Marketing từ trước đến nay vẫn luôn là lĩnh vực có tốc độ thay đổi và phát triển nhanh như vũ bão đặc biệt là trong kỷ nguyên toàn cầu hoá. Việc cập nhật, nắm bắt các xu hướng mới là yêu cầu tối thiểu nếu những người làm marketing muốn chinh phục khách hàng và đứng vững trên thị trường đầy phức tạp và cạnh tranh như hiện tại. Ở bài viết này, MISA AMIS giới thiệu đến bạn 10 xu hướng marketing nổi bật được dự đoán bởi các chuyên gia đến từ các công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới.
I. Tầm quan trọng của việc nắm bắt xu hướng marketing
Trong bối cảnh thế giới ngày nay, ngành marketing luôn chứng kiến những sự thay đổi và biến chuyển mạnh mẽ. Một số yếu tố chủ yếu dẫn đến sự biến đổi với “tốc độ ánh sáng” này có thể kể đến là:
Công nghệ tiên tiến dần khẳng định vai trò chiến lược
Với sự phát triển của công nghệ tiên tiến, các công cụ AI và các phần mềm tự động hóa hiện nay dần trở thành những trợ thủ đắc lực của các marketers.
Việc ứng dụng công nghệ tiên tiến giúp cho các marketers dễ dàng triển khai các hoạt động marketing mang tính chiến lược: từ thu thập thông tin, phân tích hành vi người dùng trên môi trường số đến đo lường hiệu quả chiến dịch marketing.
Bên cạnh đó, những nền tảng số như mạng xã hội, website,… đang dần trở thành những kênh truyền thông được chú trọng đầu tư, giúp doanh nghiệp tiếp cận và tương tác khách hàng mục tiêu thông qua những nội dung có giá trị và mang tính cá nhân hoá.
Thị hiếu người tiêu dùng biến đổi không ngừng
Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, sự kết nối và hội nhập giữa các nền kinh tế, văn hóa và xã hội trên toàn thế giới đã có tác động đáng kể đến hành vi người tiêu dùng. Điển hình như:
- Sự chuyển dịch sang mua sắm trực tuyến thay vì tại các cửa hàng truyền thống, được thúc đẩy bởi các yếu tố như sự tiện lợi, chi phí thấp hơn và sự phát triển của các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, Tiktok shop,…
- Nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm tự nhiên, hữu cơ khi người tiêu dùng ngày càng nhận thức rõ hơn về tác hại tiềm ẩn của các chất phụ gia hóa học trong thực phẩm và các sản phẩm khác.
- Sự thay đổi trong sở thích liên quan đến phong cách và thiết kế của các sản phẩm.
Để có thể thích ứng với sự thay đổi chóng mặt của ngành marketing và đứng vững trên thị trường, việc đón đầu các xu hướng marketing là điều tất yếu.
Thấu hiểu những xu hướng mới của thị trường cho phép tổ chức đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt hơn, tối ưu hiệu quả chiến lược marketing và trở nên nổi bật hơn so với đối thủ cạnh tranh.
II. Xu hướng marketing năm 2025
1. Sự “bành trướng” của Generative AI
Generative AI (AI tạo sinh) đang được sử dụng ngày càng phổ biến trong nhiều khía cạnh của marketing, từ tạo nội dung đến phân tích dữ liệu và hỗ trợ ra quyết định. Theo Precedence Research, thị trường trí tuệ nhân tạo sáng tạo (Generative AI) toàn cầu đạt giá trị 25,86 tỷ USD vào năm 2024 và dự kiến sẽ đạt khoảng 803,90 tỷ USD vào năm 2033, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) 46,5% từ năm 2024 đến 2033.
- Sáng tạo nội dung: Các công cụ như ChatGPT hay DALL·E đã cho thấy khả năng viết bài đăng blog, bài đăng mạng xã hội, hoặc thậm chí sản xuất video quảng cáo một cách nhanh chóng và hiệu quả. Điều này giúp các đội ngũ marketing tiết kiệm thời gian, tăng năng suất và duy trì sự sáng tạo liên tục.
- Phân tích dữ liệu và cá nhân hóa trải nghiệm người dùng: AI không chỉ dừng lại ở việc tổng hợp thông tin mà còn cung cấp các dự đoán và đề xuất chiến lược. Bằng cách xử lý lượng dữ liệu khổng lồ từ các kênh khác nhau, AI có thể phát hiện nghiên cứu hành vi, phân đoạn khách hàng chi tiết và cá nhân hóa trải nghiệm người dùng với độ chính xác cao. Điều này mang lại lợi thế lớn trong việc cải thiện hành trình khách hàng và tối ưu hóa chiến dịch marketing.
- Chatbot và trợ lý ảo thông minh: Chatbot ngày càng được nâng cấp với khả năng giao tiếp gần giống con người. Nó đóng vai trò như một cố vấn thông minh hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra quyết định mang tính chiến lược, nâng cao hiệu suất làm việc.
Với những hiệu quả thực tế mà AI mang lại trong việc tối ưu vận hành và gia tăng năng suất trong nội tại doanh nghiệp, MISA đã khẳng định trách nhiệm của cộng đồng chuyên gia và doanh nghiệp công nghệ Việt Nam khi trình làng trợ lý trí tuệ nhân tạo MISA AVA. Đây là chatbot được phát triển trên phần mềm MISA AMIS CRM giúp quản lý mối quan hệ khách hàng, nâng cao khả năng chuyển đổi.
MISA AVA cung cấp dữ liệu điều hành tức thì, cho phép lãnh đạo doanh nghiệp nắm bắt thông tin tài chính, kinh doanh và nhân sự một cách nhanh chóng và chính xác. Ngoài ra, trợ lý AI này tự động hóa các quy trình công việc giúp tiết kiệm 70% thời gian và giảm thiểu sai sót. Đặc biệt, MISA AVA hỗ trợ phân tích và dự báo, giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định chiến lược dựa trên dữ liệu, từ đó nâng cao hiệu quả vận hành và tăng cường khả năng cạnh tranh
2. Nội dung mạng xã hội: Chất lượng phải hơn số lượng
Những người dùng mạng xã hội hiện nay cho rằng mạng xã hội ngày càng trở nên kém hấp dẫn hơn. Theo báo cáo của Kantar Media Reactions 2024, chỉ 31% người dùng toàn cầu cho biết quảng cáo trên mạng xã hội thu hút được sự chú ý của họ, giảm mạnh so với mức 43% năm ngoái. Sự biến đổi không ngừng của các nền tảng này khiến cho việc thu hút các đối tượng khách hàng tiềm năng trên mạng xã hội ngày càng trở nên khó khăn hơn.
Vì vậy, trong năm 2025, nhiệm vụ hàng đầu của các doanh nghiệp không thể chỉ dừng lại ở việc làm nội dung quảng cáo “phù hợp với nền tảng” mà phải chú trọng vào chất lượng và nhu cầu của công chúng mục tiêu. Theo Media Reactions, những người thuộc thế hệ Baby Boomers và thế hệ X đề cao yếu tố hài hước trong quảng cáo; Gen Y thích cả yếu tố hài hước và âm nhạc; còn Gen Z đặc biệt quan tâm đến yếu tố âm nhạc. Qua đó có thể nói, đổi mới sáng tạo để phù hợp với nhiều nhóm đối tượng là yếu tố quan trọng nhất.
Một số cách tiếp cận mới mà doanh nghiệp trong những chiến dịch quảng cáo là tạo ra hình ảnh ấn tượng qua cách quay, dựng độc đáo hoặc kể lại câu chuyện cũ theo cách mới mẻ. Quảng cáo cần được làm thật chỉn chu, rõ ràng để có thể thu hút người xem và giúp họ nắm bắt thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải.
3. Chú trọng đầu tư vào marketing bền vững
Đặt trong bối cảnh thế giới, có thể nói. Ngày nay, người tiêu dùng không chỉ đánh giá một doanh nghiệp dựa trên chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà còn ở những hành động thể hiện trách nhiệm và giá trị mà doanh nghiệp đó mang lại cho xã hội.
Theo số liệu từ Kantar Worldpanel, 93% người tiêu dùng toàn cầu cho biết, họ họ hướng tới lối sống bền vững. Điều này buộc các doanh nghiệp phải nhìn nhận tính bền vững vừa là thách thức, vừa là cơ hội. Ngoài ra, họ cũng dự đoán rằng số người tiêu dùng ưu tiên sản phẩm bền vững sẽ tăng từ 22% năm 2023 lên 29% vào năm 2030. Dữ liệu từ BrandZ của Kantar cho thấy bền vững đã mang lại 193 tỷ USD giá trị cho 100 thương hiệu hàng đầu thế giới.
Jane Wakely – lãnh đạo cấp cao của PepsiCo International Foods, cho rằng: “Bền vững không chỉ là trách nhiệm của marketing mà phải là chiến lược chung của cả công ty. Vai trò của marketing là kết nối các sáng kiến bền vững với nhu cầu của người tiêu dùng, từ đó biến chúng thành động lực phát triển cho doanh nghiệp”.
4. Tận dụng sức mạnh của các nhà sáng tạo nội dung
Trong thời đại mạng xã hội trở thành phương tiện phổ biến để mọi người kết nối và chia sẻ, các nhà sáng tạo nội dung dần trở thành các đối tác chiến lược quan trọng giúp doanh nghiệp xây dựng lòng tin cộng đồng. Theo Grandview research, thị trường toàn cầu về sáng tạo nội dung số được định giá 32,28 tỷ USD vào năm 2024 và dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) 13,9% từ năm 2025 đến 2030.
Chị Lê Hồng Thắm – Giám đốc Công ty Truyền thông Real Up – cho rằng: “Sáng tạo nội dung là một công việc có vị trí vô cùng quan trọng bởi vì họ là những người tạo ra thông điệp và giúp phân phối thông điệp thương hiệu đến người tiêu dùng. Đây là một vị trí quyết định sức ảnh hưởng của thương hiệu và truyền thông lên mạng xã hội”.
Để thành công trong năm 2025, các thương hiệu cần làm việc với những người sáng tạo được nhiều người dùng tin tưởng, vì đây là cách hiệu quả để tiếp cận và xây dựng lòng tin với người tiêu dùng. Thương hiệu cũng cần gắn kết nội dung từ người sáng tạo với chiến lược tổng thể của mình để tạo sự cộng hưởng trên nhiều kênh truyền thông. Các doanh nghiệp cũng nên chú ý đến các yếu tố thuộc về cá nhân những người sáng tạo nội dung như kinh nghiệm trên nền tảng, uy tín và sự lâu dài để tối ưu hoá hiệu quả marketing.
5. Nâng cao nhận thức về sự đa dạng trong xã hội
Xã hội ngày càng phát triển và văn minh hơn đòi hỏi những người làm marketing cũng cần quan tâm tới văn hoá đa dạng, bình đẳng và hòa nhập. Theo chỉ số Hòa nhập thương hiệu 2024 của Kantar, cách mọi người nhìn nhận về nỗ lực tôn trọng sự đa dạng, và đề cao tính hoà nhập của một thương hiệu ảnh hưởng lớn đến quyết định mua sắm của người tiêu dùng toàn cầu, đặc biệt là ở nhóm Gen Z, Millennials, cộng đồng LGBTQ+, người có sự khác biệt về tư duy và học tập, cũng như người khuyết tật.
Thế hệ người tiêu dùng mới đang mở ra một thế giới đa dạng, một nền văn hóa nơi mọi người đều được chấp nhận và thấu hiểu. Vào năm 2025, các doanh nghiệp cần chú trọng về văn hoá đa dạng, bình đẳng và hoà nhập trong các chiến lược marketing để có thể theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững trong tương lai.
6. Khai thác nguồn doanh thu tiềm năng qua việc mở rộng hệ sinh thái
Hiện nay, ngày càng nhiều doanh nghiệp trên thế giới tìm cách mở rộng hệ sinh thái sản phẩm để đạt được tăng trưởng mới. Tuy rằng đây là một chiến lược đi kèm nhiều rủi ro và đòi hỏi sự tính toán kỹ lưỡng để hiểu rõ cơ hội tổng thể, tuy nhiên nó lại có tiềm năng đem lại sự tăng trưởng cho các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp lớn.
Trên thế giới, ta có Oreo và Ferrero mở rộng sang sản phẩm kem hay Samsung vượt qua ranh giới ngành hàng của mình để mở chuỗi cửa hàng tiện lợi “extra mile” tại Mỹ. Ở Việt Nam, Vingroup cũng đang rất thành công khi đánh chiếm thị trường xe điện. Theo số liệu báo cáo với VAMA (Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam), Vinfast chính thức trở thành thương hiệu ô tô chiếm thị phần số 1 Việt Nam trong 10 tháng đầu năm vượt qua cả 2 thương hiệu có tiếng toàn cầu là Toyota và Huyndai.
Theo báo cáo Blueprint for Brand Growth của Kantar, các thương hiệu dám chấp nhận rủi ro mở rộng thị trường có khả năng tăng trưởng gấp đôi. Đặc biệt, các thương hiệu đã có độ nhận diện cao và tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai có lợi thế lớn trong việc tái định hình sứ mệnh của mình. Nhờ đó, họ có thể mở rộng sang các lĩnh vực mới và khai thác các nguồn doanh thu tiềm năng.
7. Livestream dẫn dắt xu hướng mua sắm
Trong năm 2025 và cả những năm sắp tới, mua sắm qua livestream vẫn sẽ là xu hướng nổi bật trên các sàn thương mại điện tử khi các nền tảng thương mại điện tử ngày càng phát triển.
Thông tin từ AccessTrade Việt Nam cho biết việc mua sắm trực tiếp qua livestream có tiềm năng thúc đẩy tới 20% tổng doanh số bán hàng thương mại điện tử vào đầu năm 2026, trong đó, 3 nền tảng livestream bán hàng phổ biến nhất tại Việt Nam là Facebook (31,9%), Shopee (30,9%) và TikTok (17,2%). Bình quân mỗi tháng đang có 2,5 triệu phiên bán hàng livestream, có sự tham gia của hơn 50 nghìn nhà bán. Người Việt dành 13 giờ/tuần để xem livestream bán hàng, rút hầu bao mua hàng online đứng thứ 11 thế giới.
Nhờ vào không gian liền mạch giữa mua hàng và giải trí, nhãn hàng có thể dễ dàng giới thiệu sản phẩm một cách trực quan ngay trên phiên phát sóng. Từ đó, người dùng có thể tiết kiệm đáng kể thời gian và công sức mà vẫn tự tin “thêm vào giỏ hàng” cũng như hưởng thêm hàng loạt ưu đãi hấp dẫn.
8. Năng cao nhận thức thương hiệu qua user-generated content
Sự phát triển cũng như sức ảnh hưởng ngày một lớn của các nền tảng mạng xã hội đối với văn hóa đại chúng đã thúc đẩy xu hướng khuyến khích người dùng tạo ra UGC trong các chiến lược truyền thông marketing của các doanh nghiệp. Theo Verified Market Research, thị trường UGC dự kiến sẽ đạt giá trị 26,12 tỷ USD vào năm 2031, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) 20,4% từ năm 2024 đến 2031.
Trong năm 2025, các doanh nghiệp có thể khai thác xu hướng UGC như một phương pháp tiết kiệm chi phí để thúc đẩy nhận thức thương hiệu theo cách tự nhiên và chân thật.
9. Công nghệ VR và AR ngày càng phổ biến
Công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế ảo tăng cường (AR) đang dần trở nên phổ biến hơn và được áp dụng ngày càng nhiều trong chiến lược marketing của nhiều lĩnh vực, ngành hàng. Theo market.us, thị trường thực tế ảo và thực tế ảo tăng cường (AR/VR) đang trên đà phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) dự kiến là 11,8% từ năm 2024 đến 2033. Đến năm 2033, quy mô thị trường được ước tính đạt khoảng 106,2 tỷ USD.
Trên thế giới, các thương hiệu bán lẻ lớn như IKEA và Sephora đã triển khai AR. IKEA ứng dụng công nghệ AR cho phép người dùng xem hình ảnh nội thất trong không gian thực tế của họ, trong khi công nghệ AR của Sephora giúp người dùng dùng thử sản phẩm trên khuôn mặt thông qua camera mà không cần phải đến của hàng thử trực tiếp. Những ứng dụng này đang định hình lại kỳ vọng của khách hàng và chứng minh tính hữu ích của AR trong các lĩnh vực bán lẻ.
Trong năm 2025, các doanh nghiệp có thể cân nhắc đầu tư vào nền tảng trải nghiệm AR, VR phù hợp với lĩnh vực kinh doanh để nâng cao mức độ tương tác với khách hàng và tạo nên sự khác biệt cho thương hiệu trong thị trường cạnh tranh.
10. Đẩy mạnh chiến lược cá nhân hoá
Sự phát triển mạnh mẽ của của công nghệ số khiến sức ép cạnh tranh thị trường ngày càng trở nên gay gắt hơn. Chính vì vậy, ở hầu hết các doanh nghiệp đều hướng đến cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng nhằm nâng cao trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng từ đó tăng tỷ lệ chốt đơn hàng.
Theo Harvard Business Review, nếu cá nhân hoá nội dung phù hợp thì doanh nghiệp có thể tăng 15% hiệu quả Marketing và tiết kiệm được 30% ngân sách. Vì vậy, trong năm 2025, các doanh nghiệp nên đặt cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng là một trong những mục tiêu chiến lược trọng tâm.
Phần mềm MISA AMIS CRM (Phần mềm quản lý khách hàng) là công cụ giúp doanh nghiệp lưu trữ, phân tích và báo cáo toàn bộ thông tin khách hàng, lịch sử tương tác, lịch sử giao dịch, lịch sử tiếp cận giúp doanh nghiệp kết nối toàn diện với khách hàng, chuẩn hóa toàn bộ quy trình kinh doanh, tăng hiệu suất làm việc và cải thiện doanh thu.
Với phần mềm CRM quản trị quan hệ khách hàng, mọi lịch sử giao dịch, tiếp cận, trao đổi với khách hàng và tiềm năng đều được lưu trữ. Doanh nghiệp có thể nắm bắt được tất cả thông tin thông tin của khách hàng, biết được trạng thái của khách hàng ở mức độ quan tâm sản phẩm như thế nào, có gặp khó khăn ở giai đoạn nào hay không, nhu cầu cụ thể như thế nào, từ đó thấu hiểu khách hàng 360 độ và xây dựng những chương trình chăm sóc cá nhân hóa cho từng nhóm khách hàng.
III. Thách thức khi doanh nghiệp đón đầu xu hướng marketing và giải pháp
Thách thức
Tuy rằng, việc nắm bắt xu hướng đối với các marketer là điều tất yếu trong thời đại ngày nay. Tuy nhiên, trên con đường đón đầu các xu hướng đó, các marketers sẽ gặp phải một số khó khăn, thách thức đặc biệt là đối với các xu hướng liên quan đến công nghệ.
- Đối với nhiều doanh nghiệp, rào cản lớn nhất là chi phí đầu tư cho các giải pháp công nghệ tiên tiến. Các giải pháp như AI, Big Data hay AR/VR thường đòi hỏi nguồn lực tài chính lớn cùng đội ngũ chuyên môn cao để triển khai và vận hành hiệu quả.
- Việc đào tạo đội ngũ để hiểu và áp dụng các công cụ hiện đại cần thời gian và nguồn lực, đặc biệt đối với các doanh nghiệp chưa có nền tảng công nghệ mạnh.
- Sự phát triển của các công nghệ Generative AI đi kèm với những lo ngại lớn về vấn đề bảo mật dữ liệu. Theo báo cáo của.
Giải pháp
Việc nắm bắt xu hướng là quan trọng nhưng không phải xu hướng nào doanh nghiệp cũng phải ôm đồm, chạy theo. Doanh nghiệp nên lựa chọn các xu hướng phù hợp với tầm nhìn chiến lược của mình.
Ngoài ra, việc đưa ra các chiến lược quản lý rủi ro về dữ liệu cũng là điều cần thiết. Việc bảo mật dữ liệu khách hàng, ứng dụng AI một cách hợp lí và tạo niềm tin vững chắc cho người tiêu dùng.
IV.Tổng kết
Cập nhật xu hướng marketing mới là yếu tố sống còn giúp doanh nghiệp tạo lợi thế cạnh tranh, gia tăng giá trị thương hiệu và tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, việc đón đầu xu hướng không có nghĩa là theo đuổi một cách mù quáng, mà cần hiểu rõ nhu cầu và nguồn lực để lựa chọn chiến lược phù hợp, từ đó tối ưu hóa hiệu quả và đảm bảo tăng trưởng bền vững.