Zalo CRM là gì? Lợi ích của việc tích hợp CRM trên Zalo 

22/10/2022
2697

Tích hợp Zalo với phần mềm CRM, doanh nghiệp Việt có thể gia tăng khả năng tiếp cận với khách hàng và chăm sóc họ một cách hiệu quả. Vậy Zalo CRM có lợi ích gì? MISA AMIS cùng mời bạn đọc tìm hiểu Zalo CRM nhé.

1. Zalo CRM là gì?

CRM hay còn gọi là Customer Relationship Management – quản lý mối quan hệ khách hàng. Đây là công cụ đắc lực của chủ doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp và nhà quản lý có thể:

  • Quản lý dữ liệu khách hàng tập trung và tránh làm thất thoát dữ liệu khách hàng. 
  • Quản lý hiệu quả kinh doanh của đội ngũ nhân viên bán hàng
  • Phần mềm CRM hỗ trợ xây dựng và tối ưu quy trình bán hàng
  • Quản lý đơn hàng, vận chuyển, tồn kho, công nợ
  • Đo lường được hiệu quả của chiến lược bán hàng và Marketing tối ưu
  • Báo cáo & phân tích kinh doanh đa chiều

Từ định nghĩa CRM, ta có thể hiểu Zalo CRM là hệ thống CRM được tích hợp vào phần mềm Zalo. Với Zalo CRM, chủ doanh nghiệp có thể quản lý được dữ liệu khách hàng mà mình tiếp cận được và sở hữu trên Zalo một cách hiệu quả. Zalo CRM cũng đóng vai trò quan trọng để doanh nghiệp có thể hiểu được tâm lý và nhu cầu của khách hàng rõ ràng hơn.

Bằng cách tích hợp Zalo với các phần mềm CRM, nhà quản lý hoàn toàn có thể cải thiện được mối quan hệ với khách hàng hiện tại và khai thác được tối đa khách hàng tiềm năng để tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu bán hàng trong tương lai.

2. Tại sao nên tích hợp CRM trên Zalo?

Việc tích hợp Zalo CRM sẽ giúp doanh nghiệp rất nhiều trong việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng và chăm sóc khách hàng hiệu quả. Vậy cụ thể lợi ích của việc tích hợp CRM trên Zalo là gì?

Tại sao nên tích hợp CRM trên Zalo?
Tại sao nên tích hợp CRM trên Zalo?

Nhìn chung, Zalo CRM sẽ đem tới 4 lợi ích chính sau:

2.1. Tăng khả năng tiếp cận với khách hàng

Lợi ích đầu tiên của Zalo CRM là tăng khả năng tiếp cận với khách hàng.

Theo thống kê của Vietnamnet, hiện Zalo đang là mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam với hơn 60 triệu người sử dụng vào năm 2020. Với số lượng người dùng khổng lồ và là một trong những mạng xã hội được ưa chuộng nhất tại Việt Nam. Zalo chính là nền tảng phù hợp để doanh nghiệp có thể tiếp cận được đến số lượng lớn khách hàng.

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể mở rộng phạm vi khách hàng một cách đáng kể và tăng khả năng tiếp cận với khách hàng nhờ việc tích hợp Zalo CRM. Việc quản lý dữ liệu khách hàng hiệu quả và hiểu rõ nhu cầu của họ sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được phương án tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn, nhờ đó tăng khả năng tiếp cận và xây dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng.

2.2. Quản lý dữ liệu khách hàng hiệu quả

Một lợi ích khác của việc tích hợp CRM vào phần mềm Zalo đó là giúp doanh nghiệp quản lý dữ liệu khách hàng hiệu quả.

Với số điện thoại Zalo của số lượng lớn khách hàng, việc chăm sóc từng khách hàng một và ghi nhớ họ là điều không hề dễ dàng. Vì vậy, với Zalo CRM, nhà quản lý và chủ doanh nghiệp có thể quản lý hiệu quả dữ liệu của khách hàng bằng cách theo dõi, lưu trữ dữ liệu một cách tập trung. Mỗi khách hàng sẽ được phân chia vào các nhóm khác nhau để nhân viên kinh doanh dễ theo dõi và chăm sóc.

2.3. Tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp

Tiết kiệm thời gian cũng là một điểm cộng lớn khi doanh nghiệp tích hợp CRM với phần mềm Zalo.

Thông qua Zalo CRM, doanh nghiệp có thể tự động hoá mọi thao tác thủ công, từ đó tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho những công việc lặp đi lặp lại. Ngoài ra, dữ liệu cũng được phân loại rõ ràng, tránh mất thời gian để nhân viên kinh doanh tìm kiếm lại thông tin và phân loại danh sách dữ liệu khách hàng. 

Bên cạnh đó, dữ liệu trên Zalo cũng sẽ được đồng bộ với CRM để khi nào có bất kỳ dữ liệu mới đổ về thì phần mềm CRM đều có thể ghi nhận tức thời trên hệ thống.

2.4. Tối ưu chi phí

Zalo là phần mềm nhắn tin miễn phí. So với tin nhắn SMS hay tổng đài thì Zalo là phần mềm tiện lợi và tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều. Vì vậy, khi tích hợp CRM với phần mềm Zalo, việc gửi tin nhắn hàng loạt tới khách hàng sẽ trở nên dễ dàng và tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều. 

Bên cạnh đó, năng suất của nhân viên cũng được nâng cao lên rất nhiều nhờ việc tự động hoá các công đoạn thủ công. Qua đó, chủ doanh nghiệp có thể tối ưu chi phí dành cho nhân sự một cách đáng kể.

MISA tặng bạn ebook triển khai cẩm nang CRM trong doanh nghiệp B2B. Ebook có 42 trang, mục lục gồm các phần:

  • Mở đầu
  • Phần mềm CRM là gì?
  • Lợi ích khi triển khai trong doanh nghiệp
  • Ai là người sử dụng phần mềm CRM
  • Hướng dẫn lựa chọn phần mềm CRM
  • Hướng dẫn triển khai phần mềm CRM
  • Hướng dẫn tối ưu dữ liệu CRM để tối ưu hoạt động kinh doanh
  • Phần kết

Ảnh chụp 1 vài trang ebook:

Tải toàn bộ ebook tại đây

3. Tích hợp Zalo CRM với phần mềm MISA AMIS CRM

3.1. Giới thiệu MISA AMIS CRM

MISA AMIS CRM là phần mềm quản lý quan hệ khách hàng do Công ty Cổ phần MISA nghiên cứu & phát triển. MISA AMIS CRM đóng vai trò như một công cụ hữu ích, giữ vai trò quản lý bán hàng hiệu quả. 

Nhờ những báo cáo phân tích đa dạng, các biểu đồ về hiệu quả kinh doanh cũng như cơ hội bán hàng, MISA AMIS CRM đã giúp nhà quản lý đưa ra những phương án kinh doanh, Marketing cũng như chăm sóc khách hàng tức thời. 

Ngoài ra, MISA AMIS CRM cũng giúp nhà quản lý nắm rõ tình hình kinh doanh cũng như năng lực của nhân viên với phễu bán hàng của mỗi cá nhân. Bên cạnh đó, MISA AMIS CRM cũng giúp tự động hoá các quy trình, thủ tục bán hàng để nhân viên kinh doanh nâng cao năng suất làm việc hơn.

Không chỉ dừng lại ở đó, phần mềm cũng kết nối với các ứng dụng tiếp thị như Zalo và ứng dụng liên quan như kế toán, giúp doanh nghiệp có thể bán hàng đa kênh hiệu quả. Hiện nay, MISA AMIS CRM được hơn 12,000+ doanh nghiệp tin dùng bởi khả năng quản lý bán hàng tối ưu & hiệu quả của mình.

Là nhà quản lý kinh doanh, bạn luôn trăn trở những vấn đề như:
  • Làm thế nào để quản lý lượng lớn dữ liệu khách hàng tập trung, tránh thất thoát?
  • Làm sao để quản lý đội ngũ sales, nhân viên đi thị trường hiệu quả?
  • Làm sao để có báo cáo tình hình kinh doanh tức thì để kịp thời ra quyết định?
  • Làm sao để tối ưu các quy trình, tránh chồng chéo, số liệu không đồng nhất giữa bộ phận Marketing – Kế toán – Bán hàng?

Những vấn đề trên sẽ được giải quyết khi sử dụng công cụ MISA AMIS CRM. Với MISA AMIS CRM :

  • Quản lý tập trung data khách hàng
  • Quản lý & giám sát sale hiệu quả 
  • Quản lý hàng hóa, tồn kho, danh mục hàng hóa dễ dàng
  • Tối ưu các quy trình tạo báo giá, lên đơn hàng, phê duyệt 
  • Báo cáo hiệu quả bán hàng đa chiều 

3.2. Cách tích hợp Zalo CRM với MISA AMIS CRM

Vậy làm như thế nào để tích hợp CRM vào Zalo với phần mềm AMIS CRM?

Thiết lập Zalo

Cho phép thiết lập kết nối với Zalo để nhân viên kinh doanh có thể chat trực tiếp với khách hàng trên phần mềm.

Lưu ý:

  • Trước khi thiết lập, bạn cần liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ Zalo để đăng ký tạo tài khoản.
  • Hiện AMIS CRM chỉ thực hiện kết nối với tài khoản Zalo Official.
  • Từ ngày 01/08/2022, CRM chỉ có thể kết nối với Zalo OA có gói cước Nâng cao/Premium. Những OA đang sử dụng hệ thống Open API, ứng dụng thứ 3 (CRM, Nhanh.vn, Pancake, Doopage, …) hoặc ZNS Template API của Zalo Official Account cần mua Gói dịch vụ để tiếp tục sử dụng do Zalo triển khai thu phí.

Hướng dẫn thực hiện

Trên giao diện AMIS Bán hàng, nhấn biểu tượng để hiển thị Thiết lập. Vào Kênh bán hàng/Mạng xã hội.

Nhấn Kết nối tài khoản và chọn Zalo. Sau đó, đăng nhập với tài khoản Official account đã tạo từ trước.

Trong trường hợp bạn có từ 2 tài khoản Zalo trở lên, chọn 1 tài khoản cần kết nối. Sau đó, nhấn Cho phép.

Sau khi thiết lập thành công, bạn có thể chat với khách hàng trực tiếp từ phần mềm.

Lưu ý: Nếu phần mềm hiển thị thông báo lỗi như hình, người dùng kiểm tra lại xem tài khoản Zalo đã đăng ký Zalo Official chưa.

Sử dụng Zalo trực tiếp trên phần mềm

Cho phép nhân viên kinh doanh chat với khách hàng trực tiếp từ phần mềm nhằm chăm sóc khách hàng nhanh chóng và hiệu quả hơn.

  • Lưu ý: Nếu khách hàng chưa quan tâm trang Zalo OA của doanh nghiệp nhắn tin thì CRM sẽ không nhận được tin nhắn do Zalo chưa hỗ trợ đẩy các thông tin cho các phần mềm bên thứ 3.

Cách thực hiện

Trên giao diện AMIS Bán hàng, vào phân hệ Mạng xã hội.

Trong quá trình chat với khách hàng, nếu bạn nhận thấy đây là khách hàng tiềm năng, bạn nhấn vào Thêm liên hệ để thêm khách hàng vào phân hệ Tiềm năng hoặc Liên hệ.

Giao diện Thêm vào CRM hiển thị, bạn khai báo các trường thông tin, sau đó nhấn Lưu.

Để xem thông tin khách hàng, bạn chọn mục Thông tin.

4. Tổng kết

Việc tích hợp hệ thống CRM với phần mềm Zalo đem lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích quan trọng như: Quản lý dữ liệu khách hàng trên Zalo hiệu quả, tăng khả năng tiếp cận với khách hàng hay giúp tối ưu thời gian và chi phí của doanh nghiệp. Hy vọng qua bài viết này, anh/chị có thể hiểu rõ hơn về Zalo CRM và áp dụng hiệu quả vào doanh nghiệp mình.


Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Tuyến Phạm
Tác giả
Giám đốc Kinh doanh tại MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả