Logo của Apple là một trong những hình ảnh mang tính biểu tượng và nhiều ý nghĩa. Như với bất kỳ biểu tượng nổi tiếng nào, nguồn gốc của nó là chủ đề được rất nhiều người quan tâm. Vậy bạn đã biết ý nghĩa đằng sau logo của Apple chưa? Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Giới thiệu tổng quan về Apple
Apple là một trong những công ty có giá trị nhất trên thế giới, có trụ sở tại Cupertino, CA. Đây cũng là nơi sản xuất ra các sản phẩm công nghệ phổ biến mà chúng ta biết tới hiện nay, bao gồm máy Mac, iPod, iPhone và iPad.
Công ty được thành lập vào năm 1976 bởi hai hacker trẻ là Steve Jobs và Steve Wozniak. Một trong những sản phẩm nổi bật của thương hiệu không thể không nhắc tới Apple II, máy tính cá nhân đầu tiên đạt được thành công trên thị trường đại chúng. Macintosh, được phát hành vào năm 1984, đã thổi luồng giao diện đồ họa người dùng hiện đại tới công chúng.
Sau khi Steve Jobs bị đuổi khỏi công ty vào năm 1985 đã mở ra khoảng thời gian đen tối của Apple khi mà giá bán sản phẩm quá cao so với các đối thủ khác ngoài thị trường. Và khi ông trở lại vào năm 1997, tình hình kinh doanh của hãng liên tục ghi nhận báo cáo thua lỗ cũng như đứng trước nguy cơ tạm dừng hoạt động.
Với sự ra đời của iPod vào năm 2001, iPhone vào năm 2007 và iPad vào năm 2010, Jobs đã giúp Apple quay trở lại đường đua công nghệ một cách ngoạn mục. Đến năm 2014, gần lợi nhuận của Apple đã lên tới 40 tỷ USD.
Sau khi qua đời vì bệnh ung thư tuyến tụy vào năm 2011. Kể từ đó, công ty được dẫn dắt bởi Tim Cook, phó chủ tịch điều hành phụ trách kinh doanh của Apple.
Customer experience, hay tập trung vào trải nghiệm khách hàng là một trong những nhân tố chủ chốt, góp phần làm nên sự thành công rực rỡ của Apple. Với tôn chỉ đó, hãng luôn tự chế tạo hầu hết tất cả các bộ phận của sản phẩm như phần cứng, phần mềm và các dịch vụ trực tuyến. Cách tiếp cận đó đã cho phép Apple tạo ra các sản phẩm tinh tế, thân thiện với người dùng mà không một hãng nào có thể theo kịp.
Điều gì đã ảnh hưởng đến thiết kế logo của Apple?
Dưới đây là 3 giả thuyết được đặt ra về những gì tác động tới thiết kế logo của Apple.
Loại quả yêu thích của Steve Jobs
Steve Jobs đã từng chia sẻ rằng bản thân rất thích ăn táo. Ngoài ra, ông thậm chí cũng lấy cảm hứng cho tên thương hiệu sau một trong những chuyến đi của ông đến các xã vườn táo ở Oregon. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi logo của công ty là một quả táo.
Thiết bị của Apple
Logo ban đầu có sọc cầu vồng cùng với màu sắc tươi sáng để nhân cách hóa công ty và như một sự gật đầu cho màn hình đầu tiên trên thế giới có màn hình màu. Apple cũng đã phải thay đổi thiết kế logo của mình nhiều lần để phù hợp với những thay đổi về thiết kế của thiết bị trong những năm qua.
Ví dụ, công ty đã phải đổi logo sọc cầu vồng của mình thành màu đen đơn sắc trên iMac G3 nhằm giúp mang lại giao diện sản phẩm hài hoà với thiết bị.
Nhận dạng thương hiệu
Mặc dù câu chuyện về Newton rất có ý nghĩa, tuy nhiên Jobs muốn tạo ra một logo đơn giản, hiện đại để phản ánh hoạt động kinh doanh của công ty trong lĩnh vực máy tính và thiết bị công nghệ.
Ông cũng muốn một thứ gì đó hấp dẫn hơn để khơi gợi sự tò mò của người dùng nhằm cải thiện nhận diện thương hiệu. Với ý tưởng này nên có thể thấy logo sọc cầu vồng và mọi logo sau này của Apple đã đáp ứng được mục đích của Jobs.
Phân biệt thương hiệu
Khi trong quá trình tạo ra tên công ty, Jobs và Wozniak đã tìm kiếm những cái tên độc đáo, ít phổ biến và sử dụng hơn. Bộ đôi đã đưa ra hai khả năng đặt tên. Matrix đề cập đến ma trận các dấu chấm trên màn hình máy tính và Executek đề cập đến khả năng thực thi các lệnh của nó.
Tuy nhiên, họ thấy Apple vẫn là sự lựa chọn phù hợp hơn, bởi nó hấp dẫn hơn, giúp thương hiệu dễ tiếp cận hơn.
Hoạ tiết “cắn dở” nổi tiếng
Bất chấp vô số suy đoán liên quan đến phần logo Apple cắn dở, nó có một ý nghĩa khá bình thường. Theo Rob Janoff, nhà thiết kế logo ban đầu của Apple, phần bị cắn chỉ đơn giản là để làm điểm nhấn.
Điểm nhấn này giúp Apple có thể phân biệt cho mọi người biết sự khác biệt giữa quả táo và anh đào nếu như được nhìn từ xa. Janoff thậm chí thừa nhận đã mua một vài quả táo và cắt chúng làm đôi để thử nghiệm nhằm tạo được logo hoàn hảo cho Apple.
Logo cũng thể hiện sự độc đáo của thương hiệu và sự biến đổi của nó qua nhiều năm chứng tỏ sự thành công rực rỡ của Apple.
Quá trình phát triển và ý nghĩa logo của Apple qua từng thời kỳ
Thiết kế logo của Apple không phải lúc nào cũng giống nhau. Nó đã trải qua bốn lần thay đổi thiết kế để trở thành biểu tượng quả táo cắn dở mang tính biểu tượng mà chúng ta biết đến ngày nay.
Dưới đây là quá trình phát triển logo của Apple qua các năm.
Công ty máy tính Apple Newton Plaque ‒ 1976
Newton Plaque được thiết kế bởi Wayne vào năm 1976 là logo đầu tiên của Apple. Giống như tên gọi của mình, logo đã tái hiện lại khoảnh khắc lịch sử khi mà Newton khám phá ra lực hấp dẫn, một trong những định luật vĩ đại làm tiền đề cho các nhà khoa học sau này. Đó là hình ảnh một quả táo rơi trúng đầu Newton khi ông đang ngồi đọc sách dưới gốc cây.
Chạy xung quanh các cạnh trên và dưới là một dải băng có ghi “Apple Company Co.”. Mặc dù logo này khá độc đáo, tuy nhiên nó lại khác xa hoàn toàn so với logo của Apple ngày nay. Đây giống như một tác phẩm nghệ thuật thu nhỏ, hoàn hảo hơn cho việc xây dựng thương hiệu bia thủ công hơn là một biểu tượng thương hiệu liên quan đến công nghệ.
Điểm mạnh của logo này làm nổi bật những giá trị cổ điển, tuy nhiên thiết kế lại quá phức tạp để người tiêu dùng có thể nhớ.
Dải cầu vồng Rainbow Strip Apple ‒ 1977-1998
Sau một năm sử dụng logo Newton Plaque, Jobs nhận thấy vẫn còn khá nhiều vấn đề xung quanh logo của mình, và một trong những lý do chính đó là không còn hợp thời đại. Vì vậy, ông đã chiêu mộ Janoff, một nhà thiết kế đồ hoạ người Mỹ chuyên về logo.
Janoff đã thay đổi logo Apple và bộ nhận diện thương hiệu công ty. Vượt ngoài sự mong đợi, thiết kế của Janoff đã trở thành biểu tượng mang tính toàn cầu của Apple.
Phiên bản gốc của Janoff có màu sắc của dải cầu vồng, giúp người dùng liên tưởng tới sản phẩm Apple II, một trong những sáng tạo tuyệt vời nhất của công ty và là máy tính có màn hình màu đầu tiên trên thế giới.
Trong phiên bản này, nhà thiết kế cũng thêm họa tiết “cắn dở” nhằm phân biệt với cherry. Jobs vô cùng thích thú với ý tưởng này, chính vì vậy, ông đã nhanh chóng đưa logo vào trạng thái hoạt động trên các sản phẩm có gán thương hiệu Apple ngay tại thời điểm cuối năm.
Với màu sắc của mình, logo luôn trở thành tâm điểm của sự chú ý từ mọi người xung quanh, cùng với đó là liên tưởng tới cộng đồng LGBT. Tuy nhiên, Apple đã khẳng định logo của mình không hề liên quan tới cộng đồng mà chỉ đơn giản là làm nổi bật công nghệ màn hình trên Apple II.
Táo đen ‒ 1998
Logo Rainbow Strip vẫn đồng hành trên các sản phẩm của thương hiệu Apple mãi cho đến năm 1988, và mặc dù được Jobs rất yêu thích, nhưng ông vẫn quyết định thay đổi thiết kế logo.
Đây là cột mốc quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của Apple khi mà tình hình kinh doanh của hãng liên tục ghi nhận báo cáo thua lỗ cũng như đứng trước nguy cơ tạm dừng hoạt động.
Là một phần trong nỗ lực xoay chuyển tình thế, với việc mua lại công ty công nghệ NeXT, nơi mà Jobs dành tâm huyết sáng lập nên, điều này có nghĩa Jobs cũng chính thức quay trở lại Apple. Lúc bấy giờ, ông quyết định sử dụng logo quả táo cắn dở, biểu tượng được công nhận một cách rộng rãi, cho Apple.
Steve Jobs, nhà tiên phong trong lĩnh vực công nghệ, tham vọng biến Apple thành một thương hiệu xa xỉ như các hãng thời trang cao cấp. Theo đó, ông thay đổi hoạ tiết cầu vồng thành màu xanh lam mờ, sau đó chuyển hẳn sang màu đen trơn vào năm 1998. Lần thay đổi này, logo trông mỏng hơn và nhìn quen thuộc hơn với biểu tượng hiện tại của công ty.
Đổi mới thương hiệu không phải là yếu tố duy nhất khiến Apple thay đổi “bộ mặt” của mình. Jobs cũng tính toán rất kỹ lưỡng để logo mới được thiết kế phù hợp chiếc iMac đầu tiên của Apple, Bondi Blue. Bên cạnh đó thì tất cả sản phẩm khác thuộc phân khúc iMac G3 cũng được trang bị logo quả táo đen tương tự.
Skeuomorphic Apple ‒ 1998
IMac G3 sản xuất năm 1998 ngay lập tức thu hút sự chú ý với logo quả táo màu đen và màu xanh dương cùng vỏ nhựa trong mờ khác biệt. Sau đó, phân khúc sản phẩm này cũng được sản xuất với các màu khác, bao gồm toàn bộ dải màu tươi sáng.
Cùng lúc đó, Apple cho ra mắt ngôn ngữ thiết kế mới của macOS – Aqua, với sự giúp đỡ của Scott Forstall, một kỹ sư phần mềm người Mỹ đồng thời cũng là người bạn đồng hành lâu năm của Jobs.
Để tăng tính mô phỏng thực tế cho giao diện, Apple đã thổi phong cách hơi hướng Skeuomorphism vào trong giao diện người dùng trên sản phẩm của mình. Qua đó, người dùng cảm nhận được chiều sâu, kích thước tốt hơn, cũng như tối ưu trải nghiệm sử dụng của họ.
Monochrome Plastic Skeuomorphic Apple ‒ 2001-2007
Từ năm 2007, Apple định hướng chuyển mình sang các mẫu sản phẩm được thiết kế bằng nhôm bằng việc thay đổi chủ đề từ “glass” sang “crom”. Trước đó, trong năm 2001, thương hiệu đã giới thiệu Cheetah, Mac OS X (sử dụng đến năm 2007) với logo Apple aqua được dập nổi.
Apple Metallic ‒ 2007-2015
Bên cạnh logo Apple, hướng tiếp cận của thương hiệu đối với thiết kế máy tính cũng được thay đổi. Vào năm 2003, Apple đã cho ra mắt PowerBook G4 được làm bằng nhôm thay vì nhựa.
Sau lần thay đổi này, Apple tiếp tục mang mẫu thiết kế này tới dòng Macbook Air và Macbook Pro. Động thái này của Apple cho thấy tham vọng phát triển doanh nghiệp một cách bền vững, thân thiện với môi trường.
Là một phần của cam kết về tính bền vững, Apple cũng chuyển sang kiến trúc tái tạo, tiết kiệm năng lượng. Ngày nay, các cơ sở toàn cầu của công ty hoạt động bằng 100% năng lượng sạch và nó có vô số dự án năng lượng tái tạo trên khắp thế giới.
Thiết kế phẳng Logo Apple
Ngày nay, logo của Apple có vẻ tối giản hơn nhờ thiết kế phẳng. Tính thẩm mỹ của thiết kế nằm ở việc giúp loại bỏ độ dốc, kết cấu và đổ bóng, cải thiện khả năng đọc của giao diện và mang lại cái nhìn hiện đại, cập nhật theo xu hướng minimalism (phong cách tối giản) ngày nay.
Không có gì lạ khi nhiều công ty, bao gồm các thương hiệu có ảnh hưởng lớn như Pepsi, Google Chrome, YouTube, eBay và American Airlines, hiện cũng đang chuyển sang thiết kế tương tự.
Tổng kết
Trong suốt bốn thập kỷ vừa qua, có thể thấy Apple đã phát triển một cách thần tốc với các chiến lược marketing cũng như chiến lược kinh doanh đỉnh cao để góp mặt vào những ông lớn trong ngành công nghệ. Trải qua rất nhiều thay đổi, nhưng có thể thấy biểu tượng quả táo cắn dở của Apple luôn tồn tại theo thời gian, cũng như là nhân tố góp phần vào sự thành công của thương hiệu toàn cầu này.
Hi vọng bạn đọc hiểu rõ hơn về ý nghĩa logo Apple qua những thông tin do MISA cung cấp ở trên.