  • Booth: Là khu vực dùng để trưng bày sản phẩm một cách ấn tượng. Tùy vào mục đích của nhà đầu tư mà ngoài dùng để trưng bày đơn thuần, nhiều booth được bố trí thêm 2-5 nhân viên phụ trách tư vấn, tiếp thị hoặc bán hàng.
  • Divider: Thường xuất hiện tại các siêu thị được sử dụng để phân chia giữa các kệ để làm nổi bật thêm hình ảnh của sản phẩm và gây chú ý đến khách hàng.
Divider
POSM dạng Divider
  • Wobbler: Là một mô hình được thiết kế nhỏ gọn dùng để in ấn hình ảnh, slogan, chương trình khuyến mãi, giảm giá, hay những ưu đãi đặc biệt cho khách hàng….được ứng ứng dụng rất nhiều trong quảng cáo tiếp thị sản phẩm dịch vụ.
  • Tester: Tester là các sản phẩm mẫu dùng thử, phiên bản thu nhỏ của chính những loại sản phẩm mà nhà đầu tư đang bày bán. Các nhóm sản phẩm thường hay sử dụng tester là: nước hoa, mỹ phẩm, nước xả vải.
  • Gondola end: Là dạng kệ cố định lưng, được bố trí ở đầu hoặc cuối mỗi dãy kệ. Với thiết kế tương đối độc lập, có tính nhấn mạnh cao, Gondola end thường có thiết kế ấn tượng, thu hút được sự chú ý, nhận diện rất tốt của các khách hàng. Gondola end thường được trưng bày các sản phẩm mới, các sản phẩm khuyến mại.
  • Check-out counter: Dùng để chỉ các loại giá, kệ trưng bày sản phẩm đặt cạnh khu vực quầy thu ngân của siêu thị, cửa hàng tiện lợi, shop quần áo,…Check-out counter thường được sử dụng để trưng bày: bánh, kẹo, bim bim, singum, socola, hay một số mặt hàng nhạy cảm như bao cao su, thuốc lá,…
Check-out counter
Check-out counter
  • Display island: Đảo trưng bày là nơi sản phẩm được sắp xếp với số lượng lớn, trưng bày theo cách thức độc đáo, vô cùng bắt mắt và thu hút người xem.
  • Showcase: Là các hệ thống làm mát dùng để trưng bày sản phẩm cần giữ lạnh như thực phẩm tươi sống, rau củ quả, trái cây. Tuy nhiên, Showcase trong POSM còn là những hộp trưng bày nhỏ đặt tại các kệ chính. Showcase được thiết kế đơn giản, trong suốt và thường được dán hình ảnh để làm nổi bật sản phẩm mới.
  • Dangler: Là các thiết kế được treo trên trần các siêu thị, trung tâm thương mại hay các cửa hàng tiện lợi. Dangler được sử dụng để thu hút tầm nhìn từ xa hoặc trên cao. Nội dung thường là hình ảnh sản phẩm, thông tin khuyến mãi hoặc tính năng nổi bật của sản phẩm.
Dangler
Dangler là các thiết kế được treo trên trần các siêu thị

III. Sự khác biệt giữa POP và POS

Khi nhắc đến POSM chắc hẳn không còn ai xa lạ với hai khái niệm POP và POS, tuy nhiên liệu bạn đã phân biệt được sự khác biệt giữa hai thuật ngữ này chưa?

Đầu tiên, chúng ta cần phải biết POP và POS là gì? Nếu như POP là viết tắt của từ Point of Purchase (Điểm mua hàng), thì POS (Point of Sale) được hiểu là điểm bán hàng.

Điểm mua hàng (POP)
Điểm mua hàng (POP)

Cụ thể, điểm mua hàng (POP) là nơi mà người tiêu dùng có thể tìm và mua sản phẩm. Vì vậy, bất kỳ địa điểm bán lẻ nào như cửa hàng tiện lợi, tạp hóa hoặc các cửa hàng truyền thống đều được coi là một điểm mua hàng.

Ngược lại, điểm bán hàng (POS) là nơi diễn ra quá trình bán hàng thực tế, chẳng hạn như quầy thu ngân. Tuy nhiên, cần tránh nhầm lẫn POS với các thiết bị hỗ trợ thanh toán. Mặc dù có thể cả hai đều được đặt tại quầy thu ngân, nhưng chúng hoàn toàn khác nhau.

Điểm bán hàng (POS)
Điểm bán hàng (POS)

POS và POP đều là một phần trong POSM. Chúng ta có thể nhận thấy rằng POP và POS được đặt tại các vị trí khác nhau trong cửa hàng, nhưng tựu chung mục đích của chúng đều là quảng bá sản phẩm và thu hút khách hàng. Và theo như thông tin được đề cập trong phần trước, có thể kết luận rằng POP và POS chính là POSM.

Nên sử dụng POP hay POS?

Câu trả lời là cả hai, tuy nhiên các doanh nghiệp cần biết cách ứng dụng hai loại hình này trong từng trường hợp khác nhau.

Sau khi phân biệt được POP và POS, chúng ta có thể đưa ra thời điểm phù hợp để sử dụng hiệu quả chúng như sau.

Point of Purchase (POP) – Điểm mua hàng

Điểm mua hàng có thể được sử dụng đối với số lượng sản phẩm lớn, khi mà vị trí của chúng thường đặt tại lối đi rộng rãi. Ngoài ra, POP còn được nhiều doanh nghiệp vận dụng hiệu quả trong các chiến dịch giảm giá hay khuyến mãi đặc biệt.

Point of Sale (POS) – Điểm bán hàng

Khác với điểm mua hàng, POS thường đặt tại các quầy thu ngân, chính vì vậy mà không gian trưng bày sản phẩm cũng trở nên hạn chế hơn nhiều. Vậy nên, doanh nghiệp thường cân nhắc đặt các sản phẩm nhỏ gọn hay các vật phẩm mà người tiêu dùng có thể ra quyết định ngay lập tức tại khu vực này.

AMIS aimarketing

IV. Tầm quan trọng của POSM

Chúng ta đã đề cập về khái niệm POSM là gì, sự khác biệt giữa POP và POS, vậy còn tầm quan trọng của chúng này thì sao? Tại sao các thương hiệu cần sử dụng vật dụng này?

1. POSM giúp thu hút sự chú ý của người tiêu dùng

Một trong những lý do chính mà các thương hiệu và nhà bán lẻ sử dụng POSM là để thu hút sự chú ý của người mua sắm tại cửa hàng. Xét trên thực tế là có hàng trăm lựa chọn cho khách hàng lựa chọn, vậy nên các thương hiệu cần đảm bảo sản phẩm của họ đập vào mắt người mua hàng ngay tại điểm bán.

Với nhiều hình dáng, kích thước khác nhau tuỳ theo mục đích sử dụng của các thương hiệu giúp khách hàng trở nên thích thú và quan tâm đến sản phẩm nhiều hơn.

POSM giúp thu hút sự chú ý của người tiêu dùng
POSM giúp thu hút sự chú ý của người tiêu dùng

2. Thông báo các chương trình khuyến mãi

Một lý do khác khiến POSM không thể vắng mặt trong các chiến dịch Marketing là chúng có thể giúp doanh nghiệp làm nổi bật hoặc thông báo các chương trình khuyến mãi tại cửa hàng tới người tiêu dùng. Bằng cách này, họ sẽ dễ dàng tìm đọc thông tin về các deal hấp dẫn và nhanh chóng ra quyết định mua hàng.

3. Tạo sự khác biệt

POSM giúp doanh nghiệp tạo sự khác biệt cho thương hiệu của mình. Với sự tuỳ biến linh hoạt của các loại hình POSM, các nhà quản lý có thể thiết kế vật dụng mang màu sắc, thông điệp đặc trưng của thương hiệu. Điều này sẽ gây ấn tượng mạnh mẽ tới người đi mua sắm, thậm chí là lưu giữ lại hình ảnh trong tâm trí họ khi về tới nhà.

AMIS aimarketing
AMIS aimarketing

V. Tổng kết

Như vậy, trong bài viết trên MISA AMIS đã cung cấp tới bạn những thông tin chi tiết về khái niệm POSM và các loại hình quảng cáo phổ biến của chúng. Qua đó, đưa ra tầm quan trọng của POSM. Hy vọng bạn đã học hỏi được những kiến thức hữu ích về hoạt động quan trọng này, từ đó giúp triển khai hiệu quả chiến lược quảng cáo POSM cho doanh nghiệp mình. MISA AMIS chúc các bạn thành công!

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]