Khung năng lực (Competency Model) là tổng hợp các năng lực dành cho một vị trí hoặc một công việc cụ thể, với các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ… Ứng dụng của khung năng lực trong quản trị nhân sự rất rộng, cụ thể như sử dụng trong quá trình tuyển dụng và đào tạo, xây dựng hệ thống quản lý thành tích trong tổ chức, phát triển các chính sách đãi ngộ cho người lao động. Hãy cùng MISA AMIS HRM tìm hiểu chi tiết hơn về những ứng dụng này.
1. Ứng dụng của khung năng lực trong tuyển dụng nhân sự
Khung năng lực có thể được coi như căn cứ để lựa chọn ứng viên trong quá trình tuyển dụng. Các kỹ năng trong chuẩn này cho phép doanh nghiệp xác định ứng viên nào phù hợp với công việc và nên được tuyển dụng.
Khi phỏng vấn ứng viên, dựa vào khung năng lực, nhà tuyển dụng sẽ biết rõ khả năng của ứng viên ở mức độ nào. Từ đó nhà tuyển dụng có thể so sánh các ứng viên, sắp xếp họ vào các nhóm như chưa đáp ứng yêu cầu, đáp ứng tốt, có thể đào tạo thêm…
Với một khung năng lực rõ ràng, doanh nghiệp có thể:
- Xác định tiêu chí tuyển chọn ứng viên rõ ràng hơn.
- Cải thiện quy trình tuyển chọn và gia tăng cơ hội chọn được ứng viên phù hợp.
- Giảm chi phí phát sinh từ các quyết định bổ nhiệm sai lầm.
2. Ứng dụng của khung năng lực trong đào tạo nhân sự
Khung năng lực đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng các chương trình đào tạo hiệu quả. Đây là cơ sở để định hướng rõ ràng yêu cầu đào tạo của doanh nghiệp, thiết kế nội dung chương trình giảng dạy phù hợp và xây dựng lộ trình phát triển toàn diện cho đội ngũ nhân viên. Việc áp dụng khung năng lực sẽ duy trì sự thống nhất trong chương trình đào tạo.
Đối với nhân viên mới trong giai đoạn onboarding, khung năng lực đặc biệt hữu ích trong việc xác định rõ các kỹ năng và kiến thức cần thiết để hòa nhập nhanh chóng vào môi trường làm việc. Các chương trình đào tạo dựa trên khung năng lực sẽ cung cấp cho nhân viên mới một lộ trình học tập cụ thể, giúp họ nắm bắt công việc và đáp ứng các yêu cầu của vị trí một cách tốt nhất.
Bên cạnh đó, khung năng lực còn là công cụ để mỗi nhân viên tự đánh giá năng lực hiện tại của bản thân, từ đó xây dựng kế hoạch phát triển sự nghiệp một cách có hệ thống. Nhân viên có thể tập trung cải thiện những kỹ năng còn thiếu hụt hoặc nâng cao năng lực chuyên môn nhằm đạt được các mục tiêu nghề nghiệp lâu dài.
Trong quá trình triển khai đào tạo, khung năng lực hỗ trợ các nhà quản lý trong việc giám sát và điều chỉnh nội dung, phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với mục tiêu cụ thể của từng giai đoạn. Điều này mang lại hiệu quả đào tạo cao và giảm thiểu lãng phí tài nguyên, tiết kiệm chi phí đào tạo.
3. Xác định và thiết lập chính sách đãi ngộ
Trong doanh nghiệp, chính sách đãi ngộ không chỉ là yếu tố ghi nhận sự cống hiến của nhân viên mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút và giữ chân nhân tài. Để xây dựng được chế độ đãi ngộ hợp lý và hiệu quả, khung năng lực chính là công cụ nền tảng, giúp doanh nghiệp thiết lập cơ sở hợp lý trong việc đánh giá và xác định các chính sách lương thưởng, phúc lợi.
Khung năng lực giúp doanh nghiệp định rõ các tiêu chí cần kiểm tra và đo lường khi đánh giá năng lực nhân viên. Dựa trên đó, các nhà quản lý có thể xác định những yếu tố ưu tiên, khuyến khích và đưa ra chính sách đãi ngộ phù hợp với giá trị mà từng vị trí đóng góp.
Ví dụ, khi doanh nghiệp xây dựng được khung năng lực chi tiết cho từng vị trí, việc xây dựng đãi ngộ sẽ trở nên dễ dàng và chính xác hơn. Nhân viên sẽ được xếp vào cấp bậc lương và mức độ đãi ngộ tương xứng với năng lực và trách nhiệm của họ, thay vì chỉ dựa vào cảm tính của nhà quản trị hoặc một con số mong muốn mà nhân viên đưa ra.
Khung năng lực còn hỗ trợ xây dựng các chính sách phúc lợi toàn diện, đáp ứng cả nhu cầu vật chất lẫn tinh thần của nhân viên. Các chính sách này không chỉ tạo động lực làm việc mà còn là yếu tố thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. Điều này giải thích tại sao trong các thông báo tuyển dụng, bên cạnh mức lương, các chính sách đãi ngộ theo đúng năng lực luôn được nhấn mạnh để khẳng định sự quan tâm của doanh nghiệp đối với nhân viên.
4. Xây dựng hệ thống quản lý thành tích và cơ sở trả lương nhân viên
Quản lý thành tích nhân viên là sự ghi nhận một cách có tổ chức và chính xác về tình hình hoàn thành nhiệm vụ của người lao động so với các tiêu chí, khung năng lực đã được đặt ra. Tất cả thông tin về thành tích nên được lưu trữ và sử dụng như một trong những cơ sở để xét khen thưởng, thăng chức hoặc cho các chương trình phát triển đội ngũ nhân sự kế nhiệm.
Hệ thống quản lý thành tích kết hợp với khung năng lực còn giúp doanh nghiệp xây dựng cơ chế lương linh hoạt, gắn liền với hiệu suất làm việc. Chính sách lương cơ bản, thưởng hiệu suất, hoa hồng sẽ được xây dựng dựa trên nhiều yếu tố, trong đó có cả khung năng lực, nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân viên trong tổ chức và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao từ thị trường.
Để quản lý khung năng lực, hiệu quả công việc và thành tích một cách hiệu quả, thay vì dùng các bảng tính Excel thiếu tính liên kết, doanh nghiệp có thể áp dụng phần mềm nhân sự để tự động hóa quy trình. Hệ thống khung năng lực cho từng vị trí sẽ trở nên rõ ràng và có tính thực tiễn cao, thay vì chỉ nằm trên giấy.
>>> DÙNG THỬ NGAY TẤT CẢ TÍNH NĂNG, BAO GỒM KHUNG NĂNG LỰC, ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN
Từ việc định hướng đào tạo, quản lý thành tích đến xây dựng chính sách lương thưởng và phát triển nhân tài, khung năng lực mang lại giá trị lâu dài cho tổ chức. Chú trọng ứng dụng khung năng lực sẽ giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu hiện tại, đồng thời tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của nguồn nhân lực trong tương lai.