Phân tích chân dung khách hàng của Coca-Cola

31/07/2022
9527

Coca Cola là một trong những thương hiệu chiếm thị phần lớn trong thị trường nước giải khát. Trong bài viết này hãy cùng tìm hiểu về, chân dung khách hàng của Coca Cola và cách thương hiệu này phân khúc khách hàng của mình!

1. Tổng quan về thương hiệu Coca Cola

Coca-Cola là một trong những thương hiệu nước giải khát hàng đầu tại Việt Nam với đa dạng mẫu mã, kích thước và hương vị khác nhau cho khách hàng lựa chọn. 

Được phát minh bởi dược sĩ John Stith Pemberton, Coca-Cola đã đặt chân đến hơn 200 quốc gia trên toàn thế giới. Và hiện tại, Coca Cola vẫn đang phát triển mạnh mẽ trên thị trường toàn cầu. Tính đến thời điểm hiện tại, ông trùm trong ngành giải khát đang sở hữu hơn 500 nhãn hàng với hơn 3500 sản phẩm nước uống khác nhau, bao gồm: Nước ngọt có ga, nước tăng lực, nước suối, các loại trà…. Trong đó, loại nước ngọt có ga là dòng sản phẩm mang lại nguồn lợi nhuận lớn nhất cho doanh nghiệp (Theo Wikipedia.vn)

2. Chân dung khách hàng tiềm năng của Coca-Cola được hiểu như thế nào?

Khách hàng tiềm năng của thương hiệu Coca-Cola được hiểu một cách đơn giản là nhóm đối tượng mục tiêu mà thương hiệu này muốn hướng đến để tăng thị phần. Theo đó, nhóm đối tượng khách hàng này có thể là một tổ chức hoặc một cá nhân. Thông thường, những thương hiệu trên thị trường sẽ xác định khách hàng mục tiêu dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Các tiêu chí này có thể là các đặc điểm liên quan đến người tiêu dùng hoặc các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng của một hoặc một nhóm khách hàng.

Bằng cách xác định khách hàng tiềm năng một cách cụ thể thông qua nhiều phương pháp, thương hiệu Coca-Cola sẽ có nhiều cơ sở dữ liệu để lập các kế hoạch và phương án cho các chiến dịch Marketing của mình. 

Chân dung Khách hàng tiềm năng của Coca-Cola
Chân dung Khách hàng tiềm năng của Coca-Cola

>> Đọc thêm: Phân tích chiến lược Marketing của Coca-Cola tại Việt Nam

Với hơn 135 năm hình thành và phát triển trên thị trường, thương hiệu Coca-Cola tiếp tục mở rộng đối tượng khách hàng mục tiêu và có những chiến lược quản lý phù hợp nhất. Thành công của Coca-Cola tính đến thời điểm hiện tại là điều không thể phủ nhận, và một trong những yếu tố góp phần tạo nên thành công của thương hiệu này trên thị trường chính là việc mở rộng thị trường thông qua những khách hàng tiềm năng.

3. Phân khúc khách hàng tiềm năng của Coca-Cola

Khách hàng tiềm năng của Coca Cola được xác định dựa trên cơ sở nhiều tiêu chí và tất nhiên việc nghiên cứu về những khách hàng này được đầu tư một cách kỹ lưỡng. Thông tin tiếp sau đây, MISA AMIS sẽ cùng bạn phân tích rõ ràng hơn về chân dung khách hàng của Coca-Cola nhé!

3.1 Khách hàng mục tiêu theo nhóm tuổi

Đối với thương hiệu Coca-Cola, phân khúc độ tuổi là một trong những tiêu chí quan trọng nhất để xác định và phân loại nhóm khách hàng mục tiêu. Trước đó, Coca-Cola đã xác định nhóm khách hàng mục tiêu theo độ tuổi của mình là từ thanh thiếu niên đến trung niên.

Tuy nhiên, khi Coca-Cola ngày càng phát triển và nhận thấy nhiều xu hướng tiêu dùng mới, Coca-Cola đã chia khách hàng của mình thành 2 phân khúc chính theo nhóm tuổi, bao gồm nhóm tiềm năng chủ lực và nhóm khách hàng tiềm năng mới.

3.1.1 Nhóm khách hàng tiềm năng chủ lực

Trong phân khúc đầu tiên, Coca-Cola tiếp cận khách hàng tiềm năng từ 10 đến 35 tuổi. Nhóm người tiêu dùng trẻ tuổi này là phân khúc mà Coca-Cola đã tập trung hướng đến từ khi thành lập và đã duy trì, phát triển cho đến ngày nay. Các sản phẩm nước giải khát chủ lực của ông lớn này luôn phù hợp với xu hướng tiêu dùng của giới trẻ.

Với sự phân phối sản phẩm đa dạng phục vụ cho sở thích vị giác của người tiêu dùng trẻ, Coca-Cola dường như trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống và trở thành một loại nước uống không thể thiếu trong mọi buổi tiệc.

Nhóm khách hàng tiềm năng chủ lực của Coca-Cola
Nhóm khách hàng tiềm năng chủ lực của Coca-Cola

Nhóm khách hàng triển vọng của Coca-Cola chính là giới trẻ, đây cũng là nhóm triển vọng mà Coca-Cola luôn đầu tư để xây dựng chiến lược thu hút theo xu hướng hiện đại để khẳng định vị thế của mình trên thị trường.

3.1.2 Nhóm đối tượng tiềm năng thứ 2

Ở nhóm đối tượng mục tiêu thứ 2, thương hiệu Coca-Cola tập trung vào người trung niên trên 40 tuổi. Nhóm khách hàng này sẽ quan tâm nhiều hơn về sức khỏe so với mẫu mã, bao bì hay hương vị sản phẩm. Chính vì vậy, thương hiệu đình đám này đã cung cấp ra thị trường dòng sản phẩm Coca Cola không đường, đáp ứng nhu cầu hạn chế nạp năng lượng đường từ nước ngọt của những người cao tuổi. 

Và không thể phủ nhận được rằng, dòng sản phẩm này kể từ khi ra mắt đã nhận được sự ủng hộ của rất nhiều khách hàng, không chỉ riêng gì nhóm mục tiêu trên 40 tuổi. Xu thế giảm cân, giữ dáng đã thúc đẩy thế hệ trẻ sử dụng những loại nước ít ngọt trong các buổi tiệc tùng đã góp phần tạo nên sự thành công của sản phẩm Coca Cola không đường.

3.3 Phân loại khách hàng mục tiêu dựa trên thu nhập

Mục tiêu Khách hàng tiềm năng của Coca-Cola, dựa trên mức thu nhập rất rộng, bao gồm cả những khách hàng có thu nhập từ thấp đến cao. Coca-Cola cung cấp các dòng sản phẩm của với nhiều kiểu dáng, kích cỡ và bao bì với các mức giá bán khác nhau, cho phép phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng với các mức thu nhập khác nhau.

Với các kích thước sản phẩm khác nhau của sản phẩm cũng giúp người tiêu dùng có thêm nhiều sự lựa chọn hơn, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng theo mức thu nhập của họ.Ngoài ra, việc sản xuất sản phẩm dưới dạng lon hay chai nhựa với nhiều mức giá khác nhau cũng ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàng.

>> Đọc thêm: Phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế của Coca-Cola

3.4 Dựa vào địa lý và văn hóa

Thương hiệu Coca-Cola đã mở rộng thị trường của mình đến hơn 200 quốc gia, và ở mỗi quốc gia khác nhau thương hiệu này sẽ áp dụng những chiến lược Marketing khác nhau. 

Coca-Cola gần như được phủ sóng rộng rãi tại thị trường Mỹ
Coca-Cola gần như được phủ sóng rộng rãi tại thị trường Mỹ

Do đó, triển vọng phát triển ở mỗi quốc gia cũng có thể khác nhau dựa trên các yếu tố văn hóa, phong tục, kinh tế và khí hậu. 

Ví dụ, các sản phẩm của Coca-Cola gần như được phủ sóng rộng rãi tại thị trường Mỹ, trong khi Coca-Cola tại thị trường Trung Quốc hay Nhật Bản có tiềm năng tăng trưởng cao nhưng vẫn ở tầm trung, nguyên nhân là do người tiêu dùng tại Nhật Bản và Trung Quốc có xu hướng uống trà thay vì nước ngọt nên Coca-Cola vẫn cần nghiên cứu và triển khai nhiều chiến lược mới để mở rộng thị phần ở các thị trường này.

3.5 Dựa vào hành vi, phong cách sống

Như đã nói ở trên, Coca-Cola cũng chia khách hàng tiềm năng thành 2 nhóm dựa trên tiêu chí phong cách sống, bao gồm người trẻ và người trung niên. Việc tung ra các dòng sản phẩm lành mạnh, hạn chế calo mới trên thị trường đã giúp thương hiệu này thu hút được nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng.

>> Đọc thêm: 5 cách xác định khách hàng mục tiêu

3.6 Một số tiêu chí khác

Nhìn chung Coca-Cola hướng đến nhóm khách hàng nam và nữ, tuy nhiên giữa hai phân khúc mục tiêu này họ có thị hiếu và sở thích rất khác nhau. Ví dụ, sản phẩm Coca Zero của Coca-Cola có hương vị đậm đà được nam giới ưa chuộng, còn dòng sản phẩm Coca Light lại được nữ giới ưa chuộng nhiều hơn.

Một số tiêu chí khác
Một số tiêu chí khác

Ngoài ra, Coca-Cola còn phân loại khách hàng tiềm năng thông qua nhiều yếu tố khác như: xét về nhu cầu, sở thích, xu hướng tiêu dùng, tâm trạng khi mua nước ngọt, lịch sử tiêu dùng, phạm vi, nhóm đối tượng cần phân chia và xây dựng chiến lược cụ thể phù hợp với từng nhóm đối tượng.

Với những thông tin trên hy vọng đã giúp bạn đọc hình dung rõ hơn về chân dung khách hàng của Coca-Cola và có thể áp dụng những chiến lược vẽ chân dung khách hàng mục tiêu cho doanh nghiệp của mình. Đừng quên tham khảo thông tin các bài viết về chiến lược Marketing hữu ích trên website của MISA AMIS nhé!

Tải Ebook: Hướng dẫn xây dựng hành trình khách hàng

Ebook cung cấp một cái nhìn chi tiết về vai trò, cách thức cũng như quy trình, ứng dụng trong việc xác định và xây dựng chân dung khách hàng. Đồng thời mang đến một bộ chân dung mẫu với các đặc điểm, thông tin riêng biệt phù hợp và tương ứng với các ngành nghề khác nhau. Qua đó, giúp bạn xây dựng một chân dung khách hàng cụ thể để ứng dụng vào các hoạt động tiếp thị và thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng.

Tối ưu hiệu quả chiến dịch Marketing với MISA AMIS aiMarketing

Làm Marketing mà không có công cụ, muôn vàn vấn đề khó khăn:

  • Nhà quản lý khó theo dõi hiệu quả các hoạt động Marketing, khó đo đếm kết quả của từng kênh, hiệu suất nhân viên
  • Nhân viên thì không có công cụ hỗ trợ triển khai các chiến dịch: vật lộn dựng Landing page, không thể bắn chiến dịch Email Marketing với data lớn, ngày ngày làm báo cáo thủ công…

Bộ giải pháp MISA AMIS aiMarketing được phát triển nhằm giúp các doanh nghiệp có đầy đủ bộ công cụ để làm Marketing hiệu quả. Tính năng nổi bật trên AiMarketing bao gồm:

  1. Báo cáo doanh thu, chi phí marketing
  2. Gửi email marketing hàng loạt
  3. Dựng landing page
  4. Workflow
  5. Lưu trữ data tập trung và chuyển tự động cho sale

ĐĂNG KÝ TRẢI NGHIỆM NGAY 15 NGÀY MIỄN PHÍ

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Tuyến Phạm
Tác giả
Giám đốc Kinh doanh tại MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả