Mẫu biểu, quy định Mẫu biểu Thông tư 80/2021 của bộ tài chính & biểu mẫu chi tiết...

Thông tư 80/2021/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế và Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý thuế với nhiều điểm mới so với các quy định trước đây. Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về các quy định này.

1. Tóm tắt nội dung thông tư 80/2021/TT-BTC

Thông tư 80 gồm 12 Chương, 89 Điều với 02 Phụ lục kèm theo. Thông tư 80 bao gồm các nội dung chính sau đây:

  • Những quy định chung: Đồng tiền khai thuế và vấn đề nộp thuế bằng ngoại tệ; quy định về tỷ giá quy đổi và trách nhiệm quản lý thuế của cơ quan thuế quản lý trực tiếp, cơ quan thuế
  • Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn
  • Vấn đề kê khai thuế, tính thuế và phân bổ nghĩa vụ thuế
  • Xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
  • Thủ tục hoàn thuế
  • Miễn thuế, giảm thuế; nộp dần tiền thuế; xóa nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp
  • Thông tin người nộp thuế
  • Kiểm tra thuế
  • Quản lý thuế đối với các DN thương mại điện tử hoặc kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác của nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam
  • Kinh phí ủy nhiệm thu
  • Các vấn đề khác: Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế và thời hạn nộp thuế; ngôn ngữ sử dụng trong văn bản giao dịch với cơ quan thuế…
  • Hiệu lực thi hành

>> Đọc thêm: Cách lập tờ khai thuế GTGT mẫu 01/GTGT theo Thông tư 80

2. Điểm mới thông tư 80/2021/TT-BTC – Quy định về hồ sơ khai thuế từ 2022

2.1. Về phân bổ thuế giá trị gia tăng (GTGT)

Căn cứ điều 13 thông tư 80/2021/TT-BTC quy định:

  • Tỷ lệ khai thuế giảm xuống 1% trên doanh thu chưa có thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động chuyển nhượng BĐS tại từng tỉnh nhằm tạo thuận lợi cho người nộp thuế
  • Thực hiện sửa đổi quy định về khai thuế GTGT đối với hoạt động xây dựng tại tỉnh khác với nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính
  • Bỏ quy định khai thuế GTGT phải nộp đối với hoạt động bán hàng tại tỉnh khác với nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính nhưng không thành lập đơn vị trực thuộc tại tỉnh đó
  • Bỏ tiêu thức phân bổ thuế GTGT phải nộp của cơ sở sản xuất là đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh khác tỉnh với nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính trong trường hợp cơ sở sản xuất điều chuyển thành phẩm hoặc bán thành phẩm cho đơn vị khác trong nội bộ để bán ra là doanh thu của sản phẩm cùng loại tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất đế thống nhất thực hiện.
  • Sửa đổi quy định đơn vị phụ thuộc khác tỉnh với nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính phải khai thuế GTGT riêng và nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quản lý đơn vị phụ thuộc là đơn vị phụ thuộc trực tiếp bán hàng, sử dụng hoá đơn do đơn vị phụ thuộc đăng ký hoặc do người nộp thuế đăng ký với cơ quan thuế quản lý đơn vị phụ thuộc, theo dõi hạch toán thuế giá trị gia tăng đầu ra, đầu vào.
  • Quy định về phân bổ số thuế giá trị gia tăng phải nộp đối với hoạt động kinh doanh xổ số điện toán khác tỉnh.
  • Sửa đổi quy định về Kho bạc nhà nước (KBNN) thực hiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng của các nhà thầu khi thực hiện thủ tục thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách nhà nước (NSNN) cho chủ đầu tư

>> Đọc thêm: Tổng hợp các điểm mới về quản lý thuế theo Thông tư 80/2021/TT-BTC

phần mềm kế toán misa

2.2. Về khai thuế, tính thuế, nộp thuế bảo vệ môi trường

Tại điều 16 thông tư 80/2021/TT-BTC quy định về việc bổ sung tiêu thức phân bổ số thuế bảo vệ môi trường (BVMT) phải nộp đối với xăng dầu cho từng tỉnh nơi có đơn vị phụ thuộc của thương nhân đầu mối hoặc đơn vị phụ thuộc của công ty con theo quy định tại Luật Doanh nghiệp của thương nhân đầu mối mà đơn vị phụ thuộc không hạch toán kế toán để khai riêng được thuế bảo vệ môi trường

Số thuế bảo vệ môi trường phải nộp phân bổ cho từng tỉnh theo từng mặt hàng xăng dầu sẽ được tính như sau:

Số thuế BVMT = số thuế BVMT phải nộp của từng mặt hàng xăng dầu trên tờ khai thuế nhân (x) với tỷ lệ (%) giữa sản lượng của từng mặt hàng xăng dầu do đơn vị phụ thuộc bán ra thuộc đối tượng phải kê khai

2.3. Về khai thuế, phân bổ, quyết toán và nộp thuế TNDN 

Căn cứ điều 17 thông tư 80/2021/TT-BTC quy định:

  • Sửa đổi tiêu thức phân bố số thuế TNDN tạm nộp quý và số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán năm của người nộp thuế hạch toán tập trung tại trụ sở chính có cơ sở sản xuất là đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh tại tỉnh khác với nơi đóng trụ sở chính
  • Sửa đổi quy định về tiêu thức xác định số thuế TNDN tạm nộp quý và số thuế TNDN phải nộp phân bổ cho từng tỉnh theo quyết toán năm đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản tại tỉnh khác với nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính thống nhất theo tỷ lệ 1% doanh thu tính thuế TNDN.
  • Quy định về phân bổ số thuế TNDN phải nộp đối với hoạt động kinh doanh xổ số điện toán khác tỉnh

2.4. Về khai thuế, tính thuế và phân bổ thuế thu nhập cá nhân

Căn cứ điều 19 thông tư 80/2021/TT-BTC quy định về khai thuế, tính thuế và phân bổ thuế thu nhập cá nhân như sau:

Quy định về phân bổ số thuế TNCN phải nộp đối với thuế TNCN từ tiền lương, tiền công và thuế TNCN từ trúng thưởng của cá nhân trúng thưởng xổ số điện toán.

Người nộp thuế xác định riêng số thuế thu nhập cá nhân phải nộp đối với thu nhập từ trúng thưởng của cá nhân trúng thưởng xổ số điện toán tại từng tỉnh nơi cá nhân đăng ký tham gia dự thưởng:

  • Phân phối thông qua phương tiện điện thoại hoặc internet 
  • Nơi phát hành vé xổ số điện toán đối với phương thức phân phối thông qua thiết bị đầu cuối theo số thuế thực tế đã khấu trừ của từng cá nhân.

Theo quy định trước đây tại công văn số 1754/TCT- TNCN ngày 27/4/2016 của Tổng cục Thuế và phân bổ số thuế TNCN từ trúng thưởng phải nộp đối với thuế TNCN của cá nhân trúng thưởng xổ số điện toán theo quy định tại điểm b, Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 122/2017/NĐ-CP ngày 13/11/2017 của Chính phủ.

>> Đọc thêm: Hướng dẫn lập phụ lục tờ khai quyết toán thuế TNCN năm 2022 mẫu số 05-3/BK-QTT-TNCN Thông tư số 80/2021/TT-BTC

2.5. Điểm mới về xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế

  • Về thời gian tính tiền chậm nộp

Căn cứ khoản 1 điều 21 thông tư 80/2021/TT-BTC quy định:

Thời gian tính tiền chậm nộp được tính liên tục từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp đến ngày liền kề trước ngày người nộp thuế nộp tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước. 

Thời gian chậm nộp trước đây được quy định tính từ ngày liền kề sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế đến ngày người nộp thuế nộp số tiền thuế vào ngân sách nhà nước. Như vậy, so với trước đây, thời gian tính tiền chậm nộp giảm 02 ngày.

  • Về điều chỉnh giảm tiền chậm nộp

+  Nếu người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm nghĩa vụ thuế phải nộp thì người nộp thuế tự xác định số tiền chậm nộp được điều chỉnh giảm trên tờ khai bổ sung. Cơ quan thuế căn cứ thông tin quản lý nghĩa vụ của người nộp thuế để xác định số tiền chậm nộp được điều chỉnh giảm và thông báo cho người nộp thuế

+ Nếu cơ quan thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền qua thanh tra, kiểm tra phát hiện số tiền thuế phải nộp giảm hoặc cơ quan thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyết định, thông báo giảm số tiền thuế phải nộp thì cơ quan thuế thực hiện điều chỉnh giảm số tiền chậm nộp đã tính tương ứng với số tiền thuế chênh lệch giảm và thông báo cho người nộp thuế

>> Đọc thêm: Cách tính tiền phạt chậm nộp thuế GTGT, TNDN, TNCN, lệ phí môn bài 2022

3. Tổng hợp biểu mẫu tờ khai thuế theo Thông tư 80

Mẫu biểu hồ sơ khai thuế theo kỳ tính thuế được bổ sung, điều chỉnh một số chỉ tiêu như sau:

  • Bản khai bổ sung, điều chỉnh – Mẫu 01-1/KHBS: Tải mẫu Tại đây
  • Tờ khai thuế TTĐB cho ngành sản xuất, pha chế xăng sinh học – Mẫu 02/TTĐB: Tải mẫu Tại đây
  • Phụ lục bảng phân bổ số thuế TNDN đối với hoạt động mua bán BĐS – Mẫu 03-8A/TNDN: Tải mẫu Tại đây
  • Phụ lục bảng kê chi tiết với tổ chức thực hiện nghĩa vụ thuế thay cho nhiều cá nhân – Mẫu 04-1/ĐTV-TNCN: Tải mẫu Tại đây

Hiện nay, kế toán doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp cần được cập nhật các quy định nhanh chóng kịp thời để có những quyết định đúng đắn. Các phần mềm kế toán thế hệ mới như phần mềm kế toán online MISA AMIS, MISA SME… thường xuyên cập nhật các chính sách, quy định, các thông tư, nghị định mới nhất để đảm bảo kế toán doanh nghiệp sẽ kịp thời nắm bắt được thông tin. 

Bên cạnh đó, phần mềm kế toán online MISA AMIS còn nhiều tính năng, tiện ích hỗ trợ đắc lực cho kế toán  nghiệp vụ quản lý thuế:

  • Doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ thuế, tuân thủ đúng các quy định của Nhà nước: Hạch toán kế toán các nghiệp vụ thuế; Tự động khấu trừ thuế GTGT đầu vào/đầu ra,…:
  • Tự động lập Tờ khai thuế GTGT theo tháng/ quý, Tờ khai thuế TNDN tạm tính, Tờ khai quyết toán thuế TNDN,… các phụ lục kèm theo tờ khai và báo cáo thuế có mã vạch.
  • Tự động khấu trừ thuế GTGT đầu vào, đầu ra để xác định số thuế phải nộp hay được hoàn lại.
  • Tự động quyết toán thuế TNDN hàng năm
  • Tự động hạch toán điều chỉnh thuế GTGT
  • ………………………

Tham khảo ngay phần mềm kế toán online MISA AMIS để quản lý công tác tài chính – kế toán hiệu quả hơn.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]