Marketing – bán hàng Bán hàng Kênh phân phối truyền thống là gì?

Kênh phân phối truyền thống là một trong những kênh bán hàng quan trọng trong chuỗi cung cứng truyền thống. Kênh phân phối truyền thống bắt đầu từ hành trình đưa hàng hóa từ nhà máy đến người tiêu dùng cuối cùng. Vậy cụ thể kênh phân phối truyền thống là gì? Đâu là ưu nhược điểm của chúng? Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểm trong bài viết dưới đây.

Kênh phân phối truyền thống là gì?

Kênh phân phối truyền thống hay quản lý chuỗi cung ứng truyền thống. Đây là kênh phân phối đã được sử dụng trong nhiều năm. Nó được biết đến như một kênh phân phối truyền thống, quản lý chuỗi cung ứng truyền thống.

Kênh phân phối truyền thống thường đầy đủ chuỗi phân phối: Nhà sản xuất -> Nhà phân phối -> Đại lý -> Nhà bán lẻ -> Khách hàng. Trong khi đó kênh phân phối hiện đại thường bỏ qua trung gian phân phối.

Kênh phân phối truyền thống là gì?
Kênh phân phối truyền thống là gì?

Kênh phân phối truyền thống tập trung vào 3 bước chính trong chuỗi cung ứng.

  1. Sản xuất – Bây giờ tất cả các nguyên liệu thô đã được mua, hàng hóa đã sẵn sàng để được sản xuất. Nhà sản xuất tiến hành sản xuất các sản phẩm cho đến khi thành phẩm được hoàn thành và sẵn sàng xuất xưởng.
  2. Vận chuyển và phân phối – Tiếp theo, hàng hóa được chuyển đến nhà bán buôn hoặc nhà phân phối. Trong giai đoạn này thường là vận chuyển, phân phối và nhập kho.
  3. Bán cho người tiêu dùng cuối cùng – Hàng hóa được bán cho người tiêu dùng cuối cùng, những người sẽ sử dụng hàng hóa. Người tiêu dùng cuối cùng có thể mang chúng về nhà như trường hợp mua lẻ hoặc hàng hóa có thể được giao cho người tiêu dùng cuối cùng bằng một phương thức khác.

Đọc thêm: Phần mềm DMS là gì? Top 8 hệ thống DMS tốt nhất

Đặc điểm kênh phân phối truyền thống

  • Mạng lưới trong kênh phân phối truyền thống rời rạc và lỏng lẻo: Thông thường các nhà bán buôn, bán lẻ và nhà sản xuất sẽ giao dịch riêng lẻ với nhau, chứ không cùng nhau đưa ra một chính sách chung.
  • Các thành viên trong kênh phân phối truyền thống có mối quan hệ mua bán một cách ngẫu nhiên: Do không có bất kỳ mối liên kết chặt chẽ nào giữa các thành viên, vì vậy mối quan hệ giữa họ được hình thành một cách ngẫu nhiên.
  • Các thành viên trong kênh truyền thống hoạt động vì mục đích riêng của họ, không phải mục tiêu chung của cả kênh: Đặc điểm của các giao dịch riêng lẻ giữa các kênh cho phép các thành viên trong kênh có thể mua hàng hoá từ bất kì nhà sản xuất nào và bán chúng tới các tệp khách hàng khác nhau.

Ưu nhược điểm của kênh phân phối truyền thống

Ưu điểm của kênh phân phối truyền thống

  • Mở rộng nhanh hơn: Khi dành phần lớn thời gian làm việc với các kênh đã có tên tuổi, điều đó sẽ cắt giảm đáng kể chi phí và thời gian liên quan đến việc mở rộng hoạt động của mình, so với việc thiết lập các cửa hàng riêng.
  • Tận dụng nhận thức thương hiệu: Có thể ít người trong công chúng biết đến thương hiệu của bạn, nhưng nếu bạn đang bán hàng thông qua một nhà bán lẻ lớn thì sẽ có rất nhiều người biết đến thương hiệu của mình.
  • Chi phí thu hút khách hàng tiềm năng: Doanh nghiệp sẽ cắt giảm chi phí hoạt động khi chuyển sang kênh phân phối truyền thống. Chi phí chung sẽ tăng chậm hơn tương ứng với phạm vi tiếp cận tổng thể, so với việc sở hữu các cửa hàng của riêng mình.
  • Tiếp cận khách hàng: Nhiều đối tác bán hàng địa phương giúp khách hàng kết nối với thương hiệu của bạn dễ dàng hơn và nhận được thông tin mà họ cần một cách nhanh chóng.


Nhược điểm của kênh phân phối truyền thống

  • Mất kiểm soát: Doanh nghiệp sẽ không bao giờ có được mức độ kiểm soát quản lý trực tiếp giống như khi sở hữu các cửa hàng của riêng mình.
  • Lợi nhuận trên mỗi đơn vị thấp hơn: Rõ ràng, việc sử dụng các kênh phân phối truyền thống sẽ khiến lợi nhuận của doanh nghiệp bị xé nhỏ ra. 
  • Cạnh tranh cho các kênh: Các đại lý bán hàng hàng đầu có thể được săn đón nhiều như bất kỳ đối tác kinh doanh nào khác. Doanh nghiệp sẽ cần nỗ lực duy trì mức độ tương tác trên các kênh bán hàng của mình.
  • Thời gian phản hồi chậm hơn: Sự xuất hiện của các bên trung gian có thể tạo ra những thách thức trong việc duy trì thời gian phản hồi phù hợp.

Đọc thêm: Lựa chọn kênh phân phối phù hợp trải nghiệm khách hàng theo sản phẩm

Các loại hình trong kênh phân phối truyền thống

Hàng hóa sản xuất ra sẽ được đưa đến tay người tiêu dùng theo trình tự sau: nhà sản xuất – trung gian phân phối – người tiêu dùng. Dựa trên số trung gian phân phối tham gia vào quá trình phân phối, kênh này được chia thành 3 loại kênh nhỏ:

  • Kênh 1 cấp: chỉ có 1 trung gian phân phối (nhà bán lẻ) tham gia.
  • Kênh 2 cấp: có 2 trung gian phân phối là nhà bán buôn và nhà bán lẻ tham gia. Trình tự phân phối như sau: nhà sản xuất – nhà bán buôn – nhà bán lẻ – người tiêu dùng.
  • Kênh 3 cấp: có 3 trung gian phân phối là nhà bán buôn, nhà bán lẻ và đại lý tham gia. Trình tự phân phối như sau: nhà sản xuất – đại lý – nhà bán buôn – nhà bán lẻ – người tiêu dùng.

Tải Ebook Quản lý kênh phân phối: Giúp Doanh nghiệp lựa chọn, xây dựng hệ thống kênh phân phối phù hợp, tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả hơn và tăng doanh số bán hàng. Bấm vào ảnh để tải.

So sánh kênh phân phối truyền thống và hiện đại

Trước khi so sánh kênh phân phối truyền thống và hiện đại, chúng ta cần hiểu kênh phân phối hiện đại là gì?

Dưới đây là một số điều mà kênh phân phối hiện đại tập trung vào:

  • Sử dụng Công nghệ – Trọng tâm của kênh phân phối hiện đại là việc sử dụng công nghệ. Điều này là do việc sử dụng công nghệ và cách thức sử dụng công nghệ thông qua toàn bộ chuỗi cung ứng hiện đang đi đầu trong chuỗi cung ứng.
  • Quản lý hậu cần – Kênh phân phối hiện đại sử dụng quản lý hậu cần có hệ thống cho phép quy trình lập kế hoạch, thực hiện và cũng kiểm soát luồng hàng hóa. Ngày nay, quản lý hậu cần là một công cụ tiêu chuẩn được sử dụng bởi tất cả các công ty giao nhận vận tải và vận chuyển trên toàn thế giới.
  • Tập trung vào quan hệ đối tác – Kênh phân phối hiện đại là những vấn đề xoay quanh cách xây dựng quan hệ đối tác, hợp tác và liên minh để giúp đảm bảo rằng chuỗi cung ứng là chuỗi tốt nhất có thể. Điều này là do nó không còn chỉ là một chuỗi cung ứng độc lập; chuỗi cung ứng hiện đại là về quan hệ đối tác, liên minh và hợp tác.
  • Tập trung vào khách hàng – Kênh phân phối hiện đại cũng tập trung vào khách hàng. Mỗi người trong chuỗi cung ứng đều hiểu khách hàng là rất quan trọng. Nói cách khác, mỗi lĩnh vực của chuỗi cung ứng hiện đại đều tập trung vào khách hàng và nhu cầu của khách hàng.
  • Định hướng vào Dịch vụ và Tốc độ – Kênh phân phối hiện đại cũng tập trung vào dịch vụ và tốc độ. Tất cả mọi thứ từ nhà cung cấp nguyên vật liệu đến sản xuất, đến nhà phân phối đều có mục tiêu đảm bảo rằng hàng hóa đến nơi kịp thời.
So sánh kênh phân phối truyền thống và hiện đại
So sánh kênh phân phối truyền thống và hiện đại

Trọng tâm của kênh phân phối hiện đại là việc sử dụng công nghệ. Công nghệ đã thay đổi chúng ta theo những cách mà chúng ta có thể không nhận ra hoặc hoàn toàn hiểu được. 

Kênh phân phối là một ví dụ về cách công nghệ đã giúp các quy trình tổng thể trong chuỗi cung ứng mang tính cộng tác, tập trung vào đối tác và hiệu quả hơn.

Vậy đâu là điểm khác biệt giữa kênh phân phối truyền thống và hiện đại?

Khi so sánh kênh phân phối hiện đại với kênh phân phối truyền thống, kênh phân phối hiện đại đa trọng tâm hơn trong khi kênh phân phối truyền thống là một quy trình tập trung đơn lẻ hơn. 

Nói cách khác, kênh phân phối hiện đại tập trung vào mối quan hệ đối tác liên tục hơn, mang lại hiệu quả bền vững. Trong khi đó kênh phân phối truyền thống tập trung vào việc đưa nguyên vật liệu từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng. 

Kênh phân phối truyền thống của Vinamilk

Vinamilk có tên đầy đủ là Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Tên tiếng Anh là Vietnam Dairy Products Joint Stock Company) chuyên về sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa tại Việt Nam. 

Kênh phân phối truyền thống của vinamilk
Kênh phân phối truyền thống của vinamilk

Kênh phân phối truyền thống của Vinamilk hiện có gần 251.000 điểm bán lẻ, siêu thị và cửa hàng tiện lợi trên toàn quốc, cụ thể:

  • 3899 siêu thị lớn nhỏ.
  • Hơn 200 nhà phân phối.
  • Gần 251.000 điểm bán lẻ trên toàn quốc.
  • 1356 cửa hàng tiện lợi.

Hoạt động bán hàng phủ khắp 63 tỉnh thành, kênh phân phối sản phẩm truyền thống đa dạng, gia tăng độ phủ và giá trị thương hiệu. 

Hệ thống hậu cần và phân phối hiệu quả đã giúp Vinamilk đảm bảo cung ứng sản phẩm nhanh chóng và đầy đủ tới tay khách hàng. Đồng thời, điều này thể hiện sự chấp nhận và tin tưởng của người tiêu dùng đối với chất lượng sản phẩm của thương hiệu này.

dms cho doanh nghiệp phân phối banner

Tổng kết

Như vậy, trong bài viết trên MISA AMIS đã cung cấp tới bạn chi tiết về kênh phân phối truyền thống. Hy vọng những thông tin này mang đến kiến thức hữu ích giúp doanh nghiệp triển khai hiệu quả kênh phân phối truyền thống.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]