Marketing – bán hàng Bán hàng Hiệu ứng cánh bướm trong marketing là gì?

“Hiệu ứng cánh bướm” – một bộ phim được sản xuất năm 2004 với cách tiếp cận vấn đề khá mới mẻ – đó là hiệu ứng bươm bướm, một giả thuyết, một ví dụ về thuyết hỗn loạn có thật trong cuộc sống. Vậy cụ thể hiệu ứng cánh bướm là gì và nó có tác động, ứng dụng gì trong đời sống? Cùng MISA AMIS tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

Hiệu ứng cánh bướm là gì? 
Hiệu ứng cánh bướm là gì?

I. Hiệu ứng cánh bướm là gì? 

Hiệu ứng cánh bướm do nhà toán học Edward Norton Loenz ngĩ ra. Ông cho rằng các sự kiện nhỏ, dường như tầm thường nhưng có thể dẫn đến một điều gì đó có hậu quả rất lớn.

Ví dụ, khi một con bướm vỗ cánh ở Ấn Độ, sự thay đổi nhỏ về áp suất không khí đó cuối cùng có thể gây ra một cơn lốc xoáy ở Việt Nam. Một cách dễ hình dung hơn, có thể hiểu hiệu ứng cánh bướm như câu thành ngữ nổi tiếng sai một ly, đi một dặm.

Hiệu ứng cánh bướm
Hiệu ứng cánh bướm

II. Nguồn gốc của hiệu ứng cánh bướm

Thuật ngữ “hiệu ứng cánh bướm” được đặt ra vào những năm 1960 bởi Edward Lorenz, giáo sư khí tượng học tại Viện Công nghệ Massachusetts. 

Trong khi nghiên cứu các kiểu thời tiết, ông đã nghĩ ra một mô hình chứng minh rằng nếu so sánh hai điểm xuất phát biểu thị thời tiết hiện tại ở gần nhau, thì chúng sẽ nhanh chóng tách rời nhau – và sau đó, một khu vực có thể nổi lên những cơn bão dữ dội, trong khi khu vực kia yên tĩnh.

Vào thời điểm đó, các nhà thống kê thời tiết cho rằng có thể dự đoán thời tiết trong tương lai dựa trên việc xem xét các ghi chép lịch sử để xem điều gì đã xảy ra khi điều kiện giống như hiện tại. 

Nguồn gốc của hiệu ứng cánh bướm
Nguồn gốc của hiệu ứng cánh bướm

Lorenz đã hoài nghi và ông tiến hành chạy một chương trình máy tính để kiểm tra các mô phỏng thời tiết khác nhau và ông ấy phát hiện ra rằng việc làm tròn một biến số từ 0,506127 thành 0,506 đã thay đổi đáng kể hai tháng dự đoán thời tiết trong mô phỏng của anh ấy.

Từ thí nghiệm thú vị này, ông đã nhận ra sự ràng buộc chặt chẽ của hệ vật lý đối với các điều kiện ban đầu. Và ông rút ra rằng chỉ một cái đập cánh của con bướm cũng có thể tác động đến sự thay đổi thời tiết tại một điểm cách xa con bướm đó hàng nghìn, hàng vạn km.

III. Hiệu ứng cánh bướm trong marketing

Trong marketing, chúng ta thường gặp khó khăn khi cố gắng “nghĩ lớn” và “làm lớn”. Tuy nhiên, sự thật là đôi khi chúng ta có thể đạt được những mục tiêu đáng kinh ngạc này bằng cách áp dụng hiệu ứng cánh bướm và bắt đầu những hành động nhỏ – đây là chìa khóa đưa doanh nghiệp đi đúng hướng.

Hiệu ứng cánh bướm trong marketing
Hiệu ứng cánh bướm trong marketing

Sau đây là một ví dụ đơn giản cho việc ứng dụng hiệu ứng cánh bướm và hoạt động marketing.

Chẳng hạn một người đăng một dòng trạng thái trên Facebook và nhờ 10 người bạn của người đó chuyển thông tin này tới cho 10 người bạn của họ, v.v. Giả sử người này đang bán vé cho 1 buổi hoà nhạc đặc biệt của 1 ban nhạc nổi tiếng. 

Như vậy, sẽ chỉ mất 5 lần lặp lại hành động ban đầu của người đó (kể cho 10 người bạn nghe về buổi hòa nhạc ấy) để thu về 100,000 người hâm mộ quan tâm và có thể tham gia buổi hòa nhạc ấy. Và nếu ban tổ chức chỉ chuẩn bị 20,000 chỗ ngồi thì chắc chắn sẽ có rất nhiều sự hỗn loạn ở đó

Hiệu ứng cánh bướm trong marketing là việc làm mà doanh nghiệp khó có thể đo lường và biết trước được kết quả. Nhưng doanh nghiệp hãy đầu tư và đảm bảo các chiến dịch truyền thông quảng cáo có mục đích tốt, phù hợp với thị trường và được thực hiện chính xác. Từ đó mới có thể tạo ra hiệu ứng cánh bướm theo chiều hướng tích cực như mong đợi.

IV. Hiệu ứng cánh bướm trong kinh doanh

Hiệu ứng cánh bướm có thể được các doanh nghiệp ứng dụng bằng sự kết hợp các hành động nhỏ từ các cấp trong công ty sẽ mang lại những kết quả tích cực. Những thay đổi này góp phần mang đến những lợi ích cho doanh nghiệp vượt xa số tiền mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thu hút và tìm kiếm khách hàng mới. Mối quan hệ bền chặt giữa doanh nghiệp với nhân viên, giữa doanh nghiệp với khách hàng chính là yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp đó.

1. Đối với người lao động

Cách doanh nghiệp đối xử với nhân viên sẽ quyết định đến thái độ và năng suất làm việc của nhân viên đó. Khi nhân viên phải chịu đựng những sự bất công từ cấp quản lý thì họ có nhiều khả năng đối xử tệ với người tiêu dùng, và những người tiêu dùng này sẽ chuyển những cảm xúc tiêu cực ấy đến những người tiêu dùng khác.

Các hoạt động động viên, khuyến khích nhân viên trong công việc, trong cuộc sống từ doanh nghiệp sẽ có khả năng lan toả những rung cảm tốt đẹp trong toàn thể bộ máy cán bộ công nhân viên. Đổi lại, một nền văn hóa tích cực phát triển được truyền đến người tiêu dùng.

Đối với người lao động
Đối với người lao động

2. Đối với khách hàng

Khách hàng là huyết mạch của một doanh nghiệp, nhưng một số tổ chức vẫn tồn tại những trung tâm dịch vụ khách hàng không đáp ứng được những yêu cầu của khách hàng thậm chí tỏ ra khó chịu mỗi khi nói chuyện hay trao đổi với khách hàng về vấn đề của họ.

Trong kinh doanh, khiếu nại của khách hàng là điều không thể tránh khỏi. Trong hàng trăm, hàng nghìn khiếu nại đó sẽ có những khiếu nại cung cấp những đóng góp, những hiểu biết có giá trị cho sự phát triển của doanh nghiệp. 

Hành động nhỏ của doanh nghiệp như là trả lời từng khiếu nại của khách hàng một cách ôn hoà và đồng cảm sẽ để lại ấn tượng lâu dài với khách hàng và khi rời đi họ cũng sẽ có những trải nghiệm tích cực về thương hiệu.

V. Hiệu ứng cánh bướm trong khoa học

Khi ngành khoa học mới là các hệ cơ học phi tuyến ra đời và hiệu ứng cánh bướm trở thành một khái niệm quan trọng thì chính nó đã được ứng dụng rộng rãi trong các công trình nghiên cứu khoa học.

Một ví dụ điển hình nhất mà ai trong số chúng ta cũng có thể biết đến đó là “dự báo thời tiết”. Tại sao mà người ta gọi là “dự báo”? Đó là vì không một ai có thể tính toán hết được những sự thay đổi của 1 trong số các tác nhân dẫn đến sự thay đổi thời tiết trong quá trình thu thập thông tin cả. Nó không bao giờ là hoàn toàn chính xác và chắc chắn 100%.

VI. Hiệu ứng cánh bướm trong cuộc sống

Hiệu ứng cánh bướm trong cuộc sống
Hiệu ứng cánh bướm trong cuộc sống

Trong cuộc sống hiệu ứng cánh bướm có một cách gọi tên dễ hiểu hơn là “nhân quả”. Khi bạn làm một việc tốt bất kể nó có nhỏ bé hay to lớn đến đâu thì chính hành động đó sẽ mang đến những điều tốt đẹp đến cho người khác, hoặc cho nhiều người khác. Và bằng một cách nào đó, điều đó nhanh chóng lan tỏa và mang đến những điều tốt đẹp cho chính bản thân bạn.

Chúng ta có thể rút ra được bài học cho chính bản thân rằng không nên bỏ qua hay xem thường những chi tiết dù là rất nhỏ trong những sự vật, sự việc đang diễn ra xung quanh. Tất cả những điều nhỏ bé này đều nằm trong một thể thống nhất, sự vận hành của tự nhiên. Và nó có thể là tiền đề cho những biến động lớn cho cuộc sống của chúng ta.

VII. Tổng kết

Hiệu ứng cánh bướm có sự liên quan mật thiết đến không chỉ lĩnh vực khoa học – nơi mà nó được sinh ra mà còn cả những lĩnh vực khác nhau trong suốt quá trình phát triển của xã hội. 

Từ khoa học, kinh doanh đến đời sống thường nhật đều có thể có sự hiện diện của hiệu ứng này. Hy vọng MISA AMIS đã cung cấp tới bạn đọc những thông tin bổ ích về hiệu ứng tâm lý thú vị này!


Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]