Kiến thức nhân sự An toàn lao động Phân loại và hướng dẫn cách xử lý tai nạn lao động

Tai nạn lao động là sự cố xảy ra bất ngờ khi thực hiện nhiệm vụ, công việc, là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thương vong, thiệt hại về sức khỏe và mất mát về kinh tế cho cá nhân, gia đình cũng như cả daonh nghiệp và xã hội. Việc phân loại tai nạn lao động và hướng dẫn cách xử lý giúp giảm thiểu tỷ lệ tai nạn, bảo vệ sức khỏe và đảm bảo lợi ích của người lao động trong trường hợp bất ngờ xảy ra sự cố.

1. Phân loại lao động là gì

Tai nạn lao động, khoản 8 điều 3 của Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 đã có quy định cụ thể khái niệm tai nạn lao động như sau:

Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Phân loại tai nạn lao động là một phần không thể thiếu trong quá trình quản lý về an toàn lao động, giúp cho người quản lý có cái nhìn rõ hơn về tình hình tai nạn và các nguy cơ có thể xẩy ra tai nạn, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp để ngăn chặn sự cố xảy ra về sau. 

Phân loại tai nạn lao động
Phân loại tai nạn lao động

Ngoài ra việc phân loại còn giúp phân tích và đánh giá những nguyên nhân và mức thiệt hại nếu xẩy ra tai nạn để nhận thức rõ hơn cần cải thiện ở đâu trong quá trình sản xuất nhằm đảm bảo sự an toàn cho người lao động.

2. Cách phân loại tai nạn lao động

2.1 Các tiêu chuẩn và quy định về phân loại tai nạn lao động 

Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 39/2016/NĐ-CP, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động trong đó, tai nạn lao động được phân loại theo tính chất, mức độ nghiêm trọng của tai nạn lao động và được chia làm 3 loại:

2.1.1. Tai nạn lao động gây chết người

Đây là mức độ nặng nhất của tai nạn lao động, tai nạn lao động gây chết một hay nhiều người tại nơi làm việc hoặc nơi thực hiện công việc được chỉ định của người sử dụng lao động. 

  • Chết tại nơi xảy ra tai nạn: người lao động tử vong tại nơi làm việc hoặc nơi thực hiện công việc do người sử dụng lao động chỉ định. 
  • Chết trên đường đi đến cơ sở cấp cứu hoặc trong thời gian cấp cứu: Sau khi xảy ra tai nạn, người lao động được đưa đi cấp cứu, nhưng tử vong ngay sau đó do hậu quả trực tiếp từ tai nạn lao động
  • Chết trong thời gian điều trị hoặc do tái phát vết thương sau tai nạn lao động: Thời gian điều trị là thời gian người lao động được điều trị ở cơ sở ý tế hoặc được điều trị tại nhà dưới sự theo dõi y tế của các cơ sở y tế. Người lao động đột nhiên tái phát bệnh do di chứng xảy ra sau tai nạn lao động được kết luận tại biên bản giám định pháp y.
  • Người lao động được tuyên bố đã chết theo kết luận của tòa án trong trường hợp mất tích: Người lao động trong quá trình thực hiện công việc nhưng bị mất tích. Sau khi Tòa án tuyên bố là đã chết, trường hợp này vẫn tính là tai nạn lao động gây chết người.

2.1.2 Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nặng

Là khi người lao động gặp phải sự cố trong khi đang làm việc, và bị thương nặng, đe dọa đến tính mạng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng, đe dọa đến sức khỏe và khả năng làm việc của người đó.

Ví dụ: Chấn thương sọ não, gãy xương, bỏng nặng, mất một trong các bộ phận trên cơ thể như cánh tay, ngón tay, chân, ngón chân hoặc chấn thương cột sống hoặc thậm chí là tử vong. Những chấn thương này gây ảnh hưởng lớn đến khả năng lao động và sức khỏe, đòi hỏi thời gian và chi phí điều trị lớn.

2.1.3 Tai nạn lao động khiến người lao động bị thương nhẹ

Tai nạn lao động nhẹ là khi người lao động gặp sự cố trong quá trình làm việc nhưng chỉ bị thương nhẹ, không đe dọa tính mạng và không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và khả năng làm việc của người đó.

Phân loại tai nạn lao động theo quy định
Phân loại tai nạn lao động theo quy định

Ví dụ: Tai nạn lao động nhẹ như các vết thương nhỏ trầy xước do va chạm, bỏng nhẹ, đau lưng do mang vác nặng hoặc ngồi lâu… Mặc dù các thương tích nhỏ có thể không nguy hiểm đến tính mạng và không ảnh hưởng ngay lập tức đến sức khỏe, tuy nhiên vẫn cần theo dõi, chăm sóc và điều trị để tránh gây biến chứng và đảm bảo sức khỏe và khả năng làm việc sau này.

2.2 Các phương pháp phân loại tai nạn lao động khác

Việc phân loại tai nạn lao động theo quy định của Luật lao động nhằm mục đích căn cứ để xác định trách nhiệm của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân liên quan đến từng tai nạn lao động. Qua đó, doanh nghiệp có phương án đền bù, xử lý thỏa đáng đối với người lao động theo đúng quy định của Nhà nước. Ngoài việc xử lí hợp lí thì cũng cần hợp tình để tránh gây bức xúc từ người lao động và gia đình của họ.  

Đồng thời doanh nghiệp cần đưa ra các biện pháp phòng ngừa để xây dựng chính sách an toàn lao động trong doanh nghiệp từ đó tạo sự an tâm cho người lao động và ổn định sản xuất. 

Doanh nghiệp cũng có thể phân loại tai nạn lao động dựa vào các tiêu chí khác nhau như gợi ý dưới đây:

2.2.1 Phân loại theo nguyên nhân gây tai nạn lao động

  • Tai nạn lao động do thiết bị, máy móc, công cụ: gồm các tai nạn do sự cố kỹ thuật, thiết bị hỏng hóc, khả năng vận hành không đúng cách hoặc sử dụng không đúng quy trình.
  • Tai nạn lao động do tác động vật lý: gồm các tai nạn do va chạm, rơi, đâm, bị nghiền hoặc bị đè nặng.
  • Tai nạn lao động do tác động hóa học: gồm các tai nạn do tiếp xúc, hít phải hoặc nuốt phải các chất độc hại.
  • Tai nạn lao động do tác động sinh học: gồm các tai nạn do tiếp xúc, nhiễm khuẩn, bị cắn hoặc bị chích bởi các loại động vật có hại. 
  • Tai nạn lao động do tác động tâm lý: gồm các tai nạn do stress, áp lực công việc, bệnh tâm lý hoặc tâm thần.

2.2.2 Phân loại theo đối tượng gây tai nạn lao động

  • Tai nạn lao động do chủ quan người lao động gây ra: Đây là tai nạn do hành vi thiếu cẩn trọng, không đủ kiến thức hoặc không tuân thủ quy trình an toàn lao động.
  • Tai nạn lao động do đồng nghiệp vô tình gây ra: Do đồng nghiệp bất cẩn ví dụ: Quên khóa máy, dập cầu dao đóng điện khi người lao động đang trong quá trình kiểm tra…
  • Tai nạn lao động do máy móc đã cũ hoặc quá tải, không được bảo trì, kiểm tra thường xuyên: Ví dụ quạt trần bật liên tục mà không kiểm tra, dẫn đến mối nối giữa quạt và trần bị bong ra. Hoặc quạt bị khô dầu, không quay gây ra ma sát và cháy nổ.
  • Tai nạn do điều kiện môi trường gây ra: Gây ra do môi trường làm việc không đảm bảo an toàn, phương tiện bảo vệ không đầy đủ hoặc không đúng cách, ví dụ như điện áp, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, ô nhiễm không khí, thiếu quần áo bảo hộ…

2.2.3 Phân loại theo ngành nghề, công việc, đặc thù của doanh nghiệp mình

Dựa vào đặc thù của ngành nghề từng doanh nghiệp, người sử dụng lao động sẽ phân loại tai nạn lao động tương ứng nhằm mục đích nhấn mạnh mức độ nguy hiểm để phòng ngừa:

Các phương pháp phân loại tai nạn
Các phương pháp phân loại tai nạn
  • Ngành xây dựng: Tai nạn lao động do độ cao, do va chạm thiết bị nặng, do cháy nổ
  • Ngành công nghiệp: Tai nạn lao động do va chạm với máy móc thiết bị, do cơ học như máy móc chạy với tốc độ cao, cháy nổ, khói bụi, ô nhiễm tiếng ồn…
  • Ngành nông nghiệp: hóa chất sinh học, bị đâm cắt do thiết bị nông nghiệp
  • Ngành dịch vụ: Tai nạn với thiết bị điện tử, va chạm do phương tiện…

3. Hướng dẫn cách xử lý tai nạn lao động

Để xử lý tai nạn lao động một cách hiệu quả, độc giả cần lưu ý phải thực hiện qua 6 bước cơ bản sau:

Hướng dẫn cách xử lý tai nạn lao động
Hướng dẫn cách xử lý tai nạn lao động

Bước 1: Kịp thời sơ cứu cho người bị tai nạn

Ngay lập tức kiểm tra, nếu có thể di chuyển được người bị tai nạn, cần đưa đến nơi an toàn để thực hiện bước tiếp theo. Nếu không di chuyển được, tiến hành sơ cứu và gọi đội cứu hộ hoặc cấp cứu để có sự trợ giúp.

Bước 2: Bảo vệ hiện trường

Cần đảm bảo rằng không ai khác tiếp cận được khu vực tai nạn cho đến khi các nhân viên cứu hộ đến. Sử dụng các biện pháp an toàn, chẳng hạn như đặt các tấm biển cảnh báo hoặc dùng áo phản quang để giúp các tài xế và người đi bộ nhận biết và tránh xa khu vực tai nạn. 

Bước 3: Thông báo cho nhà quản lý và khai báo tai nạn lao động

Ngay sau khi xảy ra tai nạn, cần thông báo cho cán bộ cấp cao để họ có thể xử lý vấn đề và có biện pháp ngăn chặn sự cố xảy ra trong tương lai. 

Đồng thời thực hiện khai báo tai nạn lao động tùy theo mức độ nghiêm trọng tới tới Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi xảy ra tai nạn lao động, trường hợp gây chết người, cần báo ngay cho cả cơ quan Công an cấp huyện.

Bước 4: Đưa ra sự trợ giúp y tế từ người có chuyên môn

Sau khi đánh giá tình hình của người bị tai nạn, người sử dụng lao động cần có trách nhiệm thực hiện tham vấn y tế từ cơ sở uy tín để giảm thiểu thương tật, nếu cần thiết cần đưa nạn nhân đi cấp cứu tại bệnh viện.

Bước 5: Tiến hành điều tra

Sau khi xử lý tình hình ban đầu, cần phải tiến hành điều tra để xác định nguyên nhân gây ra tai nạn và các nguyên nhân tiềm ẩn khác. Việc điều tra này sẽ giúp hiểu rõ hơn về những rủi ro tiềm ẩn trong công việc và đưa ra các biện pháp phòng ngừa. Việc điều tra này cần lưu lại bằng văn bản.

Bước 6: Đánh giá và cải thiện, hoàn thiện hồ sơ lưu trữ

Sau khi điều tra xong, cần đánh giá lại các quy trình làm việc và xác định các điểm yếu để cải thiện, nhằm ngăn ngừa tai nạn lao động xảy ra trong tương lai. Người sử dụng lao động cũng có nghĩa vụ hoàn thiện hồ sơ lưu trữ theo khoản 8 Điều 18 Nghị định 39/2016/NĐ-CP.

Ngoài những bước cơ bản kể trên, người sử dụng lao động cũng cần có trách nhiệm thông tin về tai nạn lao động đến người lao động, chi trả các chi phí thăm khám và trợ cấp, bồi thường sức khỏe, sắp xếp các công việc phù hợp với người bị tai nạn sau khi phục hồi. Người sử dụng lao động cũng cần thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả sau tai nạn lao động.

>>> Đọc thêm: Đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp

4. Quản lý an toàn vệ sinh lao động nhờ MISA AMIS Thông tin nhân sự

Để hoạt động quản lý an toàn vệ sinh lao động diễn ra hiệu quả, nhà quản lý doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bao gồm:

  • Đảm bảo an toàn thiết bị, thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ.
  • Đào tạo nhân viên về kỹ năng an toàn lao động.
  • Tăng cường giám sát, phân loại và báo cáo các tai nạn lao động.
  • Chuẩn bị sẵn các giải pháp phòng ngừa tương ứng cho các tình huống bất ngờ.

Đây đều là những hoạt động tốn nhiều thời gian quản lý và dễ sai sót nếu doanh nghiệp chỉ sử dụng duy nhất phần mềm hỗ trợ – Excel. Để xử lý các thông tin nhân sự dễ dàng hơn, phần mềm AMIS Thông tin nhân sự thuộc bộ giải pháp MISA AMIS HRM là sản phẩm mà doanh nghiệp không thể bỏ qua.

Dễ dàng truy xuất thông tin nhân sự
Dễ dàng truy xuất thông tin nhân sự

Phần mềm cho phép Phòng nhân sự tra soát các trường thông tin theo dữ liệu thời gian thực, hỗ trợ chuẩn xác – nhanh chóng – chuyên nghiệp cho quá trình xử lý an toàn lao động: thông tin trang phục, đồ bảo hộ, sự cố,….

Phòng nhân sư dễ dàng kiểm soát an toàn lao động thông qua hợp đồng, thủ tục cấp phát thiết bị
Phòng nhân sư dễ dàng kiểm soát an toàn lao động thông qua hợp đồng, thủ tục cấp phát thiết bị

Không những vậy, AMIS Thông tin nhân sự giúp nâng cao sự hài lòng của nhân viên trong công ty bởi cấp trên có những quyết định kịp thời, đúng lúc. Ngoài ra, những thao tác thủ công được loại bỏ, quy trình làm việc rút ngắn, tiết kiệm thời gian, công sức cho cả HR và nhân viên trong công ty.

Dùng ngay miễn phí

5. Kết luận

Việc phân loại và xử lý tai nạn lao động là rất quan trọng để đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe của người lao động. Tuy nhiên, việc phòng ngừa tai nạn lao động còn quan trọng hơn nhiều, vì nó giúp tránh được những thiệt hại không đáng có cho người lao động và doanh nghiệp.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]