Vai trò của Marketing đối với doanh nghiệp có tầm quan trọng như thế nào? Cùng AMIS MISA tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
I. Marketing là gì?
Có thể hiểu đơn giản, Marketing là hình thức tiếp thị, nhằm mục đích quảng bá hình ảnh thương hiệu, sản phẩm tới đối tượng khách hàng tiềm năng.
Ngoài ra, Marketing còn là những hoạt động nghiên cứu thị trường, truyền thông, tiếp thị giúp thỏa mãn nhu cầu của khách hàng đồng thời duy trì mối quan hệ tốt đẹp với họ. Chính vì vậy, tầm quan trọng và vai trò của Marketing trong doanh nghiệp là cần thiết đối với hoạt động mua bán, trao đổi, giao tiếp với khách hàng.
II. Vai trò của Marketing đối với doanh nghiệp
1. Marketing giúp doanh nghiệp hiểu khách hàng
Marketing đảm nhiệm vai trò quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp hiểu rõ khách hàng muốn gì và cần gì? Thông qua đó, doanh nghiệp có thể thực hiện nghiên cứu thị trường bằng nhiều hình thức khác nhau, xác định nhu cầu của khách hàng và làm căn cứ cho các hoạt động Marketing.
Để hiểu khách hàng của mình, doanh nghiệp có thể tiến hành thu thập thông tin qua đội ngũ bán hàng, điểm bán hoặc nghiên cứu thị trường. Việc thu thập thông tin ở quy mô lớn sẽ trở nên dễ dàng hơn nhờ mạng xã hội, AI, Big Data,… Bằng cách thức này, doanh nghiệp sẽ mang đến sản phẩm phù hợp, đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng và mong muốn của người tiêu dùng.
Khi thấu hiểu khách hàng, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tìm cách tiếp cận, chăm sóc khách hàng tốt hơn.
2. Marketing giúp doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu
Xây dựng và phát triển thương hiệu là hoạt động vô cùng quan trọng của mọi doanh nghiệp. Nhờ độ phủ thương hiệu, doanh nghiệp có thể bán sản phẩm/ dịch vụ có giá thành cao hơn đồng thời nhận được lòng tin của khách hàng lớn hơn so với đối thủ cạnh tranh. Tiêu biểu, phải nhắc đến một só thương hiệu có giá trị hàng trăm tỉ đô như Apple, Coca cola đều rất chú trọng đến hoạt động Marketing trong việc xây dựng, nhận diện thương hiệu.
Thực chất, Marketing giúp doanh nghiệp lên ý tưởng cốt lõi, vạch ra giá trị thương hiệu mang lại cũng như xác định tính cách, xây dựng bộ nhận diện thương hiệu. Qua đó, Marketing thực hiện vô số các hoạt động truyền thông để đưa thông tin về thương hiệu đến khách hàng, xây dựng hình ảnh thương hiệu tốt đẹp nhất.
3. Marketing giúp doanh nghiệp truyền tải thông tin về sản phẩm/ dịch vụ
Để truyền tải thông tin về thương hiệu, sản phẩm đến khách hàng, doanh nghiệp cần dựa vào hoạt động Marketing truyền thông. Đó là những hoạt động quảng cáo ngoài trời OOH Marketing, báo chí, Social Media, PR, hoạt động khuyến mãi, giảm giá,… góp phần gia tăng sự hiện hữu của doanh nghiệp trong tiềm thức của khách hàng, giúp họ hiểu một cách rõ nét và chính xác nhất về các thông tin cũng như sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp.
Hơn nữa, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa Website (SEO) với mục đích đưa trang Web của mình lên trang nhất của Google Search, hỗ trợ việc truyền tải trở nên hiệu quả và tiết kiệm chi phí tối đa. Với sự đầu tư về công nghệ cùng với khả năng tư duy sáng tạo của Markerter, hoạt động truyền thông Marketing ngày càng phong phú và đa dạng, phá vỡ mọi rào cản truyền thống về vị trí địa lý, quốc gia, ngôn ngữ.
4. Phát triển mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng
Bên cạnh 3 vai trò nêu trên, các chiến lược Marketing còn giúp phát triển mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng theo hướng tích cực, đôi bên cùng có lợi. Khách hàng sẽ nhận được giá trị từ sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp mang lại, song, doanh nghiệp có lượng khách hàng lớn ủng hộ sẽ vận hành trơn tru, hạn chế những rủi ro không mong muốn.
Duy trì mối quan hệ gắn bó mật thiết với khách hàng là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp tăng trưởng kinh doanh thành công. Trong thời đại tự động hóa và cải tiến lên ngôi, việc phát triển mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp quan trọng hơn bao giờ hết.
Nếu khách hàng thật sự có trải nghiệm không tốt về sản phẩm/ dịch vụ, thì họ sẽ chia sẻ những quan điểm, góp ý thẳng thắn qua các kênh mạng xã hội hoặc trên Website công ty làm ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh doanh nghiệp. Đây chính là lý do tại sao bạn cần khách hàng có được những trải nghiệm tuyệt vời để phát triển mối quan hệ giữa khách hàng và công ty một cách lâu dài.
5. Marketing tạo điều kiện tương tác, tìm kiếm khách hàng
Sự phát triển của Social Media giúp doanh nghiệp tương tác dễ dàng hơn với khách hàng trên nhiều nền tảng khác nhau. Bạn có thể tương tác với khách hàng thông qua Fanpage, Zalo, Email marketing, tính năng chat và bình luận trên Website,.. để gửi các thông tin về sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng một cách nhanh nhất, tiếp cận lượng lớn đối tượng khách hàng.
Marketing có nhiệm vụ thu hút khách hàng, tạo điều kiện cho các Marketer tương tác, tìm kiếm khách hàng hiệu quả hơn. Trong quá trình tương tác, cung cấp giá trị hữu ích đến khách hàng hiện tại và khách hàng cũ sẽ cảm nhận tầm ảnh hưởng, tên tuổi của doanh nghiệp, phát huy khả năng tìm kiếm khách hàng mới tốt hơn.
7. Mở rộng thị trường, chiếm lĩnh thị phần
Một trong những vai trò chính của Marketing phải kể đến đó là khả năng mở rộng thị trường giúp gia tăng thị phần, tiếp cận khách hàng mới và nâng cao cơ hội tăng trưởng doanh thu hiệu quả.
Để mở rộng thị trường hiệu quả đòi hỏi các doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược Marketing nghiên cứu, phân tích và đánh giá năng lực của sản phẩm cũng như thị trường từ đó đưa ra lựa chọn chính xác. Thực chất, Marketer thường sử dụng các công cụ truyền thông đại chúng như quảng cáo, bán hàng, khuyến mãi, tiếp thị sự kiện và PR để quảng bá sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng đồng thời tìm kiếm thị trường tiềm năng nhằm mở rộng và phát triển thị phần mạnh mẽ hơn.
>> Đọc thêm: Thị phần là gì – 2 cách tính thị phần hiệu quả nhất cho doanh nghiệp
8. Marketing giúp doanh nghiệp duy trì dòng tiền và gia tăng doanh thu
Điều kiện “bất di bất dịch” quan trọng hàng đầu trong hoạt động Marketing đó chính là việc tạo ra giá trị lợi nhuận cho cá nhân và doanh nghiệp. Như đã đề cập ở trên, Marketing không chỉ đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà còn mở rộng phạm vi tiếp cận, giúp nhiều đối tượng khách hàng biết đến sản phẩm của doanh nghiệp. Bằng cách này, doanh nghiệp sẽ nâng cao cơ hội đưa sản phẩm của mình đến với người dùng nhiều hơn.
Marketing sẽ sử dụng các hình thức khác nhau để quảng bá sản phẩm /dịch vụ đến với khách hàng mục tiêu. Trong quá trình thôi thúc, khách hàng sẽ tò mò và muốn dùng thử dễ, việc này dàng dẫn đến quyết định mua hàng. Sau khi trải nghiệm sản phẩm/ dịch vụ, trường hợp khách hàng hài lòng, họ sẽ trở thành kênh quảng cáo truyền miệng miễn phí, giúp lan truyền những đánh giá tích cực. Từ đó, doanh thu bán hàng của doanh nghiệp sẽ bắt đầu tăng dần đồng thời khả năng duy trì dòng tiền ổn định và nằm trong số dương rất cao.
Có thể thấy phòng marketing có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp, vì vậy mà việc quản lý công việc của nhân viên phòng marketing rất quan trọng. Doanh nghiệp có thể áp dụng phần mềm quản lý công việc để áp dụng vào việc quản lý. Điều này sẽ giúp bạng nâng cao hiệu suất và kết quả công việc.
Trên đây là vai trò của Marketing đối với doanh nghiệp mà AMIS MISA đã phân tích và muốn giới thiệu đến các bạn. Hãy đọc thật kỹ bài viết, để hiểu rõ tầm quan trọng của Marketing và áp dụng vào việc phát triển doanh nghiệp của bạn nhé. Chúc bạn thành công!
III. Tối ưu hiệu quả chiến dịch Marketing với MISA AMIS aiMarketing
Làm Marketing mà không có công cụ, muôn vàn vấn đề khó khăn:
- Nhà quản lý khó theo dõi hiệu quả các hoạt động Marketing, khó đo đếm kết quả của từng kênh, hiệu suất nhân viên
- Nhân viên thì không có công cụ hỗ trợ triển khai các chiến dịch: vật lộn dựng Landing page, không thể bắn chiến dịch Email Marketing với data lớn, ngày ngày làm báo cáo thủ công…
Bộ giải pháp MISA AMIS aiMarketing được phát triển nhằm giúp các doanh nghiệp có đầy đủ bộ công cụ để làm Marketing hiệu quả. Tính năng nổi bật trên AiMarketing bao gồm:
- Báo cáo doanh thu, chi phí marketing
- Gửi email marketing hàng loạt
- Dựng landing page
- Workflow
- Lưu trữ data tập trung và chuyển tự động cho sale
ĐĂNG KÝ 15 NGÀY DÙNG THỬ MIỄN PHÍ aiMarketing