Thành lập từ năm 1999, đến nay tập đoàn Alibaba vẫn dẫn đầu trong mảng thương mại điện tử. Điều này phần lớn nhờ vào chiến lược Marketing của Alibaba vô cùng độc đáo và khôn khéo. Cùng MISA AMIS tìm hiểu chi tiết chiến lược này qua bài viết dưới đây.
I. Giới thiệu tổng quan về Alibaba
Alibaba được thành lập vào năm 1999 bởi tỷ phú Jack Ma. Đầu tiên, Jack Ma thành lập công ty Internet đầu tiên của mình và lấy tên gọi là China Pages, một danh bạ trực tuyến. Vào năm 1999, Jack Ma đã cùng 17 người bạn ngồi lại với nhau để nói về một dự án kinh doanh mới: một trang Web kết nối các nhà xuất khẩu với người mua nước ngoài. Đây là ý tưởng ban đầu của Alibaba, sau đó ý tưởng này nhanh chóng phát triển trở và thành công ty thương mại điện tử thống trị ở Trung Quốc.
Không chỉ với mô hình thương mại điện tử, Alibaba với dòng tiền tự do lên đến 3,7 tỷ đô la Mỹ còn tạo được nhiều ảnh hưởng trong các lĩnh vực kinh doanh khác trên toàn thế giới. Alibaba cũng vận hành dịch vụ thanh toán điện tử, quỹ đầu tư, kinh doanh dịch vụ đám mây và các dịch vụ điện thoại di động thông minh khác nhau. Bên cạnh đó, tập đoàn Alibaba mua lại các doanh nghiệp giải trí, thể thao, truyền thông và một đội bóng đá. Cho đến nay, sức ảnh hưởng của thương hiệu Alibaba đã lan rộng ra toàn thế giới và đặc biệt là các nước lân cận như Việt Nam.
Với sự phát triển và hoàn thiện của mình, Alibaba đang nhanh chóng chiếm được lòng tin của người tiêu dùng trên thế giới, trong đó có thị trường Việt Nam chỉ riêng với nền tảng thương mại điện tử. Đáng chú ý, gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba của Trung Quốc đã có thương vụ mua lại lớn nhất trong lịch sử, khi chi 1 tỷ USD để sở hữu cổ phiếu (67%) của công ty Lazada.
II. Phân tích mô hình SWOT của Alibaba
1. Điểm mạnh của Alibaba (Strengths)
- Về phạm vi hoạt động: Một trong những điểm mạnh đầu tiên của Alibaba là phạm vi hoạt động rộng lớn và thị trường phủ khắp thế giới. Trung Quốc là nước có dân số đông nhất thế giới và là một trong những nền kinh tế hàng đầu. Có một vị trí vững chắc trên thị trường này cũng như trở thành người dẫn đầu thị trường là một lợi thế vô cùng lớn đối với Alibaba.
- Về thị phần: Năm 2015, Alibaba sở hữu 58% thị phần (Market share) tại Trung Quốc và đối thủ cạnh tranh gần nhất là 22%.
- Lãnh đạo có tầm nhìn xa: Một sức mạnh khác, mặc dù nằm ở tiềm lực nội tại nhưng sự hiện diện của một người có tầm nhìn xa như Jack Ma ở vị trí lãnh đạo công ty sẽ mang đến những kết quả như những gì Alibaba đang đạt được. Có thể chúng ta đều đã nghe về những ý tưởng nhìn xa trông rộng của Steve Jobs và nhiều người đã ghi công ông ấy vì sự thành công của Apple. Đối với Jack Ma và tầm nhìn của công ty không làm đội ngũ nhân viên của họ phải thất vọng.
- Mối quan hệ tốt với các đối tác: Alibaba cũng cung cấp một môi trường rất thuận lợi cho tất cả đối tác trong quá trình hợp tác. Đại lý, người tiêu dùng, đại diện bên thứ ba, … mọi người đều có quyền truy cập vào các chương trình tài chính, những nền tảng có thể mở rộng, lưu trữ đám mây và có thể truy cập thời gian thực vào tất cả thông tin, điều này làm cho sàn thương mại điện tử này trở nên rất hấp dẫn đối với nhiều đối tác, khiến họ ngày càng tin tưởng và tham gia kinh doanh nhiều hơn vào sàn giao dịch của Alibaba.
2. Điểm yếu của Alibaba (Weaknesses)
- Có quá nhiều người bán: Alibaba không giới hạn số lượng người bán đã đăng ký kinh doanh với công ty. Điều này đã dẫn đến số lượng người bán “khủng” đang cạnh tranh trên thị trường trực tuyến. Trong khi điều này tốt cho người mua, nhưng nó hoàn toàn không tốt đối với người bán. Nếu không chứng minh được thành công vì sự cạnh tranh quá lớn, người bán sẽ chấm dứt hợp đồng.
- Chiết khấu rất cao: Alibaba không cho phép người bán đưa giá lên quá cao, điều này dẫn đến tình trạng người bán hiện đang bị chèn ép và không có nhiều cơ hội sinh lãi.
3. Cơ hội của Alibaba (Opportunities)
- Alibaba có nhiều cơ hội tại thị trường Trung Quốc với mật độ dân số đông nhất thế giới.
- Rất ít cổng thương mại điện tử được tin cậy như Alibaba. Tất nhiên, khi Alibaba mở rộng sang một quốc gia mới, nó đi kèm với niềm tin của người dân địa phương vào thương hiệu. Và cùng với đó, nó mang đến sự cạnh tranh gay gắt cho những người chơi thương mại điện tử ở địa phương đó.
4. Thách thức của Alibaba (Threats)
- Nếu Alibaba cố gắng mở rộng sang các quốc gia khác, đặc biệt là Ấn Độ, mối đe dọa lớn nhất sẽ là sự hiện diện và thống trị của Flipkart và Amazon. Thời gian để Alibaba thiết lập đầy đủ chức năng của mình sẽ còn lâu và hai “ông lớn” trong ngành thương mại điện tử của Ấn Độ sẽ bắt đầu áp dụng các chiến lược mới để gia tăng vị thế cạnh tranh.
- Các công ty khác như Tencent và JD.com là đối thủ cạnh tranh địa phương của Alibaba ở Trung Quốc, trong khi Amazon và eBay là mối đe dọa toàn cầu.
- Alibaba chỉ đang thống trị ở Trung Quốc. Sự ổn định của nền kinh tế Trung Quốc cũng sẽ đóng một vai trò quyết định sự thành công trong kinh doanh. Nhưng vì hầu hết hoạt động kinh doanh của Alibaba đều đến từ Trung Quốc, thị trường toàn cầu sẽ chỉ phát huy tác dụng trong những trường hợp cực đoan.
- Nhu cầu đăng ký cổng thương mại điện tử của các doanh nghiệp ngày càng tăng khiến cho khoản lợi nhuận trên các sàn sẽ bị chia đều và có nguy cơ giảm, Alibaba cũng lo ngại về sự sụt giảm lợi nhuận của hầu hết các công ty thương mại điện tử khi đăng ký kinh doanh trên nền tảng của mình.
Bộ công cụ tối ưu hoạt động Marketing doanh nghiệp – MISA AMIS aiMarketing
MISA AMIS aiMarketing cung cấp tất cả các modules cần thiết trên một nền tảng giúp các Marketers triển khai các chiến dịch Marketing hiện đại thành công theo các tệp khách hàng riêng biệt, thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng, gia tăng chuyển đổi, bứt phá doanh thu.
- Customer Profile – Thấu hiểu hành vi, nhu cầu khách hàng nhờ sự lưu trữ tập trung toàn bộ data khách hàng ở từng điểm chạm.
- Email Marketing – Thiết kế & gửi email số lượng lớn chuyên nghiệp, dễ dàng, nhanh chóng để tiếp cận nhiều tệp khách hàng tiềm năng.
- Landing page – Tạo trang đích chuyên nghiệp, đẹp mắt, thao tác dễ dàng dù không có kiến thức về lập trình chỉ với vài phút.
- Workflow – Tự động hóa quy trình chăm sóc khách hàng theo luồng thiết lập sẵn để không bỏ lỡ bất kỳ khách hàng tiềm năng nào.
- Liên thông dữ liệu giữa Sales & Marketing giúp doanh nghiệp hạn chế sai sót nhập liệu thủ công, chăm sóc tốt khách hàng tiềm năng, tối ưu chất lượng cơ hội.
- Tổng hợp 30+ loại báo cáo đa chiều về hiệu quả Marketing đầy đủ, tự động và chính xác giúp theo dõi hiệu quả và tối ưu các chiến dịch tiếp thị kịp thời.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN 1-1 & DÙNG THỬ MIỄN PHÍ MISA AMIS AIMARKETING:
III. Phân tích chiến lược Marketing của Alibaba chi tiết
1. Biến khách hàng thành những Marketers chuyên nghiệp
“Gã khổng lồ thương mại điện tử” đã tạo ra một nhóm người chi hàng chục nghìn đô la hàng năm và đưa ra nhiều ưu đãi để khuyến khích họ mua hàng trên nền tảng sàn thương mại điện tử của mình.
Ra mắt cách đây 2 năm, nhiệm vụ của Alibaba Passport (APASS) là giúp Alibaba thuyết phục người mua sắm đến Tmall và trang Taobao để mang 2 trang thương mại điện tử này đến với nhiều khách hàng hơn. Trong tình hình duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh như hiện nay, chiến lược Marketing của Alibaba đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch chung của tập đoàn. Ngoài ra, công ty cũng cố gắng để không bị JD.com vượt mặt (đây là nhà bán lẻ trực tuyến lớn thứ hai ở Trung Quốc, đang áp dụng nhiều cách để thu hút lượng lớn người dân mua sắm).
Để trở thành thành viên APASS, khách hàng phải chi tối thiểu 15.000 USD/ năm cho hoạt động mua sắm trên các Website thương mại điện tử của “gã khổng lồ” này. Ngoài ra, khi mua hàng trên Website Alibaba, khách hàng sẽ được tính điểm dựa trên tần suất và mức độ tương tác giữa họ với những khách hàng khác. Khi tích điểm càng cao, khách hàng càng có cơ hội được mời vào APASS.
Chính vì vậy, chiến lược Marketing của Alibaba là khuyến khích họ tham gia vào các cộng đồng “nghiện” mua sắm trực tuyến để trao đổi, để viết về Alibaba trên các cộng đồng này. Sự tương tác giữa các khách hàng đã từng mua sắm sản phẩm, những thông tin chia sẻ về cuộc sống hàng ngày, hay đơn giản là những mẹo mua sắm sẽ giúp sàn thương mại điện tử này thu hút hơn bao giờ hết.
2. Alibaba luôn thấu hiểu khách hàng
Đầu tiên, Alibaba.com đi theo mô hình B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp) là hình thức kinh doanh trực tuyến dành cho các doanh nghiệp nhỏ. Vào thời điểm mới ra mắt, Alibaba không tập trung vào lĩnh vực bán lẻ, thay vào đó tập trung vào việc kết nối các nhà xuất khẩu với các nhà nhập khẩu. Các công ty mua, xây dựng mối quan hệ với các nhà sản xuất mà không cần gặp gỡ, và Alibaba đóng vai trò như một “nhà môi giới’ đáng tin cậy. Tóm lại, Alibaba giúp các doanh nghiệp nhỏ trên khắp thế giới nhập hàng Trung Quốc mà không cần phải đến địa phương, chỉ cần giao dịch trên môi trường trực tuyến.
Jack Ma thể hiện sự khôn ngoan khi chuyển từ mô hình B2B sang mô hình B2C. Điều này hoàn toàn phù hợp với thị trường Trung Quốc – Đất nước được mệnh danh là công xưởng xuất khẩu hàng hóa đi khắp thế giới.
Năm 1999, sau sự thành công của Alibaba.com, Alibaba đã thành lập 1688.com, một nền tảng B2B cho thị trường nội địa Trung Quốc. Đây là nơi trao đổi hàng hóa của các công ty trong nước, phục vụ cho nhu cầu của hơn 1 tỷ dân.
Thông qua Alibaba.com và 1688.com, Alibaba kết nối các công ty trên khắp thế giới với chuỗi cung ứng của Trung Quốc. Năm 2002, Tập đoàn Alibaba ra mắt Alipay, đây là một nền tảng thanh toán trực tuyến hoàn toàn miễn phí giao dịch. Ứng dụng này đảm bảo rằng người dùng thực hiện thanh toán trong quá trình mua hàng mà không lo lừa đảo. Đây là phương pháp giải quyết triệt để vấn đề nhức nhối trong việc thanh toán trong thời điểm thương mại điện tử đang lên như diều gặp gió tại Trung Quốc. Alipay đã mang lại lợi thế mạnh mẽ như một phương thức thanh toán nhanh chóng và đáng tin cậy cho Alibaba trên thị trường, đặc biệt giúp tập đoàn này giữ chân khách hàng khi tham gia vào sàn thương mại điện tử này.
>> Đọc thêm: Làm thế nào để doanh nghiệp thực sự thấu hiểu khách hàng?
IV. Tối ưu hiệu quả các chiến dịch Marketing nhờ bộ công cụ MISA AMIS AIMARKETING
- Nhà quản lý khó theo dõi hiệu quả các hoạt động Marketing, khó đo đếm kết quả của từng kênh, hiệu suất nhân viên
- Nhân viên thì không có công cụ hỗ trợ triển khai các chiến dịch: vật lộn dựng Landing page, không thể bắn chiến dịch Email Marketing với data lớn, ngày ngày làm báo cáo thủ công…
Bộ giải pháp MISA AMIS aiMarketing được phát triển nhằm giúp các doanh nghiệp có đầy đủ bộ công cụ để làm Marketing hiệu quả. Các tính năng của MISA AMIS aiMarketing được phát triển theo đúng nhu cầu của các Marketers giúp nhân viên có công cụ triển khai các chiến dịch Marketing, nhà quản lý có công cụ theo dõi & đánh giá hiệu quả các hoạt động Marketing dễ dàng & chính xác.
- Nhà quản lý dễ dàng theo dõi hiệu quả hoạt động của Marketing, thể hiện qua hệ thống báo cáo đa chiều như tình hình doanh số, doanh số đem về theo sản phẩm, kênh nguồn, số lương & chất lượng các cơ hội kinh doanh/ khách hàng tiềm năng…
Đăng ký dùng thử để nhận tài khoản trải nghiệm miễn phí trọn bộ công cụ của MISA AMIS aiMarketing TẠI ĐÂY:
- Cung cấp công cụ giúp Nhân viên Marketing thực hiện các nghiệp vụ Marketing như: thu thập quản lý & lưu trữ thông tin khách hàng, xây dựng Landing page, bắn Email Marketing hàng loạt bằng phần mềm Email Marketing, nuôi dưỡng khách hàng bằng Workflow, làm báo cáo tự động, Tự động chuyển khách hàng tiềm năng và Đồng bộ dữ liệu về khách hàng tiềm năng với bộ phận Sales.
V. Tổng kết chiến lược marketing của Alibaba
Không phải ngẫu nhiên mà vị tỷ phú Jack Ma có được sự thành công với Alibaba như ngày hôm nay. Đó chính là tư duy thông minh, suy nghĩ “khác người” và dám nghĩ dám làm, biến chiến dịch Marketing phù hợp với mọi thị trường, mọi thời điểm. Hy vọng rằng, những thông tin về chiến lược Marketing của Alibaba hữu ích cho bạn. Đừng quên theo dõi MISA AMIS để cập nhật những tin tức về Marketing mới nhất nhé!