Kiến thức Quản lý nhân sự Tranh chấp lao động cá nhân: Thẩm quyền, trình tự và thủ...

Tranh chấp lao động cá nhân là một hiện trạng đang ngày càng gia tăng trong xã hội ngày nay, vì nhu cầu về việc làm đang có một sự cạnh tranh khá gay gắt. Bài viết dưới đây MISA AMIS sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về hiện trạng đó và một số vấn đề có liên quan tới thủ tục hay quy định giải quyết tại Việt Nam.

TẢI MIỄN PHÍ DASBOARD NHÂN SỰ – ĐIỀN SỐ TỰ ĐỘNG NHẢY

1. Tranh chấp lao động cá nhân là gì?

1.1. Định nghĩa

Theo khoản 1 Điều 179 Bộ luật lao động 2019:

Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.

Tranh chấp lao động cá nhân là một trong 2 hình thức tranh chấp lao động
Tranh chấp lao động cá nhân là một trong 2 hình thức tranh chấp lao động

Tranh chấp lao động cá nhân là một trong 2 hình thức tranh chấp lao động, bên cạnh tranh chấp lao động tập thể. Tranh chấp lao động cá nhân được hiểu là tranh chấp về các mặt như quyền, nghĩa vụ và các lợi ích khác trong quan hệ lao động giữa các bên. 

1.2. Các thành phần

Tranh chấp lao động đơn lẻ cá nhân có những đặc điểm sau đây:

  • Chủ thể của tranh chấp lao động thuộc cá nhân 

Chủ thể của hiện trạng là đơn lẻ người lao động. Nói cách khác, tranh chấp lao động cá nhân là tranh chấp xảy ra giữa người lao động với người sử dụng lao động. Mục đích của tranh chấp này  là mục đích đòi quyền lợi cho riêng bản thân người lao động, điều đó không phải để đòi quyền lợi chung cho tập thể người lao động như tranh chấp lao động tập thể. Vì vậy nên tranh chấp này thường mang tính đơn lẻ, cá nhân, không quá quy mô và phức tạp. 

  • Nội dung của tranh chấp

Đây là các tranh chấp có liên quan tới quyền, nghĩa vụ và lợi ích của cá nhân người lao động. Nội dung tranh chấp này dựa trên đặc điểm là hướng tới các lợi ích, quyền riêng cá nhân, nên tranh chấp này thường liên quan tới hợp đồng lao động. Hợp đồng lao động là yếu tố chính phát sinh các tranh chấp giữa các bên.

  • Tính chất và nguồn gốc phát sinh tranh chấp

Tranh chấp lao động cá nhân là một cuộc tranh chấp mà giữa các bên có địa vị về kinh tế – pháp lý không ngang bằng nhau. Đặc điểm này dựa trên đặc điểm cơ bản của một mối quan hệ lao động, khi một bên là người sử dụng lao động thường mạnh hơn và hiểu rõ hơn về mặt kinh tế, chính trị và pháp lý so với người lao động.

Tranh chấp lao động cá nhân là một cuộc tranh chấp mà giữa các bên có địa vị về kinh tế – pháp lý không ngang bằng nhau
Tranh chấp lao động cá nhân là một cuộc tranh chấp mà giữa các bên có địa vị về kinh tế – pháp lý không ngang bằng nhau

2. Mục đích của tranh chấp lao động thuộc cá nhân

Thông thường, các tranh chấp này xảy ra khi có sự vi phạm nghĩa vụ của một hoặc cả hai bên trên hợp đồng lao động đã ký kết trước đó. Ví dụ như người lao động yêu cầu trả lương đúng hạn hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại,…

Do đó mục đích chính là giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp giữa đôi bên, tranh chấp đòi quyền lợi chính đáng về cho người lao động hoặc người sử dụng lao động. 

3. Đặc điểm của tranh chấp 

3.1. Số lượng chủ thế tham gia tranh chấp

Hiện nay cũng không dễ để xác định được chính xác số lượng chủ thể trong các tranh chấp. Sự tranh chấp ấy có thể diễn ra giữa một cá nhân người lao động với người sử dụng lao động hoặc có thể của một nhóm gồm nhiều người lao động. 

Do đó có thể gây ra sự nhầm lẫn giữa tranh chấp lao động thuộc cá nhân và tập thể. Tuy nhiên, một điểm đặc thù để các bạn phân biệt hai loại tranh chấp này là số lượng tham gia tranh chấp lao động tập thể thường sẽ gồm những người lao động trong cùng đơn vị, phân xưởng hoặc công ty. Đối với tranh chấp lao động này thì chỉ là một hoặc một vài người trong tập thể.

3.2. Quy mô tranh chấp

Thực tế, tranh chấp lao động của cá nhân tuy xảy ra nhiều, nhưng nó thường chỉ phát sinh giữa một hoặc một vài người lao động với người sử dụng lao động. Vì điều đó nên quy mô của những tranh chấp này tương đối thường đơn giản, nhỏ lẻ và phần lớn là không cùng chung mục đích.

Tranh chấp cá nhân thường không gây ra nhiều tổn hại đến doanh nghiệp
Tranh chấp cá nhân thường không gây ra nhiều tổn hại đến doanh nghiệp

Tranh chấp lao động này chỉ xảy ra đơn lẻ nên mức độ ảnh hưởng của tranh chấp với doanh nghiệp là không đáng ngại. Nhưng nếu việc tranh chấp này diễn ra thường xuyên hoặc có xu hướng chuyển thành tranh chấp lao động tập thể, thì điều này là một vấn đề khá quan ngại cho uy tín doanh nghiệp. Việc tốt nhất mà doanh nghiệp cần làm là xác định và giải quyết các tranh chấp một cách nhanh gọn, hợp lý, phù hợp với đôi bên nhằm tránh gây ảnh hưởng nghiêm trọng hơn về lâu dài.

4. Thẩm quyền và các phương thức giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Các mâu thuẫn xảy ra thì cần phải được giải quyết và các tranh chấp này có thể giải quyết bằng nhiều cách khác nhau. Việc giải quyết cụ thể theo điều 187 Bộ luật Lao động thì các cơ quan, cá nhân hay tổ chức có thẩm quyền giải quyết bao gồm:

  • Giải quyết tranh chấp lao động của cá nhân thông qua phương thức thương lượng.
  • Giải quyết tranh chấp lao động của cá nhân thông qua phương thức hòa giải.
  • Giải quyết tranh chấp lao động của cá nhân thông qua phương thức trọng tài lao động.
  • Giải quyết tranh chấp lao động của cá nhân thông qua phương thức xét xử (Tòa án).

Điểm “Hội đồng trọng tài lao động” là tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là một quy định mới thêm vào trong Bộ luật Lao động năm 2019. Việc này lấy cơ sở coi trọng việc giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp qua hoà giải là chính. Trọng tài tôn trọng quyền và lợi ích của cả hai bên tranh chấp, tôn trọng các lợi ích chung, chính đáng của xã hội, không trái với quy định pháp luật.

5. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động của cá nhân

5.1. Phương án hoà giải thông qua hoà giải viên lao động

Hòa giải viên lao động là người do Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm để hòa giải các tranh chấp lao động, các tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề và hỗ trợ phát triển về quan hệ lao động. Những người tham gia hòa giải sẽ có hòa giải viên lao động, người lao động và đại diện người sử dụng lao động có liên quan đến tranh chấp (những trường hợp không bắt buộc phải hòa giải người liên quan không cần tham gia).

Trình tự thủ tục hòa giải thông qua hòa giải viên lao động gồm các bước sau:

Bước 1:  Gửi đơn yêu cầu giải quyết các tranh chấp lao động tới Hòa giải viên lao động.

Bước 2:  Hòa giải viên lao động tiến hành mở phiên họp hòa giải.

  • Đầu tiên tại phiên họp hòa giải phải có mặt đầy đủ cả hai bên tranh chấp. Nếu một bên vắng mặt thì các bên có thể ủy quyền cho người khác tham gia phiên hòa giải.
  • Hòa giải viên lao động sẽ có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ các bên đàm phán, thương lượng để giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.
Hòa giải viên lao động sẽ có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ các bên đàm phán, thương lượng
Hòa giải viên lao động sẽ có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ các bên đàm phán, thương lượng
  • Trường hợp các bên chấp nhận phương án hòa giải của hòa giải viên lao động, thì sẽ tiến hành lập biên bản hòa giải thành. Biên bản cũng sẽ phải có chữ ký của các bên và cả hòa giải viên lao động.
  • Trường hợp không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động sẽ đưa ra các phương án hòa giải khác nhau để các bên xem xét và thảo luận.
  • Nếu phương án hòa giải không được chấp nhận hoặc có một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến 2 lần mà vẫn vắng mặt mà không có lý do thỏa đáng, thì hòa giải viên lao động sẽ tiến hành lập biên bản hòa giải không thành. Biên bản hòa giải không thành cũng sẽ phải có chữ ký của bên tranh chấp có mặt còn lại và hòa giải viên lao động.
  • Bản sao của biên bản hòa giải thành hoặc hòa giải không thành sẽ phải được gửi cho các bên tranh chấp trong vòng thời hạn 01 ngày kể từ ngày ký lập biên bản.

* Lưu ý: 

Nếu trong trường hợp một trong các bên không thực hiện đúng theo các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành, thì bên còn lại có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án đứng ra giải quyết.

Với trường hợp hết thời hạn hòa giải hoặc không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải, mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải hoặc hòa giải không thành, thì các bên tranh chấp có quyền chọn một trong các phương án dưới đây để giải quyết các tranh chấp:

+ Yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết dựa theo quy định tại Điều 189 Bộ luật Lao động ;

+ Yêu cầu Tòa án giải quyết.

Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 188, bộ luật Lao Động cũng có đề cập tới các tranh chấp lao động của cá nhân sau không bắt buộc phải thông qua hoà giải:

a) Xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng;

b) Bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm xảy ra dứt hợp đồng lao động;

c) Giữa người giúp việc cho gia đình với người sử dụng lao động;

d) Về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn theo quy định của pháp luật.

đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp hoặc giữa tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

e) Giữa người lao động thuê lại và người sử dụng lao động được thuê lại.

5.2. Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động thuộc về cá nhân của Hội đồng Trọng tài lao động

Giải quyết tranh chấp lao động của cá nhân tại Toà án

Theo khoản 1 Điều 32 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì các trường hợp sau đây tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động.

Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động mà hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hòa giải không thành hoặc không hòa giải trong thời hạn do pháp luật quy định, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải.

Một số trường hợp thường cần đến tòa án để thực hiện giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
Một số trường hợp thường cần đến tòa án để thực hiện giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

a) Xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng

b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi kết thúc hợp đồng

c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động

d) Về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn theo quy định của pháp luật.

đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp hoặc giữa tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án

Bước 1: Các bên sẽ nộp đơn khởi kiện ra Tòa án

Bước 2: Tòa án tiến hành xem xét, thụ lý vụ án

Bước 3: Đóng nộp tiền tạm ứng án phí

Bước 4: Tòa án sẽ bắt đầu tiến hành việc hòa giải

  • Nếu hòa giải thành công, Tòa án lập biên bản hòa giải thành và đưa ra quyết định đồng ý, công nhận sự thỏa thuận giữa các bên.
  • Nếu hòa giải không thành, Tòa án lập biên bản hòa giải không thành và đưa ra quyết định xét xử vụ án

Bước 5: Tòa án mở phiên xét xử giải quyết tranh chấp lao động và đưa ra bản án.

6. Quản trị nhân sự hiệu quả, hạn chế tranh chấp lao động cá nhân bằng phần mềm MISA AMIS HRM

Có rất nhiều lý do xảy ra tình trạng tranh chấp hợp đồng cá nhân giữa doanh nghiệp và người lao động. Điều quan trọng nhất là doanh nghiệp phải tạo ra được môi trường làm việc văn minh, công bằng, tôn trọng nhân viên, giúp nhân viên cảm thấy hạnh phúc khi đi làm. Có như vậy thì mới hạn chế được tình trạng nhân sự nghỉ việc hay tranh chấp hợp đồng.

Phần mềm quản trị nhân sự MISA AMIS HRM được biết đến là giải pháp quản trị hiện đại, có nhiều tính năng hữu ích, giúp doanh nghiệp có thể quản lý nhân viên dễ dàng, tăng sự hài lòng cho nhân viên tại nơi làm việc.

MISA AMIS HRM có nhiều tính năng ưu việt, giúp giải quyết toàn bộ khó khăn trong công tác quản lý, từ khâu tuyển dụng cho đến việc đãi ngộ, giữ chân nhân tài, cụ thể:

  •  Tuyển chọn nhân sự khó khăn, không có kế hoạch tuyển dụng, tốn kém nhiều chi phí, đặc biệt là với những vị trí quản lý cấp cao.
  • Lưu trữ hồ sơ nhân viên thủ công, tốn kém thời gian tìm kiếm, thông tin bị thất lạc, không có báo cáo nhân sự tổng quan.
  • Lãnh đạo không nắm rõ ai làm tốt, ai làm chưa tốt, chưa có những khen thưởng, đãi ngộ xứng đáng cho nhân viên.
  • Chấm công theo cách thủ công gây ra nhiều khó khăn cho nhân viên, đặc biệt là các vị trí đi ca kíp, thường xuyên đi công tác. Nhân viên C&B cũng gặp nhiều rắc rối trong quá trình tổng hợp dữ liệu.
  • Làm lương thủ công khiến nhân viên không hài lòng vì gặp nhiều sai sót, chưa hết với các doanh nghiệp nhiều vị trí với cách tính lương khác nhau thì lại càng khó khăn hơn.

>>>> Đừng bỏ lỡ: Phần mềm nhân sự giúp loại bỏ thao tác thủ công trong quản lý, nâng cao hiệu suất làm việc

Toàn bộ khó khăn trên đây có thể được xử lý bằng phần mềm MISA AMIS HRM nhờ những tính năng hiện đại như:

  • AMIS Tuyển dụng: Thu hút và tuyển chọn được nhân tài cho tổ chức, nâng cao thương hiệu tuyển dụng, tiết kiệm chí phí tuyển người.
AMIS Tuyển dụng giúp theo dõi tỷ lệ chuyển đổi ứng viên một cách khoa học
AMIS Tuyển dụng giúp theo dõi tỷ lệ chuyển đổi ứng viên một cách khoa học
  • AMIS Thông tin nhân sự: Lưu trữ thông tin nhân viên một cách khoa học, scan thông tin nhân viên dễ dàng, toàn bộ các thông tin về tuyên dương, khen thưởng, kỷ luật cũng được lưu trong phần mềm.
Demo 1 tính năng trên AMIS Thông tin nhân sự
Demo 1 tính năng trên AMIS Thông tin nhân sự
  • AMIS Chấm Công: Chấm công với mọi hình thức: Vân tay, khuôn mặt, GPS… ở mọi lúc, mọi nơi. Nhân viên đi làm theo ca, kíp cũng có thể chấm công dễ dàng để làm cơ sở tính lương. Chưa hết, nhân viên có thể dễ dàng xin nghỉ ngay trên phần mềm mà không cần làm đơn trên giấy hay gửi email.
Nhân viên dễ dàng tạo đơn xin nghỉ trên phần mềm
Nhân viên dễ dàng tạo đơn xin nghỉ trên phần mềm
  • AMIS Tiền lương: Phần mềm tự động tính lương từ bảng công, có thể tính cho nhiều vị trí với hệ số lương khác nhau một cách đơn giản. Nhân viên tự động xem được bảng lương và xác nhận ngay trên phần mềm.
Demo về báo cáo của phần mềm AMIS Tiền Lương
Demo về báo cáo của phần mềm AMIS Tiền Lương

Có thể nói, với phần mềm MISA AMIS HRM, cả nhân viên và bộ phận HR tiết được rất nhiều thời gian, công sức và chi phí trong quá trình thực hiện công việc. Chưa hết, ban lãnh đạo cũng dễ dàng theo dõi những báo cáo về nhân sự để có những quyết định hợp lý và kịp thời.

Vì sao nên sử dụng phần mềm MISA AMIS HRM để quản trị nhân sự?

MISA AMIS HRM là giải pháp được HÀNG NGÀN DOANH NGHIỆP tại Việt Nam tin dùng bởi những lý do sau đây:

  • Phần mềm được phát triển bởi MISA – Công ty công nghệ HÀNG ĐẦU hiện nay và nhận vô số giải thưởng danh giá trong suốt 28 năm qua.
  • MISA AMIS HRM có giao diện thân thiện, dễ dùng, khả dụng trên Android, iOS và trên web, ai cũng có thể dễ dàng truy cập và sử dụng.
  • Giải pháp giúp TIẾT KIỆM NHIỀU CHI PHÍ trong quản lý nhân viên, nâng cao năng suất làm việc cho bộ phận nhân sự, đặc biệt là bộ phận C&B.
  • Trống Đồng Palace – đơn vị hơn 1000 nhân sự cũng đã tin dùng bộ giải pháp MISA AMIS HRM và khẳng định đây là sản phẩm tuyệt vời cho công tác chấm công, tính lương, quản lý nhân viên.
Những chia sẻ của chị Thu - Trưởng phòng nhân sự HRM
Những chia sẻ của chị Thu – Trưởng phòng nhân sự HRM

Rất nhiều doanh nghiệp đã chuyển đổi số trong quản trị nhân sự và nhận được nhiều kết quả tích cực, còn doanh nghiệp của bạn thì sao?

Quý anh/chị hãy để lại thông tin dưới đây để trải nghiệm dùng thử miễn phí và được chuyên gia của MISA tư vấn cụ thể hơn.

Dùng ngay miễn phí

Kết luận

Nếu doanh nghiệp nắm rõ các kiến thức về tranh chấp lao động là gì, cũng như các quy định của pháp luật về các tranh chấp, thì doanh nghiệp sẽ biết cách ứng phó. Đặc biệt có thể xử lý phù hợp nếu rơi vào tình huống tranh chấp lao động. MISA AMIS hy vọng doanh nghiệp sẽ có những cách giải quyết thỏa đáng, êm đẹp với người lao động khi có tranh chấp, để uy tín của doanh nghiệp không bị giảm đi.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 3 Trung bình: 5]